Miếu Hoang

Chương 33

Ông Vọng nghe xong mà chân tay bủn rủn, lời của thầy Lương khác gì nói làng Văn Thái đã không còn cách nào cứu được.

Thầy Lương tiếp:

- - Để giấu đi long mạch, người sử dụng thuật này phải cắt bỏ một đoạn xương sườn của mình rồi dùng máu của chính bản thân làm vật dẫn. Đoạn xương sườn ấy phải được lấy ra khi chủ thể vẫn đang còn sống. Nói cho dễ hiểu thì Cao Côn đã dùng chính xương sườn của mình để luyện bùa. Sau đó, khi xác định được vị trí của long mạch, đoạn xương sườn ấy sẽ được cắm vào đúng điểm trọng yếu, nơi tích tụ nhiều vượng khí nhất. Để làm được việc này tuổi thọ của Cao Côn sẽ bị rút ngắn, do đó mặc dù là một thầy bùa am hiểu về phong thủy, vận số, nhưng Cao Côn chỉ thọ không quá 70 tuổi. Đó là bởi ông ta đã dùng đến thuật " Giấu Long Mạch ". Đáng tiếc vì một lý do nào đó, long mạch tuy đã được giấu nhưng vận mệnh của Cao gia lại trở nên thảm hại chứ không vượng phát như dự tính của Cao Côn.

Ông Vọng vội hỏi:

- - Nhưng thầy có nói sau khi Cao Côn chết đi thì Cao gia mới bị diệt tộc. Vậy nếu Cao Côn là người trấn yểm long mạch, chẳng lẽ ông ta biết sau này Cao gia sẽ bị xóa sổ nên mới khiến cho mạch nước bị nhiễm độc...?

Thầy Lương trả lời:

- - Có hai khả năng, một đúng là Cao Côn đã yểm độc vào long mạch. Nhưng không phải là do ông ta nhìn thấy được kết cục của Cao gia mà đây giống như một cách dự liệu cẩn trọng. Bác trưởng làng biết tại sao gia phả của Cao gia lại được đem chôn kỹ đến như vậy không...? Đó là vì họ Cao sợ rằng nếu có ai đó phát hiện ra điều mà Cao Côn đã làm thì họ Cao sẽ vô cùng khốn đốn. Qua tấm gia phả đó ta biết được rằng sau khi Cao Côn chết, con cháu của Cao gia mới đem giấu gia phả xuống lòng đất. Như vậy có nghĩa là, con cháu của Cao Côn, hay nói cách khác chính là Cao Lãm và Cao Kiệt đều biết bí mật về " Giấu Long Mạch ". Cao Côn khi trấn yểm ắt hẳn phải có tiên liệu, ông ta sẽ dự trù rằng trong khoảng 100 hoặc 200 năm sau, nếu Cao gia lụi bại thì long mạch đó cũng coi như bỏ, nói cách khác long mạch sẽ bị hủy hoại. Bởi nếu như Cao gia còn vượng, chắc chắn sẽ truyền đời về việc long mạch đang đươc họ Cao nắm giữ và có cách để tiếp tục duy trì sự vượng phát ấy. Tiếc rằng, sau đó người của Cao gia đã bị giết sạch. Những thầy phong thủy như Cao Côn luôn mang trong mình tà niệm, ích kỷ, độc đoán. Do vậy ông ta mới muốn chiếm long mạch cho riêng dòng họ Cao. Có thể Cao Côn không liệu trước được rằng họ Cao bị giết sạch, nhưng cũng chính vì vậy nên những bí mật về long mạch cũng như Cao gia không còn ai biết nữa. Trải qua thời gian 100 năm, đến thời điểm bây giờ, long mạch, địa mạch do bùa yểm của Cao Côn đã biến tướng, vượng khí trở thành chướng khí, địa độc. Đó cũng chính là khả năng thứ 2 khiến cho làng Văn Thái lâm vào cảnh tai ương. Tuy vậy, dù là khả năng nào đi nữa thì việc chúng ta phải làm chính là phá giải được trấn yểm này. Và như tôi đã nói, giấu long mạch là do Cao gia làm, vậy nên việc giải yểm cũng phải có sự xuất hiện của người thuộc Cao gia mới được. Đây cũng coi như là một nhân quả, báo ứng.....Cao gia trấn yểm long mạch dẫn đến kết quả cả họ bị giết, người dân làng Văn Thái đã sát hại toàn bộ người của Cao gia nên giờ đang phải trả giá.

Ông Vọng ôm đầu dằn vặt, ông không biết phải giải quyết mọi chuyện như thế nào nữa. Nếu đúng như những gì mà thầy Lương nói thì làng Văn Thái chỉ còn cách bỏ làng mà đi như vợ chồng Hai - Miện lúc chiều, ông Vọng đáp:

- - Vậy thì đúng là chỉ còn cách bỏ làng mà thôi.

Thầy Lương nói:

- - Khi không tìm được thông tin gì về Cao gia, quả thật tôi cũng đã nghĩ đến cách này. Nhưng sự việc không đơn giản như vậy, nếu không phá được bùa yểm của Cao Côn, làng Văn Thái sẽ trở thành ngôi làng chết. Ban đầu chỉ là mạch nước ngầm liên kết những cái giếng trong làng. Nhưng có thể sau này chất độc sẽ lan rộng ra, khi ấy không chỉ làng Văn Thái mà cả xã rồi cả huyện, cả những vùng đất lân cận đều sẽ biến thành vùng đất chết. Sự đáng sợ khiến cho thuật " Giấu Long Mạch " trở thành một thuật cấm kỵ đối với những thầy phong thủy chính là điều này. Trưởng làng đã nhìn thấy những vết nứt lan rộng trên mai rùa rồi phải không...? Trong thời gian tới mọi chuyện sẽ tồi tệ như vậy đấy.

Ông Vọng toát mồ hôi lạnh:

- - Vậy thầy nói tôi phải làm sao đây.....Tại sao mọi chuyện lại thành ra thế này...?

Nhìn chằm chằm vào ông Vọng, thầy Lương khẽ hỏi:

- - Bác Vọng, tôi có câu này bác phải trả lời thật cho tôi biết.

Ông Vọng thấy gương mặt của thầy Lương khá nghiêm trọng, không biết thầy Lương muốn hỏi về điều gì, ông Vọng đáp:

- - Có gì thầy cứ hỏi ạ...?

Thầy Lương tiếp:

- - Có thật là bác trưởng làng không biết một chút gì về Cao Gia không..?

Ông Vọng thảng thốt, ông không hiểu tại sao thầy Lương lại hỏi như vậy, ông vội xua tay:

- - Tất nhiên rồi, nếu tôi mà biết thì tại sao tôi phải vất vả đi từng nơi để tìm hiểu và hỏi han như vậy....? Thầy nghi ngờ gì tôi sao..?

Thầy Lương nói:

- - Thực sự thì điều này tôi đã trăn trở mấy ngày hôm nay. Và giờ thì tôi càng đắn đo hơn nên mới mạn phép hỏi trưởng làng câu như vậy. Bởi vì đã xảy ra một vài chuyện khiến tôi có suy nghĩ, bác trưởng làng có liên quan đến Cao Gia. Bác đừng vội, nghe tôi nói hết đã. Lần đầu tiên chúng ta cùng nhau đến Bãi Hoang đào bới, tôi có cảm giác vận khí của bác trưởng làng và khu đất đó có liên kết với nhau. Nhưng khả năng bị hạn chế nên tôi không thể nắm rõ được sợi dây liên kết giữa trưởng làng và Bãi Hoang là gì, lúc đó tôi rất mơ hồ. Nhưng đến hôm nay, một việc diễn ra đã làm cho tôi phải nghĩ kỹ lại, thật sự thì trưởng làng có liên quan gì đến họ Cao.

Ông Vọng ấp úng:

- - Thầy nói vậy là sao...?

Thầy Lương tiếp:

- - Bác biết không...? Chất nhầy giống như bùn đen bắn ra từ xác của cậu Mão khi thi thể cậu ấy nổ bung bét là chất kịch độc. Sau khi đưa xác Mão đi thiêu, khu vực giếng, những mảng rêu, lùm cỏ bị thứ như bùn ấy vương vào đều chết héo. Để tôi cho bác trưởng làng xem, tôi có lấy một chút bùn ấy đem về đây.

Nói rồi, thầy lương dùng một cá chén nhỏ để uống trà, ông rót vào chén nửa phần nước, tiếp đó thầy Lương lấy ra một gói nhỏ bằng vải bạt, bên trong là loại bùn màu đen thối hoắc bắn ra từ xác Mão lúc sáng ngày hôm nay. Dùng châm ngà, thầy Lương pha loại bùn đó vào trong chén nước để sẵn, chiếc châm nguấy đến đâu, nước trong chén sôi lên sùng sục đến đó. Nhấc chiếc châm ngà ra khỏi chén nước độc, thầy Lương giơ lên cho ông Vọng xem, toàn bộ phần châm ngà bị ngấm nước đã chuyển sang một màu đen xám xịt vẫn còn bốc khói.

Ông Vọng nuốt nước bọt, còn thầy Lương nói tiếp:

- - Là chất kịch độc, điều này càng khẳng định giếng làng chính là nơi long mạch bị trấn yểm. Nước trong giếng vô cùng độc, độc tính còn mạnh hơn gấp nhiều lần nước giếng nhà cô Xoan. Cậu Mão kia bị chết dưới giếng khoảng thời gian là hơn 2 ngày, xác của cậu ta cũng chính là một cái xác chứa toàn chất độc. Lúc đó, tôi và anh em nhà Sửu đều nhìn thấy, thứ bùn bắn ra từ thi thể Mão đã vương vào tay của trưởng làng. Nhưng trưởng làng lại không hề hấn gì cả.....Điều này....

Ông Vọng bất giác vén tay áo lên xem lại phần cánh tay bị bùn bắn vào sáng nay, chiếc châm ngà chuyển thành màu đen xám, nước trong chén vẫn lục bục sủi bọt, nhưng đúng là tay của ông lại không bị sao cả, ông Vọng lo lắng hỏi:

- - Nhưng....nhưng như vậy có nghĩa là sao...thưa thầy...?

Thầy Lương bắt đầu giải thích:

- - Để làm rõ thắc mắc đầu tiên của tôi về sự liên kết giữa vận khí của trưởng làng với Bãi Hoang thì chúng ta sẽ giải thích về việc sáng nay, về chất độc từ xác của cậu Mão. Để tôi nói cho trưởng làng nghe, những bậc thầy phong thủy khi trấn yểm sẽ không để bùa yểm, lời nguyền ảnh hưởng đến người trong gia tộc, trong dòng họ, hoặc những người mang cùng huyết thông với họ. Nói cho dễ hiểu, chất độc có trong nước đối với những người khác sẽ là chất độc giết người, nhưng với những ai mang dòng máu của người trấn yểm sẽ không sao cả. Họ phải làm vậy bởi trong một gia tộc, dòng họ, không phải ai cũng có thiên phú về bùa thuật, phong thủy. Nếu đặt lời nguyền, bùa yểm mà không trừ những người cùng huyết thống, cùng gia tộc ra thì sau khi người đặt bùa yểm chết đi, đời sau rất khó để tiếp cận được vị trí trấn yểm. Đến lúc này tôi không thể suy nghĩ được nguyên nhân nào khác ngoài việc, bác trưởng làng có liên quan đến Cao Gia. Hay nói thẳng ra, bác Vọng, bác chính là người mang dòng máu của họ Cao.

Ông Vọng nổi da gà, quá choáng váng, ông Vọng dựa lưng vào sau ghế, hai bàn tay run rẩy bám chặt vào thành ghế, mắt mở to, miệng run run, dù có tưởng tượng hay nằm mơ đến đâu, ông cũng không bao giờ nghĩ dược tới viễn cảnh, sự thật mà thầy Lương đang nói.

Chưa dừng lại ở đó, thầy Lương lấy tấm da thuộc, cũng chính là tấm phổ truyền của dòng họ Cao ra, thầy Lương trải tấm da lên mặt bàn trước mặt ông Vọng rồi chỉ vào đó nói tiếp:

- - Cao Côn có 2 người con trai, đó là Cao Lãm và Cao Kiệt.....Cao Lãm là con trai cả, ông ta đã lấy vợ và sinh con. Cao Kiệt thì khi đó cũng đã thành gia lập thất nhưng chưa có con. Bác trưởng làng nhìn đây, Cao Lãm sinh con trai, và tên cùng năm sinh của người con trai này cũng được ghi trong gia phả. Sau đó tấm gia phả này được chôn sâu dưới lòng đất, giấu kín bên trong tảng đá vân mây. Căn cứ vào năm sinh của con trai Cao Lãm thì tính đến nay, người này bằng đúng với tuổi của trưởng làng. Những ngày qua tôi luôn phân vân, tại sao thần bảo hộ cho làng lại chỉ dẫn đưa chúng ta đến Bãi Hoang để đào lên tấm gia phả này, nếu như chỉ xác nhận nơi đó từng là nơi Cao Gia xuất hiện e chừng chưa đủ. Tất cả không thể trùng hợp đến ngẫu nhiên như vậy được. Nhưng đó cũng là sắp đặt của ông trời, nếu đúng như những gì tôi suy đoán thì trưởng làng chính là người cứu cả làng Văn Thái. Nhưng giờ đây chuyện cứu hay không cứu không phải là việc tôi có thể quyết định. Nếu trưởng làng vẫn chưa tin thì chúng ta có thể xác nhận sau khi xuống đáy giếng. Bởi vì, chỉ có người mang dòng máu của Cao Gia mới có thể nhìn thấy đoạn xương sườn mà Cao Côn đã cắm vào long mạch.

" Vù....Hù.....ù......ù..."

Bên ngoài gió lạnh từ đâu bỗng thổi vào, hai cánh cửa lập hập vang lên những tiếng kẽo kẹt.

" Lập...đập....Cộp....Cạch "

Cánh cổng bên ngoài dường như cũng bị gió thổi bung ra đang hập ra, hập vào. Bên trong nhà, ông Vọng vẫn chưa dám tin vào những lập luận của thầy Lương......Liệu ông sẽ đưa ra quyết định như thế nào....?
Bình Luận (0)
Comment