Nhà Có Hãn Thê Làm Sao Phá

Chương 39



Vi thị thấy Thanh Thư chất vấn tại sao trong sân nhỏ lại có cục đá, nàng ta bèn nói: "Chuyện này có gì mà kỳ lạ? Trong sân có mấy cục đá cũng là chuyện thường tình mà."
Trần ma ma nghe vậy lập tức lên tiếng: "Ta đã dọn sạch đá và lá khô trong sân rồi."
Cũng là bởi vì Cố Nhàn mang thai, bà sợ nếu không quét sạch sân nhỏ sẽ dễ gặp nguy hiểm, cho nên đã chủ động nhận việc quét dọn.
Như Đồng nói: "Chuyện này ai mà nói chính xác được, có lẽ là bà sơ ý không quét sạch sẽ nha."
"Ta quét sân xong đều đã nhìn kỹ lại rồi, không còn có đá hay cành khô nào hết." Cục đá trên mặt đất to như vậy, lại còn nằm giữa sân, mắt bà cũng không bị mờ sao lại có thể không nhìn ra được.
Sắc mặt Thanh Thư khó coi, nàng nói: "Nhị thẩm, cục đá này cũng không thể tự mình bay tới trong sân được."
Kiều Hạnh do dự một chút rồi nói: "Vừa nãy nô tỳ có nhìn thấy lúc Tam cô nương từ bên ngoài đi vào, trong tay nàng ấy có nắm mấy cục đá."
Khi gọi Như Điệp tới hỏi, quả thật những cục đá này là do con bé mang từ bên ngoài về.

Lúc mới về, nghe thấy có bánh chưng ăn, con bé bèn tiện tay ném đá đi.
Bấy giờ Trương Xảo Xảo mới ôm Như Điệp xin lỗi Cố Nhàn: "Đại tẩu, thật xin lỗi, nếu muội trông chừng Như Điệp cẩn thận thì sẽ không xảy ra chuyện này."
Cố Nhàn tốt tính nói: "Không sao, chỉ là đứa trẻ còn nhỏ không hiểu chuyện thôi." Như Điệp còn nhỏ hơn một tuổi so với Thanh thư, có thể biết cái gì chứ.
Nhưng Thanh Thư lại không chịu bỏ qua, nhìn về phía Như Đồng hỏi: "Vừa nãy là tỷ dẫn Như Điệp ra ngoài, trong tay muội ấy cầm nhiều cục đá như vậy, sao tỷ lại không biết?"
Vô ý thì không sao, chỉ sợ là cố tình.
Mắt thấy trận lửa này đốt tới trên người Như Đồng, Vi thị lập tức dời chủ đề đi: "Nếu ngươi nghe lời của thẩm, không tiếp xúc với tai tinh kia, thì vốn dĩ sẽ không xảy ra chuyện này."

Cố Nhàn bị ồn đến đau đầu: "Được rồi, chuyện này cũng đã qua, không cần tiếp tục truy cứu nữa."
Vi thị hừ lạnh một tiếng: "Đại tẩu, muội đã nói với tẩu rồi, tẩu đừng có cái gì cũng tùy ý như thế.

Nếu không, sau này xảy ra chuyện gì thì hối hận đã không kịp."
Đứa trẻ có mẹ thì là bảo bối, đứa trẻ không mẹ lại là rơm rác, vì vậy cái chết của Cố Nhàn là nỗi đau sâu sắc nhất đáy lòng Thanh Thư.
Nhìn thấy vẻ mặt tức giận của Thanh Thư, Cố Nhàn vội đoạt lời nói trước: "Chuyện này đã qua, đệ muội cũng không cần nói nữa."
(Truyện đăng tại bachngocsach_@Lục Lam)
Nàng sợ Thanh Thư lỡ nói ra câu gì kinh người nữa, đến lúc đó lại thêm một phen ầm ĩ.
Lâm lão gia tử trở về thấy người đứng đầy trong sân, bèn hỏi: "Tất cả các ngươi ở trong sân làm gì vậy?"
Lâm lão phu nhân vội nói: "Vừa rồi vợ Thừa Ngọc trượt chân, cũng may là hữu kinh vô hiểm."
Nói xong, Lâm lão phu nhân khoát tay một cái: "Đã không có chuyện gì, tất cả giải tán đi!"
Về đến phòng, Thanh Thư hỏi Cố Nhàn: "Nương, người sẽ không tin lời Nhị thẩm nói chứ?"
Cố Nhàn cười nói: "Hôm sau chúng ta sẽ trở về, các nàng nói cái gì con cũng không cần để ở trong lòng."
Lúc này Thanh Thư mới yên tâm.

Nếu chỉ bởi vì chuyện này mà Cố Nhàn chán ghét nàng, vậy thì thật là không có đất mà khóc rồi.
Thôn Lâm gia có một tập tục, vào buổi tối Đoan Ngọ hằng năm, người trong thôn đều đi đến bên bờ sông thả hoa đăng.

Thả hoa đăng xong, mọi người còn có thể cầu nguyện với hà bá.
Trước kia, mỗi khi đến tiết Đoan Ngọ, nàng sẽ phải ở lại trông nhà.

Nhưng bây giờ, nàng lại có thể ra bờ sông thả hoa đăng cùng Cố Nhàn.
Lúc đến bờ sông, trên mặt sông đã có không ít hoa đăng rồi.

Nhưng hoa đăng giữa dòng sông này đều làm từ giấy, đều là hình hộp, kiểu dáng vô cùng đơn giản.
Hoa đăng Cố Nhàn thả trong sông chính là một chiếc hoa đăng hình bông sen, bên trong đặt một cây nến.

Sau khi thả hoa đăng xuống sông, Cố Nhàn nhắm mắt lại cầu nguyện hai điều.

Một là, hy vọng bào thai này là con trai để có thể kéo dài hương hỏa cho trượng phu; hai là, hy vọng Lâm Thừa Ngọc có thể thi đậu tiến sĩ.

Thanh Thư cũng thả một chiếc hoa đăng như ý, nàng hy vọng tương lai có thể sống hạnh phúc.
Lâm Như Đồng trông thấy đóa hoa đăng xinh đẹp trong tay hai mẹ con Thanh Thư bèn siết chặt lấy hoa đăng đang cầm trong tay.
Thả xong hoa đăng, Cố Nhàn cùng Thanh Thư cũng không vội trở về.

Hai người đứng ngắm cảnh đêm trên sông một hồi, sau đó mới quay về.
Về đến nhà, Thanh Thư bắt đầu mài mực luyện chữ, Cố Nhàn thì ngồi ở bên cạnh nhìn nàng viết.
Một lúc sau, Trần ma ma vào nói: "Phu nhân, nước đều chuẩn bị xong rồi, đã có thể đi tắm."
Cố Nhàn gật đầu rồi đi ra ngoài.
Viết xong hai tờ chữ lớn, Thanh Thư để bút lông xuống, rửa sạch tay rồi gỡ khóa vàng trường mệnh xuống đưa cho Kiều Hạnh: "Cất nó đi!"
Kiều Hạnh để khóa vàng trường mệnh trên bàn trang điểm, sau đó cúi người lấy hộp trang sức ở dưới bàn trang điểm.
Hộp trang sức này tổng cộng chia làm ba tầng.

Tầng thứ nhất chính là để các loại trang sức nhỏ như: trâm hoa và khuyên tai của Thanh Thư mang theo; tầng thứ hai là các loại vòng tay và vòng cổ; tầng thứ ba là các loại vòng cổ có kích cỡ lớn.
Mở ra tầng thứ nhất thấy thiếu trâm hoa mai nhỏ, Kiểu Hạnh có chút hốt hoảng.

Nàng ta vội vàng mở ra tầng thứ hai, vòng tay bạch ngọc của Thanh Thư cất trong này cũng không thấy đâu; tầng thứ ba cất vòng cổ vàng ròng cũng chẳng thấy bóng.
Thanh Thư biết được đồ trang sức bị mất, lập tức chạy tới nhà lớn.
Lúc đến cửa, lại bị Tề bà bà cản lại: "Tiểu thư, lão thái gia và lão phu nhân đã ngủ rồi, có chuyện gì ngày mai người hãy đến."
Thanh Thư lớn tiếng kêu lên: "Tổ phụ, tổ mẫu, đồ trang sức của nương và con đã bị người khác ăn trộm rồi.

Tổ phụ, tổ mẫu, chúng ta phải mau mau tìm ra kẻ trộm này."
Lâm lão gia tử nhìn Thanh Thư, sắc mặt u ám hỏi: "Điều ngươi vừa nói là sự thật sao?"
"Tổ phụ, chuyện lớn như vậy con nào dám nói dối.

Tổ phụ, cả ngày hôm nay con với nương đều ở nhà.

Những trang sức bị mất kia nhất định là mới vừa bị trộm." Ban ngày trong phòng cũng không thiếu người, chỉ có khoảng thời gian vừa nãy đi ra ngoài nên không có ai trong phòng là có khả năng nhất.
"Dẫn ta đi nhìn xem." Kẻ trộm này nhất định phải tìm ra, nếu không còn tưởng nhà ông là vườn rau, muốn đến thì đến, muốn đi thì đi.
Vừa ra cửa, đoàn người đã nhìn thấy hai huynh đệ Lâm Thừa Trọng dẫn theo thê tử đứng trong sân rồi.
Trương Xảo Xảo nắm lấy tay Thanh Thư vội vàng hỏi: "Thanh Thư, đồ trang sức của ngươi bị trộm sao?"

Buổi tối hôm nay là hai người nàng và Vi thị ở lại trông nhà.

Nếu đồ trang sức của Thanh Thư bị trộm, hai người các nàng không thể trốn tránh trách nhiệm.
Thanh Thư gật đầu.
Vi thị hừ lạnh một tiếng: "Thẩm đã sớm nói ngươi đừng có mà tiếp xúc với cái tai tinh kia, ngươi còn không nghe, hiện giờ thì tự chịu hậu quả rồi."
Thanh Thư thật sự rất bội phục nàng ta, vì trốn tránh trách nhiệm mà lại có thể kéo chuyện này lên người bé trai kia.
Lâm lão gia tử nhìn hộp đồ trang sức trống không, trầm mặt hỏi: "Mấy thứ này cộng lại mất bao nhiêu tiền?"
Thanh Thư lắc đầu: "Con không rõ, cái này phải hỏi nương con rồi." Nàng chỉ biết giá trị đồ trang sức của mình, của mẹ nàng thì lại không rõ.
Rất nhanh sau đó Cố Nhàn cũng đến.

Nghe thấy lão gia tử hỏi thế, nàng quay đầu nhìn về phía Trần ma ma.
Trần ma ma trông coi đồ trang sức của Cố Nhàn, đối với giá trị của chúng thì đều nhất thanh nhị sở: "Cái vòng tay bạch ngọc này là lão phu nhân tặng nhân dịp sinh thần 15 tuổi của thái thái, lúc mua bỏ ra một trăm tám mươi lượng bạc, đã nhiều năm như vậy giá trị ít nhất tăng lên gấp đôi."
Ngừng một chút, Trần ma ma lại nói: Trâm hoa mai vàng của tiểu thư và vòng cổ vàng cộng lại, đại khái là năm mươi lượng bạc." Một lượng vàng giá trị bằng mười lượng bạc trắng.

Trâm hoa mai vàng là rỗng ruột cũng không giá trị lắm, trái lại vòng cổ vàng có bốn năm đôi quý hơn nhiều.
Sớm biết đồ trang sức của Cố Nhàn nhìn thì không nổi bật, nhưng thực chất lại rất quý giá.

Cho nên, đối với kết quả này cũng chẳng phải suy tính gì nữa.
Vi thị có chút líu lưỡi: "Bà không tính sai chứ? Cái vòng tay kia của Đại tẩu còn đắt tiền hơn so với vòng cổ vàng của Thanh Thư hả?"
Trần ma ma giải thích nói: "Cái vòng tay đó của thái thái là ngọc hòa điền thượng đẳng." Ngọc tốt thì giá cả cũng đắt đỏ.
Hơn bốn trăm lượng bạc đặt ở nông thôn tuyệt đối là một khoản tiền lớn.

Trừ Cố Nhàn với Thanh Thư ra, sắc mặt những người khác trong Lâm gia đều không được tốt cho lắm.
editor : Bạn nào có hứng thú dịch, biên hay có góp ý về truyện xin mời cùng vào diễn đàn bàn luận.


Bình Luận (0)
Comment