Nguyên Thủy Chiến Ký

Chương 18

Bên ngoài vẫn bão tuyết trập trùng, nước sông đã nhanh chóng đóng băng thành một tầng dày, người trong bộ lạc cũng rất ít ra ngoài, nếu như nhìn từ trong hang ra thì trước mắt chỉ là một màu trắng ngút ngàn.

Lửa trong hang vẫn đang cháy, không khí cũng náo nhiệt hơn trước.

Sau khi lắp băng lên thì trong hang sáng hơn rất nhiều mà vẫn không bị gió lạnh thốc vào, cảm giác này khiến bọn trẻ trong hang cảm thấy rất mới lạ, đến hai ba ngày sau chúng vẫn còn phấn khởi, quây quần bên nhóm lửa, nhìn chữ trên hang rồi khảo bài lẫn nhau.

Thiệu Huyền khắc những nội dung trong tấm da thú của vị thợ săn già để lại lên tường đá, ban ngày có ánh sáng từ lỗ thông gió hắt vào, không cần nhóm lửa vẫn thấy rõ những con chữ trên vách đá. Học hết những thứ này thì lần sau vị thợ săn già kia có đến cũng không cần phải dạy lại từ đầu nữa.

Không giống với những người khác, Thiệu Huyền mấy hôm nay ngoài ăn ra đều ở lì trong căn phòng đá kia, cẩn thẩn lau đi lớp bụi bám trên tường đá.

Những đồ vật linh tinh trong phòng cũng đã bị Thiệu Huyền dời đi, diện tích của những bực họa trong phòng cũng chiếm rất lớn.

Sau khi xử lý xong góc cuối cùng, Thiệu Huyền đứng dậy thở dài, cứ động một chút chân tay đã mỏi nhừ, lùi ra sau vài bước, mượn ánh sáng hắt vào phòng, xem kĩ những bức tranh được khắc trên tường đá.

Ánh sáng được chiếu vào phòng không sáng lắm, có một số chỗ Thiệu Huyền phải lấy đuốc soi mới thấy được.

Ngoài hai bức tranh lúc đầu ra thì ở đây cũng có nhiều bức tranh khiến Thiệu Huyền rất ngạc nhiên.

Những bức tranh trên tường còn đề cập đến nông nghiệp và chăn nuôi nữa, những người đang lao động dưới ruộng đó, những người cầm roi đuổi dê đó…

Có những người mặc áo da, cầm những ly rượu được chạm khắc phức tạp, còn có vài ba cô gái tụ thành nhóm cầm rổ hái rau…

Thậm chí còn có người cưỡi ngựa. Có bức tranh còn vẽ một người lớn dắt theo một đứa trẻ cùng cưỡi ngựa nữa.

Bên cạnh còn có một số bức tranh không biết là vẽ cảnh chiến tranh hay săn bắn nữa, những bức tranh này dài hơn những bức tranh khác một chút, chiếm gần một nửa bên trái bức tường, trước bức tranh có một con tuấn mã, trên lưng ngựa là một vị chiến sĩ đầu cài chiếc lông vũ rất dài, thân hình cũng cường tráng hơn những chiến sĩ khác, ngẩng đầu, ưỡn ngực, trông rất có khí chất, chắc là thủ lĩnh của những người này.

Đi theo sau chiến sĩ đó là những người cưỡi ngựa khác, bên cạnh còn có… sói?

So với Caeser thì những con thú này có đuôi thon dài, có vài con còn cong đuôi nữa. Là chó săn sao?

Những con chó săn này đang há mồm lè lưỡi, dường như đang thở vậy, có hai con thì ngẩng đầu nhìn lên phía trên những người cưỡi ngựa kia, trông như đang nghe ai đó nói chuyện.

Sau lưng những bức tranh nãy còn có một vài kiến trúc, còn cao và to hơn so với những kiến trúc Thiệu Huyền nhìn thấy trong bộ lạc, tuy là có nghe qua nhà của những người sống trên núi to hơn so với những hộ dân dưới núi, thế nhưng Thiệu Huyền so sánh với những gì mình đã nghe thấy, thì so với những ngôi nhà của những hộ dân trên núi thì cũng không bằng những ngôi nhà lớn trong tranh.

Tầm nhìn lại quay về bức tranh đầu tiên, người phụ nữ trong tranh mang trang sức không giống những trang sức đơn giản, thô lỗ mà phụ nữ trong bộ lạc hay dùng mà rất tinh tế, còn về cái thùng mà người phụ nữ này đang cầm…

Những chiếc thùng có hoa văn phức tạp này nếu không được làm từ đá thì Thiệu Huyền nghĩ rất có khả năng chúng được làm từ… gốm sứ.

Những bức tranh này đã được tồn tại bao lâu rồi?

Nếu như thời gian nó xuất hiện không cách thời gian xây dựng căn phòng đá này bao lâu thì chắc cũng đã cả trăm ngàn năm rồi.

Vài ngàn năm trước mà đã có các ngành nông nghiệp như nuôi trồng, còn có đồ gốm, công cụ săn bắt cũng đa dạng hơn hiện giờ, thậm chí còn mang theo chó săn, là chó săn đích thực chứ không phải con sói số khổ bị người ta bắt về nuôi như Caeser!

Thiệu Huyền kìm nén sự ngạc nhiên trong lòng, tiếp tục xem.

Những bức tranh bên trái và bên phải của bức tường bên phải có sự khác nhau rất rõ rệt. Chỗ phân cách giữa bên trái và bên phải Thiệu Huyền không thấy rõ trên ấy được vẽ những gì, hình quá nhiều, bố cục rất rối, Thiệu Huyền cũng không biết bắt đầu xem từ đâu. Thế nhưng có một sự thật rất rõ ràng là càng về sau những bức tranh được vẽ trên tường không còn hào hùng, tự tin, mãnh liệt mà trở nên thâm trầm, quỷ dị, rất nhiều bức tranh còn mang theo cảm giác thê lương.

Người phụ nữ quỳ khóc dưới đất, đứa trẻ ngây ngô không biết gì bên cạnh, dường như mang theo sự mơ hồ vô tận, đi theo bức tranh không còn nhà cao cửa lớn nữa mà là hang động Thiệu Huyền đang ở hiện giờ.

Cũng không còn các ngành nuôi trồng nông nghiệp nữa, cũng không còn nhóm vài ba cô gái cùng hái rau, không còn cung tên, không còn chó săn, cũng không còn những công cụ gốm sứ tinh xảo hơn công cụ đá nữa…

Mà cho dù bên trái hay bên phải của bức tường bên trái đều vẽ một biểu tượng tô-tem của bộ lạc.

Tô-tem của bộ lạc Viêm Giác(1) nhìn rất giống đôi sừng trâu, chỉ là dài hơn một chút và mang theo ngọn lửa, giống như tên của bộ lạc vậy.

Thế thì những gì được khắc trên đây là nói về bộ lạc Viêm Giác ư?

Thiệu Huyền nhớ người bạn học khảo cổ trước kia từng nói: bích họa, tranh đá, thông thường là phương pháp người ta dùng để miêu tả lại cuộc sống thời đó, hoặc là thứ mà họ mơ ước, mơ tưởng, cũng xem như là một cách an ủi tinh thần của con người thời bấy giờ.

Những bức tranh được khắc trên tường ở đây chắc chắn không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng, những bức tranh này toát lên một cảm giác rất mãnh liệt, sự từng trải chân thật thì sự vật mới có thể khiến cho người ta có tình cảm sâu đậm và nồng hậu đến thế.

Bộ lạc đã gặp phải chuyện gì?

Thiên tai?

Diệt chủng?

Hay là cả hai cũng một lúc?

Ở chỗ cuối cùng của bên phải bức tường bên phải vẽ rất nhiều bức tranh to bằng bàn tay, phong cách của những bức tranh này rất quỷ dị, cứ như đang vẽ những con bướm đang nghỉ ngơi trên một tấm lưới, nếu như lại lấy ví dụ những thứ trong bức tranh bên phải phía trên đó là trúc hay là một loại thực vật nào đó, còn có một thứ nhìn rất giống mặt nạ, đang nhìn chằm chằm…

Trên bức tranh có động vật, thực vật, cũng có những thứ Thiệu Huyền không thể đoán được đó là gì.

Lúc Thiệu Huyền đang nghiên cứu những thứ đó thì bên ngoài có người gọi anh.

“A Huyền, chú Cách lại đến này, A Huyền mau ra đây!”

Những đứa trẻ trong hang không có hứng thú gì lắm với những thứ nằm sâu trong hang động, trong những năm chúng sống ở đây thì ngoài những chỗ đặc biệt chúng dùng để đại tiện và tiểu tiện ra, chúng sẽ không đi sâu vào thêm nữa, mấy chỗ đó vừa xem đã chẳng thấy có gì thú vị rồi, thế nên những đứa trẻ gọi Thiệu Huyền cũng không đi sâu vào trong mà hét lên luôn.

Nhớ lại thì hôm nay đúng là ngày Cách mang thức ăn đến.

Lần này Cách cũng mang số thức ăn của ba ngày đến, lúc Thiệu Huyền nhìn thấy ông thì tuyết vướn trên áo lông thú của ông vẫn chưa tan hết, Cách không quan tâm đến những chuyện này, tầm nhìn của ông hướng vễ các lỗ thông gió trong hang, còn sờ thử mấy khối băng được nhét vào đó, cho thấy ông cũng không ngờ đến trông hang còn có thứ này, từ khi ông phụ trách đưa thức ăn đến nay thì mùa đông trong hang khi nào cũng tối om. Trước đây ông cũng nghe nói đến trong hang có những thứ như vậy nhưng mãi không thấy bọn trẻ dùng, cộng thêm tình trạng trước đây trong hang thì ông cũng không nghĩ nhiều thêm nữa, không ngờ bây giờ lại thấy được cảnh này.

Đưa thức ăn cho bọn trẻ “kiểm hàng”. Bây giờ thức ăn đã đầy đủ rồi, bọn trẻ trong hang cũng không còn thấy thức ăn là nhào vào cướp nữa, nghe Thiệu Huyền nói là chạy lại giúp rồi chia theo từng đội mà Thiệu Huyền đã phân, còn các thành viên trong đội chia nhau như nào thì không cần Thiệu Huyền phải bận tâm nữa.

Hôm nay Thiệu Huyền không cho Cách đi ngay mà kéo ông lại bắt ông kể cho bọn trẻ trong hang những chuyện liên quan đến bộ lạc, dù sao thì sau khi đưa thức ăn Cách cũng rảnh rỗi.

Thiệu Huyền muốn nghe ngóng tin tức từ ông xem xem có thể liên hệ gì với những thứ được vẽ trên bức tường bên phải không, chỉ tiếc là những thứ Cách kể cũng không khác gì chuyện mấy người Lang Ca kể cả, không có những thông tin mà anh muốn tìm hiểu.

Cầm than củi vẽ lên đất mấy bức tranh, Thiệu Huyền biết Cách đã nhìn sang đây mấy lần, cũng đã nhìn rõ những gì anh vẽ, thế nhưng không thấy ông có biểu hiện gì lạ, cho thấy Cách không biết gì về những bức tranh này.

Những thứ Thiệu Huyền vẽ là một trong những bức tranh kỳ lạ mà anh thấy được ở bên phải và bên trái bức tường, Cách cũng được xem là một chiến sĩ lâu năm mà đến ông cũng không biết gì về những bức tranh này, Thiệu Huyền lại thở dài, xem ra nếu anh muốn hiểu thêm về những bức ảnh được vẽ trên tường là rất khó.

Thật ra ở điểm cuối của bên trái và phải căn phòng, bên dưới những bức tranh kỳ lạ đó còn có một hàng chữ, trong đó có mấy chữ Thiệu Huyền không biết, nên không thể nối lại thành một câu được.

Tuy rằng Thiệu Huyền có thể giao tiếp lưu loát ngôn ngữ ở đây thế nhưng đối với chữ viết vẫn còn rất xa lạ. Tính rằng đợi khi nào vị thợ săn già kia quay lại Thiệu Huyền sẽ học thêm những chữ đó. Đợi có cơ hội rồi sẽ hỏi tiếp vậy.

Lại mười mấy hôm trôi qua, vị thợ săn già lại xuống núi đến hang.

Cảm thấy bất ngờ với những thay đổi trong hang, sau khi kiểm tra thì thấy bọn trẻ đã hiểu được rất nhiều thú, người thợ săn già rất vui, lại lấy ra một tấm da thú khác để dạy những thứ mới mẻ hơn.

Lúc nghỉ ngơi giữa buổi học, Thiệu Huyền hỏi ông vài chữ, những chữ này không phải đều là chữ được khắc trên tường đá, còn có một số chữ khác lẫn vào nữa, ông liền thích thú cặn kẽ dạy Thiệu Huyền nhận biết từng chữ.

Sau khi dạy xong thì vị thợ săn già còn khen một câu: “Mấy chữ này viết rất tốt! rất có khí thế! Sau này nhất định sẽ trở thành một chiến sĩ dũng cảm!”

Thiệu Huyền chỉ cười cười, không nói gì. Mấy chữ được khen là anh chép từ tường đá ra nhưng không chép giống được như nguyên bản, nhưng vì là chép theo nên cũng mang theo được một chút khí thế và tinh thần của nguyên tác.

Xem ra, người vẽ những bức tranh kia là một vị chiến sĩ, còn có sức mạnh rất lớn nữa.

Sau khi vị thợ săn già rời đi, Thiệu Huyền đem những chữ trong mảnh da thú ông để lại chép lên tường đá cho những đứa trẻ trong hang ôn lại rồi tiếp tục đi vào trong hang.

Sau khi học được chữ thì Thiệu Huyền mới biết được trên tường đá viết những gì.

“Rồi sẽ có ngày, chúng ta sẽ trở về chốn cũ. Sự huy hoàng vẫn luôn ở đó, lửa của Viêm Giác mãi mãi sẽ không bao giờ tắt!”

Sau câu nói này còn có thêm một chữ “Thích” chắc là của chủ nhân căn phòng này, trên tường đá có vẽ hình và viết tên của chủ nhân câu nói kia.

Câu nói cuối cùng được khắc rất sâu, sâu hơn những bức tranh trước nữa. Đặc biệt là những chữ cuối, có thể thấy khi viết lên câu nói này người viết có cảm giác rất mãnh liệt.

Tuy rằng không biết tại sao sau này những bức tranh kia lại bị đắp bột giấu đi, nhưng Thiệu Huyền rất cảm ơn và kính phục người đã vẽ và viết ra những chữ này.

Từ câu nói này có thể thấy cảnh tượng của người này và của cả bộ lạc không được tốt cho lắm, thậm chí khiến người ta tuyệt vọng, thế nhưng người viết nên những điều này vẫn không từ bỏ.

Cho dù có tuyệt vọng đến đâu, chỉ cần còn sống, chỉ cần bộ lạc vẫn còn thì hy vọng vẫn còn.

Thiệu Huyền lấy than củi, vẽ nên một bàn tay có ngón cái chỉ lên trên phía sau chữ “Thích” đó.

Like cho ông thêm cái nữa.

***

(1) Viêm Giác: Sừng lửa
Bình Luận (0)
Comment