Mẫu Đơn! Dám Cả Gan Câu Dẫn Bổn Vương!

Chương 6

Rừng đào này ta đã bỏ biết bao nhiêu kỳ vọng, biết bao công sức chỉ mong thấy nụ cười của nàng chỉ vì ta biết nàng rất yêu thích hoa đào.

Ta sẽ đưa nàng đến cảnh bồng lai này, cho nàng sự ngạc nhiên. Ta thích nhìn thấy khuôn mặt vui sướng của nàng. Ta sẽ bảo vệ nàng, cho nàng hạnh phúc, nàng sẽ sinh cho ta những đứa con xinh xinh. Chúng ta đời đời kiếp kiếp bên nhau. Còn hạnh phúc gì hơn thế nữa. Nhưng hết thật rồi, còn đâu mong ước, còn đâu kỉ niệm.

Nhớ năm đó phụng mệnh hoàng huynh đi xứ, ta quyết định đi xứ lần này ta sẽ chính thức đem nàng về phủ làm phi, nhưng khi trong cung đến ngày tuyển tú nữ, nàng lại vội vàng quên hết những lời thề mà vào cung. Được hoàng huynh sủng ái, lập làm quý phi. Ta ngày đêm trở về thì sét đánh bên tai, ta vội chạy vào cung. Thấy nàng một thân diễm lệ, ta vôi ôm bờ vai nàng nói: “Hoàng huynh ép buộc nàng phải không? Nói! Nói ta biết đi”

“Nam nữ thụ thụ bất thân, hoàng đệ không biết hậu cung không cho phép nam nhân lui tới ư?” Nàng vội hất tay ta và lạnh lùng nói.

Ta đã không còn tin cái gọi là thủy chung son sắc, cái gọi là tình yêu. Thì ra nữ nhân chỉ có vậy. Sau cái ngày vào cung, ta lê la tửu lâu khách đếm. Uống cho quên hết, nhưng uống rượi quên sầu càng sầu thêm.

Ta lúc nào đã ở tây viện? Bên cạnh ta một mỹ nhân mỹ lệ đang say giấc. Hừ! ta ghê tởm nữ nhân. Ta dung hết sức đẩy nàng ra xa và quát:

“Kỹ nữ xấu xa! Dám câu dẫn bổn vương”

Nàng thức dậy, nhìn ta với cặp mắt ngập tràng nước mắt, ủy khuất nói: “Kỹ nữ thì sao? Kỹ nữ cũng là người! cũng có quền được yêu.”

“Kỹ nữ vẫn là kỹ nữ. Cái gì là thanh cao? Cái gì mà bán nghệ không bán thân. Toàn bịa đặt, phụ nữ là công cụ ấm giường nam nhân mà thôi. Thật nực cười, đàn bà chỉ cần có tiền, chỉ cần vương vị, chỉ mong hóa thành phượng hoàng, ngươi đừng si tâm vọng tưởng”

Ta biết ta không nên trút giận vào nàng, làm nàng tổn thương. Hôm qua khi từ hoàng cung về ta lại ra đình hóng gió bỗng nghe có tiếng hát ngân nga, thì ra là nàng.

Không ngờ trong buổi yến tiệc chiểu đãi sứ giả Ly quốc nàng lại hát ra những giai điệu ca từ ấy. Thật sự trên đời có tình yêu như bài hát ấy không? Ta nói muốn ban thưởng cho nàng, nàng lại không cần gì chỉ muốn ngắm hoa đào. Trong lòng ta chợt thấy khó chịu, nhưng sao ta vẫn đưa nàng đến nơi đây. Có lẽ do ta có lỗi với nàng ấy.

“Thả diều không?” Ta giật mình quay sang thì thấy nàng ấy cười, đôi mắt trong veo không nhiễm bụi, ta có chút thất thần.

“Đừng buồn nữa, ta không biết ngài buồn gì, nhưng đến nơi đẹp thế này thì vui chơi thỏa thích. Nếu vẫn buồn bực trong lòng, hay tâm sự cho ta. Dù ta không cho ngài được lời khuyên nhưng ta sẽ lắng nghe ngài nói”

Nàng cự nhiên dám nói chuyện với ta như thế? Ta chưa kịp dạy dỗ nàng thì nàng liền dúi vào tay ta cái con gọi là diều.

“Thả đi” nàng thúc giục.

“Thả làm sao?” Ta thấy mình thật lạ, định dạy dỗ nàng thế mà lại quên mất, rồi bị nàng cuốn theo lúc nào không hay.

“Cao! Cao hơn nữa! Nó sắp rớt rồi kìa” nàng cứ lẽo nhẽo bên tai ta, làm ta cứ căng mắt mà điều khiển con diều kia. Hahaha! Nàng cười, thật tự nhiên, ta bất chợt cười. Nàng nhìn ta: “Ta thích ngài nghư thế”

Ta sửng sờ, sau đó nàng sờ vào mặt ta: “Ngài không mệt mỏi sao? Sao không gở bỏ cái mặt nạ lạnh lùng đó, ngài vốn không như vậy đúng không?” ta xoay người: “Làm càng, trở về thôi trễ lắm rồi”

Từ khi trở về ta không gặp vương gia nữa, thật buồn chết đi được mà! Ta lại không có cơ hội trốn ra khỏi phủ. Ta cứ ăn rồi ngủ, Tiểu Mai chăm sóc ta thật béo tốt. Ta cứ nghĩ không biết Tiểu Mai xem ta là người hay Trư nữa.

Ta đang ngồi trong đình hóng mát, sẵn tiện luyện tay nghề ta lấy chiếc đàn tranh, đàn một bài Cao sơn lưu thủy – Bá nha *

“Âm điệu của đàn tranh réo rắt bi thương. Ta như thấy được núi cao nước chảy. Không biết nếu hợp tấu với tiếng sáo sẽ ra sao? Nghe xong thấy thanh thản” Giọng nói trầm ổm, ta ngước nhìn. Một thân bạch y, tay cầm một chiếc quạt vẽ một cành đào. “Có thể cho tại hạ hỏi khúc nhạc kia tên gì không”

“Cao sơn lưu thủy” ta cất giọng nói: “Tham kiến Hình bộ đại nhân”

“Hay cho một khúc Cao sơn lưu thủy” vừa nói xong Mộ Dung Thanh Sơn ngồi đối diện ta. “Nàng cứ gọi ta là Thanh sơn”

“ Ta nào dám tùy tiện gọi tục danh đại nhân, nếu ngài không thích ta gọi ngài là Mộ Dung công tử vậy”

“Cứ theo ý nàng” rồi hắn tiếp: “từ ngày nghe hiến ca ta cứ thấy nàng quen thuộc, lần này gặp tại đây ta mới biết nguyên nàng là cô nha hoàn ở tửu l絬 mỗi lần gặp nàng, điều làm ta bất ngờ”. Mộ Dung Thanh Sơn nhìn nàng mỉm cười nói: “Âu cũng là duyên phận, nhưng tiếc…” nàng là hoa có chủ, nói đến đó, Mộ Dung Thanh Sơn không nói tiếp.

Ta biết Mộ Dung Thanh Sơn muốn nói gì nhưng ta cứ im lặng. Sau một hồi ta hỏi: “Mộ Dung công tử hôm nay đến đây có công việc gì không?”

“Không! Ta với Vô Trần là bằng hữu quen biết nhau từ nhỏ, ta đến thăm hắn. Nhưng hắn có việc nên ta đợi hắn ở đây”

Bằng hữu từ nhỏ? Vậy Mộ Dung Thanh Sơn ắc biết chuyện Thất vương gia nhưng ta làm sao biết thông tin từ Mộ Dung Thanh Sơn đây?

Sau đó chúng ta nói xã giao vài câu rồi ta cáo lui. Làm sao tiếp cận được Mộ Dung Thanh Sơn đây. Ta không thể quá thân mật nói chuyện với hắn nhiều vì thời cổ đại này không cho phép điều đó.

“Tiểu thư! Năm ngày nữa là tết nguyên tiêu rồi, em thật muốn ăn chè trôi nước”

Chú thích:

Đàn tranh

“Cao sơn lưu thủy” gắn liền với điển tích Sở Bá Nha-Chung Tử Kì. Tương truyền, hơn hai nghìn năm trước Bá Nha hay đàn bản “Cao sơn lưu thủy”, nhưng chỉ có một mình Chung Tử Kì biết thưởng thức. Một lần Bá Nha gảy đàn, chí tại non cao, Tử Kì liền bảo “Thiện tại hồ cổ cầm, nguy nguy hồ nhược Thái Sơn” (Đánh đàn hay thay, vòi vọi tựa Thái Sơn). Bá Nha chí tại vực sâu, Tử Kì nhận ngay ra rằng “Đăng đăng hồ nhược lưu thủy” (Cuồn cuộn như nước chảy).

Khi Tử Kì lâm bệnh chết, Bá Nha chỉ gẩy đàn thêm một lần duy nhất trước mộ người tri âm rồi đập đàn vào tảng đá, không bao giờ cầm đến cây đàn nữa.

Bản “Cao sơn lưu thủy” lưu truyền ngày nay chủ yếu là bản do Xuyên Phi đời Thanh gia công và phát triển, được Đường Di Minh đời nhà Thanh ghi lại trong “Thiên văn các cầm phổ” (năm 1876). Ông đã hết sức phát huy các thủ pháp cổn, phất, xước, chú, khiến hình tượng núi cao, nước chảy thêm rạng rỡ, nên mới có danh xưng “Thất thập nhị cổn phất lưu thủy”.

Bản nhạc này được phân thành 9 đoạn và một vĩ thanh, cụ thể là 4 bộ phận lớn: khởi, thừa, chuyển hợp. Phần khởi (đoạn 1 đến đoạn 3), thông qua giai điệu thâm trầm, hồn hậu, uyển chuyển và âm bội sáng rõ, đã biểu hiện được những cảnh tượng kì diệu của núi cao trùng điệp, suối chảy khe sâu một cách rõ ràng, tươi sáng.

Phần thừa (4 và 5), dàn trải không dứt, giai điệu đậm màu sắc ca hát, giống như những giọt nước chảy trong khe suối tập hợp thành dòng nước mạnh. Phần chuyển (6 và 7), nhờ vào khúc điệu có thứ tự bội âm đi xuống và âm giới của 5 thanh đi lên, âm hóa với xung động mạnh, kết hợp với các thủ pháp cổn, phất, như một dòng thác chảy ào ạt xuống, dồn vào sông biển cuộn trào sóng lớn. Phần hợp (đoạn 8 và vĩ thanh), vận dụng một phần âm điệu của phần thừa và phần chuyển tạo thành hiệu quả hô ứng, tạo nên dư âm như sóng trào trên sông biển, khiến người nghe có thể cảm nhận dư vị hết sức ngỡ ngàng và thú vị.

Thời nhà Đường, “Cao sơn lưu thủy” phân ra thành hai khúc, không phân đoạn. Đến thời Tống lại phân cao sơn thành 4 đoạn, lưu thủy thành 8 đoạn, thiên về lưu thủy, khiến cho người nghe có cảm giác biển lớn đang vỗ sóng bên tai, âm vang mãi không thôi.

Lưu thủy hữu tình

Lắng nghe khúc nhạc, nếu thật sự không nhập tâm và tinh tế thì chúng ta không thể thấy hết cái hay cái đẹp của nó.

Khúc nhạc bắt đầu bằng những thanh âm nhẹ nhàng và chậm rãi. Tiếng đàn đưa ta đến một không gian cao, rộng và thoáng đãng và mơ màng. Ta như thấy lại hình ảnh Bá Nha năm nào đang đưa người theo điệu nhạc, đôi mắt nhắm lại và mơ về một nơi xa nào đó. Chỉ có đôi tay người nghệ sĩ lướt nhẹ trên phím đàn khi trầm khi bổng, dặt dìu, êm ái. Xung quanh là con sông chảy hiền hòa ôm vào lòng nó những dãy núi mù sương… Có lẽ đây là không gian mà ta gọi là "Cao sơn".

Rồi bỗng nhiên, nhịp đàn nhanh dần, réo rắt những dịp dồn dập nhau. Tưởng chừng như cả trái tim người nghệ sĩ cũng rung lên với nhịp thở gấp gáp. Ta lại như thấy mình giữa một khung cảnh sơn thủy hữu tình, một ngọn núi xa xa, một dòng thác chảy mạnh mẽ. Dòng nước cuộn sóng tung bọt trắng xóa. Con nước chảy từ trên cao hòa mình vào dòng nước lớn. Khung cảnh ấy có thể hình dung là "lưu thủy". Kết lại bản nhạc vẫn là những điệu âm réo rắt rồi nhỏ dần nhỏ dần như dòng chảy đang dần về một nơi xa lắm.

Bản nhạc không chỉ hay ở giai điệu mà còn đẹp như một bức tranh hữu tình. Đôi khi giữa dòng đời hối hả, dành ra một khoảng để lắng nghe "Cao sơn lưu thủy", ta lại thấy tiếng đàn như rót vào tim những thanh âm trong trẻo nhất. Một chút gì đó hoàn toàn thanh khiết không vướng bụi trần. Đó là tinh hoa của trời đất, của tình người tri cố, của những tâm hồn cô độc tìm thấy nhau giữa cuộc đời nhiều oan trái. Để rồi mỗi sáng thức dậy sẽ lại thấy lòng mình thanh thản và nhẹ tênh. Và lại thấy như có tiếng đàn vẫn réo rắt, du dương ngay trong chính tâm hồn mình…
Bình Luận (0)
Comment