Mưu Trí Thời Tần Hán

Chương 21


Năm 620, nhà Đường đang ở thế ổn định, đã khống chế được một số vùng đất rộng lớn: Bàng Thạch, Hà Đông, Ba Thục... đối thủ chính chỉ còn Vương Thế Sung ở Lạc Dương và Đậu Kiến Đức ở Hà Bắc. Nhà Đường liền phái sứ thần sang câu kết với Đậu Kiến Đức nhằm giữ thế trung lập. Sau đó, vào tháng 7 liền ra lệnh cho Lý Thế Dân thống lãnh 7 đại quân, 25 đại tướng và hơn 100.000 binh mã tiến đánh Lạc Dương với mục đích tiêu diệt thành Lạc Dương của Vương Thế Sung.
Ngay lúc đầu, thế của quân Lý Thế Dân như chẻ tre, vô cùng thuận lợi, đến tháng 9 họ đã quét sạch được cứ điểm ngoại vi, vây khốn Lạc Dương. Lý Thế Dân muốn đánh nhanh hạ gục thành nhưng không ngờ Vương Thế Sung dựa vào thế thành cao hào sâu cố thủ kiên quyết, dằng dai mãi đến đầu năm sau mà thế cục chẳng mấy sáng sủa là bao. Tướng sĩ mệt mỏi, kiệt sức lại thêm nhớ nhà nên đều muốn quay về phía tây. Ngay cả Đường Cao Tổ Lý Uyên ở nơi xa xôi cũng nhận thấy thành Lạc Dương khó đánh bèn mật lệnh cho Lý Thế Dân lui quân. Nhưng Lý Thế Dân vẫn giữ vững lòng tin rằng sẽ hạ bằng được thành Lạc Dương nên một mặt hồi đáp Đường Cao Tổ xin lui thời gian rút binh, để tiếp tục vây thành, mặt khác hạ lệnh cho các binh sĩ đang chán nản: "Ngày nào thành Lạc Dương chưa bị hạ thì chưa thể lui quân, ai dám bàn lùi chém ngay không tha", quân sĩ đành phải miễn cưỡng ở lại bên ngoài thành Lạc Dương mà không dám ỉ eo than vãn.

Trong lúc tinh thần binh sĩ đang giao động, tiến thoái lưỡng nan thì đột nhiên có tin báo từ phía đông: Đậu Kiến Đức - người vừa câu kết với nhà Đường đã dấy hơn 100.000 binh hòng hỗ trợ Vương Thế Sung. Quan Châu - vùng mới thu phục đã rơi vào thất thủ, các huyện bên như Huỳnh Dương, Dương Địch đã lần lượt bị mất. Quân Đậu Kiến Đức đang ngày đêm hướng về thành Lạc Dương thẳng tiến.
Thì ra, Vương Thế Sung thấy quân Đường vừa khởi binh liền chạy đến chỗ Đậu Kiến Đức xin cứu viện. Đậu Kiến Đức muốn duy trì thế chân vạc giữa ba nước thì nước mình mới được an toàn nên một mặt đồng ý lời yêu cầu của Vương Thế Sung, một mặt phái người khuyên Lý Thế Dân bày binh bố trận tấn công Lạc Dương. Lý Thế Dân đã không để tâm đến sứ thần, một mình tấn công Lạc Dương. Đậu Kiến Đức nhìn thấy thành Lạc Dương rơi vào thế nguy khốn liền sợ nếu Vương Thế Sung thất thủ thì lực lượng của nhà Đường càng lớn mạnh, đến lúc đó thì vận mệnh của mình khó tránh khỏi hiểm nguy nên vội vã dấy binh ngày đêm đi cứu viện.
Tướng sĩ quân Đường vừa nghe tin, thần sắc lập tức biến đổi khắp nơi xảy ra bàn tán. Can Vũ, Khuất Đột Thông, Phong Đức đều cho rằng thành Lạc Dương đánh lâu không thắng, tướng sĩ chán nản muốn quay về. Bây giờ quân Đậu tiến tới, quân cường lực thịnh, nếu quân Đường vẫn tiếp tục lưu lại bên ngoài thành Lạc Dương sẽ bị kẹp giữa quân Đậu và quân Vương thì thập phần nguy hiểm. Tốt nhất là rút về Tân An cố thủ đề phòng quân Đậu và Vương hợp sức tiêu diệt.
Trong thời khắc nguy hiểm, Lý Thế Dân suy tính kỹ càng sau cùng đồng ý với chủ trương của một số người lưu lại quyết tâm vây thành. ông cho rằng, Vương Thế Sung đang giữ phía đông thành Lạc Dương, quân sĩ rất đầy đủ, quân sĩ toàn những người tinh nhuệ. Bây giờ thực lực đang giảm sút chỉ do lương thực thiếu thốn mà thôi. Đậu Kiến Đức đích thân dẫn quân đến tăng viện, đương nhiên quân cường lực mạnh. Nếu sợ hãi rút lui để cho hai người hợp sức với nhau, dùng lương thực vùng Hà Bắc để nuôi dưỡng tinh binh thành Lạc Dương, như thế chiến tranh thống nhất Trung Quốc vừa bắt đầu coi như bị thất bại. Mà trên thực tế, trong lúc đen tối nhất cũng có thể có ánh sáng le lói cuối đường hầm. Vương Thế Sung đơn độc cố thủ giữ thành, quân tàn, lương thực hết, không khó khăn gì có thể kiềm chế được. Quân Đậu Kiến Đức vừa chiến thắng, quân sĩ đang trong lúc tự mãn sinh lười biếng. Nếu quân đội của ta dám nghênh đón trước, giữ lấy cửa Hổ Lao thì có thể chẹt được yết hầu quân Đậu Kiến Đức. Nếu Đậu Kiến Đức mạo hiểm cướp cửa Hổ Lao thì quân của ta chẳng khó khăn gì mà đánh bại. Nếu hắn côn chần chừ thì chỉ dăm bữa nửa tháng Vương Thế Sung sẽ bị sụp đổ. Quân của ta lập tức mạnh mẽ, thực lực tăng lên gấp nhiều lần, lại chủ động tấn công tiêu diệt Đậu Kiến Đức cũng dễ như lấy món đồ trong túi mà thôi. Cho nên, nhìn thấy nguy hiểm trước mắt đó nhưng thực tế là một cơ hội trời cho "một đánh hai bại" mà thôi. Nếu ta sợ hãi lui quân thì mất đi cơ hội tốt, đợi khi quân Đậu Kiến Đức vượt qua Hổ Lao, đúng lúc những khu vực gần thành Lạc Dương vừa lấy được từ tay Vương Thế Sung bị Đậu Kiến Đức cướp mất thì quân Đường mới thực sự rơi vào nguy hiểm.

Thế là, Lý Thế Dân quyết đoán mạnh dạn bố trí: Ông ra lệnh cho Lý Nguyên Cát, Khuất Đột Thông tiếp tục vây khốn Lạc Dương nhưng không được xem nhẹ việc chiến đấu với quân Vương Thế Sung, chỉ chọn cách vây mà không đánh thì chỉ ngồi chờ chết mà thôi. Còn bản thân mình thì lãnh đạo Lý Thế Tích, Trình Tri Tiết, Thái Thúc Bảo, Uất Trì Kính Đức... cùng 3500 lính tinh nhuệ làm tiên phong tiến vào Hổ Lao chặn đứng 100.000 quân viện trợ của Đậu Kiến Đức.
Lý Thế Dân tuy rơi vào thế nguy hiểm nhưng không hề tỏ ra hoảng loạn, những điều mà ông phán đoán cực kỳ chính xác Theo sử sách ghi chép, vì quân Đường đã cắt mất đường lương của Lạc Dương nên trong thành thiếu lương thực, khúc lụa chỉ đổi được 3 thúng ngô, 10 khúc mới đổi được nửa cân muối, các đồ trang sức rẻ như mớ rau, đến cả lá cây ngọn cỏ cũng phải tranh nhau để ăn, quân dân đều mệt mỏi, đối diện với tình cảnh đó quả là rất ăn khớp với phán đoán của Lý Thế Dân "ngồi không vẫn hạ được (Lạc Dương)". Mà lúc đó quân của Đậu Kiến Đức đúng như Lý Thế Dân đã nói: "tướng thì kiêu ngạo, quân thì lười", bề ngoài có vẻ mạnh nhưng thực tế vẫn còn ẩn chứa rất nhiều tệ nạn. Lý Thế Dân là người nhìn xa trông rộng, tài trí hơn người, luôn dự đoán được những điều sắp xảy ra, căn cứ vào những phán đoán chính xác nên đã kiên quyết áp dụng cách bao vây cắt đường viện trợ, "nhất cử lưỡng tiện" và đó vừa là biểu hiện của sự dũng cảm ngoan cường cũng là một thí dụ điển hình của sự mưu trí.
Tìm được những nhân tố giành thắng lợi mới mẻ, tiềm tàng, có giá trị mà những người bình thường bỏ qua một cách nhạy bén, tài trí hơn người trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt trong những lúc nguy hiểm là một tiền đề quan trọng để những nhà chỉ huy quân sự hoặc những người lãnh đạo ngành thương mại có được những quyết sách có hiệu quả. Trong lĩnh vực quân sự, sự mưu trí hơn người của Lý Thế Dân không những không làm cho Lý Thế Dân bị Đậu Kiến Đức dọa cho sợ mà ngược lại còn lập được công lớn chỉ cần đánh một trận mà hạ được hai mục tiêu. Trong kinh doanh thương mại cũng có một ví dụ giống như vậy.
Năm 1979, một nước mà sản lượng dầu thô chiếm 10% toàn cầu như Iran chỉ vì một cuộc cách mạng phải ngừng việc sản xuất dầu khí. Vì thế khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai xảy ra, một số công ty đầu sỏ trên thế giới mà đứng đầu là công ty Akolin liên tục cắt giảm lượng dầu cung ứng cho "công ty dầu khí National" của Nhật Bản. Toàn ngành dầu khí Nhật Bản rơi vào khủng hoảng, trên các tạp chí xuất hiện hàng loạt những dòng tít giật gân: "Ngày những người đầu sỏ trong ngành dầu khí bỏ rơi Nhật Bản", "Ngày tàn của kinh tế Nhật Bản". Nhất là nếu thấy rằng 65% lượng nhập khẩu của công ty dầu khí National là từ những công ty đầu sỏ đó thì càng thấy rõ nguy cơ khẩn cấp, một số công ty dưới quyền cũng hoàn toàn không cung cấp nữa.

Công ty Chuguang có lượng nhập khẩu cao nhất trong công ty dầu khí National. Song, trong cái vòng xoáy đen tối của cuộc khủng hoảng tiến thoái lưỡng nan đó công ty Chuguang lại bình tĩnh một cách kỳ lạ, làm việc đâu ra đấy. Hóa ra là ông chủ của công ty Chuguang là Chuguang Hisashi đã tuyên bố một cách lạ thường rằng: "Đây mới chính là cơ hội!". Vì thế cả công ty bước vào "cuộc chiến tranh giành thời cơ" một cách khẩn trương và có thứ tự.
Lúc đó ông đã chuẩn bị sẵn sàng và nói với các doanh nghiệp dầu khí trực tiếp đàm phán việc kinh doanh với các nước sản xuất dầu khí rằng: "Từ lâu nay, chúng tôi luôn cho rằng vấn đề dầu khí sẽ ngày càng căng thẳng, cần phải có sự chuẩn bị lâu dài, tăng thêm lượng nhập khẩu. Sau cuộc khủng hoảng dầu khí lần thứ nhất, cũng chính vì nguyên nhân là cuộc khủng hoảng kinh tế vừa xảy ra nên lúc đó lượng cung ứng dầu khí của thế giới dư thừa, các công ty khác ra sức khống chế lượng mua vào nên nhìn thấy chúng tôi như vậy thì đều cười thầm. và lúc này khi mà họ đã thôi không cười nữa thì chúng tôi lại có thể từ từ dùng lượng dầu thừa đó thắp lên "ngọn đèn" trong màn đêm. Đồng thời chúng ta cũng phải hiểu rõ một điểm rằng hiện nay việc rơi vào trạng thái khủng hoảng không phải là của công ty dầu khí National mà chính là những công ty dầu khí đầu sỏ trên thế giới. Bởi vì thực chất của cuộc khủng hoảng dầu khí lần thứ hai lại là việc các nước sản xuất dầu khí giành lại quyền phân phối, lưu thông. Do đó, đối với các vị và đối với cả công ty chúng tôi mà nói không những không hề đứng trước một nguy cơ nào cả mà tình thế hiện nay lại chính là một cơ hội tuyệt hảo, cơ hội để công ty trực tiếp đàm phán giao dịch với các nước sản xuất dầu khí.
Quả nhiên là các công ty đầu sỏ nhanh chóng bị sa sút, đồng thời Nhật Bản lại thoát khỏi cái tính ỷ lại vào các công ty đầu sỏ đó không ngừng tăng kim ngạch buôn bán với các nước sản xuất dầu khí. Và ở điểm này thì việc trở thành người đứng đầu đối với một công ty đi đầu như công ty Chuguang là điều đương nhiên.


Bình Luận (0)
Comment