Giáng Vân lâu, huyện Ngu Sơn.
Liễu Như Thị từ sáng sớm đã dậy, trước tiên là qua chỗ nhũ nương xem khuê nữ Đông Qua Nhi, sau đó xuống bếp tự mình nấu một nồi cháo, trộn ít rau với tương, đêm về phòng.
Tiền Khiêm Ích đã dậy ngồi bên cửa sổ chải tóc, hỏi: “ Đông Qua Nhi có khỏe không?”
Liễu Như Thị cười: “ Nên để Đông Qua Nhi tới thỉnh an lão gia mới đúng.”
Tiền Khiêm Ích lắc đầu: “ Sai rồi, đây là cái năm tháng điên đảo, chuông vàng thì bỏ nồi đất lại kêu, âm dương bất phân, bốn mùa bất định, đám tặc khấu ngồi trên miếu đường, bậc tài học lẫn lộn trong đám phu phen tẩu tốt. Ai ai lấy được được làm vinh, lấy mất làm nhục, không biết mất càng thêm lay động lòng người hơn được.”
“ Vậy vì sao thiếp thân thấy nụ cười xuất hiện nhiều trên gương mặt phu phen tẩu tốt.”
“ Đó là do được Vân Chiêu thi hành chính sách, giúp bách tính được lợi nhiều, tất nhiên cười nhiều hơn, nhưng y không biết bản chất con người là lòng tham không đáy. Khi ích lợi nhỏ không thỏa mãn lòng người nữa, họ sẽ đòi hỏi nhiều hơn, nghe nanh múa vuốt với thế giới.”
Liễu Như Thị tới giúp Tiền Khiêm Kích chải tóc: “ Liệu có phải vì bách tính mất đi quá nhiều, nay có được là bồi thường không?”
“ Liễu nho sĩ cũng đi tin thứ tuyên truyền của hoàng đình Lam Điền à?”
“ Thời Chu Minh bách tính quá khổ.”
Tiền Khiêm Ích nghiêm mặt: “ Tôn ti trật tự mới là hàng đầu, tư dục là thứ cần kiềm chế.”
Liễu Như Thị không tranh luận tới cùng chuyện này, lấy trâm ngọc gài lên tóc ông ta:” Vậy lão gia có định vào Quan Trung dạy Nhị hoàng tử không?”
Tiền Khiêm Ích như bị đánh trúng chỗ hiểm, lắc gật đều khó, cuối cùng là thở dài:” Thể diện khó coi lắm.”
“ Nhưng mà lão gia vẫn muốn đi phải không?”
“ Ngu Sơn mùa xuân ẩm thấp, tới Quan Trung một chuyến cũng tốt.”
Ngày hôm sau Tiền Khiêm Ích dẫn Liễu Như Thị, Đông Qua Nhi tới Lam Điền.
Nhật báo Lam Điền tỏ ra vô cùng quan tâm tới chuyện hoàng hậu Tiền Đa Đa tìm tiên sinh cho hoàng tử, không chỉ đăng tin còn lớn gan bình luận nhân tuyển thích hợp.
Tức thì chuyện này trở thành đề tài bàn tán xôn xao ở Quan Trung, chuyện Nhị hoàng tử trốn trường bỏ về chưa kịp gây ảnh hưởng xấu nào thì mọi người đã bị đề tài mới này thu hút.
Mặc dù Lam Điền có cái nhìn không tốt về Tiền Khiêm Ích, nhưng tất cả mọi người đều cho rằng, ông ta có khả năng thành tiên sinh đứng đầu của hoàng tử.
Tuy chuyện này bên ngoài danh nghĩa là Tiền Đa Đa làm, nhưng với các tiên sinh thư viện như Từ Nguyên Thọ, Trương Hiền Lượng đều biết ai mới là chủ mưu, tỏ thái độ rất bất mãn, muốn Vân Chiêu giao Vân Hiển cho họ giáo dục, Vân Chiêu kiên quyết không đồng ý.
Vì thế Trương Hiền Lượng lại quay về Ninh Hạ, muốn tự mình dạy Vân Chương.
Đến tháng 5, Hàn Lăng Sơn từ Ô Tư Tàng trở về.
Lúc này hắn cẳng khác gì người Ô Tư Tàng, đen đúa, tráng kiện, thô lỗ.
Theo như hắn nói, hỗn loạn trên cao nguyên cần duy trì một thời gian nữa, lúc này bách tính Ô Tư Tàng đang tự phát tiến hành cải cách ruộng đất một cách oanh liệt.
Do có Phật Sống Mạc Nhĩ Căn chủ trì công tác, nên hiệu quả rất tốt, mỗi nông nô đều có đất đai của mình.
Mạc Nhĩ Căn còn truyền đạt ý chỉ của Vân Chiêu, từ nay trên cao nguyên Ô Tư Tàng sẽ không có nô lệ nữa, ai cũng là người tự do, có đất đai bò dê của mình.
Thế là như lửa cháy đồng hoang, đầu tiên là Lạp Táp, sau đó lan bốn phương tám hướng, nô lệ tham gia nghĩa quân ngày càng nhiều, tiến trình cải cách ngày càng nhanh.
Bọn họ không nhận ra rằng, cứ nô lệ nào có uy vọng bắt đầu vượt lên cao, xu hướng thành nhân vật thủ lĩnh đều chết trong chiến đấu.
Đó là mức độ khống chế mà Vân Chiêu yêu cầu.
“ Thần chuẩn bị kiến lập một quân đoàn chừng 2 vạn người ở Ô Tư Tàng, bọn họ sẽ là những người bảo vệ Ô Tư Tàng mạnh mẽ nhất, bất kể là kẻ địch tới từ Ni Bạc hay Tây Vực đều không phải đối thủ của họ.”
“ Thần nhận thấy xung quanh cao Nguyên Ô Tư Tàng lại những mảnh đất cá thóc nguồn nước phong phú. Nếu chúng ta chiếm lĩnh cao nguyên Ô Tư Tàng, vậy thì không thể lãng phí ưu thế từ cao nhìn xuống của nó.”
“ Mà người xung quanh Ô Tư Tàng có vẻ chẳng thông minh gì, thần cho rằng chúng ta có trách nhiệm nói cho họ biết, thế nào là cuộc sống văn minh.”
Nghe Hàn Lăng Sơn báo cáo xong, Vân Chiêu nói:” Vậy đợi họp rồi quyết định.”
Vân Chiêu nói vậy là cơ bản y đã đồng ý rồi, chỉ là thao tác cụ thể cần thảo luận thêm.
Hành động của Hàn Lăng Sơn ở Ô Tư Tàng rất thành công, nhưng cũng là chỗ thất bại của Lam Điền, lén lén lút lút, thiếu đi sự quang minh chính đại của nước lớn.
Người ta gọi là tặc khấu cũng chẳng cãi được mà.
Đến chập tối Vân Chiêu xem xong báo cáo, nhìn về phía Ô Tư Tàng, y cứ có cảm giác phía đó đang có lửa cháy rừng rực.
Khác với báo cáo Hàn Lăng Sơn viết.
Bị liên lụy lần này không chỉ có chủ nô, quan viên, địa chủ, mà cả tăng lữ chùa miếu cũng không thoát được kiếp nạn.
Toàn bộ giai tầng quý tộc của Ô Tư Tàng về cơ bản bị quét sạch rồi.
Giống như Tôn Quốc Tín đã nói, nô lệ chịu bao nhiêu khổ nạn, giờ bùng phát ra lửa giận điên cuồng bấy nhiêu.
Tôn Quốc Tín cởi bỏ xiềng xích trong lòng họ, được Phật quang chiếu rọi, bọn họ thậm chí cho rằng đây là cuộc chiến giữ chân phật và giả phật, bọn họ dồn hết tinh thần vào đó.
Phải thôi, Phật vốn từ bi, sao có thể khiến họ sống khổ sở như vậy mà không động lòng, Phật thấy chim ưng đói còn cắt thịt cho ăn mà ...
Vậy những kẻ kia chắc chắn là Phật giả rồi, cần phải bị hủy diệt.
Vân Chiêu đặt báo cáo xuống, về nhà thì thấy Vân Hiển đang ngồi trong thư phòng tập viết.
Thư phòng để mở cửa, Tiền Đa Đa đứng sau lưng nó, hai mẹ con đều vô cùng chuyên tâm, Vân Chiêu tới cửa sổ nhìn qua, phát hiện Vân Hiển đang tập viết theo chữ của Từ Nguyên Thọ.
Phải nói là chữ của Từ Nguyên Thọ có đặc điểm rất riêng, mặc dù không thể nói là tốt nhất Đại Minh, nhưng vừa thanh thoát lại rắn rỏi, rất có khí chất văn nhân, Vân Chiêu cũng thích.
Chữ viết của y cũng học từ Từ Nguyên Thọ, nhưng viết ra thiếu mất sự thanh cao, bị Từ Nguyên Thọ cười nhạo là chữ cường đạo.
Chịu thôi, dù sao khi đó Vân Chiêu đã là huyện lệnh, Lam Điền đang lúc xây dựng lực lượng, mà trợ thủ của y toàn là loại mù chữ, việc gì cũng tới tay, thời gian đâu đi luyện chữ chứ.
Tiền Đa Đa thấy trượng phu tới, thấy y không có ý quấy rầy nhi tử cũng không lên tiếng, hai phu thê đều nhìn nhi tử tập viết.
Vân Hiển biết phụ thân tới, nhưng không dám dừng bút, nó biết lúc này mà nó phân tâm, hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Đến khi viết xong chữ cuối cùng, Vân Hiển nhe hàm răng thiếu hai cái ra cười toe toét:” Con viết xong rồi.”
Vân Chiêu chỉ mấy tờ giấy lớn trên bàn:” Sáu chữ cuối cùng hơi vội, nếu tĩnh tâm sẽ viết đẹp hơn.”
“ Tại cha tới.”
“ Được được, lần này tại cha, lần sau đừng có kiếm cớ nửa đấy.”
Vân Hiển thấy tâm trạng cha có vẻ không tệ, tranh thủ hỏi:” Cha, mời những mười sáu tiên sinh, có phải cha phạt con trốn từ Ninh Hạ về không?”
Vân Chiêu xoa đầu nhi tử:” Một chuyện không phạt hai lần là nguyên tắc của cha, lần này tìm cho con nhiều tiên sinh như vậy là muốn xem ở Đại Minh rốt cuộc có ban nhiêu văn nhân có bản lĩnh thực sự, con có thể coi đây là khoa khảo.”
Vân Hiển chẳng hiểu cha nói gì, nhìn qua mẹ.
Tiền Đa Đa cười giải thích:” Phụ hoàng con muốn thiết lập viện văn học và viện khoa học, tiên sinh chọn cho con sẽ vào viện văn học, đây là chuyện có kế hoạch, con giúp phụ hoàng con có cái cớ thôi.”
Vân Hiên vẫn chưa hiểu lắm, nhưng mà thấy cha cần nhờ tới mình thì mặc cả ngay:” Vậy con được chọn tiên sinh con thích chứ?”
Vân Chiêu gật đầu: “ Được, nhưng con không thể chỉ học văn, mà toán, hóa, cách vật đều phải học.”
“ Con biết ngay mà, từ khi con trốn về thì con biết con sai rồi.” Vân Hiển phụng phịu, cho rằng cha vẫn phạt mình:
Vân Chiêu mỉm cười:” Cha không nghĩ là con sai, cha coi đó là lựa chọn của con. Con không chịu đi học theo ý cha, vậy cha an bài cho con một lựa chọn khác, nhớ nhé, đây là lựa chọn của con đấy, chọn rồi không đổi được.”
Vân Hiển mới tám tuổi làm sao đối phó được với Vân Chiêu, tuy có chút ỉu xìu nhưng mà vẫn chủ động quay lại bàn, mở sách ra xem, chuyện này là do nó tự lựa chọn, không thể trách cha.
Vân Chiêu lừa được nhi tử đắc ý lắm, cùng Tiền Đa Đa đi sang bên cho nhi tử học, nói:” Họ tới rồi đấy.”
Tiền Đa Đa mừng lắm:” Ai tới thế?”
Vân Chiêu bực bội lẩm bẩm: “ Một tên khốn kiếp.”
......