Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 102

Trên quan đạo, cứ cách sáu mươi dặm lại có một trạm nghỉ chân, ở Quảng Nam Tây lộ, được gọi là phố.

Quế Tân Phố là trạm nghỉ chân nằm giữa Côn Luân quan và thành Ung Châu.

Điều Địch Thanh đau đầu suy nghĩ, chính là vì trận quyết chiến ở chỗ này. Hiện tại, quan Tống đã ở đây sắp xếp trận địa sẵn sàng đón quân địch. Chỗ này dựa vào Côn Luân quan, càng đi về sau địa thế càng cao, có lợi cho phòng thủ. Đối diện là thành Ung Châu, địa thế càng đi về trước càng thấp, có lợi cho tiến công.

Cho nên nói, đóng quân ở đây có thể tiến, có thể lùi, rất là linh hoạt.

Là nơi quyết chiến tốt nhất.

Trần Khác đứng cạnh bên người Địch Thanh. Bọn họ đang đứng ở trên một sườn núi, quan sát hai quân đối chọi. Chỉ thấy phía trước là quân đội mặc quân phục của Tây quân Đại Tống, toàn quân hành động đồng nhất, xếp thành hình trăng khuyết, sẵn sàng ngăn đón quân địch.

Cách xa quân Tống hai dặm, là Mã quân nhìn không thấy hết. Bọn họ mặc giáp bằng da trâu, có phủ áo màu đỏ bên ngoài, chân đeo giầy, một tay cầm lá chắn, một tay cầm thương. Nhìn từ xa, trông giống như những ngọn lửa hừng hực thiêu đốt cả ngọn núi. Mà khi bọn họ giơ thương trong tay lên, lại biến thành khu rừng đông nghìn nghịt cây.

Nhìn hai màu đỏ đen phía trước, tổng cộng là tám mươi nghìn người. Tiếng hô hào vang lên khắp nơi như gió hú biển gào. Trần Khác cảm thấy máu trong người như muốn sôi lên, da đầu như nổ tung, hô hấp trở nên nặng nề.

Tống Đoan Bình cũng giống như hắn. Ngũ Lang thì càng khoa trương, hai tay của y nắm lại, hai mắt trợn tròn, trong miệng vô ý thức phát ra tiếng kêu quát, hận không thể nhảy xuống cùng nhau chém giết.

Chỉ có hòa thượng Huyền Ngọc, ngồi tọa một bên, tràng hạt trong tay không ngừng chuyển, môi mấp máy rất nhanh, làm người ta không biết y đang niệm cái gì.


Mã quân chỉnh sửa lại đội hình, tiếng kèn lệnh vang lên khắp núi. Bọn họ chia làm ba đội, chủ động tấn công quân Tống. Đội hình của Mã quân có thể phân chia rõ ràng, binh lính thì mặc áo đỏ, giáp da trâu, giày vải, còn thủ lĩnh thì mặc áo giáp sáng bóng, chế tạo đắt tiền.


Bọn họ dùng thương gõ tấm chắn, phát ra tiếng keng keng liên tục như mưa đá, vang như sấm rền, đinh tai nhức óc, khiến tim người đập thình thịch.

Mặc dù ở phương diện khác rất buồn cười, nhưng thắng lợi là thứ thuốc kích thích tốt nhất. Căn bản là không cần động viên, trên dưới Mã quân đều anh dũng tiến trước, không chịu đi phía sau. Ở thời đại còn sử dụng vũ khí lạnh, chỉ dựa vào cỗ khí thế này, cũng coi như là cường quân.

Đợi cho hai quân còn cách hai trăm bước, cung nỏ của quân Tống cũng đồng thời phát. Tên bắn đến đông nghìn nghịt, như che lấp cả bầu trời. Nhưng Mã quân đã sớm quen thuộc cách thức chiến đấu của quân Tống, biết đây là sự uy hiếp duy nhất.

Lá chắn trong tay Mã quân chính là để phòng thủ tên bắn. Chống lại tên bắn là bài tập hằng ngày của bọn họ. Tiếng kèn lệnh thay đổi, Mã quân giơ cao tấm chắn lên, giống như những mái ngói liên kết lại với nhau, che chắn người ngồi ở dưới. Mũi tên sắc bén bắn vào lá chắn, nhưng không có cách nào xuyên thủng lá chắn được chế tạo hoàn mỹ của chính người Tống.

Nhưng có thể trách ai?

Rất nhiều tên đâm xuyên qua khe hở của lá chắn, xuyên thủng giáp da trâu của Mã binh. Người bị trúng tên liền hét lên ngã xuống. Nhưng không hề làm dao động bước chân của đội quân giống như lửa trời này.

Mưa tên không ngừng bắn tới phía Mã quân. Trên nhiều tấm chắn, đã cắm chi chít tên. Người chết càng ngày càng nhiều, nhưng khoảng cách cũng càng ngày càng gần. Một trăm năm mươi bước, một trăm bước, tám mươi bước…

Phạm vi càng gần, uy lực của cung nỏ càng cao. Lần này có thể đơn giản xuyên thủng tấm chắn.

Nhưng Mã quân mạnh mẽ, mặc hai tầng áo giáp, tên đến mãnh liệt, cũng chỉ làm họ lảo đảo vài cái, rồi lại bị đồng bọn phía sau đẩy lên. Mã quân càng ngày càng gần, càng gần, càng gần!

Đây mới là sức mạnh thật của Mã Chí Thư. Tây Bình châu tuy chỉ là vùng nghèo khó, nhưng khi phụ thân của y tìm được mỏ vàng, đã làm cho người của Mã tộc thoát ly khỏi lao động vất vả. Nhưng sự tồn tại của người Ấp La, làm cho bọn họ không thể an hưởng của cải. Dưới sự trợ giúp của hai quân sư Hán gian, Mã Chí Thư đã học được cách chiến đấu của quân đội của người Tống, nên ngày đêm thao luyện tộc nhân.

Cho nên quân đội của Mã Chí Thư dần trở thành quân đội hùng mạnh, mới đánh cho quân Tống khóc cha gọi mẹ.


Rốt cuộc, hai quân đỏ đen đã bắt đầu đánh giáp lá cà.

Chiến đấu, trong phút chốc trở nên vô cùng tàn khốc. Mỗi một trường mâu đâm ra, liền có một người khỏe mạnh bị xuyên thủng. Mỗi một đao chém xuống, là có máu tươi bắn tung tóe. Giờ khắc này, mạng người trở nên như cỏ rác, tử thần lúc nào cũng có thể giáng lâm.

Trần Khác bọn họ đứng ở chỗ cao. Bọn họ nhìn rất rõ ràng, gần như trong nháy mắt, quân Tống sắp không chống đỡ được! Hai cánh bên còn tốt, có đội hình dày đặc nhất, nhất thời không bị dao động. Nhưng loại trận hình trăng non này, trung quân chính là yếu điểm. Đối mặt với Mã quân hùng mạnh tấn công, trung quân bắt đầu bị chia rẽ. Một bộ phận dựa vào gò đất ngoan cố chống lại, một bộ phận khác lui dần về sườn núi hai bên, tương đương với rút khỏi trận địa.

Có quân tốt đi lên báo cáo tình hình chiến đấu với Địch Thanh:
- Tướng tiên phong Tôn Tiết đã chết trận! Tiền quân bị dao động!

Mấy người Trần Khác chấn động mạnh, làm sao vừa đánh đã không chịu nổi rồi? Ngay cả Trần Hi Lượng cũng bắt đầu tuyệt vọng. Tuy rằng Tống triều còn có quân đội, nhưng Tây quân là quân đội tinh nhuệ nhất, huống chi cầm binh lại là Địch Thanh! Nếu như còn không thể địch nổi, chỉ sợ không chỉ Lĩnh Nam, thậm chí toàn bộ phía Nam Trường Giang, đều khó mà giữ nổi.

Nhưng trên khuôn mặt anh tuấn kia của Địch Thanh, chỉ có nụ cười lạnh lùng. Dường như núi sập trước mắt, cũng không liên quan đến ông ta.

- Nguyên soái…
Trần Khác bọn họ đều lo lắng, rốt cuộc không kìm nổi kêu lên:
- Mau ra lá bài tẩy đi!
Nếu thật sự có lá bài tẩy.

- Chưa cần.
Địch Thanh tiếp tục hờ hững nhìn chăm chú vào chiến cuộc phía trước.

Trong lúc nói chuyện, những tướng sĩ trung quân đang kiên trì chống cự kia, họ giống như bị bao phủ bởi dòng nước màu đỏ chạy xiết. Tiếng kèn lệnh bên quân Tống vang lên, trung quân còn lại bắt đầu vừa đánh vừa lui. Được ưu thế về địa hình, nên bọn họ có thể làm vậy.

Theo tiếng kèn thúc giục, Mã quân kèm chặt quân Tống, không cho bọn hắn có cơ hội bắn trả. Tất cả tướng sĩ Mã quân, đều nghĩ rằng, quân Tống chỉ giỏi sử dụng cung tiễn, còn lại là không đáng một đồng.

Cứ như vậy, trung quân vừa đánh vừa lui, đã được hai dặm. Mà hai cánh bên còn đang chém Mã quân ở phía trước, đây là đại kỵ của binh gia.

Nhìn thấy đám màu đỏ dần lan tới gần chỗ mình, Địch Thanh mới nói cho người điều khiển cờ:
- Bắt đầu đi.

Người cầm cờ giơ lên một cái cờ màu đỏ rất bắt mắt, dùng sức vung lên phía sau.

Trong hậu quân, Dương Văn Quảng toàn thân áo giáp chờ đã lâu. Nhìn thấy cờ đỏ vung lên, y ném nhánh cành cây trong tay xuống. Dưới sự giúp đỡ của hai phụ binh, y trèo lên ngựa chiến. Ở phía sau y, còn có tám trăm kỵ binh mặc áo giáp, làm động tác tương tự.

Ngựa chiến mà bọn họ cưỡi không phải là loại ngựa nhỏ phía Tây Nam mà Mã quân hay cưỡi, mà là ngựa biên cương Tây Bắc. Là tuấn mã lấy được từ cuộc ác chiến với người Đảng Hạng. Đại Tống không có nơi nuôi ngựa, nên mỗi con tuấn mã có giá cả rất cao. Nên yêu cầu về tố chất của kỵ sĩ, đương nhiên cũng lựa chọn rất nghiêm khắc. Bọn họ được huấn luyện chu đáo, trang bị áo giáp và vũ khí cực kỳ hoàn mỹ.

Trước khi xuất binh, Tằng Công Lượng – người đang phụng chỉ soạn quyển “Vũ kinh tổng yếu” từng hỏi Địch Thanh:
- Đặc điểm của quân Mã Chí Thư chính là sự hỗ trợ của thương cùng tấm chắn. Khi tác chiến, rất là sắc bén, Đại soái có cách phá nó sao?
Địch Thanh trả lời nói:
- Cái này không có gì khó. Thương và tấm chắn dùng cho bộ binh, nên không thể ngăn cản được kỵ binh tấn công!

Đây cũng là nguyên nhân mà ông ta chọn Quế Tấn là nơi chiến đấu. Đây là nơi có địa thể bằng phẳng trống trải, lợi cho việc kỵ binh chiến đấu.


- Các anh em!
Dương Văn Quảng cầm cây cờ có chữ “Dương”, y nhìn chữ Dương kia thật sâu, cất tiếng cười nói:
- Đây là lúc diễn viên chính lên đài!

Nhóm kỵ binh điều khiển ngựa chiến chậm rãi đi tới, sau đó bắt đầu xung phong. Bởi vì là đường dốc, nên lao xuống nhanh hơn bình thường. Tuy rằng không đến ngàn người cưỡi ngựa, nhưng đã có khí thế long trời lở đất.

Bọn họ từ phía sau trận lao xuống, không để ý tới quân địch đang giằng co với trung quân, mà là chia làm hai đội, đánh thẳng về phía Mã Chí Thư.

Ngựa lao nhanh như gió, lực đánh vào rất là mạnh, đem người ngăn cản văng ra ngoài, không lưu tình mà dẫm nát thành bột mịn. Trong nháy mắt đã tới phía sau của Mã quân. Tả tướng quân, hữu tướng quân, liên tục đổi vị trí, lao vào trận hình như chỗ không người.

Trong hậu trận, Mã Chí Thư mặc long bào, trừng to mắt, khó có thể tin đội mâu thuẫn, từng bách chiến bách thắng của mình, dưới sự tấn công của kỵ binh Tống, lại giống như bù nhìn, dễ dàng bị giẫm đạp. Đây nhất định là đang nằm mơ a….

Không chỉ có y, kể cả quân sư Hán gian đứng bên cạnh cùng thiên binh thiên tướng đều bị dọa sợ. Lần đầu tiên, bọn họ biết rằng có sự tồn tại của một quân đội khủng bố như vậy.

Đây cũng khó trách. Những Mã quân này sinh ra và lớn lên ở Tây Nam, cả đời không có đi qua phương Bắc, nên chưa từng thấy qua một đội kỵ binh thực sự.

Không đợi bọn họ tỉnh táo, Dương Văn Quảng suất lĩnh trọng kỵ binh, đã bắt đầu tấn công lần thứ hai. Bọn họ qua lại xen kẽ, liên tục giết chóc. Đánh cho Mã quân không còn chút khí thế, trận hình cũng đại loạn.

Mà bộ binh quân Tống được khích lệ, sức chiến đấu đột nhiên tăng mạnh.

Quân tinh nhuệ nhất của Đại Tống là Tây Bắc quân, làm sao có thể dễ dàng bị sụp đổ như vậy? Luận về dũng mãnh, bọn là những nam tử trải qua nhiều thế hệ không sống qua ba mươi tuổi. Luận vũ dũng, bọn họ cả ngày ác chiến cùng kẻ thù hung ác nhất của Đại Tống. Luận sĩ khí, bọn họ ra sức cho Địch Nguyên soái, vô oán vô hối, mang vinh quang cho người luyện võ.

Những cái này, không phải mạnh hơn Mã Chí Thư người sao?

Theo cờ hiệu không ngừng của người cầm cờ, hai cánh bên của quân Tống bắt đầu khép lại. Trận cánh hạc chuyển thành trận bao vải. Lúc trước không địch lại, là vì dụ địch xâm nhập, rồi dùng trận bao vải vây mà thôi.

Địch Thanh nhìn Trần Khác đã trầm tĩnh lại, mỉm cười nói:
- Tam Lang, ngươi có muốn cùng ta truy kích?

- Là mong muốn của vãn bối, chỉ là không dám cầu mà thôi.
Trần Khác vui mừng quá đỗi nói.
Bình Luận (0)
Comment