Mạt Thế Năm Thứ Mười (Dịch Full)

Chương 129

Chương 129 Chương 129Chương 129

Mấy ngày nay Khương Dương đi ra ngoài sẽ mang theo một cái cốc nhựa, nếu nhìn thấy những vũng nước nhỏ sắp cạn, thằng bé sẽ chạy đi lấy ít nước ở rãnh bên cạnh đổ vào những vũng nước nhỏ đó. Nhìn thấy những chú nòng nọc bé nhỏ ngày càng ít nước chỉ biết túm tụm lại với nhau bơi lội vui vẻ trở lại, thằng bé sẽ cầm cốc nước và cười vui vẻ.

Thấy bộ dạng hồn nhiên của Khương Dương, tôi lại bắt đầu cảm thấy lo lắng. Đứa trẻ này tốt bụng như vậy, thật sự sẽ không xảy ra vấn đề gì chứ? Nhưng tôi không ngăn Khương Dương làm loại chuyện này.

Tôi không biết mình đang làm đúng hay sai, suy nghĩ hồi lâu vẫn chỉ có thể để tự nhiên không can thiệp, nhưng đôi khi nhìn Khương Dương như vậy, tôi chợt cảm thấy lo lắng.

Bởi vì thời tiết nóng bức, không chỉ Khương Dương cần nước mà các loại rau trên ruộng cũng cần rất nhiều nước. Gánh nước tưới rau từ con suối nhỏ bên cạnh cũng khiến tôi mệt mỏi, mặc dù Thanh Sơn nói cậu ấy không mệt chút nào. Tôi nghĩ sau này nếu mình muốn thử trồng lúa nước, thì những mảnh ruộng khô thế này sẽ phải đổ rất nhiều nước.

Trên núi có một hồ chứa nước, hiện đang bị chặn, khi khơi thông, nước sẽ đọng lại trong các mương và chảy xuống ruộng lúa phía dưới theo các mương dọc theo bờ ruộng. Ở trên bờ ruộng đào một cái lỗ để cho nước chảy vào, khi nước gần đầy thì lấy bùn lấp hố lại, lúc này ruộng "nước" mới thực sự là có nước.

Trước kia trông lúa mì, nước tưới mà tôi sử dụng cũng là nước của cái hồ trên núi đó, nhưng thay vì dẫn nước trực tiếp vào ruộng, tôi đợi nước chảy vào mương rồi múc nước từ mương bên cạnh để tưới.

Tôi đã mất một thời gian dài để tìm ra hồ chứa trên núi, nhưng một khi đã tìm ra thì mọi chuyện đơn giản hơn nhiều, tôi có thể dẫn nước trực tiếp từ hồ vào ruộng. Ruộng lúa thì dễ giải quyết, nhưng hạt giống thì... phải ra sông xem. Có một ít lúa vương vãi ở đằng kia nếu tôi định lấy hạt giống, tôi sẽ phải đến bên đó tìm, thậm chí là xung quanh khu vực đó, biết đâu có thể tìm thấy nhiều hơn nữa.

Thấy tôi muốn đến bên kia sông, Khương Dương rất vui, Thanh Sơn tuy rằng chưa từng tới, nhưng cậu ay cũng rất vui. Tôi định ăn bữa trưa ở bãi sông, nên buổi sáng trước khi ra khỏi nhà tôi sẽ phải làm bánh. Bánh ngọt là thứ dễ làm nhất, mặc dù bản thân tôi không thích bánh ngọt cho lắm nhưng hai đứa trẻ thì thích. Bột làm bánh được xay từ lúa mì thu hoạch năm nay, tuy trông không đẹp mắt nhưng ăn rất ngon.

Sau khi lúa mì được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, nó được nghiền thành bột bằng cối xay bằng đá, lớp cám bên ngoài được sàng bỏ để thu được một ít bột màu vàng nhạt. Trong trí nhớ của tôi, bột mì phải có màu trắng, sau này tôi mới biết đó là do bột mì bán trong cửa hàng đã qua xử lý, còn bột mì xay bình thường có màu hơi vàng.

Sau khi tận thế, cơ hội để tôi ăn lúa mì rất ít, những chiếc bánh bao và màn thầu mà tôi nhìn thấy hầu như đều có màu đen, so với bánh tôi tự làm bây giờ còn khó ăn hơn nhiều.

Bởi vì lúc đó thức ăn rất quý, ngay cả vỏ cũng không nỡ vứt, nên hình thức càng thêm xấu xí.

Tôi nhớ năm đó là một năm đói kém, không biết bao nhiêu người không thể vượt qua, những người từng chạy đến nông thôn lại quay đầu chạy lại nơi thành phố đầy rẫy tang thi. Nhưng lúc bấy giờ, không có nơi nào để người dân có thể sống yên ổn, những người lang thang trong thành phố cũng không đủ ăn. Tôi cũng đã từng lang thang khắp nơi, có lần cũng từng đi qua một thôn nhỏ có người sinh sống.

Thôn đó có rất ít người, Họ đã trồng được lương thực trên vùng đất cằn cỗi. Nhưng có lễ do nắng hạn nên nước tưới không đủ, lúa không trổ đòng, hạt đem gieo đa phần là vỏ rỗng. Một ông già gầy teo như vỏ trấu, hốc mắt trũng sâu, quỳ khóc giữa cánh đồng, tì trán lên đám lá lúa úa vàng, đứa trẻ bên cạnh gầy guộc như một nắm xương, cả người bẩn thỉu, ngây thơ nhìn cái vỏ thóc kia rồi cũng khóc theo.
Bình Luận (0)
Comment