Mật Mã Tây Tạng

Chương 56

Một tháng sau, số lần đội trưởng Hồ Dương đến thăm thưa dần. Lữ Cánh nam và lạt ma Á la dường như hồi phục rất nhanh, giờ đã hoàn toàn bình thường như chưa từng xảy ra chuyện gì. Trác Mộc Cường Ba và Đường mẫn mất máu quá nhiều, trong thời gian ngắn không thể bồi bổ cho lại được, mặc dù đã có thể xuống giường đi lại, nhưng bác sĩ cảnh cáo họ không được vận động mạnh; xương gãy ở tay chân bốn người Trương Lập, Nhạc Dương, Ba Tang và giáo sư Phương Tân cũng cần thêm thời gian để hồi phục, đặc biệt là giáo sư Phương Tân, tuổi tác đã cao, tốc độ hồi phục cũng chậm hơn một chút.

Vì cả đám thương bênh binh này khó có thể hồi phục nhanh chóng, không hiểu Lữ Cánh Nam đã sử dụng đến thế lực nào mà giành được cả gian phòng bệnh bên cạnh phòng của họ làm văn phòng làm việc. Ở đó, cô giữ liên lạc với các nhóm chuyên gia ở khắp nơi, gửi những tư liệu cho họ sàng lọc, phân loại, phối kết hợp, để cuối cùng lại tập hợp về tay. Nghe Nhạc Dương nói, anh chàng này nhìn thấy rất nhiều cặp tài lieụe được ôm vào phòng làm việc lâm thời của Lữ Cánh nam.

Hôm sau, Trác Mộc Cường Ba vừa mới xuống giường được đã vội vã đi thẳng vào văn phòng của Lữ Cánh Nam hỏi dò: "Nghe Trương Lập nói, hành động lần này của chúng ta coi như đã thành công, chúng tôi đã vượt qua bài khảo hạch cuối cùng rồi, có phải vậy không?"

Lữ Cánh Nam gật đầu: "Đúng thế, tôi có nói như vậy."

Trác Mộc Cường Ba liền nói ngay: "vậy chuyện mà cô đã hứa với tôi …"

Lữ Cánh Nam nói: "Vết thương của anh mới đỡ…"

Trác Mộc Cường Ba ngắt lời: "Tôi rất nôn nóng."

Lữ Cánh Nam liền nhỏen miệng cười nói với Trác Mộc Cường Ba: "Chuyện mà tôi dã hứa, tự nhiên là sẽ thực hiện." Nói xong, cô liền đứng dậy mở chiếc tủ sau lưng, bên trong sắp xếp gọn gàng những tài liệu của chuyên gia mà Trác Mộc Cường Ba khao khát đã lâu.

Trác Mộc Cường Ba sải chân lên trước, đang chuẩn bị giằng lấy đồng tư liệu, chợt bị Lữ Cánh Nam bước trước một bước chặn ngay trước mặt. Lữ Cánh Nam cảnh cáo gã: "Nhớ cho kỹ, có không biết bao nhiêu tổ chức nước ngoài đang thèm muốn nhỏ dãi những tư liệu này đấy, nội dung chỉ có thể cho các thành viên trong nhóm cùng xem, hơn nữa đây là bệnh viện nhiều người qua lại, các anh muốn xem tư liệu thì phải đến văn phòng này của tôi mà xem. Tư liệu ở đây đều được sắp xếp đánh mã theo mẫu tự, mỗi lần chỉ được lấy một tập…"

Trác Mộc Cường Ba thoáng ngẩn người, Lữ Cánh Nam lại nói tiếp: "Có vấn đề gì không?"

Gã lập tức đáp: "Không có vấn đề."

Lữ Cánh Nam gật đầu nói: "Tốt lắm, ngòai ra còn một số tư liệu ở dạng văn bản điện tử, tôi sẽ chép bản gốc vào máy tính của giáo sư Phương Tân, nhưng chiếc máy tính đó cũng không thể mang ra khỏi căn phòng này, thế nào?"

Trác Mộc Cường Ba luôn miệng nói: "Được, được."

Lữ Cánh Nam vừa tránh ra, gã liền vội vội vàng vàng lấy ngay một tập tư liệu ra tham lam đọc ngấu đọc nghiến.

Số tư liệu do các chuyên gia tổng hợp này có thể nói là hết sức quan trọng đối với bọn Trác Mộc Cường Ba,mặc dù không được xem trực tiếp bản gốc, mà chỉ là bản sao lại, nhưng so với những gì bọn họ có trước đó thì đã tốt hơn nhiều, nhiều hơn nhiều rồi. Từ đó trở đi, Trác Mộc Cường Ba, giáo sư Phương Tân và mấy người khác cứ ở lì suốt ngày trong văn phòng của lữ Cánh Nam đọc như lúc đói khát, thường thường phải đến sáng sớm mới tắt đèn hoặc cứ thế đọc thâu đêm suốt sáng, khiến cá vác sĩ phải ra lời cảnh cáo nghiêm trọng, nói ra những lời kiểu như "nếu mấy người còn tiếp tục như vậy, đảm bảo không quá bao nhiêu ngày nữa thì cũng đừng hòng mà rời khỏi cái bệnh biện này…" hoặc là "cứ tiếp tục như vậy, thương thế của mấy người cả đời cũng không khỏi được…" mới khiến họ bớt đi phần nào.

Có câu "chuyện tốt đi đôi", chưa đầy một tuần sau, Lữ Cánh Nam lại mang một cái đĩa thần bí đến đặt bên cạnh máy tính của giáo sư Phương Tân, nói với ông: "Đây là tài liệu điện tử của Cổ cách kim thư, kể từ hôm nay, mọi người sẽ được nắm bắt hoàn toàn các tư liệu về Bạc Ba La!"

"Hay quá!" phòng làm việc vang dội tiếng hoan hô.

Lữ Cánh Nam bắt đầu thấy hối hận về quyết định của mình. Bây giờ cô khong còn tìm được chỗ ngồi trong chiín phòng làm việc của mình nữa, không biết làm saol đành phải rời khỏi văn phòng sang bên phía phòng bệnh chờ đợi. Có một người không quá sốt sắng với đám tư liệu ấy, đó chính là lạt ma Á La, ông thường chỉ ngồi trong phòng bệnh tĩnh tọa suy tư. Bước chân nhẹ nhàng của Lữ Cánh Nam không qua nổi đôi tai lạt ma Á La. Đại sư nhắm hờ mắt nói: "Không ngờ lại bị đẩy ra khỏi chính phòng làm việc của mình, chuyện này lúc đầu con cũng không nghĩ đến phải không?"

Lữ Cánh Nam cẩn thận liếc sang phía phòng làm việc rồi mới hạ giọng nói: "Vâng, thưa Á La đại nhân."

Lạt ma Á La nói: "Ta cứ cảm thấy con giao tư liệu cho họ lúc này e là quá sớm, phải không? Đây là bệnh viên, ta vốn tưởng rằng con sẽ đợi đến khi nào trở về căn cứ mới lấy số tư liệu đó ra nữa cơ đấy."

Lữ Cánh Nam nói: "Chính vì đang ở trong bệnh viện thế nên con mới mang số tư liệu ấy ra."

"Ồ!" Lạt ma á La mở bừng hai mắt, mỉm cười tán thưởng.

Lữ Cánh Nam lại nói tiếp: "Những tư liệu sao chép đó đều được sang lọc kỹ lưỡng, bệnh viện là nơi rất thích hợp để truyền tin tức, nếu Á La đại nhân có nghi ngờ ai trong số họ, thì đây là một cơ hội rất tốt. Điều con lo lắng nhất là, nếu như không có ai truyền tin tức ra ngoài, khi ấy mới đáng sợ."

Lạt ma Á La biến đổi nét mặt nói: "Ý của con là, nếu giả định đích xác là có nội gián, ở trong hoàn cảnh này mà hắn cũng có thể nhẫn nhịn trước cám dỗ, không truyền bất cứ tin tức nào ra ngoài, vậy thì sự bình tĩnh và năng lực ứng biến của kẻ ấy, chắc chắn vượt quá dự đoán của chúng ta?"

Lữ Cánh Nam nghiêm nghị gật gật đầu.

Lạt ma Á La nói: "Con lo lắng…sự an toàn của cậu ấy?"

Lữ Cánh Nam vội nói: "Không."

Lạt ma á La mỉm cười, lại nhắm nghiền mắt lại, giây lát sau mới nói: "Sức khỏe ta đã hoàn toàn hồi phục, có lẽ ngày mai phải trở về báo cáo tường tận tất cả cuộc hành triìn của chúng ta rồi. Không, chiều nay ta đi luôn thì tốt hơn."

Lữ Cánh Nam hiểu ý, nói: "Như vậy, đại nhân sẽ có thể ở trong bóng tối…"

Lạt ma Á La giơ một tay lên, ra hiệu cho Lữ Cánh Nam khong cần nói nhiều. Trong lòng ông cũng dấy lên cảm giác lo lắng, bao nhiêu đầu mối đều cho thấy Merkin biết tin họ đi chây Mỹ là do lọt từ chỗ họ mà ra, hơn nữa người này tuyệt đối không thể là tên Ngưu Nhị Oa chạy thoát tối hôm đó được. Không một ai có thể lại gần ông trong phạm vi hai mươi mét mà không bị ông phát giác, điểm này thì đại sư có thể tự tin mà khẳng định, trừ phi kẻ ấy sớm đã nấp ở đó từ trước, hoặc giả, đã sử dụng đến một số trang thiết bị hiện đại. Mà cả hai việc này, đều phải là người phe mình mới thực hiện được. Vấn đề hiện nay là kẻ tiềm ơhục bên cạnh ông rốt cuộc là ai? Mặc dù Lữ Cánh Nam cho rằng Nhạc Dương không thể nào bán đứng quốc gia, nhưng lạt ma Á La thì không nghĩ như vậy, một vị trưởng lão đã từng nói, mỗi một người đều có khả năng bị mua chuộc, chỉ cần tìm được phương pháp mua chuộc hắn mà thôi. Hơn thế nữa, nếu kẻ ấy có năng lực tương đương với Nhạc Dương, hoặc giả còn cao minh hơn Nhạc Dương nữa…Không, đáng sợ quá, lạt ma á La vôi ngăn mình không nghĩ tiếp nữa. Nguồn: http://truyenggg.com

Ở trong phòng làm việc, mấy người bọn Trác Mộc Cường Ba quả thực hết sức phấn khích. Trongmáy tính toàn là ảnh chụp kỹ thuật số của Cổ cách kim thư, đây có thể nói là tư liệu hàng đầu rồi. Kim thư được viết trên cuộn giấy dài chừng một thước trông như tấm hoành phi nhỏ, các chữ vàng mặc dù đã cách cả nghìn năm vẫn ánh lên rực rỡ. Trên ảnh có một tầng phản quang mỏng, rõ ràng là đã được chụp cách một lớp kính đặc biệt. Chữ trên Cổ Cách kim thư chi chít, có chữ giống con giun đang bò ngoằn ngoèo,có chữ lại giống tiếng Phạn, đặc biệt là chụp qua mấy ảnh càng giống chữ tượng hình động vật, thoạt nhìn đã khiến người ta mắt hoa đầu váng. Riêng điểm này thì khiến họ cảm thấy hết sức kỳ quái. Vì theo những tư liệu họ tra cứu được, văn tự Cổ cách lẽ ra phải là tiếng Tạng được quy phạm hóa mới đúng, cho dù là kiểu chữ thảo thì cũng không thể giống thế này được.

Giờ đây, bọn họ cuối cùng cũng hiểu ra, tại sao Lữ Cánh nam nhiều lẫn nhắc đến Cổ Cách kim thư, mà lần nào cũng dùng đến chữ "giải dịch" này rồi. bên cạnh có chú thích bằng tiếng Tạng, nhưng chỉ là ghi lại những chữ Cổ Cách đại biểu cho mẫu tự trong tiếng Tạng chứ không dịch hết, những chỗ được dịch ra thành đoạn chỉ có vài đoạn rất ngắn, hầu hết những nội dung đều nằm trong phần Lữ Cánh Nam đã nói với họ rồi.

Giáo sư Phương Tân tìm trong máy tính rồi nói: "Những văn tự này nhìn có vẻ giống với Thiềm thể do người tạo ra Tạng văn, Thôn Di Tang Bố Trát sáng tạo, nhưng lại hỗn tạp với kiểu Hùng Sư thời kỳ giữa thế kỷ 9. Xem vẫn chưa có bản dịch hoàn chỉnh, chúng ta chỉ có thể tự mình dịch lấy vậy thôi."

Nhạc Dương phàn nàn: "Chắc phải già chết mới xong mất."

Giáo sư Phương Tân sa sầm mặt nói: "Cậu già bằng tôi không?"

Nhạc Dương vội lè lưỡi quay đi.

Trương Lập cũng nói: "Giáo quan cũng thật là, sao không đưa chúng ta bản dịch luôn đi nhỉ?"

Giáo sư Phương Tân lắc đầu nói: "Phiên dịch không phải chuyện dễ, hơn nữa những tư liệu nguyên thủy này tốt nhất là tự mình dịch lấy, vì những người khá nhau thì sẽ đưa ra bản dịch khác nhau. Đây cũng là nguyên nhân tại sao những tư liệu này lưu lạc ở nước ngoài bao lâu như thế mà không người nào tìm được Bạc ba La thần miếu cả. Hơn nữa, có một số thứ nếu không quen thuộc với hoàn cảnh và bầu không khí của Tạng văn nguyên thủy thì căn bản không thể dịch ra được, chẳng hạn như chữ "đạo"trong tiếng Trung Quốc, chính là chữ "đạo" mà Lão Tử nói ấy, cậu dịch sang tiếng Anh thế nào hả?"

Nhạc Dương há miệng, có điều thấy Đường mẫn cũng nhíu mày suy nghĩ, anh chàng bèn thôi không phản bác nữa, nghĩ ngợi một lúc rồi gật đầu thừa nhận: "Giáo sư nói cũng phải."

Giáo sư Phương Tân lại nói tiếo: "Quan trọng nhất là lý giải của bản thân đối với Tạng văn. Thế này nhé, tôi sẽ phân phát các tấm ảnh chụp kim thư ở đây cho mọi người, mỗi người dịch một phần, sau đó lại trao đổi bản dịch cuối cùng một người tập trung thảo luận dưa ra bản dịch cuối cùng vậy thì kết quả sẽ tương đối chuẩn xác. Ngoài ra, phần nào không thể dịch cũng có thể đưa ra đểmọi người cùng thảo luận." Vừa nói dứt lời, liền nhìn thấy Lữ Cánh Nam đang đứng ngoài cửa, mỉm cười cảm nhận không khí học thuật tích cực sôi nổi của mọi người.

Trương Lập, Nhạc Dương thi nhau phàn nàn trách móc Lữ Cánh Nam. Chỉ nghe cô nói: "Không phải tôi không đưa mọi người bản dịch, mà là căn bản không có bản dịch nào hết. Theo các chuyên gia khảo chứng, thời gian bộ kim thư này được hoàn thành áng chừng vào khoảng thế kỷ 17. Người soạn sách cố ý sử dụng kiểu chữ này, chứng tỏ rằng khi ấy thời điểm Cổ Cách diệt vong đã không còn xa nữa, và bọn họ đã chuẩn bị sẵn sàng để ẩn náu, vì đây là một kiểu chữ ẩn. Chỉ riêng chuyện dịch được kiểu chữ ra thoi đã tốn của các chuyên gia thời gia gần một năm. Cho đến lúc này, những nội dung đã phiên dịch được toàn bộ đều ử cả đó rồi đấy, các phần khác mọi người phải tự mình dịch lấy. Đương nhiên, bên phía các chuyên gia cũng đang không ngừng công việc họ đang làm, bất cứ lúc nào mọi ngời cũng có thể nhận được sự trợ giúp từ phía họ, hoặc là…giúp đỡ ngược lại họ."

Nhạc Dương lấy làm kỳ quái hỏi: "Đã tìm được mẫu tự đối ứng trong tiếng Tạng của cái kiểu chữ gì gì này rồi, chẳng lẽ lúc dịch ra cẫn còn khó thế ư?"

Lữ Cánh nam mỉm cười nói: "mọi người thử dịch thì biết ngay thôi mà." Kế đóa cô vỗ vỗ tay tuyên bố: "Các vị, lạt ma Á La có một số chuyện bên phía tôn giáo, phải xa chúng ta mấy ngày, giờ đến nói chuyện với mọi người một chút."

Lạt ma Á La xuất hiện ngoài cửa. Mọi người nói chuyện mộc lúc. Trác Mộc Cường Ba nhớ đến những bức bích họa trông thấy trong Đảo Huyền Không tự, liền nhờ đại sư hỏi thăm giúp về thú chiến. Ăn xong bữa trưa, đại sư liền rời khỏi bệnh viện.

Mấy ngày sau đó, dưới sự chỉ đạo của giáo sư Phương Tân, cả nhóm bắt đầu phiên dịch "Thiềm Sư văn" (Tiếng cóc sư tử - tên do Nhạc Dương đặt). Bọn họ nhanh chóng hiểu ra tại sao Lữ Cánh Nam nói các chuyên gia tốn cả năm trời mới chỉ dịch được mấy đoạn ngắn ngủn như vậy. Mặc dù những văn tự này vẫn tuân theo quy tắc bốn mẫu âm, ba mươi mẫu tự của Thôn Di Tang Bố Trát, nhưng bút pháp thì quả thực quá sức phức tạp. Nhạc Dương đã đem so sánh với các thể Tạng văn khác, nói rằng kiểu chữ này còn khó nhận ra hơn cả chữ siêu ngoáy nữa. Đầu tiên, họ dùng bút nét nhỏ khoanh từng mẫu tự lại, sau dó tìm mẫu tự đối ứng trong bản dịch các chuyên gia cung cấp, rồi chép lại những mẫu tự đã dịch được bằng tiếng Tạng quy phạm, sau khi chép hết thì công việc dịch thuật mới chính thức bắt đầu. Dù là như vậy nhưng vẫn thường xuyên xảy ra nhầm lẫn, toàn là kiến bò tranh ăn, vô số điểm chấm đen nhỏ chập lại với nhau, thọat nhìn thì chữ nào cũng giống chữ nào, phải trợn trừng mắt lên nhìn thật kỹ mới phân biệt được. Về sau mọi người mới phát hiện ra, đánh dấu chữ rồi tìm từng mẫu tự đối ứng chỉ hơi phiền phức một chút, không phải là việc khó khăn nhất, khó khăn thật sự nằm ở bản thân việc giải dịch, chẳng hạn như đoạn mở đầu mà các chuyên gia đã dịch sẵn.

(Một cuộc đối thoại vào khoảng năm 860- 870 sau công nguyên) – chú thích của chuyên gia. Con trai của Tạng vương cuối cùng Lãng Đạt Mã, Vi Tùng đã trưởng thành, mẹ Vi Tùng là Sát bang Tát bệnh tình nguy kịch, gộicn trai đến bên cạnh nói: "Con à, giờ đây cục thế hỗn loạn, khắp nơi rối ren bất ổn, tôi tớ bỏ đi, đại tướng chết trận, con, con là người kế thừa duy nhất của Thổ Phồn vương thống, nhất định phải giữ cho được huyết mạch của vương thất. Đi về phía Tây đi, nơi ấy mới có hy vọng cho con phục quốc."

Vi Tùng đáp: "Phía Tây là đất dữ của Tà giáo, dù nước mất nhà tan, cũng không đi về phía Tây." Vi thị chết.

Chỉ riêng trong đoạn đối thoại đơn giản này, không ngờ đã bao hàm rất nhiều nội dung phức tạp. Ví dụ như "tôi tớ", các chuyên gia giải thích là về mặt ý nghĩa của chữ thì "tôi tớ" có ý chỉ "tôi tớ của mặt trời" hay "tôi tớ của ánh sáng", còn giáo sư Phương Tân thì cho rằng đó là để chỉ Đạo quân Ánh sáng. Đại tướng có lẽ là người ủng hộ Vi Tùng trong triều đình lúc đó, tức đại tướng Thượng Tư La, người này đã bị đại tướng phòng thủ biên cương Luân Khủng Nhiệt, là người ủng hộ một vị Tân phổ khác giết chết; phía Tây có lẽ là chỉ đất Tượng Hùng; Tà giáo đương nhiên chính là Bản giáo rồi. Các chuyên gia có chú thích đặc biệt, rằng sau khi Lãng Đạt Mã diệt Phật, hai người con của ông ta đều tin thờ Phật giáo. Vi Tùng thì từ bốn tuổi đã bắt đầu ngăn cấm diệt Phật, năm tuổi đã quy y Phật giáo. Giáo sư Phương Tân cho rằng, đây là kết quả giáo dục của người lớn, nhưng người đó là ai thì không thể biết được, có lẽ là đại thần, hoặc có lẽ là thầy giáo của y. Điểm quan trọng nhất là, nếu đoạn đối thoại này có thực, thì vương thất Thổ Phồn, kể từ sau thế hệ của Vi Tùng bắt đầu dần dần dịch chuyển về phía Tây trong chiến loạn liên miên, việc này có khả năng không phải do quân địch ép tới, mà là một cuộc rút lui có kế hoạch, và đến cuối cùng thì dẫn đến các điều kiện cho Cổ Cách lập quốc.

Đoạn đối thoại được đưa vào riêng rẽ, đặt ngay phần đầu của cả quyển trục, hoàn toàn không liên quan gì đến nội dung phía sau. Nhưng lý giải đoạn đối thoại này các chuyên gia đã ghi rất rõ ở phía dưới, Vi Tùng bị đại thần sát hại, con trai y là Bối Khảo Tán xây dựng chính quyền ở vùng Nhật Ca Thích, về sau bị quân khởi nghĩa bình dân giết chết, con của Bối Khảo Tán là Cát Đức Ni Mã Cổn tuân theo di huấn của tổ tiên đến vùng A Lý, Phổ Lan, kiến quốc lập nghiệp. Sau đó Cát Đức Ni Mã Cổn liên hôn với tù trưởng A Lý, rồi chia đất cho ba con. Cổ Cách vương mở rộng biên cương, phần giải thích nội dung đã dài hơn nguyên văn mấy chục mà có khi là cả trăm lần. Nhưng còn chuyện hy vọng phục quốc mà Vi thị nhắc đến, các chuyên gia lại không đề cập, rõ ràng là không có bằng chứng hoặc tư liệu nào khác. Theo phân tích của giáo sư Phương Tân, di huấn của tổ tiên đó được truyền cho đời sau, nhưng "hy vọng" là chỉ thứ gì, thì đã bị dần quên lãng theo thời gian rồi. Về điểm này, các chuyên gia cũng có nhận định y như vậy.

Càng lâu về sau, mọi người càng nhận ra công việc dịch thuật này vô cùng khó khăn. Có rất nhiều nội dung đòi hỏi dịch giả phải hiểu biết tương đối về thời kỳ lịch sử chiến loạn thời đó mới có thể dịch được một cách chuẩn xác. Một danh hiệu, một địa danh, một tên người, nếu không hiểu biết về giai đoạn lịch sử này thì căn bản không thể làm được. Cũng may các chuyên gia đã khảo chứng rất nhiều, đồng thời giáo sư Phương Tân vẫn giữ liên lạc chặt chẽ với các chuyên gia Tạng học, được họ giúp rất nhiều điều bổ ích. Tuy nhiên trong Cổ cách kim thư có rất nhiều từ vựng đến cả chuyên gia cũng phải bó tay chịu thua không hiểu. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho đến giờ bộ Cổ cách kim thư vẫn chưa có bản dịch đầy đủ. Các chuyên gia còn nói, bộ kim thư này cũng không phải bản hoàn chỉnh, mà chỉ là nửa đầu thôi.

Một tuần trôi qua, mắt Trương Lập và Nhạc Dương đều sưng húp lên như gấu mèo. Với lượng kiến thức lúc này của họ, mới chỉ có thể chuyển những ký hiệu khiến người ta nhìn mà hoa mày chóng mặt kia thành Tạng văn hiện hành, còn chuyện dịch nội dung văn bản thì bọn họ thường xuyên như thế này…

Trương Lập cầm tấm ảnh lên nói với Nhạc Dương: "Tôi cảm thấy đây là một cái tên người."

"Anh thấy vậy là đúng rồi."

"Phía sau nó có một địa danh, phía trước là thời gian, dùng cái lịch gì gì để biểu thị ấy, Thời Luân lịch hay là Hầu La lịch?"

"Anh thấy vậy là đúng rồi."

"Nhưng tôi không biết bối cảnh lịch sử của người này, địa danh cũng chẳng biết ở đâu nữa. Một ngày nào đó có ai đấy đi đến đâu đấy là chuyện gì đấy hả? Dịch như thế có được không?"

"Anh đừng hỏi tôi, tôi không hiểu đâu."

"Chà, nếu là Thổ Phồn sử thì tốt quá rồi."

"Không có Thổ Phồn sử đâu. Di huấn của Tùng Tán Can Bố đều hết sức vụn vặt lẻ tẻ, còn cái gì mà Hồng sử với Thanh sử,đều là người mấy trăm năm sau viết cả thôi."

"Thì có Tượng Hùng sử cũng được mà."

"Cái đó thì càng không thể nào, tốt nhất là anh nên bỏ hy vọng ấy đi."

"Có sử sách nào khác của Cổ Cách làm đối chứng cũng được mà."

"Không có Cổ Cách sử nào khác đâu, thứ chúng ta có đây chính là cuốn Cổ Cách sử duy nhất, nói không chừng các chuyên gia khác còn đang đợi tư liệu do chúng ta dịch ra nữa đấy."

"Giáo sư, tên người và địa danh này và cả thời gian này nữa, giúp cháu tra lại một chút, xem xem các chuyên gia có chỉ thị gì không?"

Giáo sư Phương Tân lắc đầu nói: "Các chuyên gia nói, họ cũng không biết đâu."

Ở bên kia, Trác Mộc Cường Ba cũng gặp phải một từ hết sức quái dị, liền hỏi: "Thầy giáo, thầy lại xem từ này đi, lần trước cũng xuất hiện rồi, linh hồn bảo vệ kiên định, cao quý, thế này thì làm sao giải thích được."

Giáo sư Phương Tân nghiêng người lại xem, nghĩ ngợi giây lát rồi đáp: "Ngữ pháp không đúng, điều chỉnh lại thứ tự một chút, có lẽ một lòng trung thành bảo vệ linh hồn, cậu thử xem như vậy có liên mạch được không, kỳ lạ thật, đáng lẽ nó phải là một danh từ mới đúng, không, không phải như vậy…"

"Thủ hộ linh, thông thường chúng tôi đều dịch một cách đơn giản như vậy." Lạt ma Á La đứng ngoài cửa nói.

"Đại sư Á La, ngài đã trở về rồi!" Bọn Nhạc Dương, Trương Lập vội nhao nhao đứng lên chào, hỏi thăm rối rít, thực ra chỉ là muốn lười nhác một chút. Lữ Cánh Nam cũng không ngăn trở bọn họ. Chào hỏi lạt ma Á La xong, cô lại tiếp tục vùi đầu vào đống hồ sơ văn kiện.

Duy chỉ có Trác Mộc Cường Ba và giáo sư Phương Tân vẫn tiếp tục nhìn chằm chằm vào từ ngữ khó hiểu kia. Giáo sư cất tiếng hỏi: "Thủ hộ linh? Từ này tôi đã từng thấy ở một nơi khác, hình như tần suất xuất hiện khá nhiều, liên quan đến cả chiến tranh lẫn việc tế tự. Theo tôi thì ở những phương diện khác nhau, từ ngữ này cũng có những cách giải thích khác nhau, không biết có phải vậy không?"

Lạt ma Á La đón lấy cốc nước Đường Mẫn đưa cho, đến bên cạnh máy tính nói: "Chuyện này giải thích phúc tạp lắm, thực ra cách nói thông tục chính là thụy thú bảo vệ bốn phương, có lúc lại dùng để chỉ một loại trong số đó thôi, như là chiến ngao chẳng hạn."

Lời này vừa thốt ra, cả bốn phía thảy đều kinh động, đặc biệt là Trác Mộc Cường Ba. Dịch bao nhiêu này nay, lẽ nào từ ngữ khó hiểu mà gã gặp phải nhiều lần này lại chính là để chỉ chiến ngao hay sao? Gã vội đứng lên để lạt ma Á La ngồi xuống bên cạnh giáo sư Phương Tân, đồng thời mừng rỡ nói: "Đại sư, ngài đã hỏi giúp tôi chuyện liên quan đến thú chiến chưa vậy?"

Nhạc Dương cũng quan tâm hỏi: "Thú chiến là gì vậy? Còn Thiên châu của chúng tôi đâu?"

Lạt ma Á La ngồi xuống, thấy mọi người đã ngồi vây xung quanh mình, liền nói: "Ừm, Thiên châu thì quên rồi, nhưng không sao hết, sau này tôi còn quay lại nữa, lần này tôi đi là đặc biệt có ý hỏi chuyện liên quan đến thú chiến. Giờ nếu không sợ ảnh hưởng đến công việc dịch thuật của mọi người, tôi có thể nói sơ qua một chút về thú chiến và lịch sử chiến ngao trong truyền thuyết."

Trác Mộc Cường Ba đương nhiên là không có ý kiến gì, đây chính là điều mà gã muốn biết nhất.

Lạt ma Á La nhấp một ngụm nước, chậm rãi nói: "Tôi hỏi mọi người một câu, vì sao chiến ngao lại được gọi là chiến ngao?"

"Bởi vì chiến tranh. Chúng là loài chó ngao có thể tham gia chiến tranh, có thể chiến đấu." Trác Mộc Cường Ba đáp.

Lạt ma Á La gật đầu: "Không sai. Vì vậy, nói đến lịch sử của chiến ngao, thì không thể không nhắc đến thú chiến. Thú chiến là một loại mô thức chiến tranh đã xuất hiện từ thời viễn cổ, nhưng khoảng gần nghìn năm trở lại đây đã bị người đời dần dần cho chìm vào quên lãng. Cường Ba thiếu gia và tôi đã từng trông thấy bích họa liên quan đến mô thức chiến tranh này trong Đảo Huyền không tự. Rốt cuộc thú chiến bắt đầu phát triển từ khi nào, đây là vấn đề không thể khảo chứng. Nhưng thông thường nền văn minh cổ nào lúc manh nha phát triển cũng đều có ghi chép về thú chiến. Có một số loại hình thú chiến vẫn còn gìn giữ được, chẳng hạn như chiến tượng ở Thái Lan, thần ngưu ở Ấn Độ, còn số khác thì dã biến mất trong dòng sông lịch sử, như thú chiến ở Trung quốc chẳng hạn. Thực ra trong những truyền thuyết sớm nhất về thời Tam Hoàng Ngũ Đế đã xuất hiện thú chiến cả rồi. Khi Hoàng đế có chiến tranh với Xi Vưu, đã có sự tích Xi Vưu triệu tập các loài dã thú hung ác trong Thập vạn Đại Sơn ra tác chiến; thời nhà Hạ có thủy tộc xuất hiện trong chiến tranh; thời Thương Chu thì thuần hóa được chim trên trời; đến thời Chiến Quốc, thú chiến đã đạt đến đỉnh cao, xuất hiện cả hải lục không quân liên hợp tác chiến, chim trên trời đấu với chim trên trời, thú dưới đất đấu với thú dưới đất, thủy tộc đấu với thủy tộc; sau đó trở đi thì vai trò thú chiến dần dần mờ nhạt, chỉ thi thoảng chúng mới xuất hiện trong các cuộc chiến giữa Hán và Hung Nô; đến thời Tam quốc, mô thức chiến tranh này lại sống dậy, Trương Giác có thể hoành hành một thuở giữa thời loạn thế chính là vì ý có thể chỉ huy vô số dã thú chiến đấu, còn như Mông Xung Hỏa Ngưu Trận, Hỏa Nha Thiêu Liên Doanh về sau này, cũng đều được coi là mẫu mực của thú chiến, đến thời sau thời nhà Nguyên, việc sử dụng thú chiến mới dần suy tàn, nhưng cũng không tuyệt tích hẳn, vào thời Minh Thanh vẫn còn xuất hiện một trận kinh điển chuột đấu với voi nữa."

Mọi người đều nghe mà kinh ngạc, rồi trầm ngâm suy nghĩ hồi lâu mà vẫn lấy làm khó hiểu, đặc biệt là Nhạc Dương và Trương Lập. Hai người này xuất thân bộ đội, đều cho rằng nếu quả thực tồn tại binh đoàn thú chiến thật, thì ít nhất họ cũng phải nghe nói đến, chứ không thể hoàn toàn mù tịt thế này. Đối với những người khác, điều Lạt ma Á La vừa nói đa phần đều là những thứ chỉ có trong truyện thần tiên trích quái hay tiểu thuyết thông tục. Nhưng chiến tượng của Thái Lan và thần ngưu thiên binh của vương triều Khổng Tước bên Ấn Độ thì đúng là sự thật không thể tranh cãi. Thời xưa ở hai quốc gia này, hai loại động vật đó đúng là được phiên vào binh chủng riêng, đã từng lập nên những chiến công hiển hách trên chiến trường. Ở Thái Lan và Ấn Độ, hai loại động vật này vẫn còn được sùng bái kéo dài mãi cho đến ngày nay.

Nhạc Dương hỏi: "Tôi…tôi không hiểu cho lắm, đại sư, nếu thú chiến có uy lực lớn mạnh như thế, tại sao không được vào biên chế chính quy của quân đội đề phát dương mở rộng ra, mà trái lại phải chìm dần vào quên lãng thế?"

Lạt ma Á La nói: "Không sai, đây đúng là một vấn đề khiến người ta khó hiểu. Tôi có thể nói với mọi người một cách đơn giản, ở đây có hai nguyên nhân: thứ nhất, đó là một chức nghiệp đặc thù, cũng từng được coi là một trong những ba chức nghiệp bí truyền của đất Tạng - Thao thú sư, thuật sĩ điều khiển thú!"

Bình Luận (0)
Comment