Nhật Ký Xuyên Thanh

Chương 33


Sau tết Ban kim, Tứ a ca được dịp thanh nhàn hiếm hoi.

Thi thoảng vào cung một lần, đọc sách với thái tử, đi thăm Thập Tứ.

Chàng nghe nói dạo gần đây Thập Tứ dù ở Thượng thư phòng hay thao trường cũng đều rất chăm chỉ, chẳng những giải văn, đọc thuộc hơn xa Thập Tam bằng tuổi, ngay đến Cửu a ca và Thập a ca cũng không phải đối thủ của nó.
Trên thao trường, Am đạt yêu cầu nó kéo cung năm mười lần, nó sẽ kéo một trăm lần; bảo nó ngắm bắn ở cự ly hai mươi bộ*, nó lại đứng cách ba mươi bộ để bắn, và còn bắn trúng bia thực, làm Cửu a ca đứng cạnh nhìn tức nổ hết đom đóm mắt.

*Bộ là đơn vị đo chiều dài cũ, mỗi bộ bằng 5 thước.

Tứ a ca rất lấy làm vinh hạnh.

Đây là đệ đệ của chàng, đứng trên cơ luôn cả Cửu a ca lớn hơn nó vài tuổi.

Chàng đi một chuyến thăm riêng Thập Tứ, nhìn thấy bộ cung sừng trâu mình tặng được treo ngay trong phòng ngủ của nó.

Thập Tứ còn nghiêm túc bảo: "Đệ phải siêng năng để sớm ngày được dùng cung Tứ ca tặng đệ!"
Chàng cũng đến Vĩnh Hòa cung thỉnh an.

Thoạt trông Đức phi như hoàn toàn không để bụng chuyện hôm đó, vẫn đối đãi với chàng như xưa.

Ba phần nóng, bảy phần lạnh.

Nhưng điều ấy lại khiến Tứ a ca thấy nhẹ nhõm, vì Đức phi cố ý nhắc tới bộ cung chàng tặng Thập Tứ a ca: "Trước đệ đệ con có bảo với ta, ta không đồng ý, hiếm khi con tặng nó một bộ, làm nó tí tởn suốt ngày."
Lúc ấy Tứ a ca rất vui, nói: "Sao ngạch nương nói vậy? Nó là đệ đệ ruột của con, giờ con đã dựng phủ, nó muốn gì, chỉ cần con tìm được, ắt sẽ đào hết ra cho nó."
Đức phi bình thản nói: "Không thể cứ nuông nó hoài như thế được.

Lúc bé con chưa từng đòi hỏi những thứ gì linh tinh, có muốn thì cũng tự chịu khó học hành kéo cung, để hoàng thượng thưởng cho con.

Tiểu Thập Tứ cũng nên noi gương con mà học."
Tứ a ca khuyên nhủ: "Nó còn nhỏ, huống hồ có ca ca là con ở đây.

Bằng không còn cần con làm gì?"
Cần con làm gì?
Đức phi muốn nói điều gì, cuối cùng lại dằn xuống cả.

Tảng đá đè nặng trong lòng Tứ a ca đã được trút bỏ, liền có tâm trạng ngó sang việc khác.

Trước đó Long Khoa Đa nói muốn tìm người cùng đi săn thú, ngỏ lời mời riêng chàng và Ngũ a ca.

Tứ a ca nghĩ đây là một cơ hội, lúc ấy nhận lời luôn miệng, lúc về bèn suy nghĩ xem phải chuẩn bị những đồ gì.

Sau đó, một chỗ chỉ có hai gian phòng nằm ở cuối hoa viên bất ngờ được dựng bức tường quây lại.

Mấy ngày sau, bên trong vọng ra tiếng chó sủa.

Lúc khiêng bụng ra hoa viên tản bộ bỗng nghe thấy tiếng chó con sủa eo éo, hai mắt Lý Vi sáng bừng, dẫn đầu lần tìm theo tiếng sủa.

Đứng ngoài tiểu viện, Triệu Toàn Bảo ngăn nàng lại: "Cách cách, đằng trước bẩn thỉu, để nô tài đi xem xem."
Lý Vi hưng phấn nói: "Hình như trong kia có chó, ngươi đi hỏi xem liệu có cho ta vào coi được không!" Thời ở hiện đại, nhà nàng có nuôi một em chó Poodle xoăn xù.

Khi mua em Poodle về, nuôi đến năm một tuổi chợt nhận ra có vẻ đây là giống Poodle lai Phốc sóc, có điều chó nhà mình thì mình thương, nàng vẫn yêu em vô cùng!
Sau khi xuyên không, ở Lý gia nàng từng nuôi chim và cá, thậm chí còn từng cưỡi ngựa a mã nuôi ở nhà, chỉ là chưa từng nuôi chó và mèo.

Vì lẽ sợ những em chó mèo sẽ cắn người, bắt người, để lại vết thương trên người nàng.

Mặc cho nàng xin xỏ cỡ nào cũng vô ích.

Vào cung rồi thì khỏi nhắc nữa.


Hiện giờ chẳng ngờ lại nghe có tiếng chó con sủa trong phủ cơ đấy! Phải sờ một cái cho đỡ thèm!
Triệu Toàn Bảo đi qua dễ dàng gõ cánh cửa, nói gì đó với người ở trong, liền có một người cẩn thận ôm hai con chó bước ra, theo chân Triệu Toàn Bảo đi lại.

Triệu Toàn Bảo nói: "Cách cách, đây là chó Tứ gia nuôi để săn thú, chó lớn hung dữ không dám cho cách cách nhìn, còn con chó con mới đẻ này là con của con chó cái trong kia.

Cách cách sờ thử xem."
Hai con chó con thoạt nhìn như vừa đầy tháng, cái mình sữa phúng phính.

Cả hai con đều không sợ người lạ, đầu ngúng nguẩy tới lui, cặp mắt đen dáng như hạt hạnh nhân trông cực kỳ lanh lợi.

Trong chúng có một con lông thuần vàng, con kia thuần đen, với mõm trước dài, lỗ tai nhỏ, nom giống những con chó cỏ.

Lý Vi ôm từng con, nếu không vì bụng lớn, nàng còn muốn chơi thêm một lúc với lũ chó con này.

Triệu Toàn Bảo và Ngọc Bình nhìn chằm chằm, thấy nàng ôm rồi là giục nàng đi ngay.

Trên đường về, Lý Vi cứ quyến luyến ngoái đầu nhìn, liên tục khen chó kia mới đáng yêu, dễ thương làm sao.

Ngọc Bình và Triệu Toàn Bảo lo lắng liếc nhau, bắt đầu khuyên nàng.

Ngọc Bình bắt chước nói y như lời ngạch nương răn lúc ở Lý gia: chó con răng lợi sắc nhọn, ngộ nhỡ vô tình cắn cách cách bị thương, để lại sẹo thì làm sao bây giờ?
Lý Vi không cách nào "kính nghiệp" như Ngọc Bình nói được.

Dù tay nàng có bị chó con cắn mất một miếng thật, chẳng nhẽ Tứ a ca sẽ vì thế mà không còn thích nàng nữa ư? Vả chăng được nhà nuôi, chó sẽ không cắn người trong nhà.

Trừ phi chủ nhà không biết đường dạy chó.

Triệu Toàn Bảo lại nói: chó này là chó Tứ a ca dùng đi săn, sẽ dùng đến cả chó con.

Hôm nay trông thấy chỉ là tình cờ, còn ngày nào cũng đến xem thì ắt là không ổn.

Nhưng Lý Vi phải ra hoa viên dạo bộ đều đặn mỗi ngày, nghe tiếng chó con sủa lại không kìm được rảo bước chân sang bên đấy.

Người trông vườn chó cũng có ý nịnh bợ, thấy nàng thích, thế rồi cho luôn chó lớn dắt chó bé ra ngoài loanh quanh.

Vậy nên Lý Vi cũng được diện kiến "chó săn" của Tứ a ca.

Nhưng chó này không giống loài chó lai sói như trong tưởng tượng của nàng, mà trông bụng thon chân dài giống loài chó săn xám của Ý hơn*.

Trung Quốc cũng có chó săn xám Ý à? Người Tây Dương đem sang à? Nhưng nom cái đầu lại không giống lắm.

"Đây là chó gì?" Nàng tò mò hỏi, muốn ghé sát vào soi.

Lại gần hơn mới biết chó này rất cao, đeo vòng xích cổ bằng da, sợi dây xích da được người chăm chó nắm chặt trong tay.

Triệu Toàn Bảo sốt ruột chắn đằng trước, sợ trắng bệch cả mặt song vẫn không quên trả lời nàng: "Đây là giống chó gầy Sơn Đông*, hoàng thượng trong cung đi săn thú sẽ dùng giống chó này, vì nó chạy nhanh, giỏi bắt thỏ bắt cáo, tiếng sủa rất to, vang được xa."
Chưa nghe bao giờ.

Đến hiện đại bị thất truyền rồi à?
Lý Vi gắng ghé lại càng gần càng tốt, thò tay muốn sờ đầu nó.

Con chó hất đầu tránh bàn tay nàng, người chăm chó kêu lên những tiếng ồ ồ trầm thấp, thế là nó không nhúc nhích nữa.

Lý Vi từng nuôi chó, biết cách làm gì để gạt bỏ sự lo âu cho nó.

Nàng duỗi tay ra cho nó ngửi, Triệu Toàn Bảo ra sức đánh mắt làm hiệu để người chăm chó lôi con chó đi.


Lúc này sau lưng thình lình vang lên tiếng Tứ a ca: "Nằm sấp xuống!"
Con chó vốn đã sáp lại chuẩn bị li3m tay nàng, vừa thè lưỡi ra, nghe thấy tiếng ấy thì lập tức nghe lời nằm xuống.

Lý Vi ai oán quay đầu, hờn hờn gọi một tiếng: "Gia." Sao hôm nay anh lâm hạnh hậu cung sớm thế? Nghĩ đoạn ngửa đầu nhìn trời, đoán chừng giờ cũng chỉ mới bốn giờ chiều.

Mấy hôm trước Tứ a ca đã nghe Tô Bồi Thịnh kể Lý cách cách phát hiện ra tiểu viện, ngày ngày đi ôm ấp chó con.

Chàng đi tới huýt sáo một cái, người chăm chó quỳ rạp dưới đất, chó kia vừa nghe tiếng huýt sáo là bật đứng dậy ngay, quẫy quẫy cái đuôi chạy đến ngồi xuống trước mặt Tứ a ca, ngoan miễn bàn!
Tứ a ca vươn tay cho nó li3m, xoa đầu khen thưởng nó.

Lý Vi thừa cơ sờ từ đầu xuống đuôi, vừa sờ còn vừa cảm thán: Béo quá! Lông óng ả bóng lộn!
Tứ a ca thấy dáng điệu sáng rực hai mắt của nàng, thiếu điều khom người ôm con chó này vào lòng, may rằng nàng vẫn nhớ mình đang có thai, đứng sau đỡ nàng mà Ngọc Bình nóng hết cả ruột.

"Thích à?" Hiếm khi thấy phái nữ thích giống chó to kiểu này.

Lý Vi gật đầu.

Thích chứ! Thực ra giống chó nàng muốn nuôi nhất hồi ở hiện đại là chó Husky đấy! Hiềm nỗi nhà cửa bé quá.

Tứ a ca nở nụ cười, dìu nàng dậy, nói: "Khi nào gia sẽ tìm cho nàng một con nhỏ hơn, để nàng nuôi." Người chăm chó vội gọi chó về, kéo nó vào vườn chó.

Lý Vi lại rất có hứng thú với giống chó gầy Sơn Đông mới gặp lần đầu này! Đây ắt là giống chó đã thất lạc của Trung Quốc nhỉ? Nàng dắt tay Tứ a ca trở về tiểu viện, vừa vào phòng đã bảo: "Không cần đâu, gia cho thiếp nuôi con này nhé? Trông nó nhanh nhẹn quá!" Bụng thon chân dài, lúc đi đứng quả thực uyển chuyển như là nai con!
Tứ a ca lắc đầu, nghiêm giọng bảo: "Chó này mang thiên tính của thú săn mồi, nhốt nó lại trong tiểu viện thì tội nghiệp quá.

Cùng lắm là nàng được dẫn nó ra hoa viên dạo một vòng mỗi ngày.

Chó cũng biết buồn đấy.

Để gia tìm cho nàng một con chó sư tử, nàng thích lông màu gì?"
Coi bộ không còn đường thương lượng nữa rồi.

Thôi vậy chó sư tử cũng rất hay, cứ là chó thì đều đáng yêu cả.

Lý Vi nghĩ sắp sửa có một em chó, liền phấn khởi bội phần, hai tay nắm chặt tay Tứ a ca bảo: "Lông màu gì cũng được! Gia, khi nào thì chàng ẵm sang đây được?"
Tứ a ca cười: "Ngày mai.

Ngày mai gia ẵm sang cho nàng ngay."
Tối đến hai người bèn bàn chuyện chó đến rồi sẽ ở đâu, dùng bát gì ăn cơm, bát nước để ở chỗ nào, có cần sắm một ổ chó không.

Lý Vi nhất mực rằng chó nên ở cùng chủ, buổi tối có thể ngủ ở phòng chính, dù sao ngày thường vốn đâu dùng đến chỗ ấy.

Tứ a ca bảo không được, xét cho cùng ấy cũng là súc sinh, vả lại chó có thói lạ ổ, nếu ban đầu cứ đổi tới đổi lui sẽ làm chúng bối rối, chúng sẽ khăng khăng cho rằng chỗ đầu tiên mình ngủ chính là ổ, rất khó sửa lại.

Sau chót quyết định đặt ở chái Tây.

Còn cả chuồng chó, Lý Vi cũng đã nghiên cứu về điểm này, nàng ra vẻ uy tín bảo: "Chó do sói biến thành, sói là động vật ăn hang ở hốc, vậy nên cần sắm sửa cho nó một chuồng chó tối om để nó chui vào." Lại còn cầm bút lên vẽ ra một chuồng chó mái nhọn nguy nga nhất trong tưởng tượng của nàng.

Chuyện này thì Tứ a ca không để ý tới, thường trong cung nuôi chó sẽ không sắp chuồng, mà đều giữ trong lồ ng, để thái giám nuôi chó trông nom.

Chàng cầm lấy bức tranh vẽ chuồng của Lý Vi, nhấc bút họa thêm mái hiên, vẽ miếng ngói giống vảy cá chép, dưới mái hiên còn có hai thanh xà ngang, và trước thềm có thêm hai bậc thang nữa.

"...!Chuồng này bằng gỗ mà." Lý Vi giải thích, đừng nói Tứ a ca tưởng đây là "chuồng chó" thật đấy nhé? Chuồng bằng gỗ thôi, lợp ngói trên nóc nữa là sao? Vì sao lại có cả bậc thang? Định xây chuồng bự cỡ nào?
Nàng giật nhẹ tay áo Tứ a ca, đưa tay so trước người, nói: "Gia, chuồng chỉ cao cỡ này thôi."
Thấy vẫn chưa thỏa, Tứ a ca gác bút, gọi Tô Bồi Thịnh lấy màu vào, nói: "Vậy cũng đâu thể để nguyên một cái chuồng trụi lủi được."
Sau đó chàng tỉ mẩn tô màu cho chuồng.


Ngói nhà màu đỏ, rồi vẽ hai cây cột cũng đỏ dựng hai bên chỗ mà Lý Vi tô đen để đánh dấu là chuồng chó, trên mái hiên có kỳ lân trấn thủ được vẽ phỏng theo dáng hình chó sư tử.

Sau cuối, Lý Vi cũng góp một nét, vẽ một mũi tên trên nóc nhà và viết một hàng chữ nhỏ: "Mái nhà gỡ xuống được để vệ sinh chuồng chó".

Tứ a ca nhìn chữ của nàng thì lắc đầu luôn.

Lý Vi ngó chữ mình viết, đúng là kém xa chàng không thể so bì, nhưng cũng gọi là ngay ngắn.

Vẽ xong bức này, Tứ a ca chưa vừa lòng, bèn lấy tờ giấy khác vẽ lại lần nữa.

Chuồng chó được họa lại trông càng thêm phần bề thế, đúng thực y như là nha môn, vẽ cả cửa ra vào, trên cửa còn có môn thần, cũng là thần thú kỳ lân.

Trên hai bậc thang được vẽ thêm hai con sư tử đá, Tứ a ca giảng giải: thứ này dùng để giữ chó.

Rốt cuộc cũng vẽ xong, Tứ a ca sai Tô Bồi Thịnh cất đi rồi mau chóng tìm người làm, dặn rằng chuồng chó có tấm chắn dưới đáy, vì ngăn nước vào nên sẽ làm hai lớp đáy, chừa khoảng trống ở giữa để tránh độ ẩm quá cao.

Lớp dưới cùng của chuồng chó phải mài nhẵn và phết nước sơn, giúp phần đệm thịt ở chân chó không bị giẫm trúng những sợi ráp nhám.

Cần đến nửa tháng mới hoàn thành được chiếc chuồng này.

Tứ a ca bảo chuồng chưa làm xong, ẵm chó con vào đây không có chuồng cho nó ngủ, vì vậy đành tạm hoãn.

Nhân thời gian này Lý Vi bèn cùng đám Ngọc Bình khâu cho nó vài cái đệm.

Nếu nói làm đệm cho thú cưng là một môn nghệ thuật thì phải gọi Lý Vi là một người nghệ sĩ: mép ngoài tấm đệm phải dày ba tấc, phải may thêm mấy đường tạo thành một khoảng lõm xuống, nếu không chó sẽ không nằm vững được.

Nhưng sau khi nàng làm xong xuôi, Tứ a ca luôn khen trước, sau lại dặn người làm lại cái khác.

Lý Vi tổng kết: Chắc Tứ a ca muốn bày tỏ rằng ý tưởng của nàng thì mới, tuy nhiên kỹ thuật kém cỏi quá làm chàng ngứa mắt.

Sau cuối chó con cũng được ẵm đến đây, nó vừa đầy ba tháng tuổi, chỉ cần hai tay là đã ôm trọn.

Bộ lông nó mang màu nâu đậm, mắt hình hạnh nhân đen nhánh và không quá lồi như chó Bắc Kinh ở hiện đại.

Mũi và miệng cũng không quá tẹt mà nhô ra trước, trông thực chẳng khác nào con sư tử con bỏ túi.

Miệng há ra, tuy răng toàn là những chiếc răng sữa be bé, nhưng miệng rất rộng, cắn người chắc cũng mạnh bạo lắm.

Tóm lại: đây là một em chó tuyệt đẹp.

Đến đây cùng em chó là một thái giám nuôi chó, năm nay mới mười một tuổi, tên Tiểu Hỉ Tử.

Tứ a ca nói: "Tránh như lần trước, cả hoa cũng chẳng biết chăm, lại càng không dám để nàng nuôi chó."
Nuôi chó là sở trường của nàng đấy!
Lý Vi kiêu ngạo nói: "Chó khác mà! Thiếp nuôi chó chắc chắn không gặp sự cố gì đâu." Nàng ôm con chó nhỏ nằm yên tĩnh trong lòng, nghĩ một cái tên cho nó.

Tứ a ca nói: "Muốn nuôi chó lâu lắm rồi à?"
"Dạ." Nghĩ tới đây, Lý Vi thở dài: "Ở nhà không được nuôi.

Ngạch nương lo chó sẽ cắn thiếp, để lại sẹo thì không tốt." Thế làm sao tuyển tú được.

Tứ a ca nghĩ bụng: đã vậy rồi, mà vừa nhìn thấy chó là không đi nổi nữa, chuồng chó ngủ, đệm chó nằm các thứ đều tính chu toàn.

"Đặt tên chó này là gì?" Lý Vi hỏi Tứ a ca.

Chàng nói: "Nàng nghĩ ra tên gì rồi?"
"Gọi là Sư Tử đi." Lý Vi đặt tên lúc nào cũng vậy, con chó nàng nuôi ở hiện đại kia được đặt luôn tên là Poodle.

Tứ a ca vừa định gật đầu, thấy tên này nghe rất oai phong, nhưng nghĩ bỗng thấy sai sai, chó sư tử lại tên Sư Tử à?
"Gọi là Bách Phúc đi." Chàng nói.

Quê quá...!
Nhưng Lý Vi vẫn nhanh miệng gọi Bách Phúc Bách Phúc.

Buổi tối, Bách Phúc ngủ trong chuồng của nó.


Vì chuồng to lớn quá, nên đặt ở ngoài sân.

Lý Vi nhìn cái chuồng kia lại thấy như chuồng cho Husky vậy.

Đêm ấy hai người nằm trong màn tâm sự về toàn chó là chó.

Lý Vi rất hiếu kỳ rằng sao tự nhiên Tứ a ca muốn nuôi chó.

Tứ a ca ngẫm nghĩ, thấy kể với nàng cũng không sao, bèn bảo: "Vài ngày nữa là đi săn thú.

Vốn trước khi ra cung ta đã muốn nuôi mấy con, vừa dựng phủ nhiều việc cần làm đâm ra bỏ bê ở đấy."
"Gia, chàng sắp đi săn thú à?" Hai mắt Lý Vi lại tỏa sáng.

Bị nhốt lâu quá, nàng sắp thành đứa khờ luôn rồi, hằng ngày hết ăn lại ngủ, rất có tiếng nói chung với loài động vật nuôi lấy thịt nào đó.

Ngày xưa lúc ở Lý gia còn được sang chơi nhà hàng xóm thân thích, còn được lên phố dạo đấy.

Vào cung rồi thì thực là chỉ biết luẩn quẩn mãi trong miếng đất rộng ba mẫu ấy thôi.

Dựng phủ xong, chỗ ở rộng rãi hơn, nhưng mỗi ngày vẫn không được gặp một người ngoài nào, tất cả những gì Ngọc Bình nói với nàng chỉ toàn có "Hôm nay cách cách ăn gì?", "Cách cách, thiện phòng bảo có hồng tươi", "Cách cách, hôm nay mặc bộ đồ này có được không?".

Trò chuyện với nàng ta một lúc, câu chuyện lại chuyển ngay sang phúc tấn, Tống thị, Võ thị mất rồi.

Đã không muốn nhắc đến những người đồng nghiệp trong hậu cung của Tứ a ca, ấy mà Ngọc Bình lại chẳng dám buôn tin lá cải về Tứ a ca với nàng, nàng đương nhiên cũng không dám.

Nói chung, nàng dần cảm thấy thời gian của mình như đình trệ, ngày qua ngày lặp lại tuần hoàn như dải Mobius.

Được ra ngoài nhìn ngắm thế giới, giao lưu với những người khác, có lẽ nàng sẽ sống lại được.

Tứ a ca không nói gì, chỉ ra hiệu nàng hãy nhìn bụng mình.

Nàng nhìn bụng mình rồi cũng bặt thinh.

Tứ a ca thấy nàng ủ ê, nói: "Đợi sinh đứa nhỏ xong, lại dẫn nàng ra ngoài."
Tứ a ca sắp hóa thân thành Doraemon luôn rồi, muốn gì là cho nấy.

Trước đây nàng luôn cảm động trước tình yêu đích thực mà Tứ a ca dành cho nàng, hôm nay trong sự cảm động ấy lại chợt trào lên một niềm sợ hãi.

Nàng cẩn trọng đỡ bụng nhích lại từng chút một, Tứ a ca thấy nàng di chuyển nặng nhọc quá, bèn chủ động kề gần hơn về phía nàng.

Từ khi nàng mang thai, dẫu hai người có ngủ chung trên một chiếc giường thì vẫn phải nằm cách nhau ba tấc.

Rút cục hai người cũng ôm lấy nhau - Tứ a ca nghiêng nửa người ôm nàng, nàng vẫn nằm thẳng ôm một cánh tay chàng.

Trong không gian tĩnh lặng, Lý Vi nhẹ nhàng nói: "Gia, nếu mãi được thế này với chàng thì tốt quá rồi."
Yêu cầu này nghe...!trắng trợn quá...!
Khi một người phụ nữ mong muốn được một người đàn ông yêu thương, thường sẽ đều giãi bày cõi lòng mình ra, chỉ xin sớm chiều kề cận, không mong sống mãi lâu dài.

Đáng thương, đáng yêu mới khiến đàn ông thấy đáng xót, mà bằng lòng hứa hẹn.

Vậy nên phút chốc Tứ a ca không biết phải trả lời thế nào, quở trách nàng? Hay lặng im từ chối để tự nàng biết lỗi sai? Chàng nhớ Nhữ Nam vương Tư Mã Nghĩa thời nhà Tấn có một nàng ái thiếp họ Tôn, từng làm bài thơ đãi đằng khúc nhôi thế này:
Bích Ngọc vốn phận gái nhà nghèo
nào dám bấu víu lấy cành cao.
Tạ chàng một tấm chân tình ấy
lại thẹn mỹ mạo khó vẹn đầy.

Người con gái đáng thương yêu dường ấy.

Tứ a ca nghĩ: giả chàng là Nhữ Nam vương này, cũng sẽ đem lòng mến thương người con gái như vậy.

So sánh ra, tài hoa của Lý thị thực là không đáng nhắc vào đâu.

Cái trắng trợn ấy cũng làm người ta...!khó xử...!
Chàng thở dài, ấn đầu nàng vào lòng mình, không nhìn vào mắt nàng.

Muốn nói đôi câu răn dạy, kết quả lời thốt khỏi miệng lại là: "Tất nhiên rồi, gia sẽ tốt với nàng thế này mãi.".

Bình Luận (0)
Comment