Ngoại Cảm

Chương 82

[Tiêu đề] 人生是一场轮回: Nhân sinh thị nhất tràng luân hồi.

Editor: Mildrasas.

_________

Con ếch xanh mới mổ ra từ cục đá, không thể tiếp xúc với môi trường không khí ngay được. Bởi vậy, Phạn Già La đã dành tặng nó một món quà đặc biệt. Ấy là một bể cá pha lê, chừng 3 thước vuông, có nắp. Xịn xò ra điều, nhưng anh vẫn chưa hài lòng, vì bên trong toàn nước những nước, con ếch xanh biết đứng ở đâu? Chuyện này sẽ thêm phần ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nó mất.

Thế là giữa nửa đêm im ắng, Phạn Già La dạm tới của hàng để mua thêm núi giả, cỏ nhân tạo, cát mịn, và đống vỏ ốc rỗng thả vô bể. Khi anh bày trí xong xuôi thì cũng chừng 3, 4 giờ sáng. Con ếch bé tin hin ngủ trong hang động giả, cuộn người, không nhúc nhích chút nào. Ai mà thấy chắc mẩm sẽ cho ngay là đồ chơi bằng nhựa - cũng như cây nhân tạo, để bể thêm đẹp.

Nhưng nếu tỉ mẩn một chút trong quan sát, chúng ta sẽ trông rõ: lớp da khô, giòn, màu vàng mỏng bên ngoài chú ếch dần no nước, chuyển mình thành một loại dịch sền sệt như keo. Đợi cho keo tan, có thể là vào ngày mai, hoặc vài tháng, hay mất tận vài năm xa xôi, sinh mệnh bị giam nhốt trăm năm sẽ sực tỉnh khỏi cơn mộng mị dai dẳng.

Có lẽ hơi khó để con ếch hiểu điều mình trải qua. Nó không có trí người, không khổ đau hay uất hận quá khứ tăm tối, vô vọng, nhưng chính bản năng cầu sinh đã cắm rễ trong nó, tạo ra một cơ hội giữa khốn cảnh.

Một kỳ tích của sinh mệnh.

Rốt cuộc, căn phòng trống vắng của Phạn Già La đã ươm hơi thở cuộc sống. Anh đặt chiếc bể lên bàn trà nhỏ ngoài ban công, vây bằng từ trường để ngăn bụi mịn. Sau đó, anh sẽ ngồi lặng hàng giờ chỉ cốt đợi chất keo tan trong nước. Và anh cảm nhận một sinh mệnh - từ không tới có, từ im lìm tới sáng rộn.

Đêm nay, không ngủ say như mọi khi, anh ngồi ở ngoài ban công cho tới khắc tia nắng đầu tiên chớm nở. Sương đọng trêи mái tóc ươn ướt.

Khi Phạn Già La đang hứng khởi với cung cách sinh hoạt đó, thì ở tầng dưới, mẹ Hứa lại vật vã một ngày như qua năm dài đằng đẵng. Căn nhà rộng tận 180m vuông, song mụ chẳng kiếm được nơi đâu để trốn. Dù có náu thế nào, thằng bé cũng vẫn tìm được, đối diện với mụ, lẳng lặng ngóng nhìn.

Nó là bóng mụ, bám riết sau lưng, bên người, cảm giác kinh khϊế͙p͙ ấy còn tàn nhẫn và khủng hoảng hơn cả việc bị đánh đập. Dáng nó thoăn thoắt từ đây sang kia, linh hoạt, lặng lẽ. Mụ sợ, hét xong lại khóc tức tưởi, van nài tha thiết. Mụ muốn báo cảnh sát, nhưng biết giải thích thế nào đây? Làm sao mụ có thể nói rằng con trai đội mồ sống dậy ám mình?

Bà Hứa có gọi điện cho chồng, mới đầu gã còn đáp đôi câu, nhưng vừa được hay thằng bé vẫn luẩn quẩn trong nhà, gã cúp ngay, chặn số mụ.

Mụ không dám đi đâu, đành phải gọi cho quản lí chung cư, nhưng mãi mà chẳng ai bắt máy. Mụ ra ngoài ban công, gào to kêu cứu, cơn gió nuốt chửng lời mụ. Không ai tới cả. Không một ai. Vì mụ đánh con mình quá nhiều, nên tiếng la hét đã trở thành điều gì thân quen với hết thảy, họ không biết, và họ thờ ơ mặc mụ tuyệt vọng.

Không còn lối thoát nào cho bà Hứa. Bấy giờ, mụ mới ngộ ra câu: "Kêu trời, trời không thấu, kêu đất, đất chẳng hay."

Một thi hài thì còn e gì đòn roi bạo lực, hay lời nhiếc mắng cay nghiệt, chà đạp nhân cách và con người nó? Nó cũng chẳng hãi cơn đói cồn cào nữa, vì nó đã chết. Nó không sợ, không cảm nhận được niềm khổ đau. Mụ mẹ ác độc từng dìm con mình trong tuyệt vọng chẳng ai cứu rỗi, nay nhân quả đồng lần.

Bà Hứa trốn lủi vào tủ bát, tự huyễn hoặc rằng tất cả sẽ ổn thôi, mọi chuyện rồi sẽ đâu vào đó, nhưng cánh tay gầy guộc của đứa trẻ đã nắm lấy tay cầm, dựt phăng nó ra. Mụ như phát điên, khóc nài hèn mọn:

"Nghệ Dương, mẹ sai rồi, mẹ biết mẹ sai rồi. Mẹ không nên mắng con, đánh con. Xin con tha cho mẹ! Mẹ cầu xin con mà... Hu hu..."

Mụ khóc nhiều lắm, nước mắt nước mũi chảy cả vào miệng, nhưng chẳng mảy may phát hiện ra chút động dung trêи gương mặt ấy. Nó cứ ngồi xổm trước cánh cửa vừa bẻ, lặng trông mẹ bằng hai con mắt tối om om.

Mắt nó không có ánh sáng, đen ngòm, mất hết tình cảm. Mẹ Hứa không thể thấy được điều đương tồn tại sau thăm thẳm, cơn sóng sợ hãi phủ ập lên, nhấn chìm mụ. Mụ gần như chắc chắn rằng - nó về đây để trả lại mối thù, và sẽ không dừng lại cho tới lúc mụ chết.

Sợ hãi quá lớn hóa nên dũng khí, mụ chợt vươn tay, đẩy mạnh thằng bé ra, sau đó lồm cồm bò dậy, nhặt điện thoại chạy cắm cúi. Mụ chạy như ma đuổi, chỉ còn nghe bên tai tiếng thở hồng hộc và gió rít, mắt nhìn cùng khắp cầu một ai cứu giúp.

Cuối cùng, mụ đã hiểu vì sao thằng bé luôn cố sức chạy ra ngoài sau khi bị đánh, bởi... nó cũng đang tìm một ai cứu giúp. Nhưng chẳng có ai cả.

Đèn điện sáng choang, gió thổi vù vù, cây lay động, đến một bóng người cũng vắng tăm tích. Mẹ Hứa chạy đến phòng bảo vệ. Ti vi đang bật, chiếu một vở kịch cổ trang. Điều kỳ quặc là không có lấy một thanh âm nào. Đồng tử co lại, dây thần kinh đột ngột bị kϊƈɦ thích, mụ thét kêu bàng hoàng.

Bốn bề vắng lặng, tối tăm, chỉ độc màn đêm phủ trùm. Lẽ nào mụ đang ở chốn vực quỷ? Như thế giới không màu sắc trong Silent Hill? (*) Có phải thằng bé đã nhốt mụ ở đây không? Mới nhác nghĩ, tim mẹ Hứa đập bình bịch không thôi. Mụ xoay người, lao về phía cổng lớn, mụ muốn tìm nơi có đám đông để thoát tầm mắt của nó.

Silent Hill: Một trò chơi kinh dị.

Khu chung cư Vịnh Ánh Trăng nằm ở chỗ hẻo lánh. Con đường quốc lộ trong bóng đêm uốn lượn, hai bên không xây nhà. Mẹ Hứa không biết mình đã chạy bao xa, cho tới khi mụ thấy luồng đèn xe đang tới gần, mụ mới nhận ra mình làm mất giày từ lâu, lòng bàn chân ứa máu.

"Dừng xe, dừng xe! Cho tôi lên phố với! Tôi có tiền để trả cho anh đây!" Mụ lấy hết tiền trong túi ra, đưa cho tên tài xế lạ mặt.

Một giờ sau, đứng giữa phố sá, mụ mới an tâm rằng mình vẫn còn trêи đời, chứ không ở vực quỷ. Cảm giác được hòa mình vào dòng người xúc động vô cùng, trông nhà nghỉ, mụ đầm đầm nước mắt. Bấy chầy khi tỉnh táo, mẹ Hứa mới rõ cả người mình bầm dập vết thương, nhức nhối như bị ai hành hung.

Nhưng sự thực không ai đánh mụ, mà tự mụ va quệt vào những vật xung quanh khi trốn thằng bé. Mẹ Hứa từng gây ra điều gì cho con mình, nay báo ứng lại. Song mụ không nhận ra vòng luân hồi vi diệu ấy. Hiện giờ, mụ chỉ mừng xăm xăm đặt một phòng. Mụ thấy người mình mỏi mệt tới cùng cực, khao khát được nghỉ ngơi.

Điện thoại đã hết pin, kêu tút tút rồi chết máy. Trong ví chỉ còn vài tờ tiền và hai thẻ tín dụng, mất giày, quần áo tã tượi... Mẹ Hứa nằm vật ra thảm trong phòng khách sạn.

Mụ mệt đến mức suýt ngất, khi tắm rửa phải bám vào tay vịn được thiết kế đặc biệt dành cho người tàn tật. Nước ấm chảy xuống người khiến mụ đau khôn tả. Mụ chợt nhớ lại lần nọ, sau khi đánh đập thằng bé, mụ tắm cho nó. Nhiệt độ nước vừa đủ, bồn tắm thì mới mua, nhưng chẳng hiểu sao nó cứ run rẩy, lảo đảo, vừa khóc vừa tránh nước làm áo mụ ướt nhẹp.

Cơn giận mới nguôi bốc ngay lên, như bị thêm dầu vào lửa. Mụ hỏi:

"Tao tắm cẩn thận cho mày như vậy mày còn khóc cái gì? Không có xương à mà đứng kiểu đấy? Hả?"

Mãi tới hôm nay, mụ mới ngộ ra được, ai bị giày vò tới bực ấy cũng phải bật khóc. Chỉ tắm thôi cũng đau, bồn tắm rất cứng, xương vẫn còn nhưng cứ nhũn chão ra, không đứng vững nổi. Mụ từng tạo bao nhiêu nghiệt, nay trút về cội nguồn.

Mụ đứng dưới dòng nước ấm áp, đau quá nên cứ rưng rức. Nhưng ông trời hình như không muốn tha cho mụ. Khi mụ lết được cơ thể ra ngoài, nằm lên giường, mới nhắm mắt để ngủ thì đột nhiên cái nệm bị lún xuống. Cảm giác lạnh lẽo kề sát rạt, dán bên tay mụ.

Mụ run rẩy, răng đánh lạch cạch. Mụ trùm chăn lên đầu, nhưng cơn lạnh cũng theo đó chui vô, bám riết bên mụ. Cuối cùng, không chịu nổi nữa, mụ rít thét kinh hoàng, mắt trợn lên, quả nhiên thằng bé đeo bám mụ! Đằng sau nó, cửa sổ phòng đã mở ra tự bao giờ, ánh neon le lói hắt vào.

Nó chạy theo mụ, chạy tận mấy chục ki-lô-mét, rồi nó bò lên lầu cao mấy trăm mét! Dù mụ có ở đâu thì nó cũng tìm ra được!

Sự thật này khiến mẹ Hứa quẩn trong vô vọng. Mụ vừa gào vừa nhảy xuống giường, mở cửa xộc ra ngoài, hòa vào đám người đi lại ở đại sảnh, ngồi cả một đêm trong tư thế run bần bật.

Người phục vụ mấy bận đến gần hỏi mụ có ổn không, cũng nói rằng sẽ xin hỗ trợ từ phía cảnh sát nếu mụ gặp rắc rối gì đó. Mẹ Hứa toan nói, nhưng há miệng ra mà không thoát được tiếng nào, đành im. Giờ mụ như đứa trẻ, vì hãi quá mà mất giọng.

Kinh hoàng tới 7 giờ sáng. Mụ hớt hải chen vào đám đông, đi tàu điện ngầm tới công ty chồng mình. Cảm giác va đụng với người khiến mụ nhẹ nhõm hẳn. Đột nhiên mụ vỡ ra lý do thằng bé thích đi học. Bởi giữa chốn công cộng, nó sẽ không sợ bị đánh mắng, y như mụ bây giờ.

Đời người như một vòng lặp, gieo nhân gì gặt quả đó.

Hơn 9 giờ, mẹ Hứa tới nơi. Một đồng nghiệp thương nên đưa mụ đến quán cà phê nhỏ - nơi ông chồng đang ngồi. Gã vẫn chưa nhận ra sự có mặt của mụ. Trông gã hơi tiều tụy, nhưng quần áo thì phẳng phiu, sạch sẽ. Một người phụ nữ trẻ đang giúp gã chỉnh lại cà vạt, gã hơi cúi đầu, hai người đằm thắm nhìn nhau. Dường như gã chẳng lo lắng gì tới chuyện khủng khϊế͙p͙ xảy ra ở nhà, nụ cười vẫn tươi như thường.

Mẹ Hứa trố mắt trông, lòng bàng hoàng không tin.

Anh đồng nghiệp đành lúng túng "e hèm" để nhắc nhở hai người đang đắm trong tình yêu.

Thình lình nhìn thấy vợ mình, sự dịu dàng trêи mặt cha Hứa lập tức biến mất:

"Sao cô lại tới đây?"

Rồi gã quyết định luôn:

"Cô theo tôi ra ngoài, đây không hợp để nói chuyện."

Gã đẩy mạnh mẹ Hứa ra, với thái độ thô lỗ khốn nạn. Người phụ nữ trẻ đã vội xấu hổ bỏ đi, chỉ có anh đồng nghiệp vẫn đứng lại. Anh ngờ vực trông các vết thương bầm tím trêи người mẹ Hứa.

Giày mụ rơi từ trêи đường quốc lộ, nên sớm nay đành đeo tạm đôi dép lê của nhà nghỉ. Băng cứu thương cuốn trêи chân nhem nhuốc, bẩn thỉu, mình mẩy đầy thương tích, trông rất tội nghiệp. Trêи đường đi, không biết bao nhiêu người ngỏ ý quan tâm mụ, muốn giúp báo cảnh sát hoặc đưa đến bệnh viện, nhưng giờ đây, người chồng đầu ấp vai kề lại làm ngơ như không. Sự dửng dưng của gã với mụ cũng y hệt như cái lạnh lùng với con mình vậy.

Mẹ Hứa thấy trái tim mình dường bị đẩy vào gầm cầu thang chật chội, tăm tối. Áp lực nổ toang hoác, mụ vừa khóc vừa hét:

"Hôm qua anh đã ở đâu?"

"Đương nhiên là ở khách sạn. Còn cô, cô tới công ty tôi làm gì? Nó đâu? Nó đã đi chưa?" Cha Hứa vội hỏi.

"Đi à? Làm sao mà nó đi được! Nó về để báo thù! Hôm qua tôi ở tầng thứ 30, vậy mà nó vẫn còn tìm được. Anh... anh cho tôi ở bên anh với, tôi sợ lắm..."

Mụ túm lấy ống tay áo của chồng mình, nhưng gã lạnh lùng đẩy ngay ra:

"Nó đi theo mày? Mẹ mày, điên rồi hả? Mày muốn kéo tao chết cùng à? Mày bạo hành nó nặng, nên tao đá một cái nó mới chết! Người gϊếŧ nó là  mày chứ không phải tao!"

Nhận ra mình nói hớ, gã vội im. Gã liếc hai bên, rồi bóp siết cổ mụ, cảnh cáo:

"Nó muốn báo thù cũng phải tìm cô chứ không phải tôi. Cô liệu mà cút xa tôi ra chút!"

"Chồng... chồng ơi... anh đừng bỏ rơi em mà, cứu em đi..." Mẹ Hứa không thở nổi, nhưng vẫn cố gắng cầu xin. Mụ đang rất tuyệt vọng, không biết tìm ai để giúp đỡ mình.

Nhưng cha Hứa không muốn dây dưa thêm, gã kìm chặt bả vai mụ, lôi một mạch vào thang máy, xuống cầu thang và nhét mụ vào một xe taxi. Gã moi trong ví ra mấy tờ tiền đưa tài xế, bực dọc bảo: 

"Nhờ anh đưa con mụ già này đi đâu xa một chút."

"Đi đâu?" Người lái xe khá thản nhiên, chỉ có tiền là được, không quan tâm đến người phụ nữ đang van nài, khóc lóc.

Cha Hứa moi thêm mấy tờ tiền nữa, thảy vào lòng tài xế:

"Nhớ khóa cửa xe đấy, đi càng xa càng tốt. Tiền không đủ thì tôi đưa thêm."

Người lái xe hớn hở khóa cả 4 cửa:

"Anh cứ yên tâm, tôi sẽ đưa bà này đến ngoại ô."

Một người phụ nữ ăn mặc phong phanh, không mang điện thoại, tiền của bên mình, song hai người đàn ông nghiễm nhiên chẳng mảy bận tâm đến những nguy hiểm khi bị bỏ lại chỗ hẻo lánh. Mụ thẫn ra, làm sao con mụ - sau mỗi lần bị bạo hành, có thể chống chọi được với thế giới bên ngoài?

Mụ gào thét, la khóc, đấm vào cửa sổ liên tục, song chỉ biết nhìn dáng chồng xa dần. Dưới nắng trời, khuôn mặt khôi ngô của gã đột dưng trông ghê sợ đến lạ, như một con người hoàn toàn khác.

Mụ khóc tới mức lạc giọng, rồi run run nói với người tài xế:

"Anh đưa tôi về chung cư Vịnh Ánh Trăng được không?"

Tên lái xe cũng chỉ ham tiền, chứ bản chất chẳng xấu. Nghe mụ nói vậy thì cũng gật đầu.
Bình Luận (0)
Comment