Mười Hai Năm Kịch Cố Nhân

Chương 17

Ba ngày sau, bệnh nhân ấy vẫn không qua khỏi.

Thuyền trưởng mời một vị cha xứ trên tàu tới, trong lễ tang nhỏ, cha xứ nói:"Anh ta đã được Chúa đưa đi, giờ phút này đang ở cùng với Chúa, không còn phải nếm những cảm giác chúng ta phải trải qua, không còn nước mắt, bệnh tật và chết chóc..."

Thi thể của anh ta được đưa xuống tàu vào ngày hôm sau, chôn tại nới đất khách quê ngưòi.

Đây là cuộc từ biệt thứ nhất.

Một tháng sau, vệ sĩ bắn tỉa xuống tàu.

Lại hai tháng trôi qua, tàu đã đi vào hải phận Trung Quốc, đầu tiên sẽ đến Quảng Châu rồi đi tiếp lên hướng Bắc đến Thượng Hải.

Lúc này đã là trung tuần tháng Bảy.

Từ đêm qua trời đổ mưa bão.

Cho đến sáng sớm, mưa vẫn chưa có giây phút nào tạnh.

Hạt mua gõ lên tấm kính mờ của phòng ăn tạo nên tiếng kêu lộp độp, không giống tiếng mưa rơi, mà giống như tiếng đạn liên miên. Đến ngày hôm nay, quá nửa hàng khách khoang hạng sang và khoang hạng nhất đều đã xuống tàu, bàn ăn xung quanh đều trống, nhân viên phục vụ vẫn đều đặn thay hoa tươi cho mỗi bàn. Đến bàn họ, Đàm Khánh Hạng đưa tay nhận hoa, có vẻ muốn làm thay phục vụ.

Không ngờ, giây tiếp theo anh ta đưa hoa trong tay cho bạn gái:"Tặng em."

Cô gái ấy đã ở bên anh ta nhiều ngày nên hiểu những từ tiếng Trung đơn giản. Gương mặt thoáng cái đỏ bừng, cô ấy nhận lấy hoa:"Cảm ơn anh."

Thẩm Hề liếc mắt.

Đàm Khánh Hạng giả vờ chau mày:"Tôi đang tạm biệt cô ấy."

"Cô ấy phải xuống tàu rồi sao? Hôm nay ư? Xuống tàu ở Quảng Châu ư?" Thẩm Hề buộc miệng hỏi.

Cô thấy cô gái ấy mãi vẫn chưa xuống tàu, còn tưởng tình yêu của họ đã chiến thắng tất cả, tàu đã vào vùng biển Trung Quốc, tại sao phải từ biệt ở Quảng Châu? Đàm Khánh Hạng tháo kính xuống, lấy khăn lau kính, không trả lời. Còn cô gái đó nghe không hiểu những câu phức tạp như vậy, đương nhiên cũng không trả lời.

Phó Đồng Văn lấy đồng hồ quả quýt ra, xem giờ:"Muốn xuống tàu không?"

Đây là Quảng Châu, quê hương của cô.

Thẩm Hề do dự:"Trong thành Quảng Châu, em không thân quen lắm, chỉ từng đến Thập Tam Hàng (1), mà đến cũng không có ai để gặp."

(1) Chỉ mười ba thương nhân giàu nhất Quảng Châu thời Thanh, sau này là tên đường, khu buôn bán tấp nập của Quảng Châu.

Sau khi ông nội thôi làm quan không cho phép người trong gia đình kinh doanh, nhưng Quảng Châu vốn là địa giới tập trung thương nhân trong thiên hạ, khi ấy vẫn là bến cảng duy nhất trao đổi buôn bán với bên ngoài của Đại Thanh, rất nhiều người như cá được thả ra biển lớn, từ dân thường trở thành ngưòi giàu nứt đố đổ vách. Đối với người xứ khác còn có sức hấp dẫn như thế, những "thiếu gia" bản xứ trong gia tộc của họ sao có thể ngồi yên?

Nhưng huy hoàng của Thập Tam Hàng đã bị thiêu rụi trong trận hỏa hoạn vào năm Hàm Phong thứ sáu.

Nơi sau này cô đi đã được xây lại, vẫn cửa hàng san sát,  nhưng cha nói kém xa so với trước đây. Mấy mươi năm trước, tài sản của bốn vị đại gia Phan, Ngũ, Lư, Diệp còn nhiều hơn cả triều đình, phải nói là giàu hơn cả vua.

"Đưa anh đi." Phó Đồng Văn quyết định thay cô.

"Vâng." Thẩm Hề cười nói:"Em đưa anh đến Thập Tam Hàng."

Cô nhìn hai người sắp phải từ biệt, không hề cảm thấy bầu không khí khác thường nên vẫn nghi hoặc, không lẽ cô gái ấy đã đổi ý.

Khi tàu cập bờ, cô gái đó bỗng nhiên òa khóc, ôm chặt lấy Đàm Khánh Hạng. Anh ta giương ô che mưa cho cô ấy. Thẩm Hề đứng phía sau, không nhìn rõ gương mặt Đàm Khánh Hạng, nhưng thấy rõ động tác của anh ta. Cánh tay không cầm ô giơ cao, có lẽ đang nâng mặt cô gái lên. Đầu hơi nghiêng, hai người đang trao nhau nụ hôn ư?

Đàm Khánh Hạng cũng được coi là người đứng đắn, thỉnh thoảng miệng lưỡi không tha cho ai, nhưng chưa từng hôn ai đó nồng nhiệt trước mặt ngưòi khác.

Thẩm Hề hứng thú nhích bước. Khi hôn bác sĩ Đàm cũng rất ga lăng, không dùng lưỡi, chỉ hôn lên cánh môi.

Thật sự rất khác với Phó Đồng Văn...

"Đẹp nhỉ?" Phó Đồng Văn trêu chọc cô.

"Không... có gì đẹp chứ." Thẩm Hề đỏ bừng mặt, lúng búng đáp lại.

Ôi trời? Lời này chẳng khác nào tự vả vào miệng mình...

Xung quanh đều là du khách chờ xuống tàu, có người xách chiếc vali to, cũng có những phu nhân tiểu thư chỉ cầm ô, hành lý đưa cho người làm xách. Vì mọi người đều đi cùng nhau nên không có cảnh nhân duyên ngắn ngủi, đến lúc phải chia tay như Đàm Khánh Hạng, hai người ấy trở thành cảnh đẹp ở Quảng Châu.

Nhưng xuống tàu rồi, cô gái lại là ngưòi rời đi đầu tiên.

Đàm Khánh Hạng lau sạch son môi còn sót lại, cười cười:" Đàm Khánh Hạng tôi lại làm kẻ kém cỏi rồi."

Anh ta không yên tâm, muốn đi tiễn cô ấy.

Ba người giao hẹn sẽ gặp nhau tại căn hộ cảu Phó Đồng Văn ở Quảng Châu, ở lại hai đêm rồi tiếp tục lên tàu.

Thập Tam Hàng có hàng nghìn cửa hàng, vì mưa bão nên đa số đều đóng cửa.

Hai người vừa từ New York về nên không có hứng thú với mấy mặt hàng phương Tây, bàn bạc tìm một quán trà, muốn uống tách trà nóng.

Quán trà này nằm ở phía Bắc, mới đầu không có nhiều khách, nhưng vì tìm nơi trú mưa mà hàng trăm người chen chúc trong quán trà nhỏ, dần dần ồn ào hơn. Lúc trước bàn trống còn nhiều mà bây giờ đến cái ghế thừa cũng không có, những người đến sau đều phải đứng, tiếng khóc của trẻ con, tiếng tranh cãi của người lớn trộn lẫn như một nồi thập cẩm. Ầm ĩ vang trời.

"Không có dâu hiệu tạnh mưa, hay là về trước?" Anh nói.

Chuyến đi này do cô đề nghị, không được tính là vui vẻ gì, cô ngượng ngập gật đầu. Phó Đồng Văn đứng lên, chưa kịp lấy áo vest, ghế đã bị người khác chiếm mất.

Xuống tầng dưới, nước đã ngập đến bậc thềm, cao chừng nửa mét.

May mắn vẫn con xe kéo tay hoạt động, có người tranh chiếc xe phí Tây, còn dùng ô vẩy nước lên người Thẩm Hề. Cô gạt nước bẩn trên mặt, kinh ngạc nhìn chằm chằm kẻ vô duyên đã đi xa... Phó Đồng Văn lấy chiếc khăn tay dệt bằng sợi đay màu trắng ra lau những giọt nước. Ngưòi đàn ông này... biết rất rõ hôm nay cô trang điểm, không thể lau, chỉ có thể thấm nhẹ.

"Chỗ này, liế m đi." Anh cười.

Liế m gì cơ? Cô bỗng nhiên hiều ra, son môi bị trôi hết rồi, không bằng liế m sạch đi.

Có phải nhìn xấu lắm không? Sớm biết sẽ về lại nơi cũ theo kiểu này, cô đã chẳng mất công trang điểm như thế. Nhưng cô chưa từng nghe phải tự liế m, nên nghĩ rằng vì thiếu gia đào hoa này muốn liế m sạch son trên môi cô.

Thẩm Hề bất giác c4n môi dư0i.

Chiếc khăn trong tay anh mau chóng lau sạch vết son còn sót lại trên môi cô, để lộ ra màu sắc vốn có.

"Nói đùa với em thôi."

Có phu xe kéo tay nhìn thấy trang phục Phó Đồng Văn và Thẩm Hề từ phía xa, biết là người giàu có bèn lách qua mấy vị khách, dừng bên cạnh Phó Đồng Văn. Chiếc xe này nhìn sạch sẽ hơn chiếc vừa rồi.

"May quá." Cô cười thầm.

"Không phải vận may, chẳng qua vẻ ngoài rất quan trọng." Phó Đồng Văn thong thả nói, dìu cô lên xe.

Hóa ra là vậy, ngưòi đàn ông ba mươi mấy tuổi thấu đáo hơn cô rất nhiều.

Phó Đồng Văn đưa địa chỉ, ngưòi kéo xe nở nụ cười vui mừng:"Chỗ này của tiên sinh may đấy, là khu đất cao, suốt dọc đường tôi tới đây, rất nhiều chỗ thấp hơn đều bị ngập chừng một mét, không đi được."

Đúng là thời tiết xui xẻo.

Phải vòng qua mấy con đường bị ngập, cộng thêm đi trong nước làm người kéo xe gặp khó khăn, trời sầm tối nới đến được căn nhà của anh.

Căn nhà được giao cho đôi vợ chồng già trông nom quanh năm.

Phó Đồng Văn gõ cửa, người phụ nữ già mở cửa, thấy anh thì ngạc nhiên:"Tiên sinh đến Quảng Châu rồi ư? Cũng không đánh điện báo trước..." Bà nhìn thấy Thẩm Hề, miệng mở rồi lại khép, không biết gọi cô thế nào.

"Đây là cô Thẩm." Phó Đồng Văn nhắc nhở.

"Chào cô Thẩm."

Bà lão hiếm khi được gặp Phó Đồng Văn, rất niềm nở đưa hai người vào, luôn miệng nhắc đến bảy ngày mưa bão ở Quảng Châu và tin đồn đê bị vỡ, lũ sắp tràn vào:"Lần này tiên sinh đến không đúng lúc gì cả."

Bà ấy nói vậy, Thẩm Hề mới cảm thấy có gì đó không bình thường.

Trong phòng khách chất một đống đồ dùng hàng ngày và lương thực, che khuất nội thất bằng gỗ màu cà phê đậm. Cô nhìn một lượt, càng cảm thấy quyết định xuống tàu là sai lầm. Khuôn mặt Phó Đồng Văn không có biểu cảm gì, nhưng sau bữa tối, không thấy Đàm Khánh Hạng về, anh cũng bồn chồn.

Bà lão giúp việc nhấc cái ấm bằng đồng thau lên, rót nước vào cốc thủy tinh trên bàn sách cho Phó Đồng Văn:"Phòng của cô ấy đã được thu dọn xong rồi, có thể về nghỉ ngơi." Bà tưởng Thẩm Hề ngập ngừng chưa đi ngủ là vì chuyện phòng ốc.

Thẩm Hề "ừm" một tiếng.

Phải đợi anh ngủ cô mới đi, nhưng anh đang chờ Đàm Khánh Hạng, cũng không biết lúc nào mới yên tân đi ngủ được?

"Như vậy thì rắc rối quá." Anh thay cô từ chối,"Cô Thẩm ngủ cùng với cháu."

...

Thẩm Hề lúng túng bởi câu nói của anh, cô chắp tay sau lưng, định tới bên cửa sổ, ai ngờ chân giẫm lên sàn phát ra những tiếng kẽo sẹt, làm cô không dám cử động lung tung.

Ngược lại Phó Đồng Văn vô cùng thản nhiên, như chưa từng nghiêm túc nói thế, sau cùng còn mỉm cười với bà lão giúp việc.

"Là già suy nghĩ không chu đáo." Bà lão cười haha, nhấc ấm đồng lên rồi đi ra ngoài, nhưng hoàn toàn không che giấu được nét cười trên khuôn mặt nhăn nheo. Thời buổi loạn lạc, một cô gái độc thân được cậu chủ đưa về, hai người không ngủ cùng giường mới là lạ.

Ngưòi làm đi rồi, Thẩm Hề lặng lẽ nhìn anh:"Em ngủ phòng khách thì hơn."

Phó Đồng Văn kéo tay cô, dẫn cô qua chiếc bàn sách, đến bên sô pha:"Nghe đĩa hát nhé?"

Đánh trống lảng sang chuyện khác luôn là mánh khóe trước giờ của anh.

Cũng không biết chỉ khi ở bên cô mới vậy, hay là thói quen từ bé đến lớn.

Trên bàn đặt máy thu âm hình trụ, chiếc loa lớn màu đen to gấp mấy lần hộp thu âm, trong đêm khuya, dưới ngọn đèn bàn, chiếc loa ấy quay về phía họ, có phần đáng sợ. Phó Đồng Văn mở ngăn kéo, chọn một đĩa hát hình trụ tròn.

Anh muốn nghe kịch, nhưng trong này không có:"Anh xuống tầng tìm, có máy hát mới."

Chẳng mấy chốc, ông lão giúp việc mặc áo khoác ngắn, mơ màng ôm máy thu âm nghe đĩa hát lên. Phó Đồng Văn đứng đằng sau, đặt đĩa hát màu đen đã chọn sang bên cạnh. Ông lão thì thầm xin lỗi, nói rằng hai vợ chồng thích nghe kịch nên mới dùng đồ của cậu ba.

Phó Đồng Văn không để ý lắm:"Lâu không dùng cũng sẽ hỏng, cháu đi rồi, cô chú lại chuyển xuống dưới."

Ông lão đi rồi, anh loay hoay mở.

Gióng trống khua chiêng mở máy thu âm, anh muốn chờ cả đêm sao?

Cô nhẹ nhàng kéo ống tay áo anh:"Hay là để em chờ cho." Anh cứ tiếp tục thế này cũng không phải cách hay.

Phó Đồng Văn không quay đầu lại:"Chờ thêm chút nữa."

Anh đặt đĩa hát vào, tựa người vào ghế, cánh tay choàng qua vai cô:"Văn Chiêu Quan của Tiểu Tử Vân."

Tiếng đàn hồ bỗng nhiên vang lên, người ở trong đĩa cất cao giọng hát, từng câu từng chữ trầm bổng rót vào tai người nghe.

Hai ngón tay anh nhẹ nhàng đặt lên vai cô, lướt tới lướt lui, bàn chân xỏ dép đang đánh nhịp, mắt nhìn vào máy hát. Nhìn từ phía cô, trong mắt anh có ánh sáng thoáng qua.

"Ở Bắc Kinh anh cũng vậy sao?"

Giọng nói của cô kéo hồn anh về:"Cũng vậy là thế nào?"

"Như thế này." Cô chỉ vào máy hát. Phó Đồng Văn mà cô quen trên biển là một người đàn ông tiến bộ kiểu mới du học nước ngoài. Anh trong nơi nhà cao cửa rộng ấy đã trở thành đường nét lờ mờ không rõ ràng từ lâu, chỉ còn nhớ tiếng ho, tiếng mưa và đèn lồng chạm hoa.

Anh cười:"Anh nghe kịch ở ngõ Bách Thuận, một mình nghe thì tẻ ngắt, người nhà cũng tưởng anh có bệnh."

Đắm chìm trong ăn chơi sa đọa, cậu ba Phó là như thế.

Dưới ánh đèn vàng mờ, anh ngắm kỹ khuôn mặt cô, thì thầm:"Sau khi về, em sẽ không thích anh ba."

"Không đâu." Cô phản bác trong vô thức, trả lời quá nhanh nên để lộ sự nóng ruột.

Phó Đồng Văn kề mặt tới, muốn hôn mà chần chừ.

Trên tủ, trong chụp thủy tinh cẩn Cảnh Thái lam (1) có một cái đồng hồ, kim đang chỉ ba giờ, gõ leng keng ba tiếng.

(1) Cảnh Thái lam còn được gọi là "Pháp lang với sợi khảm trên đồng", là đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc, cũng là một trong tám tuyệt tác của Yến Kinh (tức Bắc Kinh ngày xưa), có lịch sử lâu đời, tháng 5/2006 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Do màu đen trên phôi kim loại lấy màu lam là chính, cũng vì đồ mỹ nghệ này ra đời và thịnh hành vào niên hiệu Cảnh Thái nhà Minh (1450-1457), nên được gọi là Cảnh Thái lam.

Sự trùng hợp ấy làm anh bật cười, thở dài một hơi, cũng nhẹ nhõm hẳn đi:"Không được bạn gái thích cũng rất đáng thương, nếu em muốn chia tay thì đừng nói ra. Giữ lại nỗi nhớ, để anh còn nghĩ em sẽ quay về."

Trong đĩa đang hát đến câu:"Em như con chim nhạn bi thương trên bầu trời rộng lớn, em như con rồng lang thang trên bãi biển..." Vốn là những ca từ tẻ nhạt thảm thương, được giọng ca làm nền nên càng thêm bi ai.

"...Em không nói muốn chia tay." Vì lời anh nói mà Thẩm Hề càng sốt ruột hơn.

Phó Đồng Văn mỉm cười.

Anh tiến tới gần, lại muốn hôn cô.

Tiếng bước chân gấp gáp từ xa dần tới gần, anh lập tức cảnh giác, tắt máy hát.

Thẩm Hề định đứng dậy thì anh ngăn lại bằng cách lấy bàn tay ấn đầu gối cô xuống. Cho dù có nguy hiểm thật, cũng không cần một cô gái như cô làm gì cả.

Tiếng bước chân tới gần rồi dừng lại.

"Đồng Văn, là tôi." Là Đàm Khánh Hạng.

"Anh Đàm!" Thẩm Hề vui mừng mở cửa, để anh ta vào.

Cả người Đàm Khánh Hạng ướt sũng, ống quần đầy bùn, bước đi để lại dấu chân. Anh ta cầm chiếc khăn lông có lẽ lấy ở tầng dưới, lau qua loa tóc và mặt:"Trường Đê, Tây Hào Khẩu, Hạ Tây Quan, Áo Khẩu đều bị ngập. Tôi phải mất một khoản tiền lớn mới có người chịu chở tới đây." Anh ta thở gấp, đeo kính vào:"Xác chết trôi qua người tôi, trận hồng thủy này thật đáng sợ (1).

(1) Tháng 7 năm 1915, Quảng Châu gặp trận lũ lớn nhất trong hai trăm năm đổ lại, gọi là "Ất Mão thủy tai", số người chịu thiên tai là 3.780.000 người. Đường sá Quảng Châu ngập bốn mét. Ngày 13 tháng 7, Thập Tam Hàng cháy trong lũ lụt, thiêu hủy 2000 căn nhà, người chết lên tới hàng nghìn, người bị thương không đếm xuể.

Hành lý của họ đều ở trên tàu, Thẩm Hề thấy anh ta nhếch nhác, bèn xuống tầng hỏi ông lão quần áo rồi đưa cho Đàm Khánh Hạng. Quần áo bẩn được mang xuống dưới tầng giặt.

Cô tất bật xong thì quay lại, Đàm Khánh Hạng đã thay chiếc áo khoác ngắn màu tro, để chân trần đi trên sàn, nhìn vô cùng khôi hài.

"Tôi sợ hai người bị "vây hãm" ở Thập Tam Hàng nên liều mạng muốn tới đó, trả bao nhiêu tiền cũng không ai dám đưa đi." Trong lòng Đàm Khánh Hạng vẫn còn sợ hãi, "Chỗ ấy hỏa hoạn, trên đường là nước lũ, phòng ốc bị thiêu rụi, không chỗ nào trốn được."

Quá đáng sợ, buổi chiều quán trà vẫn còn đông đúc khách khứa, đều đến để tránh lũ...

Vẫn là Thập Tam Hàng, vẫn là hỏa hoạn. Cô hốt hoảng lắng nghe, dường như trước mặt là cha, ông đang nói về trận hỏa hoạn năm Hàm Phong thứ sáu.

Hai người nói chuyện hết một tiếng.

Thẩm Hề và Đàm Khánh Hạng đều kiên quyết bắt Phó Đồng Văn đi nghỉ, khuyên anh lên giường nằm xong, hai người đứng ngoài cửa nói chuyện rất lâu.

Đàm Khánh Hạng khép hờ cửa:"Tôi ra ngoài xem thế nào, xem có thể giúp gì được không."

Đó cũng là điều cô muốn làm.

Nhưng cô chỉ là một cô gái, nửa đêm ra ngoài, sợ nhất là không giúp gì được, lại còn làm người khác bận tâm.

Kết quả bàn bạc cuối cùng của hai người là, chờ đến khi trời sáng, Đàm Khánh Hạng ra ngoài xem thế lũ, nhân tiện nghĩ cách thăm dò tin tức bến cảng. Còn Thẩm Hề đến con đường gần đó quan sát. Nhưng sự thật thì, tới khi trời sáng, nước đã tràn vào đến tầng một. Hai người giúp đôi vợ chồng già chuyển lương thực từ tầng một lên tầng hai rồi lại lội qua nước ở tầng một, rời khỏi căn hộ.

Nước ngập đường, rất sâu.

"Cô chờ ở đây, tôi đi trước xem thế nào."

Đàm Khánh Hạng xem xét một vòng, quả thật có người ở chỗ trũng chạy tới đây, rất nhiều phụ nữ, trẻ em và cả người bị thương.

"Tôi đang nghĩ có thể đưa một vài ngưòi về, chọn phụ nữ, trẻ em, nhưng người không chịu đựng nổi." Suy cho cùng lạ nước lạ cái, đưa đàn ông về không an toàn.

"Tôi giúp anh." Thẩm Hề vén váy buộc lên đùi, định đi xuống.

Chân chưa bước xuống, bà lão giúp việc đã chạy ra, nắm cổ tay cô:"Nước bẩn lắm, con gái không thể ngâm trong nước bẩn như vậy."

Trước mặt Đàm Khánh Hạng bà lão khó mà nói rõ, nhưng hai bác sĩ đều ở đây, sao không biết phụ nữ sợ bẩn, song dựa vào một mình Đàm Khánh Hạng cũng không làm gì được.

"Để cô ấy đi." Phó Đồng Văn đứng lên lưng chừng câu thang nhìn xuống.

Bà lão nói:"Tiên sinh, cậu khuyên cô ấy đi."

Phó Đồng Văn mỉm cười:"Cô Thẩm rất thích làm chuyện này mà, bỏ rơi cháu, đi cứu người khác."

...Không phải thế đâu. Thẩm Hề chần chừ.

Anh cười, thật ra chỉ đang đùa cô mà thôi.

"Tôi thích nhìn bóng lưng một cô gái." Phó Đồng Văn ngoảnh đầu đi, bước lên tầng, dặn dò bà lão:"Phòng bếp tầng một bị ngập rồi, chúng ta đi nấu nước nóng, giúp đỡ hai vị bác sĩ này."

Lời này như đang bộc bạch tấm lòng.
Bình Luận (0)
Comment