Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 109

Thi cử xem ra giống như kỳ thi ấn định cả đời người, nhưng trên thực tế còn xa mới là một cuộc thi đơn giản như thế, muốn trúng tuyển cao hay muốn giành được thứ bậc cao hơn thì một năm trước khi thi, thậm chí là mấy năm, nhất định phải bắt đầu hành động.

Trần Khác và Tống Đoan Bình đã đi du ngoạn nhiều nơi, cũng đã từng bái kiến các vị cao nhân danh sĩ, có lí gì lại không tham gia vào kỳ thi lần này được chứ? Hôm nay họ đã là minh chủ của văn đàn đương đại, là môn đệ của Hàn Lâm Học Sĩ Âu Dương Tu, hiển nhiên không cần phải nhọc nhằn bái kiến, mà chỉ cần chuyên tâm đọc sách là được.

Trần Khác lần này trở lại Tứ Xuyên, một là cho Tiểu Muội an tâm, hai là tự mình hồi tâm lại, ba là giải quyết các thủ tục kí ứng tại phủ Khai Phong, bốn là chuyển nhà…

Cái gọi là “ký ứng” là cách nói về sau, hay cũng chính là … di dân khi tham gia thi ở cấp cao. Đời Tống khoa cử phân làm ba cấp, đó là thi Giải, thi Cống và thi Đình, trong đó khoa thi ở cấp trước là cơ sở cho khoa thi ở cấp sau, cho nên trên lý thuyết mà nói, phải vượt qua kì thi Giải do địa phương tổ chức mới đủ tư cách đến kinh Biện Kinh để tham gia thi Cống ở cấp tiếp theo.

Chẳng hạn như, các sĩ tử đất Thục đều phải đến Thành Đô để tham gia thi Giải. Nhưng điều này còn liên quan tới các câu hỏi ở phần “Giải Ngạch”… Cái gọi là “Giải Ngạch” chính là số người được chọn thi… Giải Ngạch ở các châu là cố định, cho nên số người tham gia thi Cống của Đại Tống luôn là một con số cố định.

Đại Tống rất coi trọng đến văn hóa giáo dục, để cổ vũ dân chúng đi học, Chân Tông Hoàng đế còn đích thân ra bố cáo…Tất cả đều là hạ phẩm, chỉ duy có con đường học hành mới có thể đi sâu vào lòng dân, vì vậy số lượng người đi học mỗi năm một tăng cao, số người tham gia thi không ngừng tăng lên, mà danh sách thi Phát Giải lại không tăng, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc cạnh tranh tàn khốc mỗi khi mở thi Phát Giải, giống như cảnh nghìn binh vạn mã tranh nhau qua một cây cầu gỗ nhỏ.

Một khi đã trôi qua, mặc dù không thể nói là tiền đồ sáng lạn, nhưng thi Cống bốn chỉ lấy một, đủ để làm cho con người ta hạnh phúc tới rơi lệ.

Mặc dù đã quy định mỗi tú tài nhất định phải ứng thí tại địa phương của mình, nhưng triều đình cũng cho phép một số trường hợp ứng thí ở nơi khác… Chẳng hạn như quan viên ở kinh thành có nguyên quán cách kinh thành hai nghìn dặm, được phép cho con cháu đăng ký ở Khai Phong phủ, còn đối với những thầy giáo ở xa kinh thành cho phép đến Quốc Tử Giám phụ học, ở kinh thành dự thi.

Thi ở kinh thành có những thuận lợi gì? Ngẫm lại đời sau sẽ biết. Mà những chính sách ưu tiên đối với kinh thành ở đời Tống thậm chí còn vượt qua cả sau này. Ví dụ như ở trong thành Biện Kinh, sẽ đồng thời tổ chức ba nơi thi Phát Giải…Quốc Tử Giám là nơi thi Phát Giải, thi Hương ở phủ Khai Phong, và các kỳ thi Biệt Đầu (*).

(*) Thi Biệt Đầu: trong thi cử sẽ có con cháu, thân thích của quan lại, sĩ tộc hay của quan chủ khảo, vì tránh tạo đặc quyền hoặc nghi vấn mà lập nên một kì thi khác, gọi là thi Biệt Đầu.

Ba cấp thi cũng sẽ hướng tới những nhóm người khác nhau… Đầu tiên là giám sinh trong trường đại học quốc lập; thứ hai là thị dân gốc địa phương tại Khai Phong; ba là những người chưa thi đỗ mà làm quan, muốn tham gia thi và con cháu gia đình quyền quý, tất cả đều cùng tham gia, tỉ lệ trúng tuyển này sẽ cao hơn nhiều so với các địa phương.

Ngoài ra còn giảm nhẹ mức độ khó của ở cuộc thi Phát Giải, các sĩ tử di cư tới Biện Lương còn có thể nhận được tài liệu giảng dạy cực tốt từ các thầy giáo ở kinh thành, cái này được gọi là “phương pháp dùng người của quốc gia, những người không phải là tiến sĩ mà đỗ đạt thì không được làm quan to; những người không giỏi sáng tác thơ phú thì không thể nào đỗ đạt được; cả những người không theo học thầy giáo ở kinh thành thì không giỏi về luận thơ phú”. Ngoài ra các quan giám khảo ở kì thì tỉnh cũng ở cùng các thầy giáo kinh thành, điều này càng có lợi cho việc nắm bắt thông tin kỳ thi cho các sĩ tử.

Theo những kinh nghiệm đã qua cho thấy, tỉ lệ đỗ tiến sĩ trong các kì thi Phát Giải được các thầy giáo kinh thành dạy bảo thấp nhất cũng là bốn mươi phần trăm, cao nhất có thể đạt tới năm mươi phần trăm… Tỷ lệ này cao hơn hai mươi phần trăm so với tỷ lệ đỗ tại các châu, do vậy có thể thấy chất lượng dạy học của các thầy giáo kinh thành là rất cao.

Trần Hi Lượng là quan ở kinh thành, Mi Châu cách kinh thành có hơn hai ngàn dặm, bởi vậy huynh đệ Trần Khác có thể làm hộ khẩu ở kinh thành, được tham gia một cách hợp pháp kì thi Biệt Đầu. Tống Đoan Bình vốn là người không có bản lĩnh đó, nhưng y đã từng lập công ở Côn Luân quan, nên đã được phong làm Thừa Phụng Lang từ hàng bát phẩm… Cho dù là chức quan hữu danh vô thực, trên cơ bản không có nơi làm việc, song không chỉ được bổng lộc mà còn có tư cách tham gia kì thi Biệt Đầu.

Chỉ có điều tuy rằng có thể tham gia thi tại kinh thành, nhưng vẫn phải có sự bảo hộ, giám sát chỉ dẫn của mệnh quan ở địa phương, còn phải nhận được năm văn thư bảo hộ của năm người cùng tham gia thi mới có thể đăng ký thi ở kinh thành, cho nên bọn họ mới không thể không quay lại Tứ Xuyên một chuyến.

Đến cuối năm, những thủ tục phải làm đều đã làm xong xuôi. Tống Đoan Bình đang trao đổi với Trần Khác về chuyện khi nào có thể xuất phát, lúc này mới nghe thấy Tô Tuân lên tiếng:
- Đừng nóng vội, đợi ta, chúng ta sẽ cùng đi!

Hai người ngay lập tức vô cùng kinh ngạc, lòng thầm nói nhà của bác cũng ở kinh thành sao? Việc này che dấu cũng lâu rồi đấy nhỉ? Lão Tô trong lòng khinh thường nói:
“Ngươi nghĩ rằng ta mất công chạy lên kinh thành một chuyến như vậy hả? “
Nói ra, thì từ đầu tới cuối Tô Tuân cũng đã rớt bốn năm lần, mặc dù bản thân không thu hoạch được gì, nhưng cũng sớm lần mò được tới các cửa khoa thi.

Năm Đại Trung Tường Phù thứ bảy, triều đình ban bố ý chỉ: “Đối với người lỗi lạc xuất chúng, tài trí hơn người, cho phép có mệnh quan triều đình ở kinh thành bảo hộ đầy đủ, và có thể bảo hộ không quá ba người”. Tức là nói, viên quan nào có đủ tư cách có thể cử ba người nhập kinh ứng thí, điều này cũng là hợp pháp.

Tô Tuân kết giao tốt với Lôi Tri châu, cũng chính là muốn nhờ ông ta tiến cử giúp, nhưng sau này lại bị Trần Khác quấy phá. Tuy nhiên cũng không sao, Tô Tuân đã nhờ được mấy thiên luận lớn có tiếng ở đất Thục, cũng sẽ sớm liên hệ được các nhánh cao hơn thôi…
An Phủ Sứ Tri châu Trương Phương Bình quản lí Ích Châu và Lưỡng Xuyên (gồm Tây Xuyên và Đông Xuyên), nếu được ông ta đề cử, thì việc hai đứa lên kinh ứng thí không có vấn đề gì rồi, danh tiếng lại càng được lan truyền, chỉ cần một bước cũng có thể bước vào tầng lớp các học sĩ tài ba ở kinh thành rồi.

Mùa thu, tam Tô đã tới kinh thành, gặp gỡ Trương Phương Bình, trình qua tác phẩm của ba cha con. Trương Phương Bình sau khi xem qua, coi ba cha con như thiên nhân, cho rằng họ nhất định sẽ danh chấn thiên hạ, không chỉ trả lại lễ vật mà ba cha con đã chuẩn bị, còn biếu họ hai trăm lượng bạc coi như làm phí lên kinh ứng thí…

Điều quan trọng nhất là ông ta đã viết một bức thư cho Hàn Kỳ, Âu Dương Tu và Mai Nghiêu Thần, trịnh trọng tiến cử những “Vương tá chi tài” (người có tài phò vua lập quốc) ở đất Thục… Vị Hàn tướng công vừa trở lại kinh thành đảm nhiệm chức Xu Mật phó sứ, còn hai vị sau đều là quan cao nắm quyền quản lý văn hóa giáo dục của Đại Tống.

Lúc đó Tô Tuân vẫn còn lo lắng, lão nghe nói Trương Phương Bình và Hàn Kỳ, Âu Dương Tu là những người có mâu thuẫn với nhau, không biết có bị khiển trách hay không.

Trương Phương Bình là đại thần cao nhất ở Đại Tống, kinh nghiệm của ông cũng như là một quyển sách, tự nhiên hiểu được những băn khoăn của Tô Tuân, liền mỉm cười nói:
- Có mấy bức thư này ông có thể trực tiếp đến phủ của họ trình diện, họ nhất định sẽ đối đãi tử tế với ông. Mà sau khi xem xong tác phẩm của mọi người, bọn họ nhất định sẽ tin những lời ta nói.
Ngừng một chút, ông ta lại nói:
- Trong năm Khánh Lịch bọn họ có lập chính sách mới, mục đích là làm cho dân giàu nước mạnh, ta cũng tán thành, chỉ có một số cách thực hiện là ta không đồng ý với họ mà thôi. Còn đối với nhân phẩm của họ thì ta bái phục, bọn họ ai cũng là người tốt cả, dĩ nhiên ta cũng là người tốt.
Vừa nói ông ta liền mỉm cười, cuối cùng nghiêm mặt nói:
- Ta tiến cử các ngươi là tiến cử hiền tài cho triều đình, không có chút tình cảm riêng tư, họ tất nhiên cũng như vậy…

Tác phong của các vị đại thần trong những năm Khánh Lịch này là thế, quả thực là đời sau khó sánh kịp.

…..

Lần này xa Tứ Xuyên không giống như lần trước, có thể rất lâu cũng không quay lại nữa, hiển nhiên muốn giải quyết ổn thỏa mấy việc ở nhà.

Lần này Trần Khác quay về, Trần Hi Lượng đã dặn dò riêng, cũng đón được Lục Lang đến kinh thành. Một là để cả gia đình được đoàn tụ, hai là để đôn đốc việc học hành của hắn, mà Tứ Lang cũng đã nhập kinh đi thi, vì vậy trong nhà trở nên trống trải. Ngôi nhà lâu không có người ở sẽ hư hỏng, Trần Khác liền quyết đem bán cho thợ mộc Phan.

Ngôi nhà cũng không tồi, những điều phiền toái nhất chính là công trái và cổ phần của Trần gia… Mặc dù không có ý kinh doanh, nhưng hơn mười năm tiếp tục càng làm càng lớn, quan hệ vô cùng phức tạp, tính sơ sơ cũng có khoảng một trăm nghìn xâu, phải tốn công tốn sức lắm mới có thể thu xếp được, càng không biết tới ngày tháng năm nào mới có thể giải quyết.

Hắn không thể nhẫn nại để tính toán thiệt hơn, hơn nửa năm trước liền đem hết sổ sách thu dọn lại sắp xếp vào một cái hòm, đưa cho Tiểu Muội.

Đến lúc sắp đi nhớ tới mới hỏi, bị Tiểu Muội liếc mắt nũng nịu:
- Huynh bỏ mặc chưởng quỹ hại người ta bị cười trêu là bà quản gia suốt cả một năm.

- Vốn là như thế, có gì buồn cười đâu?
Trần Khác cười tít cả mắt, ngồi chen vào một ghế với nàng, Tiểu Muội đỏ mặt vội đứng lên:
- Cửa vẫn còn mở đó...

- Vậy để ta đi đóng cửa.
Trần Khác nhảy bật dậy đi đóng cửa, rồi quay lại nói:
- Như này thì có thể hôn rồi chứ?

- Trước tiên phải nghiêm túc nghe muội báo cáo sổ sách.
Tiểu Muội nhảy lên như con thỏ cười nói:
- Một đồng xu cũng không lấy của huynh đâu đấy.

- Cái gì của huynh cũng là của muội mà, ngược lại cái gì của muội thì cũng là của huynh thôi.
Trần Khác biết nàng ta hay mắc cỡ, nên giữa thanh thiên bạch nhật quyết định sẽ không làm chuyện xằng bậy, liền bất mãn ngồi xuống:
- Những cái khác ta không quản, ta chỉ hỏi có thể cầm đi bao nhiêu tiền.

- Sáu mươi ngàn xâu.
Tiểu Muội nói:
- Hơn nửa năm nay, muội luôn thanh toán nợ cho huynh, có nhiều thời cơ không thích hợp hoặc mọi người quả thực có chút khó khăn, sang năm muội lại tiếp tục đòi.

- Nhiều tiền như vậy, hay tính đổi thành bạc, cũng phải cần đến vài chiếc xe?
Trần Khác vò đầu nói:
- Phải mang đi như thế nào nhỉ?

- Muội đã sớm nghĩ thay huynh rồi.
Tiểu Muội nói:
- Muội đã nhờ Lý viên ngoại, hơi tốn công một chút, nhưng đã đổi ra Giao Tử (một loại tiền giấy cổ).

- Giao Tử?
Trần Khác trợn tròn mắt lên nói:
- Chẳng phải không thể đem ra khỏi Tứ Xuyên sao?
Lần trước đi họ mang theo bạc, đến Côn Luân quan lại tiêu hết, cũng may là Địch Thanh lại thưởng cho họ mỗi người một túi vàng nhỏ.

- Cũng là bọn Lý viên ngoại nói với muội, ở kinh thành có điểm đổi tiền Giảo Tử, thương nhân đất Thục cũng có thể dùng Giao Tử để có thể đổi ra vàng, bạc, tiền đồng.

- Cũng không chênh lệch lắm.

- Ngoài ra, muội còn đổi cho huynh hai trăm lượng bạc, trong đó một nửa là bạc, một nửa là tiền, chỉ cần không uống rượu hoa thì cũng đủ cho huynh trên đường tới kinh.

- Ờ.
Trần Khác cười gượng nói:
- Có cha nàng trông chừng, nàng còn lo lắng gì nữa mà không yên tâm.

- Không lo lắng sao được.
Tiểu Muội bỗng nhiên che miệng cười nói:
- Nghe nói ở kinh thành các bậc danh kỹ đều tụ họp, tài tử cũng nhiều nữa, huynh không được thua đại ca của muội đó.

- ...
Trần Khác nghe vậy bèn gượng cười, tài tán gái của ta đâu thể so bì với nhân vật phong lưu thiên cổ đó được? Người ngoại quốc chờ mượn dòng (*), đưa mỹ nữ cho y cũng phải xếp hàng hẹn trước.

(*) Nguyên văn 借种:người nước ngoài kết hôn với người bản địa, đứa con sau khi sinh được đưa ra nước ngoài nuôi dưỡng.

Đúng là thị hiếu xã hội là như thế, phụ nữ đời Tống có chồng đến thanh lâu chơi, có tiểu thiếp, đều có thái độ không quan tâm. Coi việc quản lý đàn ông như nước mũi, đó không phải là một giai thoại mà là một trò cười, giống như chuyện về sư tử Hà Đông...

Vừa mới nghĩ đến câu “sư tử Hà Đông”, Trần Khác cười không nổi. Nhìn thấy mặt hắn sắc mặt khác thường, Tiểu Muội ân cần hỏi:
- Huynh làm sao thế?

- Không có gì...
Trần Khác lắc đầu cười, không muốn nàng lo lắng, trong lòng lại thầm than một tiếng. Liễu gia, lần này đến kinh thành, nhất định phải gặp mặt rồi...
Bình Luận (0)
Comment