Vận mệnh mỗi người đều giống nhau, sinh ra là khởi điểm, chết là điểm kết.
Nhiều người gọi giữa hai điểm đó là cả đời, cũng có người cho rằng chẳng qua đó là một chuyến lữ hành, chỉ cần tầm nhìn rộng ra chút, thì không là cái gì to tát nữa.
Cuộc đời ngắn ngủi như bóng câu qua cửa sổ, mấy ai nhìn thấu được chứ.
“ Thiếp không nhìn thấu chàng.” Tiền Đa Đa chống tay nhìn Vân Chiêu hồi lâu rồi bỗng nhiên nói như thế:
“ Đợi ta phát minh ra cái máy có thể nhìn thấu lục phủ ngũ tạng người ta rồi thì nàng nhìn thấu thôi, lúc đó nàng sẽ thấy trên hai quả thận của ta, một ghi tên Tiền Đa Đa, quả kia ghi tên Phùng Anh.” Vân Chiêu đang xem văn thư tuyệt mật, thuận miệng đáp bừa:
“ Tại sao không ghi lên tim? “ Tiền Đa Đa rất bất mãn với hành vi ghi tên mình lên thận của Vân Chiêu, nàng thấy như thế không đủ trang trọng:
“ Tim không đủ lớn, đã viết kín rồi, cho nên đành an bài nàng và Phùng Anh ở thận. “ Vân Chiêu gập văn thư lại, buồn cười nhìn Tiền Đa Đa, cũng chỉ nàng mới đi nghiêm túc truy hỏi câu nói vô nghĩa của y:
Tiền Đa Đa không chịu bỏ qua, truy hỏi tới cùng:” Tim chàng khắc tên ai?”
Vân Chiêu gập ngón tay tính:” Ừm, có tổ tiên, có mẹ, có Vân Chương, Vân Hiển, Vân Xương, có danh thần dũng tướng vì Đại Minh bỏ mạng, còn có rất nhiều người nhỏ bé âm thầm ủng hộ ta đang nỗ lực vì nước ngoài kia. Nàng xem, viết nhiều tên như thế, tất nhiên không còn đủ chỗ cho nàng và Phùng Anh nữa, nếu cố viết lên tim thì chỗ nhỏ, ta không cam tâm, nên viết lên thận, mỗi nàng một cái, có thể viết thật đẹp .”
Tổ tiên phải ghi nhớ, Tiền Đa Đa không tranh được, mẹ phải hiếu thuận, Tiền Đa Đa cũng chẳng thể tranh.
Ba đưa con cũng là bảo bối của Tiền Đa Đa, không cần phải tranh với chúng.
Còn về danh thần dũng tướng trận vong, những người lặng lẽ ủng hộ trượng phu, Tiền Đa Đa thấy cần vinh danh họ, đó là điều hiển nhiên.
Cuối cùng tính ra, nam nhân ghi tên lão bà lên thận là đáng quý rồi, không thể chê trách gì được.
“ Thiếp muốn cái thận của thiếp.” Tiền Đa Đa phả hơi thở nóng bỏng, ngã vào lòng Vân Chiêu:
Muốn một con trâu mau chóng có thai, trước tiên phải tạo điều kiện cho con trâu đó hoàn cảnh thích hợp để mang thai, ví như đưa nghé con đi.
Vân Chương, Vân Hiển bị đưa đi rồi, nhà không còn đứa bé nào nữa, Vân Xước suốt cả ngày đi theo tổ mẫu luôn chiều nó tới tận trời, đến tối cũng không chịu về, cho nên phu phụ Vân Chiêu ở hậu trạch chẳng còn mấy chuyện để làm ...
Thế là làm mấy chuyện cần tới quả thận.
Khi trời sáng, Tiền Đa Đa lại kiểm tra quả thận thuộc về mình, cho rằng Phùng Anh không còn cơ hội nào nữa mới hài lòng.
Vân Chiêu hôm nay phải tiếp kiến một đám người vô cùng quan trọng, cần có trạng thái tinh thần tốt nhất, nhưng bất kể y chỉnh trang thế nào, cuối cùng vẫn trông như vừa bệnh nặng mới khỏi, trạng thái kém vô cùng.
Thế là mới sáng sớm y tắm nước nóng, khôi phục được một phần tinh thần, có chút ân hận vì hành vi bừa bãi hôm qua, thế này gặp người ta thì thất lễ quá.
Một phụ nhân bần cùng, dựa vào chút thu nhập ít ỏi, đưa bốn nhi tử, hai khuê nữ vào thư viện Ngọc Sơn học, rốt cuộc chịu bao nhiêu khổ cực, hi sinh bao nhiêu, khó nói hết.
Người mẹ anh hùng như thế, Vân Chiêu không chỉ tiếp kiến, còn ban tấm biển người mẹ anh hùng.
Nay Đại Minh cần nhiều người đọc sách, người mẹ như vậy là tấm gương tốt, cần biểu dương.
Vân Chiêu thấy đây mới thực sự là thứ đáng tôn vinh, chứ thứ như bia trinh tiết à, cút đi chỗ khác, thứ đó y nhìn thấy chỉ muốn đập mà thôi.
Theo như văn thư thì tuổi của phụ nhân đó Vân Chiêu thấy không nhiều, tới giờ chỉ ba ba ba tư thôi, nhưng mà gặp mặt lại trông như ít nhất 50 tuổi.
Có điều sáu đứa bé bên cạnh nàng rất xuất sắc, mặt đồng phục chỉnh tề, dù là tiểu nữ tử mới mười tuổi, trông cũng rất có linh khí.
Đặc biệt là tam nhi tử Lục Hoan, tuy tuổi mới 15, song đã có tư thái hạc giữa bầy gà, dù gặp hoàng đế vẫn cười hì hì, chẳng hề sợ hãi, thực sự là hơn đám huynh đệ tỷ muội nhiều lắm.
Phụ nhân này từ năm 15 tuổi gả cho một nam tử tên Lục Thành, phu thê sống với nhau 9 năm, sinh sáu đứa con, một ngày người chồng bỗng nhiên bị bệnh rồi buông tay qua đời. Nàng một tay nuôi con khôn lớn thành người, thậm chí giờ còn được gặp đế vương nhân gian.
Đúng là vinh diệu vô thượng.
Lục Chu Thị, đó là tên nàng.
Có lẽ vì sinh ra những đứa con ưu tú đã cho phụ nhân này đầy đủ dũng khí, được nữ quan bí thư giám dẫn vào sảnh đường, tỏ ra rất trấn định, hành lễ đối đáp đúng mực, khí độ không tầm thường.
Đương nhiên cũng là nhờ Vân Chiêu tỏ ra rất ôn hòa, chỉ một tuần trà hai bên nói chuyện rất thoải mái.
Lục Chu Thị là người huyện Chu Chí, huyện này bị bia địa giới Lam Điền nuốt mất từ rất sớm, cho nên cuộc sống nơi đó rất tốt, chính sách ruộng đất thực thi ngay từ đợt đầu cùng huyện Lam Điền.
Hoàn cảnh yên ổn, luật pháp nghiêm minh cùng hệ thống tư thục được Vân Chiêu không ngại tốn kém trợ cấp, giúp phụ nhân này sáng tạo kỳ tích một tay đưa sáu đứa con vào thư viện Ngọc Sơn.
Dù thế cho cả sáu đứa con bất kể nam nữ đều tới trường học chứng tỏ tầm nhìn hơn người của nàng.
Cuộc trò chuyện diễn ra rất vui vẻ.
Vân Chiêu còn hỏi tới thành tích học tập, chí hướng sáu đứa bé, chúng đều đối đáp tự nhiên, thấy Lục Hoan mấy lần ngập ngừng, trực tiếp hỏi:” Tiểu Lục Hoan, ngươi mới học tới năm thứ bảy, chẳng lẽ đã có nơi muốn tới rồi?”
“ Bẩm bệ hạ, đệ ấy không có đâu ạ.” Trưởng tử Lục Hiếu nói rất dứt khoát, năm nay hắn sẽ tốt nghiệp, đã vào khố tàng bộ để thực tập, giọng điệu có chút mùi quan gia:
Lục Hoan rõ ràng khuất phục dưới uy huynh trưởng:” Bẩm bệ hạ, giờ học sinh chỉ muốn học cho thật tốt thôi ạ.”
Vân Chiêu chỉ cười, vì thằng nhãi đó thi lễ xong chĩa ngón cái về phía huynh trưởng mình xoay xuống dưới, ý nói, ca ca hắn đang phun rắm.
Đây là tên tiểu tử biết tôn trọng quyền uy, tôn ti trật tự, lại hiểu cách biến báo, chính là nhân tuyển gia súc hoàng gia thích nhất.
Thời gian tiếp kiến không nhiều, vì hôm nay Vân Chiêu còn gặp sáu người.
Tấm biển tặng cho Chu thị ghi bốn chữ "vất vả công cao", hơi quê mùa một chút, song người Đại Minh thích loại biển gỗ vừa to vừa nặng ấy, chứ không thích huy chương kim loại đẹp đẽ do Vân Chiêu thiết kế.
Mắt tiễn cả nhà bày người hớn hở vác tấm biển lớn về, Vân Chiêu hỏi Trương Tú: “ Thế không có phần thưởng vật chất nào nữa à?”
Trương Tú khom người đáp: “ Vinh diệu vô thượng không nên dính tiền bạc nào sẽ vấy bẩn ạ.”
Vân Chiêu chép miệng, tư tưởng này hơi cổ hủ chút, song đem so với thời đại cái gì cũng quy đổi ra vật chất, đúng là tốt hơn: “ Nói xem, tiếp theo là ai, công tích thế nào?”
“ Dạ, vừa rồi là văn, thứ đến là võ.”
“ Dừng, hoàng đình Lam Điền ta văn võ đối đãi ngang hàng, không phân cao thấp, lần này ngươi đã đặt văn phía trước, lần sau nhớ đặt võ lên trên.”
“ Thần hiểu ạ. “ Trương Tú cầm bản văn thư đọc: “ Trần Vũ, sinh năm người con, bình sinh thích nhất là tuyên truyền thanh danh Lam Điền ta, từng lập kỷ lục một ngày đêm di chuyển sáu tấm bia địa giới Lam Điền đi mười lăm dặm.”
“ Nay trong năm đứa nhi tử có bốn phụng sự ở quân ngũ, đều anh dũng thiện chiến, tất cả lên tuyến đầu chiến đấu. Trần Vũ nói, giữ lại một đứa không phải vì để dưỡng lão, mà xem Đại Minh nơi nào có chiến sự, gửi đứa cuối cùng tới đó.”
Vân Chiêu nghe xong phất tay: “ Bỏ trà đi, nhà anh hùng như thế, sao có thể thiếu rượu.”