Mộng Cổ Xuyên Kim

Chương 23

Lâm Dịch được ở bên ngoài du ngoạn hơn nửa tháng, vốn còn muốn đến nơi khác để tìm hiểu thêm, ai dè bị Tô Minh Kiệt phái người vội vã kêu về, hơn nữa còn nói cho hắn biết khoa thi Hội vừa rồi hắn đã đỗ tam giáp.


Nghe vậy, Lâm Dịch có chút bất ngờ. Hắn đã nghĩ, với lập luận như thế, các quan chủ khảo không thể không cho hắn đỗ nhị giáp. Chỉ có điều, Lâm Dịch không hề biết rằng, không chỉ bài thi của hắn không phù hợp với quan điểm thường ngày của các vị khảo quan, mà ngay cả chữ viết của hắn các vị khảo quan cũng không hứng thú xem. Vì Tô Thức và Vương An Thạch vốn bất đồng ý kiến, chữ viết của Tô Thức bị xem là cấm kị trong các khoa thi. Tuy không có công văn quy định rõ ràng, song đây đã thành một quy tắc bất thành văn trong triều đình. Thế nên lúc trước, Hứa tiên sinh khi nhìn thấy chữ của Lâm Dịch giống của Tô Thức mới có biểu hiện kinh ngạc thế. Cả sau đó, nhiều người khác khi nhìn thấy chữ của hắn cũng bày tỏ thái độ không thể hiểu được.


Cũng may Chính trị đôi khi ngược lại với chuyện thường ngày, cho nên cũng có một bộ phận thích lời văn của hắn, hơn chữ viết của hắn cũng không tính là quá hoàn hảo để nhận ra, vì thế họ cũng không thấy hắn có khuyết điểm gì nghiêm trọng, mà quan trọng là,... Chương Thừa tướng đã giải quyết dứt khoát rồi!


Những thí sinh thi đỗ ở khoa thi Hội gọi là Cống sĩ, sau khi thi Hội sẽ tham gia thi Đình. Chỉ có vượt qua kỳ thì Đình, ở kinh đô được chính Hoàng đế cho phép mới có thể tự xưng là Tiến sĩ, mà Tiến sĩ cũng chính là môn sinh của thiên tử. Bình thường, thi Đình là nhằm vào giữa tháng Tư, cũng không có bất ngờ gì đáng nói, vì thứ tự của các thí sinh ở khoa thi Hội cũng không khác mấy ở khoa thi Đình. Thi Hội và thi Đình có thể so sánh như kỳ thi ở hiện đại: trước là thi lý thuyết, sau là thi thực hành.


Lâm Dịch bị Tô Minh Kiệt giam ở nhà đọc sách nửa tháng, mãi cho đến khi có thông báo tham gia thi Đình mới thôi. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi Lâm Dịch xuyên về thời đại nhà Tống, được trực tiếp tiếp xúc với nhân vật có quyền lực trung tâm của thời đại này.


Cổng chính hoàng cung của nhà Nam Tống được làm tinh xảo, đại môn trang hoàng rực rỡ, sơn son đỏ thắm, khắc chữ mạ vàng, có mái ngói bằng đồng, trên nóc chạm trỗ họa tiết hình long phượng, nhìn từ xa đã thấy chói lọi xa hoa. Từ cổng chính đi vào sẽ đến chính điện của Hoàng đế. Chính điện của hoàng cung gọi là Sùng Chính điện, là nơi cử hành các đại điển quan trọng, cũng là nơi thiết triều mỗi sáng sớm.


Khi bước vào cổng, Lâm Dịch thấy tầm 10 người đã có mặt ở đó rồi. Những người này xem ra đã tới từ rất lâu, cũng đã phân ra nhiều nhóm tự nói chuyện với nhau. Chia phe chia nhóm tranh luận thời điểm nào cũng có, dù lúc này những thí sinh đó còn chưa có chức quan gì cả.


Thường thì sau khoa cử, các thí sinh sẽ cùng nhau tham gia tiệc rượu, cũng xem như để tìm hiểu, thiết lập quan hệ với nhau, để đến khi thi Đình, nếu Hoàng đế có phong quan cho người này thì người kia sẽ được giúp đỡ, hoặc là sau đó nếu có làm quan với nhau, là đồng hương có thể chiếu cố nhau hơn. Đặc biệt, đối với những thí sinh địa phương, nếu có thể kết bạn với các công tử thiếu gia nhà quan lớn trong triều, về sau con đường làm quan sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. "Đi cửa sau" từ mấy ngàn năm trước đã là một môn nghệ thuật ở Trung Quốc rồi.


Năm nay so với những năm trước có khác một chút, Hoàng đế không còn chủ trì các buổi hội họp nữa, mà là các hoàng tử. Không ít hoàng tử đã trưởng thành, trong số đó cũng có những kẻ lục đục, kết bè kết phái, ngấm ngầm đấu đá nhau trong triều, vô cùng gay gắt. Song, tình hình này đối với các Cống sĩ mà nói lại là một cơ hội để thăng tiến, chỉ cần chọn đúng chủ tử, về sau có thể liên tục thăng quan rồi. Ngược lại, nếu đánh giá tình hình sai lệch, chọn nhầm chủ tử, kết cục cũng sẽ không dễ chịu gì. Vì vậy, đây cũng như một ván cược với họ. Còn các hoàng tử kia cũng nhân cơ hội mà quan sát những quan viên tương lai, xem người nào có tài thì sử dụng. Nhất là trong số những người này, còn có người thuộc những gia tộc có tiếng, nếu thông qua bọn họ mà tiếp cận với người trong các gia tộc này cũng sẽ rất tốt.


Sau khi thi Hội xong, Lâm Dịch toàn ở ngoài du ngoạn, còn chưa kịp tham gia họp mặt với đám người thi Hội kia, nên cũng chưa kịp gia nhập vào phe cánh của hoàng tử nào, vì thế những người này tất nhiên không biết gì về hắn.


Vừa vào cửa, hàng loạt những ánh mắt kỳ lạ từ đám người cầm đầu chĩa về phía hắn. Người thì đánh giá, người thì hoan nghênh, cũng có người thì thở dài.


"Tại hạ người Ứng Thiên phủ, tên Ngô Chí Bổn, tự là Tri Chu, không biết công tử xưng hô thế nào?"


Lâm Dịch có chút không thích ánh mắt dò xét soi mói của y, nhưng vì lịch sự vẫn trả lời, "Tại hạ người Biện Kinh, tên gọi Tô Bác Nghệ!"


"Ngươi chính là Tô Bác Nghệ?" Trong mắt Ngô Chí Bổn hiện lên nét kinh ngạc, hơi cao giọng, khiến không ít người chú ý. Trong nháy mắt, những người xung quanh đều lần lượt nhìn về phía bọn hắn.


Cái tên "Tô Bác Nghệ" này bọn họ không hề xa lạ. Nói chính xác thì, người đỗ tam giáp của khoa thi Hội lần này luôn được mọi người chú ý hơn cả. Người ấy chính là tên "Tô Bác Nghệ" này. Hội nguyên (1) và nhị giáp đã từng có gặp qua, nhưng tam giáp "Tô Bác Nghệ" lại chưa từng lộ mặt. Vì thế rất nhiều người muốn biết cái kẻ thi đỗ tam giáp lưu danh giấu mặt này là người thế nào!


(1) Hội nguyên: người đỗ đầu khoa thi Hội.


Lâm Dịch lại không biết rằng, vì không tham gia họp mặt với đám người thi Hội nên hắn đã khiến không ít người chú ý. Mà bây giờ, lại nhìn thấy tất cả mọi người đều nhìn mình với ánh mắt đầy hứng thú, thì hắn không khỏi cảm thấy khó hiểu.


Lâm Dịch nhíu mày. Tên Ngô Chí Bổn này sao lại tỏ ra ngạc nhiên như thế chứ? Có lẽ thái độ của Lâm Dịch quá rõ ràng, Ngô Chí Bổn liền ý thức được mình thất lễ, vội khôi phục nụ cười trên mặt. Chỉ là, Lâm Dịch liếc qua cũng có thể thấy được, nụ cười đó giả tạo đến mức nào. Hẳn ấn tượng đầu tiên vô cùng quan trọng, vì thế tuy thái độ của Ngô Chí Bổn là có ý thân thiết, lễ nghĩa cũng chu đáo, lại còn là người đầu tiên trong nhóm người kia chủ động mở lời với hắn, nhưng không hiểu sao Lâm Dịch không thể nào thích y được.


"Thì ra là Tô huynh, nghe danh đã lâu, hôm nay mới được gặp mặt. Tô huynh quả nhiên tuấn tú nho nhã, thật là một thiếu niên anh kiệt!"


Lâm Dịch không kiên nhẫn với những lời xáo rỗng này, nói cho có lệ, "Ngô huynh quá khen!"


Ngô Chí Bổn tựa hồ không nhìn ra được Lâm Dịch không thích nói chuyện với y, ở bên cạnh khen ngợi biểu hiện của Lâm Dịch tốt thế nào, còn nói bao nhiều lời hoa văn mỹ miều, sau cùng thì hỏi, "Không biết tên tự của Tô huynh là gì, ngươi và ta là bạn đồng niên, gọi trực tiếp bằng tên tự là được, xưng hô "Tô huynh" có chút xa lạ!"


Lâm Dịch vốn đã rất không kiên nhẫn, trả lời, "Vì ta chưa qua nhược quán (2) nên còn chưa có tên tự!"


(2) Nhược quán: chưa qua tuổi 20.


"Chưa qua nhược quán?" Ánh mắt Ngô Chí Bổn lại lóe lên tia khó hiểu. Hình như y bị chấn động vì cái tuổi hoặc là vì điều gì khác, nhìn nét mặt cũng không đoán được là gì.


Sau đó, Ngô Chí Bổn lại tiếp tục hỏi một ít chuyện lung tung khác, bên trong thì tựa như là một cuộc đối thoại đơn giản nhưng thật ra chính là để tìm hiểu bối cảnh của Lâm Dịch. Lâm Dịch cũng mặc kệ y, lâu lâu cũng chỉ đáp lại một hai câu cho có lệ. Ngay lúc Lâm Dịch cảm thấy phiền phức đến mức sắp không chịu được nữa thì cuối cùng cũng có một thanh âm giải cứu hắn. Là tiếng của Thái giám mời bọn hắn tiến cung.


Cả một đám người nhắm mắt theo sau vị công công. Hình như vì ảnh hưởng bởi không khí nghiêm túc của hoàng cùng, vốn có chút tranh cãi ồn ào, đột nhiên không biết từ khi nào đã im hẳn, chỉ còn vài người nhỏ giọng bàn tán việc hoàng cung này trang nghiêm và rực rỡ thế nào thôi. Dù sao đây cũng là những người trẻ tuổi có nhiệt huyết, đa phần trên mặt đều tỏ vẻ kích động hưng phấn. Mười năm gian khổ đọc sách, cuối cùng cũng được yết bảng đề tên, giờ chỉ cần nghĩ bản thân sắp được gặp đương kim Thánh thượng, người có quyền lực lớn nhất trong thiên hạ, tất nhiên sẽ cảm thấy khí huyết dâng trào.


Lâm Dịch vẫn quan sát hoàng cung, song thứ hắn đang nghĩ không phải là hoàng cung này to lớn hay rực rỡ mà là đang so sánh hoàng cung Lâm An này với cố cung (3) của hiện đại. Có lẽ vì đang ở Giang Nam nên mới cảm thấy hoàng cung này không trang nghiêm hay quyền lực như cố cung, mà ngược lại nơi nơi đều biểu lộ nét linh hoạt và tinh tế của Giang Nam. Kiến trúc cũng càng thiên về phong cách của lâm viên Giang Nam hơn, từ trong ra ngoài, từ cung điện, từ đường, lầu gác, phòng ăn, tửu quán, đài hóng mát, phòng đọc sách, cảnh quan, đình nghỉ chân, hay những bố trí xung quanh khác. Đây cũng chính là điểm nhấn của hoàng cung Lâm An, nơi ở của đế vương không chỉ xa hoa lãng phí mà còn cho thấy sự hưởng thụ đến tột cùng. Triều đình dựa vào cảnh sơn linh thủy tú (4) của Lâm An để kiến tạo rất nhiều thứ nhằm cung ứng cho hoàng đế, vì vậy cảnh sống nơi đây mới thanh nhàn như thế. Hoa thảo lâm viên (5), giả sơn đình tạ (6), hoàng cung này thật không giống hoàng cung mà giống một nơi để du ngoạn hưởng lạc hơn. Song, nhắc mới thấy, hoàng cung này hình như đúng là giống với hoàng cung của triều đại Nam Tống trong lịch sử. Trước đó, nhà Bắc Tống ở Hàng Châu cũng có xây một cung điện, chỉ là không biết kiến trúc sư xây cung điện đó có phải là người Giang Nam hay không?


(3) Cố cung: hoàng cung cũ/trước đây.
(4) Sơn linh thủy tú: Sông núi linh thiêng.
(5) Hoa thảo lâm viên: rừng hoa và cây cảnh.
(6) Giả sơn đình tạ: hòn giả sơn, đài gác, đình nghỉ chân.


Khoảng nửa canh giờ sau, mọi người cuối cùng cũng đi đến Sùng Chính điện của hoàng cung, chính là đại điện nơi hoàng đế và các quan thiết triều. Giữa đại điện có một khoảng trống, đặt 100 chiếc bàn nhỏ, là nơi các thí sinh dùng để thi viết. Đứng hai bên là hai hàng quan viên mặc triều phục, có lẽ tầm 30 người. Xem ra đây là những người được hoàng đế cho phép ở lại.


Hầu như tất cả Cống sĩ sau khi đi vào Sùng Chính điện đều trở nên căng thẳng, so với việc trước đó cùng trưởng bối trong nhà tham dự cung yến chắc cũng không khẩn trương đến vậy. Còn với một số khác mà nói, được nhìn thấy long nhan của thiên tử đã đủ khiến họ kích động lắm rồi, huống chi cái người ngồi trên long ỷ kia còn nắm trong tay quyền sinh quyền sát, nên càng đáng sợ hơn. Vì thế, rất nhiều người không dám nhìn hoàng đế, mà mỗi khi lén nhìn, chỉ nhìn đến cái góc áo đã sợ hãi cúi đầu, chưa nhìn đến long nhan thì tim đã đập loạn cả lên, nói gì đến lén ngẩn đầu mà nhìn cả mặt.


Vì Lâm Dịch đỗ tam giáp trong khoa thi Hội nên vị trí đứng sẽ ở hàng đầu, thế nên có thể nhìn thấy rõ hoàng đế đang ngồi trên long ỷ. Khác với những người kia, cảm giác của Lâm Dịch khá phức tạp. Nhìn ông già ở trên cao kia khiến hắn cảm nhận chân thật hơn cảm giác bản thân đang sống ở thời đại phong kiến. Người ngồi trên long ỷ kia chính là người nắm quyền sinh sát lớn nhất thiên hạ. Ở nơi này, không thể chống lại hoàng quyền, cho dù lão già kia có ra lệnh giết ngươi, ngươi cũng phải cúi đầu tạ ơn! Ở thời đại này không hề có nhân quyền, cũng không thể áp dụng được những quy tắc hiện đại ở đây, vì không hề tồn tại cái gọi là tính nhân đạo, chỉ có tam cương ngũ thường (7), quân xử thần chết thì thần không thể không chết!


(7) Tam cương ngũ thường: tam cương: vua tôi, cha con, chồng vợ; ngũ thường: nhân lễ nghĩ trí tín. Đây là lễ nghĩa, phép tắc cơ bản trong đạo Nho, là công cụ cai trị của giai cấp phong kiến. Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu.


Hoàng đế Đại Tống không mặc long bào giống trên ti vi, mà mặc áo bào màu đỏ thẫm. Vải lót bên trong cũng màu đỏ, còn cổ áo, tay áo, vạt áo, tà áo đều là màu tối cả. Quần lụa mỏng phía dưới cũng là màu đỏ thẫm. Từ cổ rủ xuống là bạch thùy dài đến ngực, thắt lưng đeo đai ngọc mạ vàng, chân thì mang tất trắng hài đen, có gắn ngọc ở đầu mũi hài. Đầu đội mão thông thiên (8), gọi là quyển vân quan. Phía trên mão có họa tiết xoắn góc 24 đường, cao một thước, mỗi vòng xoắn cũng dài một thước. Mão cố định với đầu bằng trâm ngọc.


(8) Mão thông thiên: loại mũ dành cho vua, loại đặc trưng của nhà Tống. Loại mão này khá giống loại được dùng cho Gia Cát Lượng trong các phim truyền hình.


Ngay lúc này là hình ảnh lão giả ngồi ngay ngắn trên long ỷ kia đang nhìn xuống đám cống sĩ bên dưới, mà đám cống sĩ này thì lại đang run sợ trước uy nghiêm của ngài, không dám nhìn thẳng. Song, dường như ngài cũng rất hài lòng vì long uy của mình có thể khiến đám học trò kia sợ hãi đến vậy. Hoàng đế có vẻ tầm 60 tuổi, chỉ có điều hẳn ngài cũng không già đến vậy, chỉ là nhìn qua sẽ thấy mặt ngài có hơi phù, có vẻ như là thân thể bị tửu sắc làm cho trương phồng lên. Dù sao ngài cũng đã làm hoàng đế mấy thập niên, nên nhìn đã rất già, lại còn cố tỏ ra cái khí thế uy nghiêm nên càng khiến đám người bên dưới hoang mang hơn.


Dưới tầm mắt của Hoàng đế, nhiều người cảm thấy sợ hãi, trán đổ mồ hôi. Lâm Dịch cũng bị ánh mắt của hoàng đế tạo áp lực, cũng cảm thấy có chút không thoải mái. Hơn nữa, ngoài hoàng đế ra còn có một ánh mắt khác vẫn luôn chăm chú vào hắn, chỉ là ngay trước mũi hoàng đế, Lâm Dịch cũng không dám tùy tiện tìm xem ánh mắt đó là của ai.


Cuối cùng, Hoàng đế cũng hài lòng với biểu hiện của đám người dưới, mở kim khẩu.


"Thuận theo thiên mệnh, thừa nghiệp tổ tiên đến nay đã được 32 năm. Vâng theo lời dạy của Hoàng thái hậu, trẫm từ lúc đăng cơ mỗi ngày đều chăm chỉ tham dự triều chính, chưa từng lười biếng dù chỉ một ngày. Trẫm mặc dù đức bạc phận cong, tài năng không sánh được với tổ tiên, cũng đã giữ Đại Tống thái bình an khang được hơn 30 năm... Nay Tân Cương nảy sinh biến loạn, muốn nghe ý kiến của chúng khanh gia." (*)


Mở đầu bằng một đoạn diễn văn dài dòng xong, hoàng đế sau đó mới chính thức tuyên bố đề mục thi Đình, trong đó gồm có trị quốc, võ bị (9), dụng nhân (10), và tiễn pháp (11).


(9) Võ bị: cách phòng bị, vũ trang, hay những câu hỏi liên quan đến quân đội.
(10) Dụng nhân: cách dùng người.
(11) Tiễn pháp: luật tiền tệ.


Cuối cùng còn tổng kết rằng, "Xưa nay, kẻ sĩ phu và học giả đều từ một gốc mà ra, ngay cả kẻ võ phu cũng hiểu được nền tảng của quốc gia là nằm ở chỗ nào, kể cả kim giả cũng không ngoại lệ. Càng nhiều người thì sẽ đưa ra nhiều kế sách hơn, ý kiến không được vô dụng, cũng không được quá chung chung, trẫm sẽ kỹ lưỡng suy xét cả." (**)


(*) (**) Đoạn này được cải biên một chút từ tài liệu viết về khoa thi Đình năm Quang Tự thứ 12. Toàn bộ đoạn chiếu chỉ không có gì thay đổi, chỉ trừ số năm được đổi một chút cho phù hợp với bối cảnh của truyện.


Sau khi hoàng đế nói xong, tất cả mọi người đều rơi vào im lặng, cũng quên luôn cả sự hồi hộp ban nãy khi phải đối mặt với thiên tử. Chẳng qua càng căng thẳng càng không nghĩ được gì, cuối cùng lại càng căng thẳng hơn. Chẳng bao lâu, có một người vì quá khẩn trương mà bị ngất đi, nên hoàng đế liền để cho thị vệ nâng hắn ra ngoài. Chỉ có điều, tất cả mọi người đều biết, tiền đồ của người này thế là coi như xong. Chuyện này lại càng khiến các thí sinh sợ hãi hơn. Phải thật vất vả mới vào được đến đây, nếu bởi vì một nguyên nhân lãng xẹt thế mà đánh mất công danh thì chỉ sợ không thể chịu nổi.


Qua thời gian khoảng hai nén nhang, hoàng đế liền sai người thu lại các quyển thi. Có một số người vẫn chưa viết xong, mặc cho trong lòng bực bội cũng không dám ở trước mặt hoàng đế phàn nàn gì cả.


Hoàng đế cũng không lật xem hết tất cả các quyển mà để cho các đại thần bên dưới lựa chọn 10 quyển tốt nhất, sau đó dâng lên cho ngài duyệt.


Lại thêm một nén nhang trôi qua, các đại thần cuối cùng cũng chọn ra được 10 quyển. Bên dưới, các thí sinh ai cũng nôn nóng, có người còn kiễng chân lén nhìn xem, chỉ ước bản thân có thể tự mình xem qua 10 quyển kia trước.


Hoàng đế tiếp nhận quyển thi, nhìn qua một lượt, sau đó chọn ra ba quyển.


"Biện Kinh Tô Bác Nghệ là người nào?"


Lâm Dịch nghe gọi tên mình, vội bước ra, chắp tay nói, "Bẩm bệ hạ, chính là học sinh!"


Lâm Dịch cảm giác ánh mắt của người trước mặt xuyên thấu cả người, không ngừng đánh giá hắn, như thể toàn thân đang bị soi tia hồng ngoại. Song, hắn lại chẳng dám ngẩn đầu nhìn chủ nhân của tầm mắt kia.


Một lúc sau, âm thanh già nua kia lại vang lên, "Tô Bác Nghệ, ngươi năm nay bao nhiêu?"


"Bẩm bệ hạ, học sinh năm nay nhất thập hữu thất (12)!"


(12) Nhất thập hữu thất: Đây là một cách nói vòng vo khác của người cổ đại. Ở cách nói này, dịch sát ý của Lâm Dịch chính là, 1 x 10 + 7, tức 17.


"Ngẩn đầu lên để trẫm nhìn xem!"


Lâm Dịch theo lời ngẩn đầu, nhìn lên chòm râu và mái tóc bạc của hoàng đế, thì thấy ngài đang hứng thú nhìn hắn. Rồi phút chốc, ánh mắt ngài liền hiện lên nét kinh diễm. (mặc dù dùng từ này dùng trong trường hợp như thế cũng không đúng lắm).


"Nhìn tướng mạo cũng khá anh tuấn!"


Lâm

Bình Luận (0)
Comment