Vân Chiêu chỉ cần suy nghĩ một chút là biết nguồn gốc của truyền thuyết này, một là bộ dạng thương tích chưa lành của Vân Dương bị người ta nhìn thấy rồi.
Hai là, Vân Dương và Tốc Lý Đài trông khác nhau rất nhiều, cho nên mọi người truyền nhau rằng, Ba Đặc Nhĩ Mai Lâm sở dĩ dũng mãnh trên chiến trường là vì hắn không thể bị giết chết, cho dù có bị thương, linh hồn của hắn cũng bay khỏi thân xác đó, nhập vào một thân xác hoàn toàn khỏe mạnh khác.
Vân Dương nghe thấy truyền thuyết này thì thích lắm, nhất là ba chữ ma quỷ đen được hắn thích nhất, thậm chí hi vọng Vân Chiêu có thể gọi quân đội do hắn thống lĩnh là Hắc Ma Quân.
Đây đúng là yêu cầu cường đạo Quan Trung hóa thuần túy, Vân Chiêu tất nhiên là không đồng ý, y muốn quân đội đi theo hướng chính quy, chính quy và chính quy, sao lại mang cái tên cường đạo được.
Vân Dương vì thế rất không vui.
Con người ở thảo nguyên liền không còn mối liên hệ chặt chẽ với Quan Trung, Trung Nguyên nữa, ở nơi này tin tức Vân Chiêu có được thường rất chậm.
Nhân tố địa lý làm tin tức chậm trễ, đây là điều chẳng còn cách nào khác, y hiện giờ chưa có thế lực để lập nên hệ thống truyền tin giống Thiết Mộc Chân.
Dù thân ở thảo nguyên, đại bộ phận sự chú ý của Vân Chiêu vẫn đặt ở triều Đại Minh lắm thiên tai nhân họa, huyện Lam Điền ở đó, chiến trường chính của y định sẵn sẽ là ở Đại Minh, bố trí ở thảo nguyên chỉ là nước cờ hoãn của y, y muốn nhanh chóng hoàn thiện bố trí của mình để quay về.
Vậy nên ánh mắt Vân Chiêu lại lần nữa chĩa về Trương Gia Khẩu.
Nay Trương Gia Khẩu về mặt địa lý mà nói vẫn thuộc Đại Minh, nhưng Vạn Kim đô ti gần Trương Gia Khẩu nhất chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa.
Người Đại Minh lùi một bước, người Mông Cổ, người Kiến Châu tiến một bước.
Thân là trạm trung chuyển giữa Đại đồng và kinh sư, Trương Gia Khẩu dưới sự thúc đẩy một số kẻ có ý đồ, đang dần xa rời Đại Minh.
Trong mắt Vân Chiêu , phòng tuyến cửu biên của Đại Minh đã nguy ngập lắp rồi, khắp nơi thủng lỗ chỗ không còn tác dụng phòng ngự nữa.
Trên công báo Hồng Thừa Trù vẫn vinh quang vô hạn, vẫn là tổng đốc Tam biên, phong thái tử thái bảo, hàm binh bộ thượng thư, tổng đốc quân vụ năm tỉnh Hà Nam, Sơn Tây, Thiểm Tây, Hồ Quảng, Tứ Xuyên.
Năm ngoái xuất binh Đồng Quan, chuẩn bị Tín Dương Hà Nam tụ hội danh tiếng thiên hạ, đánh một trận diệt tặc khấu ở nơi đó.
Trong 5 năm qua, khí hậu Quan Trung đã dần trở nên ổn định, còn Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc, An Huy lại trở nên tồi tệ.
Chết người nhất là khi phương bắc khô hạn quy mô lớn thì phương nam lại nghênh đón những trận lũ dài ngày.
Thông thường bước tiến của đám tặc khấu động bộ với tai nạn, quan hệ bọn chúng với tai nạn cũng giống như gió bão với cát bụi.
Ở những nơi giàu có thì tỉ lệ xuất hiện tặc khấu quy mô lớn là rất thấp, nguyên nhân là ở nơi hạnh phúc đó, quan hệ quốc gia, quan viên, thương nhân, địa chủ cực kỳ hài hòa.
Trong mỗi phần của mối quan hệ đó, các bên đều có được kết quả hài lòng hoặc tương đối hài lòng.
Lúc này nếu như có đạo tặc tham gia vào, sẽ phá hỏng quan hệ đó, cho nên bất kể quốc gia, quan viên, thương nhân, địa chủ hay nông phu đều không cho đạo tặc xuất hiện, dưới xu thế chung đó, làm gì có đất cho đạo tặc tồn tại.
Sự thực không phải do đám cứ khấu gây họa cho địa phương, mà trước tiên là thiên tai phá hỏng quan hệ hài hòa đó, về sau quan hệ rạn nứt mới tạo cơ hội cho đạo tặc.
Những thứ tưởng chừng lý luận xuông nhàm chán đó trước kia Vân Chiêu không thèm biết, giờ khác, lý luận tạo cơ sở cho hành động.
Hiện giờ Vân Chiêu cần Đóa Nhan bộ chớp mắt mở rộng gấp trăm lần này tạo ra mối quan hệ bình ổn, hài hòa, cố gắng để cho mỗi người ở trong bộ lạc này có được thứ mình muốn.
Trong mối quan hệ này, quan trọng nhất là mục dân, cũng chính là thành phần cấu thành một quốc gia ... nhân dân.
Một quốc gia muốn tồn tại, nhất định phải thỏa mãn được yêu cầu của nhân dân, chỉ có người thống trị thỏa mãn được nhân dân mới là người thống trị tự nhiên nhất, nếu như có thể làm được điều này, vương quyền của hắn là vĩnh hằng.
Mục dân không muốn nộp thuế, không muốn đem trâu cừu mình vất vả nuôi nầng chặt một chân hoặc là mấy chân hiến lên cho kẻ thống trị.
Điểm này Vân Chiêu tất nhiên là phải thỏa mãn bọn họ.
Y hai đời từng trải qua chuyện tương tự rồi, người dân nuôi lớn được gia súc đúng là không dễ dàng, đều quý giá, nộp thuế không được gì làm người ta thông khổ. Cho nên Đóa Nhân bộ khinh bỉ người nộp thuế, bất kể là ai, cho dù là cô nhi chỉ có một con cừu nhỏ, thì con cừu cũng là của nó.
Điều này cần rõ ràng, bất kể tộc nhân nào cũng không có quyền lực lấy đi con cừu nhỏ của đứa bé gầy gò nhất không ai bảo vệ.
Nếu như thực sự có người đoạt con cừu của cô nhi đó, tất cả người của Đóa Nhan bộ phải có trách nhiệm nhảy lên ngựa, đeo trường cung, cầm đao thương, giành lại con cừu cho cô nhi kia ... Thà chết không quay đầu.
Đây là một cuộc giao dịch, thể hiện đạo lý đơn giản --- Mọi người vì một người, một người vì mọi người.
Đây cũng là một pháp điển bộ lạc cực kỳ cổ xưa ước định thành tục.
Điều này rõ ràng rất thích hợp với người Mông Cổ, bọn họ vì lo lắng bị người ta nô dịch nên mới đoàn kết với nhau, pháp điển đó tuy cổ xưa, nhưng ăn sâu vào lòng người.
Một quốc gia không những phải thỏa mãn khát vọng với cuộc sống bình an phú quý, đồng thời còn phải thỏa mãn nhu cầu hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn.
Cho nên Đóa Nhan bộ có pháp điển mở rộng ra bên ngoài, gọi là "điều lệ phục thù".
Nói một cách đơn giản, khi người khác lấy một con cừu của Đóa Nhan bộ, toàn bộ người của Đóa Nhan bộ có quyền đòi lại con cừu đó, đồng thời có quyền lấy về nhiều thứ hơn của kẻ địch.
Đương nhiên con cừu bị lấy đi phải được trả lại gấp 10 lần cho chủ cũ, nếu như còn có phần dư thì thuộc về chiến sĩ, tộc trưởng Đóa Nhan bộ cũng không thu thuế.
Quản lý một quốc gia đương nhiên phải tốn chi phí, Đóa Nhan bộ không thu thuế, nhưng cho phép giao dịch.
Người Mông Cổ trong thời gian dài là khách hàng yêu thích của thương cổ, vì hoàn cảnh sinh hoạt của họ quá bế tắc, tin tức quá lạc hậu, nên tạo thành truyền thuyết một cái thìa đổi lấy một con cừu.
Điểm này thì Vân Chiêu không định thay đổi, chỉ có người đơn thuần nhất mới là chiến sĩ tốt nhất, chỉ có người nghèo khổ mới lấy sinh mạng của mình lên chiến trường mạo hiểm.
Một bộ lạc có sản xuất thì phải có giao dịch, nếu không gia súc trong tay ăn không hết thành tinh thì làm sao?
Vân Chiêu thấy loại chuyện này nên giao cho hiệu buôn Vân thị là tốt nhất, tránh cho những mục dân thuần phác của Đóa Nhan bộ bị người ta lừa.
Đối với người thảo nguyên mà nói, nếu như có nơi giao dịch sản vật ổn định cố định, bất kể là bị bóc lột ra sao cũng sẽ sống tốt hơn bộ tộc khác rất nhiều.
Bởi vì mọi thứ mang đi bán là vật tư dư thừa, cho nên bất kể là dùng đổi được bao nhiêu thứ vật tư thiết yếu về cũng là một loại thắng lợi.
Cho nên hiệu buôn Vân thị trong những năm tới chỉ cần đại quân của Vân Chiêu không bị người Mông Cổ đuổi đi, không bị Kiến nô giết hết, vậy thì nhanh chóng lớn mạnh là chuyện người thông minh nào cũng thấy.
Hồng Thừa Trù quyết đoán gia nhập, ông ta cho rằng với quyền lực của tổng đốc tam biên mình có thể tham gia vụ mua bán này, đồng thời không phải bỏ ra một đồng tiền vôn này, đương nhiên đổi lại ông ta sẽ đảm bảo phần nào sự an toàn thuận lợi cho thương đội Vân thị.
Đối với yêu cầu của người khiến Vân Chiêu có tâm tư rất phức tạp này, y chỉ biết thở dài, cuối cùng vẫn chấp nhận yêu cầu của ông ta.