Minh Thiên Hạ (Full Dịch)

Chương 136 - Q1 - Chương 123: Xuân Tới Mang Theo Hi Vọng.

Q1 - Chương 123: Xuân tới mang theo hi vọng.

Một đứa bé tám tuổi đầu có thể đối đáp trôi chảy với bảy vị tiên sinh bác học, hết sức không đơn giản, bọn họ đều là những người từng đi khắp đại giang nam bắc, thần đồng thiên tài nào chưa thấy qua, bản thân họ cũng chính là một trong số đó, nhưng kết cục thế nào? Ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, tuy đều là người không để ý tới thứ phù hoa, song sống thê thảm vậy có ai không chạnh lòng?

Thế nên bọn họ liên tục công kích Vân Chiêu, chính để xác định một điều, có thể gửi gắm kỳ vọng của họ hay không?

Sau khi toàn bộ bảy người đều lần lượt đưa ra câu hỏi, bọn họ khẽ gật đầu với nhau, kết quả có rồi.

Trương Hiền Lượng người nhiều tuổi nhất trong số này, mặt mày hiền từ phúc hậu, ngồi xuống trước mặt Vân Chiêu cho ngang bằng với y:” Có làm gia súc hay không cũng chẳng hề gì, lão phu không quan tâm, dù sao thì đời này đã làm gia súc cho người khác nửa đời rồi. Nhưng nói trước, lão phu không hầu hạ vị tài chủ ngươi đâu, lão phu chỉ làm gia súc phục vụ cho học sinh có chí hướng trong thư viện.”

“ Vân thị ngươi đã bỏ tiền lớn, vậy thì lựa chọn người học thàn tài trong thư viện để sử dụng, ấy cũng là điều hợp lý thôi. Chỉ là ngươi nhất định phải đợi tới khi bọn chúng hoàn thành học nghiệp đã.”

Vân Chiêu gật đầu liên hồi:” Học sinh còn nhỏ, có thể đợi được.”

Phùng Kỳ cũng ngồi xuống mặt đối mặt với Vân Chiêu, thái độ hoàn toàn khác lúc nãy, lời nói chứa đựng sự chân thành:” Bọn ta không có vốn liếng để mặc cả với ngươi, điểm này ngươi rõ, bọn ta cũng rõ, thế nên bọn ta chỉ có thể đặt mọi hi vọng lên lời hứa của ngươi.”

“ Vân Chiêu, kỳ thực bọn ta đã tới huyện Lam Điền một thời gian, cũng đã đi khắp nơi để thấy tận mắt nghe tận tai, tiên sinh ngươi nói ngươi tín nghĩa rõ ràng, bách tính huyện Lam Điền cũng nói ngươi có lòng dạ bồ tát. Cho nên tám người chúng ta, tám cái mạng không đáng tiền này giao vào tay ngươi ... Nếu như ... Nếu như có một ngày ngươi thấy bọn ta gây trở ngại cho ngươi, làm ngươi chướng mắt, vậy thì cứ giết là được.... Nhưng xin đừng hủy thư viện Ngọc Sơn.”

Những lời này khiến các vị tiên sinh khác bất kể trước đó vui vẻ, kiêu ngạo phóng khoáng hay ngờ vực cũng đều trở nên bi thương.

Mùa xuân trời đã ấm lên nhiều, Vân Chiêu mặc áo nhẹ, vậy mà Phùng Kỳ vẫn mặc áo bông dày màu đen cũ kỹ, cánh tay gầy khô lộ ra ngoài tay áo chỉ toàn đốt xương thâm tím và gân xanh chằng chịt, y nở nụ cười sáng lạn nhất lấy đĩnh bạc nặng trĩu đặt vào tay ông:” Bây giờ bạc ngoại trừ mua lương thực không nổi, mua thứ khác vẫn tốt lắm, đĩnh bạc này tiên sinh cứ mang đi mua sắm an gia trước, lương thực sẽ có người mang tới sau. Hôm nay Vân Chiêu cùng bảy vị tiên sinh gặp nhau lần đầu, không nói nhiều nữa, có câu ở lâu mới biết long người, các vị tiên sinh tới khi đó sẽ biết, có Vân Chiêu, thư viện Ngọc Sơn trong tay mọi người nhất định rạng rỡ với tiền nhân.”

Thứ mọc lên ngoài động ruộng không phải là từng cây hoa màu, đối với bách tính mà nói đó là hi vọng kéo dài sinh mạng của họ, không được phép có nửa phàn sai sót nào.

Nhưng sinh mệnh của hoa màu yếu ớt hơn cỏ dại rất nhiều, giống như đại đa số sự vật trên đời, hữu dụng quá ít, vô dụng quá nhiều.

Mùa xuân đã tới, rặng Tần Lĩnh cho con người món quà trân quý, bất kể là lá non xanh mơn mởn của cỏ xuân, hay con cá nhỏ bơi qua bơi lại trong suối, hoặc là thỏ hoang giao phối xong thể lực suy kiệt, đám vịt con lông vàng óng, bông bông theo vịt mẹ ra ao bơi loanh quanh đều mang tới hi vọng sống cho con người.

Khi tiếng chuông của thư viện Ngọc Sơn vang trở lại, nước mắt Từ tiên sinh đảo vòng quanh, nhưng không rơi xuống.

Bảy vị tiên sinh khác mặc thanh y hoặc cũ hoặc mới đứng trong gió núi như những cây thông xanh.

Học sinh có điều kiện đi học ở huyện Lam Điền không nhiều, cho nên 500 đứa bé được Vân thị dùng 50 cân kê đổi lấy thành chủ lực đi học.

500 đứa bé này có cả nam lẫn nữ, vì khi đó mua chúng mang tính chất cứu trợ, cho nên chẳng phân biệt xấu đẹp, mà những đứa bé đẹp hơn thì cha mẹ chúng đem đi nơi khác, không bán cho Vân thị mua đồng giá.

Bởi thế đại bộ phận trông rất bình thường, thậm chí có những đứa cực kỳ xấu xí, thậm c hí tàn tật.

Tướng mạo kỳ thực không có quan hệ gì, đứng đầu đội ngũ học sinh là Đại sư huynh Vân Chiêu, ngoại trừ béo một chút, trắng một chút, da mịn một chút thì cũng không có gì hơn người.

Ngược lại Đại sư tỷ Tiền Đa Đa đứng trong đám nữ hài thì rõ ràng là hạc giữa bầy gà, bởi thế dáng vẻ chói sáng của nó rất nhanh thu hút ánh mắt hiếu kỳ, thậm chí là kính sợ của những đứa bé khác.

Tiền Đa Đa không phải muốn đi học, nhưng mũi nó rất nhạy bén với cơ hội, sau khi qua đệ đệ mình biết được ý đồ của Vân Chiêu, nó quyết đoán xin đi học. Bằng sự “chân thành” to lớn, nó làm động lòng các vị tiên sinh, thành đại sư tỷ vinh điệu, nó tin cái thân phận này về sau sẽ mang lại lợi ích lớn.

Mấy trăm người cùng bái tế Khổng Tử, rất có uy thế.

Khi đám trẻ con theo tám vị tiên sinh bái lạy bài vị Khổng Tử ba lạy rất ra dáng, Từ tiên sinh nói, về sau nơi này là nhà của tất cả bọn trẻ con.

Những đứa trẻ Vân thị mua về đa phần tám chín tuổi, thậm chí còn có những đứa nhỏ hơn, những đứa bé bị cha mẹ vứt bỏ này vốn lòng đầy tự ti khiếp hãi, sau khi tham gia nghi thức trang nghiêm, rất dễ coi thư viện thành nhà mình.

Cái xà ở đại điện vẫn còn ướt, mặc dù đã bị cưa đi, nhưng ở trên nóc nhà, sinh cơ của nó chưa bị đứt đoạn tuyệt, mùa xuân tới rồi, nó cũng cảm ứng được, cho nên mọc ra vài chiếc lá xanh, trong hương khói lượn lờ trông hết sức kỳ dị.

Rất, rất nhiều năm sau, những chiếc lá xanh đó lớn lên, cuối cùng không ngờ buông xuống mặt đất, bắt rễ dưới đất, cuối cùng bao phủ cả đại điện, có đại nho đặt tên là - Xuân Phát Sinh.

Nhập học tiên học ( Lễ) đó là sự kiên trì của Từ tiên sinh.

Nhưng Lễ mà Từ tiên sinh dạy, không phải là Lễ sau khi Chu Hi cải biên, mà là ( Hán Lễ), ông ta cho rằng Lễ của Chu Hi không hợp với Đại Minh hiện giờ.

Ở cái thế giới dã man, thứ sách vở giam cầm ham muốn thăm dò, theo đuổi và ý chí cá nhân không có lợi cho sự sinh tồn.

"Diệt nhân dục, tồn thiên lý" đề cao “đói hay chết là việc nhỏ, thất tiết mới là việc lớn” là chủ trương nhất quán của Chu Hi, có điều kỳ thực những lợi này không bắt nguồn từ miệng Chu Hi mà từ ( Lễ Ký - Nhạc ký) đã xuất hiện rồi.

Chu Hi cũng nói "Ẩm thực, thiên lý dã, sơn trân hải vị, nhân dục dã, phu thê, thiên lý dã, tam thê tứ thiếp, nhân dục dã."

Câu này nói lên vấn đề, Chu Hi cho rằng con người nên trân trọng bản năng mà trời cao ban cho nhân loại, những bản năng đó được gọi là thiên lý, ngược lại nếu chúng ta theo đuổi dục vọng nằm ngoài bản năng, tức là nhân dục, chính là đi vào con đường tự hủy diệt.

Nếu như vào năm tháng thái bình, con người tự ước thục bản thân là đúng, nhưng tự ước thúc trong thời loạn thế với con người mà nói là đại biểu cho phủ định bản thân, đại biểu nhu nhược chấp nhận hiện thực.

Làm vậy là không được, nhất là trong mắt Vân Chiêu, rõ ràng là không thể chấp nhận.

Thiên hạ đại loại cần người có ý chí phản kháng, Vân Chiêu cho rằng những người có dã tâm xuất hiện trong loạn thế không phải chuyện xấu.

Đọc sách từ xưa đã có tác dụng khắc chế dục vọng, vì bọn họ thường nghĩ quá nhiều, biết lấy từ trong sách ra quá nhiều cái cớ để biện minh cho hành động của mình.

Cho nên bọn họ không có được quyết tâm đi đến cùng như võ tướng, lưu manh, nông phu.

Tóm lại Vân Chiêu sau khi đích thân trải qua làn sóng nạn dân này đã có cái nhìn mới với thế giới.

Bình Luận (0)
Comment