Mưa Đông Hóa Ngày Xuân - Jiu Sen

Chương 23

Ta kể với phu nhân về những thứ chở trên xe la và thỉnh cầu của dân làng, lòng có chút lo lắng, sợ bà khó xử.

Nhưng phu nhân đồng ý ngay. 

Rau dại nhờ ông Lưu mang đến, qua bàn tay khéo léo của bà nội, thêm vào đó là sự chỉ dẫn của phu nhân, mấy người họ ở trong bếp nghiên cứu một chút, kết quả rất khả quan.

Trên bàn ăn, ngoài những món chính còn có mấy đĩa đậu phụ lạ mắt. 

Đó là những món mới của quán, được làm từ rau dại ta mang về. 

Rau dại được chần qua nước sôi, trộn gia vị, làm thành đồ ăn kèm, rắc lên trên những miếng đậu phụ non được cắt vừa ăn, rồi trộn đều. 

Ngoài ra còn có canh rau cải xanh non nấu với thịt băm và đậu phụ.

Khi bày bán ở quán, những món ăn này sẽ được đặt cho những cái tên tao nhã, sắc, hương, vị đều đủ cả.

Thiếu gia còn cẩn thận ghi chú thêm một số điều, giải thích rõ ràng cho cô cô, để cô giới thiệu khi có khách gọi món. 

Ví dụ như: rau bồ công anh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị đau họng, mụn nhọt; rau cải xanh nuôi dưỡng gan, bổ khí huyết; sâm đất giúp sinh tân dịch, giảm khát, trị ho có đờm; rau dương xỉ bổ ích tỳ vị,...

Sau này ta mới biết, đây là những kiến thức về "dược thực đồng nguyên" (thức ăn và thuốc có cùng nguồn gốc) được ghi chép trong sách. 

Thiếu gia đã khéo léo dùng những điều này để thu hút các gia đình giàu có, quyền quý trong thành.

Nhờ vậy, việc bán đồ ăn mang đi của quán ngày càng phát triển.

Hiện tại, Xuân Hàn Trai đã thực sự nổi tiếng nhờ những món ăn ngon. 

Bất kể giàu nghèo, ai đến đây cũng có thể tìm được một bữa ăn vừa ý. 

Vì vậy, nhu cầu về nguyên liệu của quán tăng lên đáng kể. 

Mua lẻ tẻ ở ven đường thì giá cao mà lượng lại ít, không có lợi. 

Thu mua của dân làng vừa giúp họ tăng thêm thu nhập, vừa giảm bớt chi tiêu cho quán.

Buổi tối, phu nhân đưa cho ta hai lạng bạc, nói là tiền lãi của quán trong ba tháng. 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/mua-dong-hoa-ngay-xuan/chuong-23.html.]

Ta thầm nhẩm tính, mỗi người hai lạng, lợi nhuận nhiều vậy sao? 

Truyện này được đăng trên web monkeyD, xin hãy đọc web chính chủ để ủng hộ công sức của dịch giả. Search tên truyện + monkeyD

Phu nhân tinh ý, gõ vào đầu ta một cái: "Nghĩ gì vậy? Đây là tiền lãi của con. Mọi người đều có tiền công."

Ta nghi ngờ hỏi: "Hả? Phu nhân và thiếu gia cũng có sao?"

Phu nhân cười ta ngốc, nói: "Đây không phải ở kinh thành. Tháng này buôn bán tốt nhất, quán kiếm được mười lăm lượng, trừ đi tiền mua đậu, nguyên liệu nấu ăn và vật dụng nhà bếp, thu nhập ròng khoảng bảy lượng. Nhà con và nhà cô mỗi nhà được chia một lượng, mọi người, bao gồm cả ông bà, mỗi người được năm trăm đồng tiền công. A Bố cũng được một trăm đồng. Còn lại không nhiều, ta sẽ tiết kiệm cho con một ít, tiền lãi của Anh thúc, cuối năm ta sẽ thanh toán cho thúc ấy. Số còn lại để cho quán xoay vòng vốn."

Ta vẫn hỏi: "Vậy phu nhân thì sao?"

Phu nhân là người quán xuyến mọi việc lớn nhỏ trong quán, sắp xếp ổn thỏa, lại còn dạy ta xem sổ sách, dạy cô cô, dượng và mọi người đọc chữ. 

Tuy rằng phu nhân không phải làm những việc nặng nhọc trong bếp hay ngoài vườn, nhưng từng bát, từng đĩa trong quán, từng bông hoa, từng ngọn cỏ đều là tâm huyết của phu nhân.

Thiếu gia tuy có chút lêu lổng, nhưng hắn là "biển hiệu sống" của quán. 

Ta không hiểu vì sao người ta lại nói thiếu gia văn võ bất tài.

Ta chỉ thấy thiếu gia hơi đỏng đảnh một chút thôi, nhưng dù sao hắn cũng được nuôi dạy trong nhung lụa, nên cũng không sao.

Hơn nữa, thiếu gia rất khéo léo, không thua kém gì phu nhân, lại nhanh trí, cái gì cũng biết. 

Những ý tưởng mới lạ của thiếu gia cứ tuôn ra ào ào. 

Thiếu gia còn viết chữ rất đẹp. 

Rất khó nói có bao nhiêu văn nhân là bị nét chữ của thiếu gia thu hút đến quán. 

Ngay cả những hộp đồ ăn mang đến phủ đệ của quý nhân, cũng nhờ có thêm tờ giấy ghi chú do thiếu gia viết mà chúng ta dám lấy thêm một nửa giá tiền.

Nếu không có phu nhân và thiếu gia, chúng ta nhiều nhất cũng chỉ là một quán bán đậu phụ ven đường, kèm thêm hai bát đậu hũ non mà thôi.

Phu nhân nhìn ta, nói: "Đứa trẻ ngoan", rồi cúi đầu uống một ngụm nước. 

Ngẩng đầu lên, mắt phu nhân đã đỏ hoe: “Ta làm sao có thể lấy tiền lời chứ? Đúng ra thì Trương ma ma cũng không nên nhận tiền công, nhưng ta thấy bà ấy vất vả quá, nên tự ý cho bà ấy một phần." 

Giọng nói êm dịu của phu nhân lại tiếp tục: "Chúng ta từ kinh thành long đong đến nơi này, ở nhà con quấy rầy đã lâu, của hồi môn nhà mẹ đẻ không biết vì sao vẫn chưa đưa đến. A Miên còn nhỏ, Minh ca cũng là đứa trẻ yếu đuối, trong nhà gặp đại nạn, may mắn gặp được nhà con, bây giờ vẫn còn coi mình là công tử bột ở kinh thành. Cơm nước của cả nhà chúng ta, thỉnh thoảng còn phải tiếp tế cho lão gia. Chính nhà con đã khiến ta cảm thấy cuộc sống này dường như vẫn còn có hy vọng..."

Bình Luận (0)
Comment