Khi ta mới đặt chân đến trấn Thanh Hà, lời của quốc sư chẳng hề lọt tai ta một chữ. Ngược lại, ta còn thấy buồn cười.
Hắn sao có thể vì một nữ nhân mà hóa thành điên dại, cuồng loạn khổ đau, chẳng ra người cũng chẳng ra quỷ? Đến cuối cùng chỉ vì muốn nàng quay đầu nhìn mình một lần, mà không tiếc móc cả trái tim ra dâng lên nàng?
Vậy nên, khi đến lượt ta muốn tự tay móc tim mình ra để trao cho nàng, mới phát hiện tất cả đã quá muộn. Quãng đời còn lại, vì thế mà hối tiếc không nguôi.
Lần đầu tiên gặp nàng, là dưới mái hiên trú mưa. Giữa màn sương mù giăng đầy, nàng giống như một nhành lục liễu mùa xuân đột ngột chen vào thế giới xám xịt của ta, khiến cả một ngày u ám vì mưa cũng trở nên bớt phần chán ghét.
Lúc ánh mắt nàng dừng lại trên tay ta, nàng không biết, ánh nhìn của ta cũng đồng thời rơi lên người nàng.
Nàng vận một chiếc váy giao lĩnh dài màu lam ngọc, tóc búi gọn kiểu phụ nhân, cài một chiếc trâm bạc đính ngọc trai. Ngoài ra, không còn một món trang sức nào khác, thuần khiết đến mức khiến người ta liên tưởng đến một đóa lê hoa đầu mùa, trắng muốt giữa nền tuyết.
Ngay cả trong ngày mưa mù mịt ấy, nàng vẫn giống như viên minh châu lộng lẫy giữa bùn lầy.
Đến khi mưa ngớt, nàng xách giỏ rau rời đi, lại để chiếc dù giấy lại cho ta. Hành động ấy khiến ta hơi bất ngờ.
Chẳng bao lâu, thuộc hạ đã đưa xe ngựa đến. Ta liếc nhìn chiếc dù còn đơn độc tựa vào tường, chẳng mấy để tâm, liền dời mắt đi.
“Lão gia, cái dù này có cần mang theo không?”
Một tên hầu khác cười nhạo: “Lão gia thân phận thế nào, sao có thể dùng thứ dù thô sơ như vậy?”
Cuộc đối thoại ấy rơi vào tai ta, ta nghe nhưng không để bụng. Chỉ là một chiếc dù giấy bình thường thôi, giống như trận trú mưa đột ngột kia, thoạt nhìn chẳng mấy quan trọng.
Lần thứ hai gặp nàng, là lúc chuẩn bị xuất thành. Ta thấy nàng bị chất vấn vì làm nước bẩn bắn lên người kẻ khác, nhưng vẫn bình thản đối đáp, không hoảng loạn, lời lẽ sắc bén, khí chất can đảm, lại không quên giữ gìn thể diện cho người chồng nhút nhát kia. Khi ấy, ta không khỏi cảm thán: Đây đúng là một nữ nhân thông minh.
Hôm đó mưa lớn, ta chưa kịp nhìn rõ dung mạo nàng. Mãi đến giờ, mới thật sự thấy được.
Nàng không đến mức quốc sắc thiên hương khiến người gặp là thần hồn điên đảo, nhưng vẫn phải thừa nhận: nàng là một mỹ nhân. Mày liễu mắt sáng, tóc đen như mây, cho dù chỉ mặc áo vải đơn sơ, vẫn toát lên vẻ thanh lệ như đóa hoa nhài phủ sương.
Nhưng so với dung mạo, điều khiến ta bị thu hút hơn là khí chất trầm tĩnh, lạnh nhạt, phong thái của một kẻ sĩ thanh cao, khiến người ta muốn nghiền nát cốt khí ấy, muốn phá vỡ vẻ thanh tao ấy.
Dù vậy, lúc đó cũng chỉ là một chút tò mò.
Không ngờ lần thứ ba gặp nàng lại đến nhanh đến thế, khiến ta không khỏi bất ngờ với thân phận thật sự của nàng – một nữ tử làm đại phu. Giữa thời buổi này, nữ y đã hiếm, huống chi lại sống ở một nơi quê mùa thế này.
Ta biết mình đã nổi hứng thú, nhưng chỉ là chút hứng thú mà thôi.
Phải đến buổi yến tiệc do huyện lệnh tổ chức, ta mới thật sự bị nàng hấp dẫn. Ta ngồi phe phẩy ly rượu, dõi theo dáng nàng khom lưng rót rượu, trên mặt là nụ cười lấy lòng mềm mại, ánh mắt hơi cúi.
Khi ấy, ta lại nhớ đến lần đầu tiên gặp nàng – cũng mặc một chiếc váy màu lam nhạt như thế.
Vì vậy, khi biết huyện lệnh cùng phu nhân hắn muốn đưa nàng lên giường ta, ta đã không cự tuyệt.
Duy chỉ không ngờ nàng lại là một người có tính tình cương liệt đến vậy.
Nhưng đồng thời cũng thông minh đến mức biết chọn đúng người để cầu cứu — chỉ tiếc, lại là ta. Mà ta, chưa bao giờ xem mình là quân tử.
“Ngươi muốn ta cứu ngươi?”
Ta chậm rãi hỏi, ánh mắt lạnh nhạt, “Ngươi có cái gì đáng giá để ta phải ra tay cứu giúp?”
Chẳng ngờ lời còn chưa dứt, nàng đã hôn mê bất tỉnh. Đáng tiếc thay, ta còn tưởng nàng có thể kiên cường thêm chút nữa.
Sau khi sai người rửa sạch sẽ, nhìn nàng lúc này quả thực thuận mắt hơn rất nhiều so với bộ dạng lấm lem ban đầu. Đầu ngón tay lạnh lẽo chậm rãi lướt qua từng đường nét thanh tú trên gương mặt kia, cuối cùng dừng lại nơi cổ áo nàng — ta bật cười khẽ, một tiếng cười nhạo không rõ ý vị.
Ta muốn kiểu nữ nhân nào mà chẳng có? Cần gì phải miễn cưỡng một người đã có phu quân, học theo lũ thảo khấu ô uế kia?
Huống hồ, ta có thật sự muốn vì một nữ nhân mà tự tay vấy bẩn cuộc đời mình sao?
Nếu là trước kia, ta chắc chắn sẽ trả lời: Không.
Nhưng giờ đây... ta lại rất muốn nhìn thấy trên gương mặt vân đạm phong khinh kia lộ ra tuyệt vọng, thống khổ, thậm chí là sụp đổ. Ắt hẳn sẽ vô cùng thú vị.
Cảm giác ấy không giống cái k.hoái c.ảm của việc đả bại kẻ thù nơi triều chính, tung hoành ngang dọc trên sa trường — nhưng lại cũng có sự tương đồng: đều khiến máu ta sục sôi, toàn thân nóng rực vì kí.ch thíc.h.
Có đôi lúc, ta cũng tự hỏi chính mình, chẳng lẽ thật sự sẽ vì một nữ nhân mà phá hủy sự hoàn mỹ trong cuộc đời ta, để lại một vết nhơ không cách nào xóa sạch?
Nhưng đời ta lại quá đỗi yên ả — tựa như một vũng nước lặng, mà nàng… chính là hòn đá bất ngờ ném vào.
Ta làm sao có thể buông tay, dù biết rõ, hòn đá đó sẽ phá tan cái cân bằng hoàn mỹ mà ta cố công giữ gìn.
Cưỡng ép chiếm đoạt, dĩ nhiên là thú vị.
Nhưng nếu con mồi chủ động sa vào cạm bẫy, trước mặt thợ săn không chút phòng bị, chẳng phải lại càng thú vị hơn sao?
Mà ta — từ trước đến nay — chính là một kẻ thợ săn kiên nhẫn nhất.
Ta bỏ tiền mua lại viện nhỏ của Thôi gia ở bên cạnh, cố ý thân cận với trượng phu của nàng, từng bước từng bước dàn trận.
Không ngờ, cuối cùng lại nghe được một tin khiến cả ta cũng phải nghẹn thở vì vui mừng.
Bọn họ thành thân đã nhiều năm, vậy mà chưa từng viên phòng.
Nàng vẫn còn là thân xử nữ.
Tin tức này, sao có thể khiến ta không kinh hỉ?
Làm sao có thể khiến ta không nôn nóng muốn giương móng vuốt mà vồ lấy?
Làm thế nào để khiến một đôi phu thê từng đầu gối tay ấp quay lưng thành thù, ngồi đối mặt mà như kẻ lạ?
Tất nhiên, hai chữ dụ hoặc là then chốt.
Nếu hắn ham tiền, thì dùng tài vật mà nhử.
Nếu hắn trọng sắc, thì dùng nữ nhân mà câu dẫn.
Dẫu cho là bậc thánh nhân quân tử, cũng khó tránh khỏi lòng vướng tục lụy.
Huống hồ, hắn chỉ là một kẻ phàm tục.
Nếu ngươi hỏi: Lỡ như hắn không mắc bẫy thì sao?
Trả lời thế này: Dụ địch thâm nhập, rồi bắt sống.
Ban đầu, ta tưởng hắn chỉ là một phế vật bất lực.
Không ngờ hắn lại là loại đàn ông dám giơ tay ức hiếp thê tử. Khi thấy nàng bị đuổi khỏi nhà, thất thểu không còn hồn phách, trong lòng ta quả có thoáng qua một tia dị thường — nhưng không đủ để khiến ta chùn tay.
Chẳng qua chỉ là ma xui quỷ khiến, ta lại xuất hiện ngay trước mặt nàng.
Đưa cho nàng một lượng bạc vụn, coi như để nàng không đến mức phải ngủ qua đêm trong miếu hoang đổ nát.
Chỉ vì ta đã tra rất kỹ. Nàng ở trấn Thanh Hà, không thân thích, không bằng hữu, không nơi nương tựa.
Từ khoảnh khắc đó, ta biết — đôi vợ chồng từng sớm tối kề cận nay đã chính thức bước vào vết rạn.
Và ta, rốt cuộc cũng đến lúc được nếm quả ngọt mà chính mình một tay gieo trồng.
Ta biết, Thôi Ngọc Sinh rất nhanh sẽ đến đường cùng và buộc phải tìm đến ta cầu cứu.
Nhưng để đề phòng nàng quay sang cầu cạnh gã họ La đang theo đuổi nàng, ta cần phải chặt đứt đường lui.
Ta khiến nhà bọn họ rơi vào tình cảnh chỉ còn đúng một con đường sống — chính là ta.
Như vậy, khi Thôi Ngọc Sinh tuyệt vọng đến gõ cửa, kẻ duy nhất có thể cứu hắn… chỉ có ta.
“Muốn tiền à? Được thôi. Dùng thê tử ngươi mà đổi.”
Hắn do dự? Ta chẳng bận tâm.
Chỉ cần cho vài kẻ lạ mặt “ghé thăm” hắn trên đường, đe dọa vài câu, hắn sẽ sợ đến hồn vía bay mất, run rẩy như chuột gặp mèo.
Cái gọi là "tình cảm thanh mai trúc mã", “phu thê đồng lòng”…
Gặp tiền bạc và đao kiếm, đều chẳng đáng một đồng xu.
Quả nhiên, chẳng bao lâu sau, nàng bị chính tay trượng phu đưa đến giường ta như một món hàng chuộc nợ.
Bộ dạng nữ nhân cứng cỏi rưng rưng nước mắt kia khiến người ta xót xa…
Nhưng lại càng chọc giận d.ục vọ.ng hủy diệt trong lòng ta.
Ta càng muốn khiến nàng khóc thảm hơn nữa. Càng muốn nhìn nàng sụp đổ, rơi xuống tận cùng.
Chỉ là… sự cưỡng ép khi lòng chưa cam, tình chưa nguyện, vẫn kém thú vị.
Làm sao bằng được con mồi tự nguyện hiến thân, vứt bỏ kiêu ngạo để lấy lòng ta?
Ai bảo ta là “quân tử”? Quân tử xưa nay không ép nữ tử trái với ý mình.
Cũng để nàng nhìn cho rõ, nàng xuất hiện ở đây, là bởi người đầu ấp tay gối của nàng chính tay đưa đến.
Bạch Giản từng hỏi ta: “Đại nhân, không sợ nàng bỏ trốn, một đi không trở lại sao?”
Ta chỉ cười: “Nàng sẽ không. Mà cho dù có rời đi… rất nhanh nàng cũng sẽ tự mình quay về.”
Quả nhiên, nàng trở lại rất nhanh. Thậm chí còn dưới sự sắp đặt của ta, ký tên vào một tờ khế ước.
Tờ khế ấy được viết bằng hai loại mực. Một loại gặp nước thì tan, một loại gặp nước mới hiện.
Vì thế, cho dù nàng có hối hận, có xé bỏ, cũng chẳng thay đổi được gì.
Lúc đầu, ta nghĩ chắc mình sẽ nhanh chóng chán nàng thôi.
Dù gì cũng chỉ là một nữ nhân — lại chẳng phải tuyệt sắc khuynh thành gì cho cam.
Vẻ ngoài thanh lãnh, tính tình cao ngạo, thoạt nhìn thật sự không phải loại khiến người ta mê đắm.
Nhưng, khi biết nàng tự mình đi tìm tên trượng phu hèn nhát kia…
Ta lại thấy lửa giận trong lồng ng.ực bùng lên dữ dội.
Một loại căm hận không thể diễn tả bằng lời, như muốn thiêu rụi hết mọi thứ, kể cả cái quá khứ hai người từng là vợ chồng.
Đưa nàng hồi kinh, ta vốn định an bài cho nàng một thân phận sạch sẽ, đoan trang.
Dù sao cũng là nữ nhân của ta, sao có thể để kẻ khác chỉ trỏ.
Nhưng khi thấy nàng nhìn ta mà ánh mắt lại tràn đầy ghê tởm và sợ hãi, ta không khỏi giận dữ.
Chẳng lẽ trong lòng nàng đến giờ vẫn còn ôm mộng tưởng được quay về cái vòng tay yếu đuối vô dụng kia?
Nàng càng muốn gì, ta lại càng không để nàng được như nguyện.
Cho đến khi mọi con đường lui đều bị chặt đứt, nàng không còn nơi nào để đi ngoài ở lại bên ta.
Chỉ là… có một điều đến tận bây giờ ta vẫn chưa hiểu rõ:
Vì sao nàng luôn muốn trốn?
Chẳng lẽ… tất cả những gì ta dành cho nàng, vẫn chưa đủ tốt sao?
Chỉ là… dù nàng có muốn chạy trốn, thì liệu có thoát nổi lòng bàn tay của ta sao?
Thuộc hạ báo lại tìm được tung tích nàng, nhưng ta không đợi bọn chúng mang nàng trở về.
Ta đích thân đi bắt nàng, để nàng hiểu rõ:
Kết cục của việc bỏ trốn—rốt cuộc sẽ là thế nào.
Ta không ngờ nàng yếu đuối đến vậy.
Một màn ấy lại dọa nàng đến mức sinh ra ý định từ bỏ mạng sống.
Bản năng đầu tiên của ta là dùng thủ đoạn ép nàng không được chết—hoặc lạnh lùng mặc kệ để nàng tự tìm đến cái chết.
Nhưng rồi… ta lại không nỡ, không nỡ để nàng rời khỏi thế gian này một cách dễ dàng như thế.
Ta nghĩ, có lẽ là vì ta vẫn chưa chán nàng.
Vậy thì chờ đến khi chán, cũng chưa muộn.
Chỉ là, ở bên nàng càng lâu, ta càng thấy bản thân mình…muốn cho nàng một đứa con.
Một đứa bé là của ta và nàng, một đứa bé có thể khiến nàng có chốn nương thân thật sự trong phủ này.
Ý nghĩ đó, một khi đã khởi lên, thì cho dù ta không muốn thừa nhận, cũng không thể phủ nhận được:
Nàng, trong lòng ta… ngày càng trở nên quan trọng.
Nàng bắt đầu quan trọng với ta từ khi nào? Là lúc nào chứ?
Có lẽ bắt đầu từ sự hứng thú, sau đó là trò chơi tâm lý giữa sự thuận theo giả vờ và tâm tư mưu toan thoát khỏi tay ta. Có lẽ là những lần nàng lật sách ngồi bên cạnh ta, dùng những lý lẽ đanh thép phản bác ý kiến ta, cố gắng thuyết phục ta một cách quật cường.
Cũng có thể là vô số khoảnh khắc nhỏ nhặt, từng chút, từng chút một, tích tụ thành một dòng sông rộng lớn trong lòng ta. Đến khi ta nhận ra, thì đã là lúc vui buồn giận dữ của ta đều bị nàng thao túng.
Nhưng trong thế giới của ta—không được phép tồn tại thứ gì vượt khỏi tầm kiểm soát. Theo lý, ta nên diệt trừ nàng từ lâu rồi.
Thế mà… khi nàng ôm ta làm nũng, khi nàng chia sẻ những chuyện thường nhật bên tai ta, lòng ta lại mềm như nước, không nỡ tổn thương nàng.
Người ta sống một đời, phóng túng một lần thì đã sao?
Ta tự tin, với bản lĩnh của mình, đủ khiến nàng không thể rời bỏ ta.
Vậy mà, khi ta đang nghĩ đến việc cho nàng một đứa trẻ…
Nàng lại một lần nữa bỏ trốn.
Rốt cuộc là ta làm sai điều gì?
Điều gì khiến nàng mãi mãi muốn rời xa ta?
Hay là nàng đã quên kết cục của kẻ chạy trốn?
Hoặc đơn giản—nàng chưa bao giờ có trái tim để yêu ta?
Chỉ là… cho dù là Tề Thiên Đại Thánh cũng không thể thoát khỏi lòng bàn tay của Phật Tổ.
Vậy thì Ngọc Hà nàng, một nữ nhân nhỏ bé, sao có thể rời khỏi tay Tạ Trường Quân này?
Điều ta không ngờ…lần này khi bị bắt về, nàng lại đang mang thai.
Thật khiến ta vừa giận, vừa buồn cười, vừa đau lòng.
Nhưng cuối cùng vẫn không nỡ trách móc nàng.
Chỉ nói với chính mình—nàng trở về là tốt rồi.
Lần này, cũng là lần cuối cùng.
Tuyệt đối không để nàng có cơ hội chạy trốn lần nữa.
Ta ngồi bên giường, chăm chú nhìn nàng—ngay cả trong giấc mơ cũng nhíu mày, không yên giấc.
Ta không biết nàng gặp phải ác mộng gì, mà sợ hãi đến thế.
Ta đưa tay vuốt lên giữa đôi mày đang nhăn của nàng, rồi cúi đầu, đặt một nụ hôn nhẹ lên trán.
Sau khi tỉnh lại, biết mình mang thai, nàng từng nổi giận, từng khóc, từng oán.
Nhưng ta cũng nhìn ra, sâu trong đáy mắt nàng—vẫn có một tia mong đợi.
Khi nàng hỏi ta thích con trai hay con gái, thật ra… ta chỉ muốn nói: Chỉ cần là con của nàng, ta đều yêu cả.
Buồn cười nhất là, đường đường là một thừa tướng, ta lại vì việc đặt tên cho đứa bé mà bối rối đến nỗi lật cả đống sách cũng không chọn được cái tên nào.
Bởi vì ta tin, đứa con của ta và nàng, xứng đáng có được tất cả những điều tốt đẹp nhất trên đời này—bao gồm cả một cái tên.
Ngay lúc tao tưởng rằng nàng cũng tràn đầy mong đợi đứa bé của chúng ta, thì tại sao nàng lại có thể nhẫn tâm xoá bỏ nó? Còn nói rằng mỗi một ngày ở bên tao đều khiến nàng buồn nôn, đem việc ở bên tao so sánh như một kỹ nữ bán mình, tao trong mắt nàng lại đáng ghê tởm tới mức đó sao?
“Đại nhân, theo lão nô thấy thì di nương nhất định là không biết điều, đưa nàng tới nơi đó ở một thời gian, nàng sẽ ngoan ngoãn thôi.” Lúc này, giọng của Tống ma ma mang đầy hằn học.
Tống ma ma nói cũng đúng—chim hoàng yến tại sao cứ luôn muốn trốn khỏi chủ nhân? Chẳng qua là vì nàng nghĩ cuộc sống hiện tại, tuy bị nhốt trong lồng son lộng lẫy, nhưng vô ưu vô lo, nên nàng tưởng thế giới bên ngoài cũng yên bình tương tự.
Nếu đặt nàng vào giữa bầy rắn độc, giữa nơi thú dữ nuôi dưỡng nhau bằng máu thịt, để nàng tận mắt chứng kiến đồng loại bị cắn xé như súc vật, thậm chí chính nàng cũng trở thành con mồi trong miệng dã thú... liệu nàng còn có thể ngây thơ nghĩ đến việc rời bỏ chủ nhân mà bay vào thế giới ngoài kia?
Nhưng tao, sao có thể thật sự nhẫn tâm ném nàng vào chốn đó? Cuối cùng, tao sai người mua lại một trà lâu, cải trang nó thành kỹ viện, bài trí tinh tế, toàn bộ người hầu đều là nữ tử, bởi vì ngoài tao ra, tao tuyệt không cho phép bất kỳ nam nhân nào khác chạm vào nàng—nếu không tao nhất định sẽ ghen đến phát cuồng.
Nghe tin từ chỗ họ truyền về, nói nàng đã uống bát canh phá thai kia, tao lập tức tức giận đến mức không thèm để ý gì nữa, muốn lao tới đối chất với nàng—dựa vào cái gì mà nàng muốn xoá bỏ con của chúng ta?
Chẳng lẽ trên thế gian này, trừ tao ra, con của bất kỳ gã đàn ông nào khác nàng cũng tình nguyện sinh, còn với tao thì không? Nàng thật sự ghét tao đến mức đó sao?
Ngay trong đêm đầu tiên nàng bị đưa đến kỹ lâu, tao ở ngay gian phòng bên cạnh. Những đêm sau cũng vậy. Còn những âm thanh ân ái vang lên kia? Chỉ là kỹ nữ diễn trò, không hơn.
Tới ngày thứ năm, vẫn chưa thấy nàng chịu cúi đầu, tao không muốn chờ nữa, liền ra lệnh cho nàng phải lên biểu diễn tiết mục “chim hoàng yến dâng rượu”.
Tao không ngờ nàng lại nhân lúc nha hoàn Liễu Nhi sơ hở mà trốn khỏi đó, lại còn gặp được tên họ La kia. Nàng đúng là, chẳng ngoan gì cả.
Hay nàng vẫn nghĩ rằng chỉ cần chạy khỏi kỹ lâu là có thể thoát khỏi lòng bàn tay tao?
Tao thật sự không biết nên thấy nàng đáng thương hay buồn cười nữa.
Tao cúi mắt nhìn nàng đang quỳ gối bên chân, run rẩy hôn lên đầu ngón tay tao, không kìm được bật cười. Đúng là, chim muông chỉ khi đối mặt với cái chết mới biết quay về bên chủ cũ.
Khi tao nghe tin nàng chưa phá bỏ đứa bé, tâm trạng chẳng khác gì phát cuồng trong niềm vui.
Thấy chưa? Chỉ cần ngoan ngoãn nghe lời, thì nàng sẽ không cần phải chịu đau đớn không đáng.
Thậm chí, chỉ cần nàng muốn—bất kể thứ gì—tao đều có thể cho nàng, kể cả ngôi vị chính phu nhân của phủ thừa tướng.