Nhà Có Hãn Thê Làm Sao Phá

Chương 57



Ép chân phải, ép chân trái, ép dọc, uốn chân trước, ép một chân, ép ngang, uốn chân sau,....
Luyện lại hết một lần những gì đã học trong nửa tháng qua, thấy Đoàn sư phụ gật đầu nói được, lúc này Thanh Thư mới lấy khăn Kiều Hạnh đưa tới để lau mồ hôi.
Đoàn sư phụ nói với nàng: "Hôm nay học đến đây thôi, ngày mai đúng giờ lại tới."
Thanh Thư kính cẩn đáp: "Được, sư phó."
Lúc Đoàn đại nương đang sắc thuốc, thấy Đoàn sư phụ đi vào bèn hỏi: "Tiểu thư về rồi?"
Đoàn sư phụ gật đầu đáp: "Ừ, đã về, bà đi bồi Tiểu Nhu đi!"
Nói đến nữ nhi, trên mặt Đoàn đại nương hiện lên chút ý cười: "Nghe chuyện tiểu thư theo ông học nửa tháng, Tiểu Nhu có nói muốn được tiếp kiến tiểu thư đấy."
Trước kia, việc trong việc ngoài đều do một tay Đoàn đại nương lo liệu, cũng không còn thời gian bồi Đoàn Tiểu Nhu.

Từ khi dời đến Cố gia thì ngày thường bà cũng chỉ phải giặt áo nấu cơm, ngay cả chuyện quét tước cũng đã có người đảm nhiệm.

Cứ như vậy, tất nhiên là sẽ dành được nhiều thời gian ở cùng nữ nhi.
Đoàn sư phụ nói: "Đợi con bé khỏe hơn hãy cho gặp tiểu thư sau."
Hiện giờ có bộ dạng ốm yếu như vậy cũng không thể đi gặp tiểu thư được.

Vạn nhất con bé làm bệnh khí dính qua người ta thì sẽ không tốt.

Đoàn đại nương cười nói: "Tôi cũng nói như vậy rồi.

Đợi khi con bé khỏi bệnh, muốn gặp tiểu thư bao nhiêu lần cũng không thành vấn đề."
Đã là phu thê nhiều năm, ắt có mười phần ăn ý.
Nói xong, Đoàn đại nương có chút vui mừng: "Từ khi chúng ta dời đến Cố gia, bệnh tình của Tiểu Nhu đã bắt đầu có chuyển biến tốt rồi ông ạ."
Sau khi Đoàn Tiểu Nhu bị hưu thì tâm tình tích tụ, lại thấy cha mẹ vì mình vất vả bôn ba, nàng ta vừa thẹn lại vừa áy náy, cho nên bệnh tình cũng càng ngày càng nặng hơn.

Từ khi dời đến Cố phủ, nghe được những lời Đoàn đại nương tán gẫu, còn khen lúc Thanh Thư tập võ không la đau, không kêu mệt, nàng đã thấy rất hiếu kỳ và khâm phục.

Nàng biết rõ tập võ có bao nhiêu đau khổ, không ngờ tới Thanh Thư được nuông chiều từ bé lại có thể kiên trì như thế.

Vì vậy, nàng rất muốn được gặp mặt Thanh Thư.
Đoàn sư phụ nói: "Hạ đại phu nói bệnh của Tiểu Nhu chủ yếu là tâm bệnh, phải khuyên giải nhiều hơn.

Ngày thường bà cứ nói chuyện với nó nhiều một chút, buổi sáng cũng nên dìu con bé ra sân phơi nắng."
Cố lão phu nhân muốn lôi kéo Đoàn sư phụ, tất nhiên sẽ không hẹp hòi.

Ngay ngày thứ hai bọn họ chuyển vào, bà lập tức để Hạ đại phu chữa bệnh cho Đoàn Tiểu Nhu.
Nếu Thanh Thư biết là vì nàng kiên trì tập võ lại làm cho bệnh tình của Đoàn Tiểu Nhu tốt lên, nhất định sẽ rất vui.
Đến chạng vạng, Cố lão phu nhân báo cho Thanh Thư một tin lớn: "Thanh Thư à, hôm nay Phó tiên sinh đã lên đường, ngày mai sẽ đến huyện Thừa Phong."
(Truyện đăng tại bachngocsach.com_@Lục Lam)
Thanh Thư vô cùng vui mừng, nàng đã ngóng trông tiên sinh đến từ lâu rồi.

Chung ma ma nhiều việc, cũng chỉ có buổi sáng mỗi ngày mới có thời gian dạy cho nàng; buổi chiều nàng cũng chỉ có thể tự mình đọc sách, luyện chữ.

Mà Cố lão phu nhân sợ nàng luyện chữ quá nhiều hại đến tay, đọc sách quá lâu lại hại mắt, vì vậy quy định thời gian học bài, luyện chữ không thể vượt quá nửa canh giờ.

Điều này làm cho Thanh Thư dư ra rất nhiều thời gian.

Cũng may còn có việc luyện công, lúc không có chuyện gì làm thì sẽ luyện một chút các kỹ năng cơ bản.
Thanh Thư bèn nói với Cố lão phu nhân: "Bà ngoại, việc này phải nói với nương, nếu không nương sẽ không vui đó."
Thanh Thư có thể suy xét đến cảm nhận của Cố Nhàn khiến cho lão phu nhân thật tâm vui mừng: "Được, bà sẽ sai người đi báo cho nương của con biết ngay."

Thanh Thư lắc đầu nói: "Bà ngoại, hãy để con đích thân đến báo cho nương biết đi!"
Từ khi đến Cố phủ, đã hơn nửa tháng nàng chưa về, giờ cũng nên đi về thăm nhà một chuyến mới phải.
Vào cuối tháng năm, tiết trời đã bắt đầu nóng lên, mà người mang thai lại càng sợ nóng.

Đã có Hạ Nguyệt quạt gió cho mình mà Cố Nhàn vẫn cảm thấy rất nóng.
Nàng ăn một miếng dưa hồng (dưa lưới nha bà con), thầm nói: "Đến Cố phủ đã lâu như vậy rồi cũng không biết trở về một chuyến, nha đầu này xem như là nuôi uổng rồi."
Sau khi Cố Hoà Bình và Viên San Nương chuyển ra ngoài thì trong nhà cũng chỉ còn lại một mình Cố lão phu nhân, cho nên Thanh Thư ở lại Cố Gia nàng cũng không nghĩ đến chuyện đưa con bé về.

Chỉ là đã lâu như vậy mà Thanh Thư không trở lại làm cho nàng vừa nhớ lại vừa khó chịu, cảm thấy Thanh Thư không coi trọng người mẹ ruột là nàng nữa rồi.
Hạ Nguyệt cười trấn an: "Hẳn là vì tiểu thư còn phải đọc sách, luyện chữ rất bận rộn, nếu không đã sớm về thăm phu nhân."
Cố Nhàn cười nói: "Ngươi cho là ta không biết chuyện mỗi ngày Chung ma ma cũng chỉ dạy nó một canh giờ, ngày nào nó cũng dư dả thời gian sao.

Nha đầu kia chính là vui đến quên cả trời đất, lại sợ ta quản thúc nó mới không muốn về đấy."
Lời này vừa nói xong thì chợt nghe thấy tiếng Trần ma ma vui mừng hô lên: "Phu nhân, tiểu thư đã về."
Cố Nhàn lập tức đứng dậy, song suy nghĩ đôi chút, nàng lại quyết định ngồi về chỗ cũ.
Lúc Thanh Thư vào nhà chỉ thấy sắc mặt Cố Nhàn không dễ coi.

Nàng đi đến trước mặt Cố Nhàn, ôm eo nương làm nũng: "Nương, con rất nhớ người.

Nương, người có nhớ con hay không?"
Từ sau lần đầu tiên gạt bỏ chướng ngại trong nội tâm, làm nũng trước mặt Cố lão phu nhân, bây giờ đối với việc làm nũng, nàng đã như ngựa quen đường cũ.
Cố Nhàn vốn muốn cho Thanh Thư một bài học, nhưng đến khi gặp con bé thì nháy mắt cơn giận trong lòng đã tiêu tán.
Nàng cười mắng: "Hơn nửa tháng qua cũng không biết trở về nhìn nương một cái.

Ta còn tưởng con đã quên cả nương luôn rồi đấy!"
Thanh Thư lẽ thẳng khí hùng nói: "Nương, con vừa phải đọc sách, vừa phải luyện chữ, rất bận nha!"
Cố Nhàn vừa bực mình vừa buồn cười: "Con cho là ta không biết, Chung ma ma chỉ dạy con học bài, cũng không yêu cầu con phải viết bao nhiêu chữ hả!"
Chung ma ma không đưa ra yêu cầu là bởi biết sớm tối mỗi ngày, Thanh Thư đều sẽ tự mình luyện chữ.

Nếu đứa trẻ đã biết tự giác thì sao còn phải đôn đốc làm chi, làm vậy chỉ là vẽ vời thêm chuyện thôi!
Thanh Thư ngôn từ chính nghĩa nói: "Con đây cũng là nghiêm khắc với bản thân, nếu không sau này chữ viết không tốt sẽ làm hỏng mỹ danh tài nữ của người."
Cố Nhàn có thể viết, vẽ, hơn nữa còn biết thổi tiêu, vì thế mà năm đó khi còn theo học cũng là một tài nữ có tiếng.

Hạ Nguyệt thấy Cố Nhàn cười đến khoé mắt đuôi mày đều cong lên, không khỏi có chút cảm khái, chỉ mới nửa tháng không gặp mà miệng tiểu như lại càng ngọt hơn rồi.
Sau đó, Thanh Thư đem chuyện ngày mai tiên sinh sẽ đến huyện Thừa Phong kể cho Cố Nhàn.
Cố Nhàn bèn hỏi: "Chuyện lớn như vậy, ngoại tổ mẫu con sao lại không phái người nói cho nương biết?"
Nữ nhi bái sư chính là chuyện đại sự, nàng là người làm mẹ, nhất định phải có mặt.
Thanh Thư giải thích: "Bà ngoại cũng vừa nhận được tin nửa canh giờ trước thôi.

Nương, con nghe bà ngoại nói vị tiên sinh này rất nghiêm khắc."
Cố Nhàn cảm thấy tiên sinh nghiêm khắc một chút cũng rất tốt, bởi người xưa có câu nghiêm sư xuất cao đồ mà.

Cho nên Cố Nhàn bèn hỏi: "Tiên sinh họ gì? "
Thanh Thư gật đầu đáp: "Họ Phó, nghe bà ngoại nói vị Phó tiên sinh này dạy rất tốt.

Bà ấy đã dạy mười hai người học, hai người thi đỗ vào Văn Hoa đường, năm người thi đỗ vào nữ đường Kim Lăng, còn lại đều thi vào được nữ đường phủ thành đấy."
Không ngờ tới mẹ nàng vậy mà tìm cho Thanh Thư một tiên sinh lợi hại như vậy.

Cố Nhàn lộ vẻ kinh hỉ: "Thật sao?"
"Nhất định là thật! Chẳng lẽ bà ngoại còn có thể gạt chúng ta ư! Chỉ là mời bà ấy thì tốn rất nhiều, một năm phải sáu trăm lượng bạc đó!" Chỉ hai mươi lượng bạc đã đủ một nhà bình thường có bốn, năm miệng người sống qua một năm, trả sáu trăm lượng bạc trắng một năm là vô cùng mắc.
Cố Nhàn cũng biết là mắc, chỉ là liên quan đến tiền đồ của Thanh Thư, có đắt nữa cũng đáng.

Cho nên mới nói, đáng thương thay cho tấm lòng người làm cha mẹ trong thiên hạ, chỉ cần tốt cho đứa trẻ thì cha mẹ đều sẽ thỏa mãn.
Thanh Thư cố ý lẩm bẩm nói: "Quá mắc."
Cố Nhàn vừa cười vừa nói: "Đúng là mắc, nhưng người ta là danh sư thì tất nhiên sẽ chào giá cao.

Thanh Thư, con phải học cho tốt, như thế mới không phụ sự kỳ vọng của bà ngoại đối với con."
Thanh Thư dạ một tiếng: "Học phí đắt đến vậy, con mà còn không học tốt thì thật có lỗi với người và bà ngoại."


Bình Luận (0)
Comment