Vân Chiêu không hiểu sao Minh Châu lâu lại bày quán ở nơi này, còn do đích thân chưởng quầy ra mặt, trong cái tủ kính nho nhỏ nhà họ bày toàn bảo bối giá trị liên thành, dưới ánh đèn có thể làm mù mắt người ta.
“ Ba thành chi phí viện cô quả huyện Lam Điền do Minh Châu lâu cung cấp đấy ạ.” Lưu chủ bạ giải thích:
Vân Chiêu bình thường lại, phát hiện có bông hoa làm bằng hạt châu rất đẹp, lấy gài lên tóc Phùng Anh, ngắm ngía khen:” Đẹp lắm.”
Thấy Vân Chiêu làm thế, chưởng quầy đang dùng tơ lụa kiếm tra trên khóa có gờ ráp không tay run lên, đợi mãi mới nghe thấy Vân Chiêu hỏi giá tiền, ông ta mặt đỏ bừng bừng báo giá 5 đồng.
Lưu chủ bạ nổi trận lôi đình, lấy trong ống tay áo ra một nắm đồng bạc, đập trước mặt chưởng quầy, nói nhỏ:” Thiếu gia nhà ta tới mua đồ chứ không phải cướp đồ, giá bao nhiêu báo bấy nhiêu.”
Vân Chiêu cùng Phùng Anh nhu tình mật ý bình luận món trang sức, Vân Chương ngồi trên bàn gỗ mút nước dưa hấu sùn sụt, vờ như không thấy chuyện bên kia.
Vòng vàng quay lại cổ Vân Chương, bông hoa gài lên tóc Phùng Anh, Vân Chiêu nói với viên chưởng quầy đang nơm nớp lo sợ:” Làm rất tốt, lương thiện truyền gia là sự đảm bảo phú quý lâu dài.”
Chưởng quầy rối rít nói:” Tiểu nhân nhất định làm nhiều việc thiện hơn nữa.”
“ Không nên, phải lượng sức mà làm, còn có rất nhiều người trông đợi vào ngươi kiếm miếng cơm, ngươi làm việc thiện khiến Minh Châu lâu sụp đổ thì lại không hay.”
“ Vâng ạ, vâng ạ, tiểu nhân ghi nhớ trong lòng, nhất định đem bốn chữ lương thiện truyền gia làm báu vật gia truyền.”
Có Minh Châu lâu làm gương, Vân Chiêu hiểu ra vì sao đám cự thương tai to mặt lớn hôm nay lại bày toàn bảo bối ở cái chợ đêm rất không thích hợp này.
Đây là hoạt động tạ ơn hoành tráng mà Lưu chủ bạ cố ý an bài.
Cảm tạ những thương cổ này nhiều năm qua giúp quan phủ làm những chuyện không chạm tới được hoặc bỏ quên.
Con người làm việc thiện cần cổ vũ, chỉ cần những thương cổ này không làm loạn pháp kỷ, Vân Chiêu vui lòng cùng họ nói chuyện làm ăn, tán gẫu chuyện nhà cửa, than thở về vợ con.
Chưa đi được nửa cái chợ Vân Chiêu đã mua rất nhiều thứ, có lá trà, có đồ trúc, nghiên mực, có tranh in, cùng với con vẹt lớn lọt vào mắt Vân Chương không sao lấy đi được.
Tới một cái quán bán bánh nướng, Lưu chủ bạ chỉ lão hán răng đen xì:” Thiếu gia đứng thấy lão ta bẩn mà xem thường.”
Vân Chiêu cười chắp tay:” Xin có lễ với lão nhân gia.”
Lão hán không biết phải đối đáp với quý nhân thế nào, cứ luống ca luống cuống nắm tạp dề.
Lưu chủ bạ cười giới thiệu:” Thiếu gia có ngờ được không, lão chó già này sinh ra cả ổ chó, vậy mà trong ổ chó có kỳ lân, có phượng hoàng. Nhi tử lớn nhất là lý trưởng Càn huyện, đại khuê nữ ở viện nghiên cứu vũ khí, nhị nhi tử ở hạ viện thư viện, năm sau tốt nghiệp, ý chí rất cao muốn ra tái ngoại phát triển. Một nam một nữ nữa đều học ở thư viện cả đấy.”
“ Không tới mười năm nữa con chó già này sẽ là lão thái gia nổi danh của huyện Lam Điền ta.”
Vân Chiêu nghe vậy chấn kinh thực sự, lần nữa khom người thi lễ với lão hán.
Nếu như nói trong nhà có một đứa thành tài còn nói là nỗ lực cá nhân, hai đứa con thì có thể quy cho vận khí tốt, nhưng sáu đứa đều học ở thư viện Ngọc Sơn lại còn thành tựu không tệ, điều này chứng tỏ có phương pháp dạy con.
Lão hán này thực sự không thể xem thường.
Vân Chiêu rất muốn ngồi xuống học hỏi tâm đắc đạo dạy con của lão hán, mời mãi lão hán mới dám ngồi, vừa hỏi một câu ông già đứng bật dậy khom người lắp bắp mãi không nói lên lời.
Thế này thì không cách nào giao lưu nữa rồi, Vân Chiêu không làm khó ông nữa, đứng dậy cáo từ, nhận lấy ba cái bánh nướng mà lão hán cố nhét vào tay.
Góa vợ từ sớm, một tay nuôi nấng sáu đứa con thành tài, gọi là kỳ nhân cũng không quá.
Lão hán này nếu gặp đúng thời, thành tựu bản thân tuyệt đối không chỉ có cái quán bán bánh này, nhưng không cần nuối tiếc, tương lai ông còn có thành tựu lớn hơn nữa.
Chợ đêm về khuya, cả người và quán xá đều vắng vẻ hơn nhiều, nhưng nhiệt tình của Vân Chương vẫn chưa hề suy giảm, nó chẳng có mấy cơ hội ra ngoài thế này, tuy ở thành Ngọc Sơn khá an toàn, nhưng dù sao cũng không nhiều thứ bắt mắt như ở đây.
Mãi tới rất khuya rồi, Vân Chương tiêu hao hết tinh lực cả nhà mới trở về.
Phùng Anh bế Vân Chương đã ngủ gà ngủ gật, muốn giục Vân Chiêu đi nghỉ sớm, thấy y chống cằm trầm tư thì không quấy rầy, đặt nhi tử vào nôi trúc, khẽ đung đưa ru ngủ.
Đợi cho nhi tử ngủ rồi, Phùng Anh mới tới bên trượng phu ngồi xuống:” Phu quân có tâm sự gì sao?”
Vân Chiêu ngẩng đầu nhìn trăng sáng bên ngoài:” Ta đang nghĩ nên bồi dưỡng sự tự tin của thương cổ, nàng không thấy chuyện hôm nay sao, những người đó đều là người có đóng góp lớn cho huyện Lam Điền, nhưng vì tự ti với thân phận thương cổ, ngay cả đứng thẳng lưng nói chuyện với ta cũng chẳng dám, thua cả lão nông, thế không hay cho lắm.”
Phùng Anh phản đối ngay: “ Phu quân, không thể làm thương cổ tự tin, chàng quên chuyện Lã Bất Vi rồi à?”
“ Lã Bất Vi? “ Vân Chiêu quay sang tựa cười tựa không:
“ Ý thiếp là thương cổ là những kẻ trọng lợi, không làm ra tài sản, nhưng lại vơ vét tiền bạc của người bỏ công bỏ sức, không có tác dụng với quốc gia. “ Phùng Anh nói lý do của mình:
Vân Chiêu lắc đầu: “ Nếu một quốc gia mà không có thương cổ thì đó mới là tai họa. Thôi ngủ đi, sau này rảnh rỗi ta sẽ giảng giải cho nàng đạo lý trong đó.”
“ Học vấn của chàng lúc nào lúc nào cũng khác với thứ thiếp học.” Phùng Anh có chút tủi thân, năm xưa nàng không học thư viện như Tiền Đa Đa, nói chuyện với Vân Chiêu luôn có khoảng cách:
Vân Chiêu ôm eo Phùng Anh cười hăng hắc:” Không sao, không sao, chúng ta thong thả tìm hiểu là được ...”
Đêm hôm đó hai người tìm hiểu tới sáng, không biết có ngộ ra đạo lý gì không?
Vân Chiêu ở huyện nha Lam Điền đúng 10 ngày, trong thời gian đó trừ nữ nhân nước Oa ra thì không ai đánh trống cả.
Vì thế Vân Chiêu tạm cho rằng năm ngoái Quan Trung không xảy ra các vụ án ác tính, không có bách tính bị ức hiếp mà chẳng có nơi kiện cáo.
Tuy nhiên cũng có khả năng là kẻ gây chuyện ác xử lý hậu sự rất tốt.
Còn về phần Lưu chủ bạ chúc mừng Vân Chiêu nói cái rắm gì mà thiên hạ bình an, Vân Chiêu chẳng tin một chữ, với cái tính con lừa của người Quan Trung, người ta nhìn một cái cũng có thể vung nắm đấm lên, không xảy ra chuyện gì mới là quái lạ.
Thứ công bằng tuyệt đối chỉ có trước Diêm Vương gia mới có, còn với nhân gian quân phiệt như Vân Chiêu, chưa xứng đáng có đãi ngộ ấy, nhưng mà thôi, vờ thái bình chút cũng được.
Vân Chiêu về tới Ngọc Sơn, thông qua bí thư giám phát lời mời, mời toàn bộ thương cổ Quan Trung, chọn ra đại biểu tới Ngọc Sơn dự hội.
Hội nghị lần này có quy cách rất cao, liên tục mở ba ngày, Vân Chiêu tham dự từ đầu tới cuối, hội nghị do Giải Trại chủ trì, đề tài thảo luận là --- Làm sao tích cực phổ biến thi hành toàn diện luật bảo hộ tài sản cá nhân.
Thương cổ Quan Trung nghe thấy tin tức này thì gần như lên cơn điên luôn rồi.
Bọn họ chẳng bao giờ ngờ được giới thương cổ như mình cũng có cơ hội triều đường, cùng Quan Trung vương và văn võ toàn triều thảo luận đề tài thương cổ.
Từ tin tức các lý trưởng truyền tới mà xét, lần này Quan Trung e là thực sự muốn đem quyền xử trí tài sản cá nhân thảo luận một cách công khai.
Từ xưa tới nay, mỗi một triều đại về cơ bản ngại không nói tới thương cổ, cho dù là thời Tống thương cổ phồn thịnh nhất thì cũng chẳng có tiếng nói, chuyện duy nhất bọn họ có thể làm là dựa dẫm vào quan viên để đảm bảo tài sản của mình không bị xâm phạm.
Đối với chuyện này, không chỉ thương cổ Quan Trung bàn tán xôn xao, ngay cả các thương cổ có thương nghiệp qua lại với Quan Trung cũng nghển cổ đợi kết quả hội nghị.
Đây cũng là lần đầu tiên huyện Lam Điền công khai chính vụ của mình, cũng là lần đầu tiên công khái với người đời cách trong huyện phổ biến một chính sách.
….. …..
Mới đầu thời từ là thời Xuân Thu về trước thì địa vị của thương cổ không thảm đến thế, trước nhà Tần có nhiều thương cổ lớn, bọn họ được coi như thượng khách ở phủ vương hầu, địa vị không kém, như Ô Thị Lô, Đào Chu Công và … Lã Bất Vi.
Sau đó mọi người biết rồi, Lã Bất Vi làm quả phốt kinh quá, Tần Thủy Hoàng có thời cấm buôn bán luôn, tới nhà Hán thì Nho gia lên ngôi, thương nhân vì thế thời đó còn vinh hạnh xếp ngang với cả nô lệ, chẳng qua là quản lý buôn bán cho nhà vương hầu thôi.