Minh Triều Ngụy Quân Tử ( Full Dịch )

Chương 375 - Chương 349: Tiếu Thù Tương Phùng (2)

Chương 349: Tiếu thù tương phùng (2)

Thấy Tiêu Phương không có phản ứng, Lưu Cẩn không khỏi phẫn nộ lườm hắn một cái, nói: "Tiêu ông, Tần Kham mắt thấy sắp hồi kinh rồi, sau này chúng ta phải ứng đối như thế nào?"

Tiêu Phương khụ khụ hai tiếng, lúc này mới mở miệng: "Phải ứng đối thế nào ư? Tần Kham lập công, phong tước, đây là chuyện tốt, là việc vui, Lưu công đương nhiên phải đón chào, gặp mặt chúc mừng mới đúng."

Lưu Cẩn ngẩn ra, tiếp theo tức giận nói: "Bắt Tạp gia phải cố nén buồn nôn đi chúc mừng hắn ư? Dựa vào cái gì!"

Tiêu Phương cười khổ nói: "Lưu công sao cứ phải găng với Tần Kham như vậy nhỉ? Đây rõ ràng là cục xương khó gặm mà."

Lưu Cẩn hầm hầm lườm Tiêu Phương.

Tiêu Phương vội vàng chắp tay cười nói: "Tiêu mỗ nói lỡ, Lưu công chớ trách, ý của Tiêu mỗ là nếu Tần Kham đã không dễ đối phó, không bằng dứt khoát tạm thời buông bỏ ân oán, xử lý gọn gàng triều đình, dù sao Tần Kham cũng chưa bao giờ chủ động trêu chọc Lưu công, chắc hẳn hắn cũng minh bạch uy của Lưu công là không thể mạo phạm, Lưu công xử lý hết các đại thần phản đối ngươi trong triều đình, đến lúc đó bên trong cả triều chỉ nghe tiếng của Lưu công, chỉ một Tần Kham thì có gì mà phải nghĩ?"

Sắc mặt giận dữ của Lưu Cẩn hơi hòa hoãn lại, cẩn thận suy nghĩ một phen, không khỏi vỗ đùi thật mạnh: "Đúng! Không thu thập được Tần Kham, Tạp gia chẳng lẽ không thu thập được người khác à? Tạp gia tìm cớ đầy đám gia hỏa bằng mặt không bằng lòng Lý Đông Dương, Dương Đình Hòa tới Nam Kinh, mọi việc trong ngoài triều đình kinh sư tất do một mình Tạp gia quyết, đợi Tạp gia lông cánh đầy đặn rồi, chẳng lẽ còn phải sợ một mình Tần Kham hắn à?"

Nói xong Lưu Cẩn bỗng nhiên thấp giọng thở dài, trong mắt hiện lên một tia vẻ không cam lòng.

Nói tới nói lui, Tần Kham chung quy vẫn là cái gai trong lòng hắn, cái gai này chẳng những không thể nhổ, ngược lại càng cắm càng sâu, muốn động thủ trừ hắn, nhưng vừa nghĩ tới phân lượng của hắn trong lòng bệ hạ, lại làm Lưu Cẩn không thể không kiêng kị.

Nghi trượng Khâm sai đã tới phủ Thái Bình, cách kinh sư chỉ hơn hai trăm dặm.

Đại quân đi rất yên lặng, hơn một ngàn người nâng tinh kỳ mà đi, mà đi kinh sư càng gần, bước chân cũng càng nhanh.

Quy tâm như tên, đây là suy nghĩ duy nhất của tất cả các quan binh dưới trướng Tần Kham.

Phủ Thái Bình năm ở cuối phía đông bắc kinh sư, đi thêm ba bốn ngày nữa là có thể vào kinh, tâm tình của Tần Kham cũng càng trở nên kích động.

Đại chiến dư sinh, lúc này hắn chỉ muốn chạy nhanh về nhà, nằm trong lòng Đỗ Yên ngủ ngon một giấc, sau khi tỉnh ngủ lại bảo Liên Nguyệt Liên Tinh ngâm trà trà Long Tĩnh cho hắn, rồi ra lệnh cho người chuyển ghế dựa lót đệm nằm trong sân phơi nắng.

Quan đạo kéo dài về hướng nam, gập ghềnh uốn lượn, hai bên đường là đồi núi, đỉnh núi có một ngôi chùa, thám tử sớm đã tìm hiểu rõ, chùa tên là Thiết Phật tự, được xây vào thời Tống, lúc này chính là lúc hoàng hôn sương mù, đại quân đi qua chân núi dưới chùa, nghe thấy tiếng chuông đồng kêu vang, các tăng nhân đã tới giờ tụng tối, trong tà dương như máu, lờ mờ nghe thấy phật âm phạm xướng thành kính của các tăng nhân, khiến tâm tình đang sốt ruột của đám người Tần Kham bình tĩnh trở lại.

Phía trước quan đạo Yên tĩnh, bỗng nhiên truyền đến tiếng vó ngựa dồn dập.

Thám báo Tiền quân trong lòng lập tức sinh ra cảnh giác, giục ngựa giơ roi tiến ra đón rất nhanh.

" Nghi trượng của khâm sai Đại Minh ở đây, quan dân lớn nhỏ mau tránh đường." Một bách hộ tay giơ lên cao, hét lớn.

Cuối Quan đạo một người một ngựa phi như bay tới, kỵ sĩ trên ngựa là một nữ tử, thân ảnh xinh đẹp nhấp nhô trên lưng ngựa, nghe thấy lời nói của bách hộ, nữ tử vẫn không ghìm ngựa, ngược lại còn giục ngựa nhanh hơn.

Bách hộ lập tức rút đao, quát lên: "Mau dừng ngựa, nếu không tru sát!"

Tất cả tướng sĩ Tiền quân cũng cảnh giác giơ đao kiếm, kéo dây cung.

Ngựa chở nữ tử như khói đen lướt tới, trong không khí khẩn trương, truyền đến một tiếng hét yêu kiều: "Ta sao phải dừng ngựa, ta là bà nương của khâm sai Đại Minh."

Vừa dứt lời, ngựa đã cách tiền quân của nghi trượng chưa tới mười trượng.

Bách hộ giận dữ quát: "Bắn tên!"

Trong Trung quân, Tần Kham đang ngồi trên lưng ngựa, nghe thấy thanh âm quen thuộc phía trước thì trong lòng không khỏi kích động vạn phần, vội vàng giục ngựa tiến lên, đón ánh mắt kinh ngạc của quan binh bốn phía, Tần Kham cao giọng hô: "Không được phép bắn tên, đừng làm nàng ta bị thương."

Nghe thấy Tần Kham hạ lệnh, nữ tử đột nhiên ngẩng đầu, hốc mắt lập tức chan chứa nước mắt.

"Tướng công!"

"Yên nhi!"

Một đạo thân ảnh nhẹ nhàng linh hoạt từ trên lưng ngựa phóng lên cao, rất nhanh lướt qua đỉnh đầu quân sĩ tiền quân, chỉ sau mấy cái nhảy, đã như chim yến nhào vào trong lòng Tần Kham.

"Tướng công, tìm được ngươi rồi." Đỗ Yên ôm chặt Tần Kham, giống như ôm lấy hạnh phúc mất rồi lại được trong cuộc đời này, vùi đầu vào trong lòng Tần Kham mà khóc nức nở.

Tâm tình đau thương kìm nén đã lâu, lúc này ở trước mặt người mình yêu nhất đã được phát tiết một cách không hề cố kỵ.

Tần Kham cũng ôm chặt lấy Đỗ Yên, ngửi mùi thơm quen thuộc đó của nàng ta, hốc mắt lập tức ửng đỏ.

"Yên nhi, khổ cho nàng rồi."

"Tướng công, ngươi cũng gầy và đen, ngươi thật sự khổ quá."

"Tướng công, ta cũng sống khổ lắm." Đỗ Yên lệ rơi đầy mặt, thấp giọng nỉ non, nói xong không ngờ ngủ thiếp đi trong lòng hắn.

Bi thống Nhiều ngày, trăm dặm bôn ba vất vả, sau khi thấy tướng công thì thoải mái, cuối cùng khiến Đỗ Yên không chống đỡ được nữa, nàng ta đã quá mệt rồi.

Bên cạnh Tần Kham, tất cả hộ vệ đều mắt ửng đỏ, mang theo nụ cười vui vẻ, rơi lệ xoay người sang chỗ khác, cũng tách ra không gian phạm vi một trượng, để đôi tình lữ này hưởng thụ vui sướng gặp lại.

Trong Thiết Phật tự trên núi, tiến chuông lại vang lên, tịch dương sương mù, ánh nắng chiều như máu, trong hào quang lờ mờ truyền đến tiếng lễ tụng của các tăng nhân, nếu chú ý nghe thì chính là lời hát trong Diệu pháp liên hoa kinh.

Trong tiếng tụng kinh Trang nghiêm, Tần Kham rơi lệ, mỉm cười ôm chặt giai nhân đang ngủ say trong lòng, mắt hướng về nơi xa, thở hắt ra một cách thoải mái.

Hoàng cung Kinh sư.

Lưu Cẩn mặc áo mãng bào, không nhanh không chậm đi đến cung Càn Thanh, thần thái rất thong dong, lờ mờ có mấy phần uy nghi của thượng vị giả, làm vô số võ sĩ tuần tra và hoạn quan trong cung đều khom người nhường đường.

Mỗi lần khi đi trong cung, trong lòng Lưu Cẩn liền sinh ra mấy phần đắc ý, hắn rất hưởng thụ loại cảm giác dưới một người, trên người người này, khổ tẫn cam lai, lão thái giám lúc trước ở đông cung chẳng ai biết tên, sau khi trả cái giá là mười năm hầu hạ Thái tử, cuối cùng đã trở thành nhân thượng nhân, trở thành nội tướng có thể chi phối vận mệnh của Đại Minh huy hoàng.

Nếu như tên gia hỏa khiến hắn vạn phần không vừa ý kia cũng chết rồi thì mọi thực sự được vọi là vạn sự như ý, đáng tiếc, ông trời không có mắt.

Khi sắp tới cung Càn Thanh, Lưu Cẩn bỗng nhiên dừng bước, ngưng thần suy nghĩ một lát, vươn tay ra vuốt tóc cho thành hơi rối, sau đó đẩy cho mũ sa hơi lệch đi một chút, nhìn thấy thì lộ ra vẻ hơi kích động, cuối cùng hít sâu một hơi, điều chỉnh vẻ mặt, trong chớp mắt biến ảo ra một loại bộ dạng đang kinh hỉ cực độ.

Tất cả điều chỉnh thỏa đáng rồi, trượng cách cung Càn Thanh còn có mấy chục trượng, Lưu Cẩn bắt đầu chạy.

"Bệ hạ, bệ hạ, đại hỷ sự." Tiếng hét vui sướng vang vọng ở cửa cung Càn Thanh.

Chu Hậu Chiếu đang ngồi trong đại điện của các Đông Noãn, vẻ mặt đau thương, ánh mắt đờ đẫn nhìn một đống tấu chương trên trước người trước người, tấu chương là quan văn trong kinh trình lên, bất luận là loại tìm từ nào, loại ngữ pháp nào, loại bút pháp thần kỳ cẩm tú nào, bên trong đều chỉ biểu đạt một ý tứ, đó chính là rất không đồng ý với việc truy phong tước vị cho Tần Kham, bên trong thậm chí còn kèm theo huyết thư của mấy vị đại thần, nhằm tỏ ý sống chết phản đối, từng bức huyết thư đỏ sậm xòe ra trên án thư, thoạt nhìn có chút nghê người.

Chu Hậu Chiếu cũng không để ý tới những điều này, đăng cơ lâu ngày, sự trách cứ và bắt bẻ của các đại thần đối với hắn càng nhiều, trong lòng Chu Hậu Chiếu cũng sinh ra một cỗ oán hận đối với các đại thần, có thể nói, trong triều đình Đại Minh hiện tại, quan hệ quân thần sớm đã thấp tới cực độ, đừng nói mấy bức huyết thư là máu người hay là máu chó, cho dù có đại thần chặt ngón tay mình để phản đối thì Chu Hậu Chiếu cũng sẽ không có bất kỳ phản ứng gì.

Phong phong tước vị cho Tần Kham, để Tần gia hương khói nhiều đời không dứt, truyền tiếp đời đời, đây là chủ ý Chu Hậu Chiếu sau khi tới Tần gia báo tang rời đi đã quyết định, chủ ý không thể sửa đổi, các đại thần viết bao nhiêu bức huyết thư cũng vô dụng, lấy ra cái gọi là "Quan văn tử gián" để uy hiếp thì lại càng nực cười, có bản lĩnh các ngươi chết hết một nửa cho trẫm xem đi, càng đỡ phiền.

Một khắc Buổi trưa, chuông đồng của Chung cổ ti lại đánh vang, theo quy củ, đây là tiếng chuông nhắc nhở hoàng đế ngọ triều, Đại Minh từ lúc lập nước tới nay, tới tay Chu Hậu Chiếu đã là hoàng đế đời thứ mười, hoàng đế chín đời trước có lười biếng cũng có cần cù, người lười biếng thì không cần phải nói, so với Chu Hậu Chiếu cũng chẳng tốt hơn là bao, giống như Hiến Tông hoàng đế, gia gia của Chu Hậu Chiếu cũng thường xuyên không lâm triều, có điều sở thích so với Chu Hậu Chiếu thì cao nhã hơn một chút, người ta trốn ở trong nội cung luyện đan cầu trường sinh, mọi người đều là lười biếng lơ là triều chính, nhưng chuyện làm ra thì lại cao hơn không chỉ một cấp, không thể không nói, Chu Hậu Chiếu ngay cả chơi cũng chẳng chơi ra gì.

Trừ hoàng đế lười biếng ra tất nhiên còn có hoàng đế cần cù, ví dụ như Thái Tổ Chu Nguyên Chương, Vĩnh Lạc đế Chu Lệ và Hiếu Tông Chu Hữu Đường, đều là anh chủ rất cần cù với quốc sự, thường thường một ngày lên triều hai lần, thậm chí là ba lần, thực sự lúc nào cũng để vận mệnh và an nguy quốc gia ở trong lòng, hiện giờ Hiếu Tông hoàng đế băng hà chưa lâu, Chung cổ ti vẫn án theo quy củ thời Hoằng Trị, mỗi ngày án theo tiêu chuẩn hai lần triều hội, theo lệ cũ giờ dần tảo triều gõ một lần, buổi trưa lại gõ một lần.

Chẳng buồn để ý tới tiếng chuông đáng ghét đó, Chu Hậu Chiếu hiện giờ chẳng muốn gặp mặt đại thần triều đình, triều hội thường xuyên trở thành hội phê bình hoàng đế của các đại thần, khai triều lần nào là ức lần đấy, với tính cách không thích bị coi thường của không quá mà nói, tuyệt đối không chịu nổi một ngày lên triều hai lần.

Bình Luận (0)
Comment