Mê Tông Chi Quốc

Chương 28



Hồi thứ sáu: Ánh sáng chói lóa



Cùng với sự xâm lấn của cơn bão nhiệt đới Buddha, mưa gió càng ngày càng trở nên hung bạo. Quần thể thực vật trong rừng rậm nguyên sinh phân bố cao thấp, giao hòa vào nhau, một số thân cây có rễ ăn nông trên mặt đất, độ bảo vệ và bám víu không được chắc chắn lắm, liền bị cuồng phong thổi bật gốc, hoặc nếu không cũng bị phạt đứt ngang thân, một số thực vật khác to lớn lực lưỡng, sức sống bền bỉ dẻo dai hơn thì cũng bị cuồng phong quật nghiêng ngả theo luồng gió cuốn. Giông tố cuồng phong và sấm vang chớp giật gầm réo khắp không trung, nuốt chửng tất cả âm thanh dưới vòm trời.



Hội Tư Mã Khôi đứng trên mép hẻm núi, tay bấu chặt lấy mấy thân cây cổ thụ to đến một vòng ôm không xuể trên mỏm núi, nằm rạp người đưa mắt ngó xuống đáy hẻm núi, thì cảm thấy mưa gió mỗi lúc một mạnh hơn. Trận mưa này đúng chẳng khác nào đổ nước biển Đông, trút sông Ngân Hà, mỏm núi giờ không còn là chỗ có thể trú chân an toàn được nữa. Nhờ vào ánh sét sáng trắng rạch ngang bầu trời, họ có thể nhìn thấy dây leo bám chằng chịt vào bức tường cổ trong lòng hẻm núi, vách treo dựng đứng, hướng đi gần như vuông góc với mặt đất, nơi sâu nhất mây mù dày đặc mênh mang, hoàn toàn che khuất tầm nhìn. Dây thừng đội thám hiểm mang theo chỉ có hạn, mà cho dù buộc tất cả dây thừng lại với nhau, rồi thả xuống lòng huyệt động sâu không thể lường này, thì chắc chắn cũng chẳng thể vươn tới đáy.



Đang đợi tìm một chỗ có thể trèo xuống, nào ngờ chiếc cáng mà Tuyệt và Karaweik đang khênh không chịu nổi sức gió, vừa bị cuồng phong tạt một cái, phút chốc đã căng như cánh buồm. Thảo Thượng Phi đang nằm trong cáng, người gầy khô chỉ còn lại nắm da bọc xương, chẳng địch lại nổi, nên một trận cuồng phong quét qua đã khiến cả người lẫn cáng đều bị cuốn vào không trung, nhẹ như cánh hoa bay theo chiều gió.



Tư Mã Khôi phát hiện chiếc cáng tuột ra khỏi tay Tuyệt, ngay sau đó nhìn thấy một bóng người vụt qua trước mắt, liền vội vàng giơ tay định bắt, nhưng lại tóm hụt. Trong cơn cuồng phong giông tố mà cơn bão nhiệt đới Buddha mang tới, trước mắt anh chỉ nhìn thấy một màn đêm đen đặc, trong chớp mắt đã chẳng nhìn thấy thân thể Thảo Thượng Phi rơi về phương nào. Tư Mã Khôi khẽ thở dài, lòng thầm nghĩ: nếu có trách thì chỉ biết trách cái tên Thảo Thượng Phi đặt không hay, kiếp sau có lẽ nên đổi là "Chùy Ngàn Cân" mới thỏa đáng.



Lúc này, khu vực gần mép núi đã chẳng thể trú chân được nữa, may mà còn nhìn rõ địa hình, nên mọi người đang định đội mưa gió rút lui xuống sườn núi để tìm một nơi nhỏ hẹp bằng phẳng hơn tiến xuống đáy hẻm núi. Nhưng dưới áp lực của gió bão hung dữ, ngay bước chân cũng không di chuyển nổi, cả cây cổ thụ đang bám víu cũng bị gió thổi ngả nghiêng như muốn đổ gục, thì tình thế giờ đây đúng là tiến thoái lưỡng nan.



Ngọc Phi Yến nhận thấy ở trên núi quá nguy hiểm liền vội vàng huých Tư Mã Khôi, ra hiệu ọi người phải tức khắc mạo hiểm bò xuống dưới khe núi. Tư Mã Khôi cũng biết đây là kế sách duy nhất có thể thực hiện trong lúc này, liền nắm lấy tay Karaweik, bảo cậu bé hãy theo sát mình, rồi tóm lấy một sợi rễ cây cổ thụ to như cánh tay người, từ từ tụt xuống dưới.




Lòng khe núi tuy cũng chịu ảnh hưởng bởi cơn bão nhiệt đới, nhưng dưới tác động của địa hình đặc biệt, ở nơi sâu có những dòng khí đối lưu quanh năm lượn vòng khiến mưa gió khó lòng xâm nhập vào bên trong. Từ vách đá bò xuống mấy chục mét, anh đã không còn cảm thấy tiếng gió thổi ù ù trên mặt đất, lượng mưa cũng giảm đi khá nhiều.



Tư Mã Khôi xuống đến độ sâu ngoài trăm mét thì nhìn thấy sương khí dưới chân đặc quánh ngưng tụ, nên nếu còn xuống sâu hơn, thì sẽ lọt vào đám sương dày mênh mông. Loại sương mù dày đặc này lai lịch bất minh, tuy bản thân sương mù hoàn toàn vô hại đối với cơ thể con người, nhưng nó cũng khiến những chất ô nhiễm trong không khí không dễ thoát đi, nên rất có khả năng sẽ trở thành "sương mù sát nhân" khiến con người tử nạn.



Tuy cơn bão nhiệt đới Buddha khiến khí hậu thay đổi theo chiều hướng xấu, thổi tan tác đám sương mù trào ra từ lòng đất ở núi Dã Nhân, sương mù trong khe núi khổng lồ cũng chịu sự áp chế của cơn giông tố, dần dần hạ thấp xuống với tốc độ chậm chạp, nhưng trong huyệt động vẫn hoàn toàn bị mây mù che phủ kín mít, nông sâu khó lường. Trong màn sương bí ẩn ngưng tụ không thể tiêu tán, tử khí bốc lên nặng nề, không rõ ẩn chứa những hung hiểm gì. Cho dù chiếc tiêm kích vận tải đúng thật rơi xuống chỗ này, nhưng nếu đội thám hiểm phải đi vào màn sương mù hạn chế tầm nhìn đến cực độ, tiến hành tìm kiếm khắp khu vực rộng lớn, sâu hút như vậy, thì cũng chẳng khác nào mò kim đáy biển, cơ hội thành công quá đỗi mờ mịt, mong manh. Không những vậy, suốt chặng đường mệt muốn đứt hơi, mọi người đi đến đây đều sức cùng lực kiệt, đều cảm thấy khó có thể gắng gượng thêm được nữa.



Ngọc Phi Yến thấy đội thám hiểm đã thoát khỏi sự tấn công của cơn bão nhiệt, vào đến lòng khe núi, và theo tình hình lúc này thì nên dừng chân hạ trại, không nên gấp gáp quá, kẻo cuối cùng lại hóa công cốc. Nghĩ vậy, cô ả bèn bảo mọi người ngừng chân nghỉ ngơi, đợi khi đám sương bí ẩn kia xuống thấp hơn nữa mới tiếp tục hành động.



Ở giữa hai vách đá trong lòng sơn cốc, mọi người tìm thấy một cái động lõm bị dây leo rừng phủ đầy, độ nông sâu rộng hẹp vừa đủ để mấy người bọn họ chen chúc chui vào nhóm một đống lửa, hong khô quần áo vừa ướt sũng nước mưa, đồng thời lấy lương khô ra ăn lót dạ. Bên tai họ vẫn nghe thấy tiếng mưa rơi lào rào, trong những khe đá sát bên cạnh vẫn vọng lại tiếng gió càn quét ù ù. Cả đội trú chân ở nơi hiểm dữ "đầu không chạm trời, chân không chạm đất", trong lòng không khỏi thót tim quặn bụng, làm sao có thể yên tâm nghỉ ngơi.



Trong thời gian một ngày ngắn ngủi Ngọc Phi Yến liên tục bị tổn thất mấy thuộc hạ đắc lực, đau đớn như bị chặt mất tay trái tay phải, nên trong lòng đương nhiên không tránh khỏi cảm giác đau buồn, hoảng loạn, cô ả ngẫm nghĩ thấy giờ đây bên mình chỉ còn lại mỗi gã Gấu trắng người Nga, mà người này vì tránh né sự thống trị của bức màn sắt Nga - Xô Viết, mới chạy lưu vong sang dải đất Đông Nam Á. Gã từng ở địa phận vô chính phủ giữa ba nước Miến Điện, Campuchia, Thái Lan - bán mạng cho quỷ dữ để trồng anh túc. Việc giết người đối với gã đã trở thành bản tính, bởi một khi thú tính trỗi dậy sẽ lập tức trở mặt không còn là người. Sau đó do gây ra đại họa, bị người ta cắt mất nửa cái lưỡi, gã mới đành tháo chạy xuống eo biển Malacca, cuối cùng chuyển đến đầu quân làm thuộc hạ của Ngọc Phi Yến, nhưng tính tình vẫn hung tàn, lạnh lùng, tâm địa khó dò, không đáng tin cậy.



Lúc này, người mà Ngọc Phi Yến có thể gửi gắm niềm tin và hi vọng, chỉ có bốn thành viên trong đội du kích cộng sản Miến Điện mà thôi.



N.g.u.ồ.n. .t.ừ. .s.i.t.e. .T.r.u.y.e.n.G.i.C.u.n.g.C.o...c.o.m. Lúc đầu cô ả chỉ định dẫn theo Karaweik - cậu bé có thể tìm thấy con đường U Linh và thông thạo khu vực chôn vùi địa lôi ngầm, nhưng giờ đây, khi ngoái đầu nhìn lại chặng đường đã qua, cũng may nhờ lôi kéo Tư Mã Khôi vào nhập hội, nếu không hậu quả thực chẳng dám nghĩ đến. Ngọc Phi Yến dự định sau khi mọi việc thành công, sẽ lôi kéo, mua chuộc mấy người này gia nhập băng đảng của mình. Cái cô tinh thông y thuật, giỏi nắn xương tên là Tuyệt gì đó, còn có vẻ dễ thuyết phục, chứ hai gã Tư Mã Khôi và La Đại Hải tính tình quái đản, cứng mềm đều chẳng ưa, phải nói thế nào mới khiến họ động lòng đây? Từ trước đến nay, Ngọc Phi Yến là người đa mưu túc trí, rất giỏi lung lạc lòng người, chỉ cần động não một chút, liền nghĩ ngay ra kế sách, nên nhân thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi, liền tìm đầu mối nơi Karaweik trước tiên.



Ngọc Phi Yến phát hiện cậu bé cực kỳ nhát gan, từ khi vào trong khe núi đến giờ vẫn cứ sợ hãi đến nỗi hai hàm răng liên tục đánh cầm cập vào nhau, chẳng mở miệng nói nổi nửa lời, liền rút một miếng ngọc phỉ thúy hình ống ở trong người ra. Tổ tiên cô ả từng là giai cấp quý tộc giàu có hiển hách, miếng ngọc phỉ thúy này là một trong những báu vật gia truyền của tổ tiên, nếu bỏ nó vào chậu thau đồng đựng đầy nước sạch, nó sẽ phát ra ánh sáng xanh biếc sóng sánh ngập chậu. Miếng ngọc quả thực là vật khác thường, vì nó còn có khả năng giúp chủ nhân tránh tà chặn nạn.



Ngọc Phi Yến cầm miếng ngọc bội, luồn sợi chỉ đỏ vào, rồi đeo lên cổ Karaweik, đồng thời nói cho cậu bé rõ tác dụng thần kỳ của nó.



Tuyệt thấy Karaweik có vẻ ngơ ngác không hiểu gì, thì nói với cậu vật này vô cùng quý giá, bảo cậu phải mau cảm ơn Ngọc Phi Yến.



Ngọc Phi Yến thầm đắc ý trong lòng, đang định nhận Karaweik là đồng hương, rồi nhân cơ hội này khiến hội Tư Mã Khôi thu nạp mình vào nhóm.



Ai ngờ, Tư Mã Khôi nhìn cũng chẳng thèm nhìn miếng ngọc phỉ thúy gia truyền của cô ả lấy nửa lần, quay ngoắt sang hỏi Ngọc Phi Yến: "Không có công lao mà nhận bổng lộc, e rằng ăn không ngon, ngủ không yên rồi. Thằng nhóc Chủ Nhật này là anh em của tôi và La Đại Hải, cô tặng cho nó vật quý giá như vậy, thì bọn tôi cũng phải tặng lại cô một vật mới phải đạo chứ."




Ngọc Phi Yến biết thái độ này của Tư Mã Khôi tức là anh không chịu nhận lễ, đang ngầm tỏ ra bất cần, liền thầm nghĩ: "Gã tiểu tử này trên người có vật gì đáng đem ra so sánh với miếng ngọc gia truyền của tổ tiên nhà mình, mà dám mặt dày mang ra đáp lễ?"



Tư Mã Khôi đọc được ý nghĩ của cô ả, liền bảo: "Đừng coi thường người ta quá đáng như thế, chớ quên thuyền rách cũng còn có ba ngàn cái đinh, gia tộc họ Thắng nhà cô có món đồ chơi gia truyền thì chúng tôi cũng có vật ông bà cụ kị để lại chứ," nói xong liền quay sang La Đại Hải liếc mắt ra dấu, ý bảo hãy lôi vật nhà mình ra cho Ngọc Phi Yến được mở rộng tầm nhìn.



Từ trước đến nay La Đại Hải và Tư Mã Khôi làm việc rất ăn ý nên Đại Hải vừa nghe đã gật đầu tỏ ra hiểu việc, rồi lộn toàn bộ các túi trái phải trước sau trên người, cuối cùng cũng lôi ra được một cây móc ngoáy tai bằng đồng có khắc hoa văn, xem ra có vẻ như là sản phẩm thủ công bản địa của người Miến Điện. Vật đó tuy nhìn khá tinh xảo, màu sắc có vẻ cũng đã lâu năm, nhưng ngắm thế nào thì cũng vẫn là loại hàng chợ, nếu mang ra đặt ngang hàng với báu vật hiếm có khác thường của Ngọc Phi Yến, quả thực trông rõ rẻ tiền, kém phẩm chất. Vậy vật này thì có giá trị gì? Nếu lỡ rơi trên đường, sợ rằng cũng chẳng có ai thèm nhặt.



Tư Mã Khôi thấy Ngọc Phi Yến nhìn chiếc ngoáy tai bằng đồng với con mắt đầy vẻ khinh thường miệt thị, thì vờ cười nhạt một tiếng, nói với cô ả: "Thủ lĩnh! Chắc cô không hiểu về hàng họ lắm thì phải. Có phải cô cho rằng vật trong tay anh em bọn tôi chẳng đáng hai hào mua cái phao câu gà không? Tạm thời chưa vội luận bàn đến việc đắt rẻ, nó thực sự không phải vật tầm thường đâu. Cũng bởi vì cô không biết đấy thôi, chứ lúc cuối đời Thanh đầu những năm Dân quốc, nó được mang ra từ đại nội hoàng cung đấy. Bao nhiêu năm qua, nó là bảo vật nhét đáy hòm nhà Hải ngọng, nếu chẳng phải đem tặng cho nhân vật có thân phận cao quý như cô, thì chúng tôi có sống chết gì cũng chả chịu mang ra đâu."



La Đại Hải ở bên cạnh cũng giúp đánh trống gõ mõ, hai khóe mắt hoe hoe đỏ như thể đang xúc động dạt dào, nuốt nước mắt khuyên can Tư Mã Khôi: "Người anh em! Tớ suy đi tính lại vẫn thấy không nỡ xa rời nó, chúng ta làm như vậy thực sự... thực sự rất có lỗi với tổ tông đó," nói đoạn liền định lấy vật đang ở trong tay Tư Mã Khôi mang đi.



Ngọc Phi Yến vốn dĩ cho rằng Tư Mã Khôi đang định giở trò với mình, nhưng nhìn sắc mặt trịnh trọng của bọn họ, quả không phải giả vờ, chẳng lẽ mình lại nhìn lầm thật, nhưng xét cả tình và lý thì đều nói không thông, chỉ đành hỏi lại: "Làm sao trong hoàng cung lại có loại hàng chợ này?"



Tư Mã Khôi cố tình ra vẻ bất lực nói: "Chúng tôi biết đến đâu thì nói đến đấy; hôm nay tôi kể lai lịch gốc gác của nó cho cô biết cũng chẳng hề gì, nhưng cô tuyệt đối không được loan truyền ra ngoài, vì đây chẳng phải chuyện gì vẻ vang cho lắm."



Ngọc Phi Yến càng cảm thấy khó hiểu hơn, bên trong còn có thể ẩn chứa chuyện gì không rõ ràng nữa đây? Rồi nhìn thấy Tư Mã Khôi thò tay chỉ La Đại Hải, và trầm giọng nói với cô: "Chẳng giấu gì cô, cô đừng thấy Hải ngọng nói giọng Đông Bắc mà cho rằng cậu ta là người Đông Bắc, kỳ thực tổ tông mấy đời nhà Hải ngọng đều là người Bắc Kinh đấy, mà dưới gốc rễ hoàng thành Bắc Kinh từ trước đến nay đều là nơi ngọa hổ tàng long, loại cao nhân nào mà chẳng có? Ông nội nhà Hải ngọng cũng không phải nhân vật tầm thường, mà là vị đại thái giám cuối cùng của vương triều Mãn Thanh, tên là Tiểu Đức Trương. Còn về vật này thì lai lịch càng không phải bàn, đó là vật ông nội Tiểu Đức Trương thuận tay dắt bò - tiện cầm luôn ra ngoài, lúc theo hoàng đế Phổ Nghi rời khỏi Tử Cấm Thành đấy."



La Đại Hải nghe xong suýt nữa thì ngất xỉu, chửi thầm trong bụng: "Tiên sư thằng Khôi, cậu đúng là đồ bụng đầy nước bẩn, thấy lời là chiếm, tớ đếch thấy ai thất đức hơn cậu, có ông nội nhà cậu mới là thái giám ấy!"



Nghĩ là nghĩ vậy, chứ đến nước này thì anh cũng đành tiếp tục nhăn mặt, thở dài than vãn với Ngọc Phi Yến: "Cô nghe người ta nói thế cũng chẳng sao, nhưng đã nghe thì phải nghe cho rõ đầu cua tai nheo, thực ra nội tôi, ông già chẳng phải hạng trộm cắp tiện tay lấy đồ của người đâu, chỉ là muốn lưu lại chút kỷ niệm, cái này gọi là làm người không được quên gốc gác. Sau khi nước Đại Thanh của chúng ta không còn, ông già ngày nào cũng lôi cái ngoáy ráy tai này ra lạy đủ ba lạy, khấu đầu đủ chín cái. Ông già vào cung từ lúc sáu tuổi, hầu hạ thái hậu và hoàng thượng quá nửa đời người, mãi đến lúc chết vẫn chưa quên tận trung với chủ đấy..." nói đến câu cuối cùng, dường như hoài niệm lại chuyện cũ, cảm xúc dâng trào đến nỗi giọng cậu nghẹn lại chẳng nói thành lời.



Tư Mã Khôi liền vội vàng cất lời an ủi: "Nô tài mà làm được đến như vậy, thì cũng coi là chẳng còn gì phải hổ thẹn với chủ nữa rồi."



Ngọc Phi Yến nghe đến đây thì càng sinh nghi: "Ông Tiểu Đức Trương đã là thái giám trong Tử Cấm Thành, hơn nữa lại tịnh thân, vào làm quan lúc mới sáu tuổi, thì làm gì còn sinh con đẻ cháu được nữa?"



Tư Mã Khôi vội vàng che đậy hộ Hải ngọng: "Sau khi công công Tiểu Đức Trương xuất cung, chẳng phải ông ấy vẫn phải thành gia sống nốt quãng đời còn lại sao? Kết quả là ông ấy lấy một cung nữ già làm vợ, rồi nhận nuôi một đứa con trai lúc tuổi già xế bóng, để còn giúp mình dưỡng già đưa ma; tuy không phải cha đẻ, nhưng tình cảm cha con thân thiết chẳng chê vào đâu được, cái đó gọi là không phải ruột thịt, mà còn hơn ruột thịt. Đây chính là điểm khiến người ta cảm động nhất trong gia đình nhà La Đại Hải đấy cô biết không?"



Ngọc Phi Yến khẽ gật đầu, nhưng trong lòng vẫn còn rất nhiều nghi hoặc không giải đáp được, bèn hỏi: "Vị công công Tiểu Đức Trương đã định lấy một vật trong cung ra ngoài, sao chẳng lấy vàng bạc ngọc ngà, hoặc chí ít cũng là tranh chữ, đồ cổ, mà lại lấy cái móc ngoáy tai mang về giấu dưới đáy hòm?"




Tư Mã Khôi lại khua môi múa mép bịa một hồi, nói: "Cô đừng coi thường cái móc ngoáy tai bằng đồng chính hiệu này nhé, nó thực tế không hổ danh là quốc bảo đâu, vì sao ư? Bởi vì nhìn một vật cổ, cô không thể phán đoán nó sang hèn dựa vào chất liệu, mà trước tiên phải xem giá trị lịch sử, thứ đến mới là giá trị nghệ thuật của nó."



Nghe nói từ thời Đại Minh, Hồng Vũ Đế nổi dậy, tắm máu trăm trận, cuối cùng cũng đẩy lùi nhà Nguyên về phía bắc sa mạc Gobi, phục hồi sơn hà Đại Hán chúng ta; sau loạn Yến Vương dẫn quân tạo phản, Hán Chiêu Đế giành được ngôi báu rồi dựng đô ở Bắc Kinh, chăm lo trị quốc, nhờ thế đất nước được hưởng thái bình. Trải qua bao nhật nguyệt vần vũ, vật đổi sao dời, việc này gọi là "hoa thơm không thường nở, cảnh đẹp chẳng thường thấy". Đến những năm cuối triều đại nhà Minh, triều đình thất thế, trong nhiễu ngoài loạn, dân chúng không thể yên ổn sinh sống. Đầu tiên là Đại Thuận hoàng đế Lý Tự Thành lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân lật đổ nhà Minh, bức tử hoàng đế Sùng Trinh ở núi Môi Sơn, đổi quốc hiệu là Đại Thuận. Thiên hạ bách tính cứ ngỡ từ nay lại được an cư lạc nghiệp, đâu ngờ lại xuất hiện tên Tổng binh Ngô Tam Quế nổi giận vì bị cướp mất hồng nhan tri kỷ, đã mở cửa Sơn Hải Quan cho quân Thanh tràn vào. Đội quân giáp sắt giương cao bát kỳ hành quân như gió cuốn tiến về phía nam, đi đến đâu thắng như chẻ tre đến đó, cứ thế hùng cứ Trung Nguyên, nhưng nước Đại Thanh vẫn dựng đô ở Bắc Kinh, cô có biết vì sao không? Chỉ bởi vì vị hoàng đế Mãn Thanh đó cũng nhìn trúng ý địa hình Bắc Kinh của chúng ta, rõ ràng không phải vùng tầm thường, đất này phía bắc có núi Yến Sơn, phía tây tiếp giáp dãy núi Thái Hành Sơn, phía đông vươn ra biển Bột Hải, phía nam trấn áp núi Hoa Hạ. Quả thật có thể gọi đây là "kim phủ thiên thành", là nền móng không thể lung lay của vạn cổ ngàn năm.



Từ khi Mãn Thanh làm chủ Bắc Kinh đến nay, liên tiếp mấy đời minh quân thánh chủ, trọng dụng hiền tài, dân no nước mạnh, trọng thị canh nông, bình định mọi cuộc phản loạn, cuối cùng cũng khiến bốn biển thống nhất, muôn dân quy thuận.



Nào ngờ, sau thời Khang Hy, Càn Long trị vì đất nước, lại chẳng ngăn cản nổi sự luân chuyển thịnh suy, thế sự biến đổi, cuối cùng cương triều bại hoại, đại cục hỗn loạn đến nỗi không thể chỉnh đốn nổi nữa. Mắt nhìn liên quân tám nước tràn vào Bắc Kinh, Từ Hy thái hậu buộc phải bỏ kinh chạy trốn, trên đường khênh kiệu tháo chạy, thời tiết hanh khô, nước non thiếu thốn, mặt trời chói chang xuyên suốt tầng không, tịnh chẳng bóng mây, lão Phật gia trong người bốc hỏa, tai ù mắt mỏi, nỗi khổ chẳng thể nói thành lời, ngự y chữa trị bằng nhiều phương pháp nhưng vẫn vô hiệu. Đúng lúc sắp sửa hấp hối lìa đời, may mà có một vị cung sử theo hầu dâng lên thái hậu một cái móc ngoáy tai lung linh tinh xảo - mà nước Xiêm từng cống tặng trước đây. Sau khi được chính tay tổng quản thái giám Lý Liên Anh ngoáy tai lấy ráy ra, mang cục ráy đặt lên bàn cân, thấy nặng hơn hai hoa, Từ Hy thái hậu hạ được nội hỏa trong người, phút chốc cảm thấy tinh thần sảng khoái, tai thông mắt rõ, bởi vậy mà sống lại, trở về Bắc Kinh chủ trương nghị hòa với bọn giặc Tây, ký kết hiệp ước Tân Sửu.



Có thể nói, nếu lúc đó Từ Hy thái hậu không được ngoáy tai, thì bà ta đã chẳng thể bảo toàn tính mạng trở về kinh thành. Nếu bà ta không trở về, thì công cuộc biến pháp năm Mậu Tuất của hoàng đế Quang Tự rất có thể đã thành công, còn ông cũng không cần uất ức đến phát bệnh, để rồi cuối cùng rơi vào thảm cảnh nuốt hận lìa đời. Có ai ngờ, chỉ mỗi chiếc móc ngoáy tai bé tí tẹo, lại trở thành vật chứng lịch sử chứng kiến sự thay đổi biến hóa của phong vân và tình cảnh những năm cuối của thời Thanh bị tước quyền đoạt nước. Chẳng trách sau đó Lý Hồng Chương đại nhân lại cảm thán: "Nhọc nhằn thân ngựa đóng yên cương. Đại sự chưa thành chết còn vương. Ba trăm năm nước nhà suy bại. Chồng chất xác dân rải dọc đường. Thu phong bảo kiếm thầm rơi lệ. Tà dương rọi bóng bức thành tường. Ngoáy tai móc đồng, một báu vật (Nguyên tác vốn là: Phiêu du bốn bể lòng trĩu nặng). Đồng bào ơi hỡi, hãy lên đường."



Đến lúc này Ngọc Phi Yến cuối cùng cũng hiểu, thì ra Tư Mã Khôi nói nhiều như thế, chẳng qua chỉ là muốn thể hiện món đồ chơi rách của anh ta có giá trị phi thường, đủ sức ngang hàng với mảnh ngọc bội phỉ thúy mà mình vừa mang tặng Karaweik. Tấm chân tình sâu nặng, toàn tâm toàn ý phơi ra lại bị gã tạt một gáo nước lạnh, đúng là minh châu bảo ngọc rơi vào tay kẻ mù, lòng tốt bị coi là lòng lang dạ sói. Càng nghĩ, cô ả càng tức lộn ruột, không nhịn nổi, đôi hàng lông mày thanh tú dựng đứng lên: "Anh coi thường tôi thế cơ à?"



Tư Mã Khôi thấy Ngọc Phi Yến bị mình chọc tức đến nỗi gò má chuyển màu trắng bệch, nước mắt ầng ậng chực trào ra khỏi mi, trong lòng anh cũng không khỏi cảm thấy ái ngại, liền nói thẳng với cô cho rõ chuyện, rồi phân trần: "Cô cứ nhận lấy đi, tuy vật này không thể sánh với những vật cô từng nhìn thấy dưới mộ cổ, nhưng châu chấu đã nhảy vào chảo mỡ, ít nhiều gì thì cũng thành thức ăn mặn. Hơn nữa, cô cũng đừng tổn công phí sức lôi kéo bọn tôi nhập hội làm gì, bao nhiêu năm nay, chưa có người nào sống sót thoát ra khỏi khe núi trong núi Dã Nhân. Lùi một vạn bước mà nói, cho dù chúng ta thực sự may mắn giữ được cái mạng mà ra được, tôi cũng chỉ hi vọng cô hãy thực hiện lời hứa lúc trước, dẫn Karaweik cao chạy xa bay, còn về chuyện ba người bọn tôi, cô đừng can thiệp vào nữa."



Thì ra ba người Tư Mã Khôi, La Đại Hải và Tuyệt trước khi gặp nạn "đỉa Campuchia" ăn thịt người, đã suy nghĩ rất kỹ, cho dù ba người mình may mắn mang được mạng sống rời khỏi núi Dã Nhân, thì cũng không định trốn ra nước ngoài. Bởi vì sang đó, bản thân chẳng có sở trường, cũng khó kiếm nổi nghề gì nuôi thân, vì kế sinh nhai, chắc chắn sẽ bị người khác khống chế, sớm muộn gì cũng lại theo Ngọc Phi Yến trở thành dân "hối tử" trộm mộ.



Nghĩ đến kết cục mà hội Khương sư phụ, Xuyên Sơn Giáp phải nhận, có thể thấy: đúng thực "Người chết vì của, chim chết vì mồi", bọn họ đều là những kẻ được người ta bỏ nhiều tiền ra thuê, kết quả bị chết oan uổng, bất minh trong cánh rừng nguyên sinh, đoạt tuyệt với thế giới bên ngoài. Làm những phi vụ mang tính mạng của mình đặt trong túi tiền của thiên hạ như vậy, ai dám đảm bảo một ngày nào đó chẳng gặp vận rủi, rơi vào tay Ma Vương quỷ phủ mà đền luôn tính mệnh. Nếu phải bán mạng cho bọn tài phiệt vì chút tiền bạc, để đến cuối cùng chết nhục nhã chẳng khác nào một con chó, thì chẳng thà cứ vượt biển trở về đất nước, đáng bị bắn thì chịu bắn, đáng bị ngồi nhà đá thì ngồi nhà đá, như vậy còn thoải mái, dễ chịu hơn nhiều.



Ngọc Phi Yến nghe mấy lời của Tư Mã Khôi, cơn thịnh nộ trong lòng cũng nguôi ngoai đi chút ít, nhưng vẫn còn chưa hết giận, đang lúc định nói với anh câu gì, đột nhiên một âm thanh cực mạnh từ đáy khe núi dội lên, mọi người biết chắc có chuyện chẳng lành xảy ra, liền vội vàng nhoài người xuống nhìn. Họ chỉ thấy trong lớp sương mù bí ẩn dày đặc phía dưới sâu, phát ra mấy luồng sáng cực mạnh, vô cùng chói mắt.



Ánh sáng cực mạnh chói lóa, xuyên qua từng tầng sương dày, nhấp nháy, dao động liên tục khiến mọi người hoa hết cả mắt, cùng với đó là âm thanh quái dị cứ "răng rắc răng rắc" như tiếng thân cây cổ thụ mục nát đang bị đổ sụp gãy gập, nghe mà sởn gai ốc. Anh ngẫm nghĩ: "Mấy luồng sáng trong sương dày trông chói sáng lóa mắt thế kia, có khi phải mạnh gấp mười lần ánh sáng của đèn chiếu halogen, chắc chắn không thể là ánh sáng của sinh vật. Lại còn âm thanh giống như tiếng cành cây gãy, rung lên từng đợt dưới khe núi, đang di chuyển đi lên với tốc độ chóng mặt nữa chứ, rốt cục là vật thể gì phát ra tiếng động đó đây?"


Bình Luận (0)
Comment