Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 136

Có người nói, cái gọi là xã hội đen, nên có bốn đặc trưng. Một, bắt nguồn từ sự không lành mạnh của xã hội, giống như là rêu dưới nham thạch. Hai, có thể tiến hành phối hợp nhịp nhàng với quan phủ, vừa có “đánh”, vừa có “hòa”, nhưng không phải là “đánh” đơn thuần. Điểm này rất quan trọng. Hắc bang rời xa điểm này hầu hết là cường đạo, không được coi là xã hội đen. Thứ ba, có võ trang riêng. Cuối cùng, có tôn chỉ và tín ngưỡng riêng.

Coi đây là những tiêu chuẩn để nghĩ lại, sẽ phát hiện ra lịch sử của xã hội đen, gần như ngang với độ dài của tín sử (lịch sử xác thực) Trung Quốc. Ví dụ Mặc Môn của thời đại Tiên Tần, thì cơ bản phù hợp với hình thái của xã hội đen. Nhưng chỉ được coi là thời kỳ manh nha. Hắc bang trên ý nghĩa thực sự được sinh ra ở triều Hán. Hán Võ Đế thực thi: “muối sắt quan doanh”. Sắt còn dễ nói, triều đình đã lấy muối – thứ mà dân chúng một ngày không thể rời xa làm vật phẩm lũng đoạn để kiếm món lời khổng lồ, thật sự là thiếu đại đức.

Vì thế mà sinh ra một số lượng lớn người buôn lậu muối. Làm những việc mua bán mất đầu tất nhiên phải có tổ chức, có võ trang, cũng cần phải có sự ủng hộ của quan phủ và chư hầu. Ý nghĩa thực sự của hắc bang xuất hiện rồi. Sau đó, sự độc quyền về muối, sắt cũng dần dần nới lỏng, cho phép tư bản trong dân tham gia. Xa hội đen bắt đầu chuyển hình, sắc thái của hắc bang cũng càng ngày càng mờ nhạt, hơi thở của việc buôn bán ngày càng nặng. Cuối cùng sau một ngàn năm sinh ra Tấn Thương Huy Thương (hai tập đoàn kinh tế địa phương lớn nhất thời kỳ Minh Thanh), đương nhiên điều này là nói sau.

Nhưng những bang phái này đang đi giữa tầng lớp trên và giang hồ, khoảng cách khá xa so với dân thường. Do đó định nghĩa đầu tiên về xã hội đen - bắt nguồn từ sự không lành mạnh của xã hội, vẫn có sự khác biệt kông nhỏ. Xã hội đen thực sự phù hợp với quan niệm hiện tại, sinh ra ở Triều Đường. Thời Đường xuất hiện những thành phố lớn như Trường An, Lạc Dương, và cũng xuất hiện giai cấp chợ búa.

So với nghề nuôi trồng và dệt vải, người dân thành thực chất phác từ nông thôn đến, trong thành phố càng dễ sinh ra những yếu tố bất ổn. Bao gồm quần thể những công nhân thất nghiệp, kẻ du thủ du thực, những kẻ nhàn rỗi, binh lính càn quấy, những người biểu diễn lưu động, tư kỹ, những người ăn xin và người dân du cư. Những người này thuộc tầng lớp thấp của xã hội, địa vị thấp hèn, cuộc sống quẫn bách, lại không muốn hoặc không thể dựa vào việc bán sức lao động để sống, liền làm những việc phi pháp. Có một thành ngữ “Phường vô lại” chính là chỉ bọn họ, làm cho các hoạt động phi pháp này trở nên có tổ chức, và xã hội đen thực sự được sinh ra.

Đến triều Tống, hàng hóa phát triển hơn bao giờ hết, chế độ nô lệ không còn tồn tại nữa, người nông dân có thể tự do đi lại, một lượng lớn nhân khẩu đã đổ vào thành thị. Tự nhiên, quy mô của “phường vô lại” càng ngày càng lớn, quy mô của xã hội đen cũng mở rộng tương ứng. Nhưng mà cường độ tấn công của triều Tống đối với xã hội đen thì triều đại trước không thể sánh được.

Đặc biệt là thành Khai Phong không cho phép bất kỳ tổ chức có tính chất xã hội đen nào tồn tại, cũng nghiêm cấm dân chúng mang theo vũ khí. Hơn nữa áp dụng chế độ láng giềng giúp đỡ lẫn nhau, điều này khiến cho phần tử của các phần tử hắc bang và gia đình của họ, dưới ánh mặt trời không nhích được một bước.

Ở trong một thành phố có mấy chục vạn quân đóng giữ, muốn chống đối mạnh mẽ lại quan phủ, có muốn nghĩ đến cũng không cần phải nghĩ. Điều này khiến cho xã hội đen trong thành Biện Kinh, hoặc là di chuển đến ngoại thành khống chế hoạt động của những khu vực yếu kém, hoặc là di chuyến đến cống rãnh ngầm dưới lòng đất.

Nói đến hệ thống cống ngầm ở thành Biện Kinh, thật sự là… quá đồ sộ. Điều này cũng trách Triệu Quang Nghĩa, năm đó sống chết không cho đại ca y dời đô, kết quả là thành Khai Phong một địa phương tồi tàn với địa thế bằng phẳng. Thời chiến không có nguy hiểm nào có thể phòng thủ thì không nói làm gì, nhưng thời bình chỉ cần một trận mưa lớn thì sẽ xuất hiện ngập úng.

Cũng chính vì như thế nhiều thế hệ các nhà xây dựng đều tận tâm tận lực vì thành Biện Kinh xây dựng công trình thoát nước ngầm. Trải qua hơn một trăm năm xây dựng, rất nhiều nơi dưới lòng đất thành Biện Kinh đã hình thành nên các đường nước ngầm chi chit giống như mạng nhện. Những đường nước này có chiều cao phổ biến đạt một trượng, chiều rộng cũng tới một trượng, ở một số khu vực quan trọng, thậm chí chiều cao còn đạt hai, ba trượng, to như một sân bóng. Không chỉ người có thể đi lại mà còn có thể phi ngựa, mùa mưa cung có thể chèo thuyền.

Điều này cũng không phải là khoa trương, kỹ thuật thoát nước trong thành phố ở thời Tống vô cùng phát triển. Cán Châu ở Giang Tây thậm chí hàng ngàn năm sau vẫn sử dụng hệ thống thoát nước mà triều Tống xây dựng cải tạo. Mà ở thời Tống, thành Cán Châu nằm ở Biện Lương, gần giống với Mạc Hà nằm ở Bắc Kinh của thời sau...

Chính là kỹ thuật thoát nước cao siêu như thế đã khiến cho Trung Quốc ở thời Tống có thể xuất hiện một thành phố với hơn một trăm vạn nhân khẩu. Mà cho đến bảy trăm năm sau, hai thành phố được gọi là ánh sáng văn minh là Paris và London vẫn còn những nhà vệ sinh dơ bẩn, khắp nơi tràn ngập là phân, mùi hôi ô uế bầu trời. Không cần nói đến cống thoát nước, thậm chí ngay cả nhà vệ sinh cũng không có. Mọi người trong lúc cấp bách sẽ lén lút tìm một góc nào đó để giải quyết… Nhưng chúng ta cũng không có tư cách chê cười người ta, bởi vì khi đó con dân Đại Thanh ta cũng là một đức tính.

Cũng xưng là hai triều đại bất lực nhất Trung Quốc, sự khác biệt sao mà lớn đến vậy?


Những mê cung chằng chịt dưới lòng đất này chính là nơi ẩn núp của bọn xã hội đen thành Biện Kinh, do đó cũng được cái biệt hiệu “Vô Ưu Động”. Hàng năm không biết có bao nhiêu người bước vào con đường cùng, theo một con kênh bí mật, bước vào thế giới ngầm khổng lồ này, từ đó trở thành một thành viên trong Vô Ưu Động…

Nhưng mà chuột nấp dưới lòng đất thì cũng cần phải bò lên mặt đất để tìm đồ ăn, huống hồ mọi người gia nhập Vô Ưu Động, không chỉ là để giải quyết vấn đề ăn no mặc ấm, mà là hy vọng có rượu, có thịt, có gái đẹp. Những thứ này ở dưới lòng đất không thể sinh trưởng được, chỉ có thông qua mặt đất thì mới có thể có được.

Rượu, thịt thậm chí mặc vàng bạc trên người đều dễ giải quyết. Phường bạc, kỹ viện, người môi giới, bến tàu trên mặt đất, nếu muốn vận chuyển thông thường đều bắt buộc phải nộp một khoản phí bảo hộ cho chúng. Một số công việc, thậm chí trực tiếp do bọn Vô Ưu Động lựa chọn và phái đám thuộc hạ có thân thế trong sạch ra mặt kinh doanh. Cũng có rất nhiều cách kiếm tiền không đáng nói đến, có thể thỏa mãn những ham muốn hưởng thụ về vật chất của chúng, ít nhất là những vật chất của tầng lớp trên.

Nhưng duy nhất có một thứ mà chúng không mua được, đó chính là đàn bà.

Mặc dù trong thành Biện Lương kỹ quán cần thiết cho cuộc sống giống như là các tiệm cơm, khắp nơi đều là kỹ quán, đập vào mắt cũng là kỹ quán, thật ứng với lời dạy của người xưa “thực sắc tính dã” (ăn uống, thích đồ đẹp đều là bản tính của con người). Nghe nói thành Biện Kinh có hơn hai vạn kỹ nữ, nhưng đại đa số là “Quan kỹ”… Quan kỹ không phải là kỹ nữ mà quan phủ có, mà ý là chỉ người làm công tác thanh sắc (có sắc đẹp, giọng hát hay) có đăng ký ở trên quan phủ, tức là cái được gọi là “nhạc tịch.”

Điều này có nghĩa, một mặt bọn họ phải ở rất nhiều thời điểm, phục vụ miễn phí cho quan phủ, nhưng không bao gồm việc cung cấp các dịch vụ xác thịt. Một mặt khác, sự an toàn của bản thân họ cũng được quan phủ bảo hộ. Ở đời Đường, quan viên bỡn cợt hãm hiếp quan kỹ thậm chí giết hại quan kỹ đều có thể không bị coi là vi phạm pháp luật. Nhưng ở thời Tống, đừng nói là giết hại kỹ nữ, quan viên chỉ cần lệnh cho quan kỹ hầu ngủ thì cũng đều là vi phạm pháp luật… Đương nhiên ở những nơi ngoài thành Biện Kinh, đều này dường như là không có tác dụng.

Nhưng ít ra ở thành Biện Kinh, nếu kỹ viện nào thiếu vài cô nương, thì sẽ phiền lớn.

Trừ điều đó ra còn có cái được gọi là kỹ nữ giang hồ. Bọn họ không vào nhạc tịch, mà chỉ ở nhà của chính mình để thu hút khách làng chơi, tức cái gọi là “cửa khép hờ”, lại có thân phận của hộ dân, sự an toàn của tính mạng tất nhiên càng được bảo đảm.

Bởi vì, cưỡng ép các kỹ nữ phục vụ bọn chúng không phải là không có, nhưng số lượng rất ít, mãi mãi không thể đáp ứng đủ nhu cầu, nên chỉ có thể dựa vào cướp đoạt… Đời Tống nghiêm cấm việc mua bán con người, cha mẹ cũng sẽ không giao con cái vào những gia đình không đáng tin cậy để làm nô làm tỳ. Điều này tất nhiên sẽ tạo nên một chỗ hổng thật lớn về nhân lực, do đó việc cướp bóc người ở đời Tống rất hung hăng, ngang ngược.

Mà việc buôn bán con người ở thành Đông Kinh chính là do bọn Vô Ưu Động lũng đoạn. Bọn chúng chủ yếu cướp người ở các vùng xa xôi như Hà Bắc lộ, Lưỡng Quảng lộ và những khu vực hay gặp nạn lụt lội, hạn hán, nạn châu chấu…Hoặc là lừa gạt hoặc là bắt cóc rồi đưa vào trong Vô Ưu Động để hưởng dụng, hoặc là lại bán đi để kiếm một khoản tiền. Đằng sau chuyện này hiển nhiên lại có một sự bỉ ổi khác, đó là ở nơi đây không nhắc đến chuyện chứng cứ.

Còn có một nguồn nữa đó chính là bắt cóc các cô gái ở các chợ đêm lớn, chúng chuyên xuống tay với những cô gái có sắc đẹp tuyệt trần, các cô gái được giáo dục tốt, hoặc là các nha hoàn của các đại gia. Số lượng tuy rất ít, chủ yếu để cống nạp cho bọn lão đại hưởng dụng.

Hầu Tam chính là một tên bắt cóc như vậy. Gã ban ngày thì ở trong Vô Ưu động để ngủ, đến khi trời tối thì đi lang thang ở các chợ đêm, tìm kiếm các mục tiêu phù hợp để ra tay. Gã ban đầu là một tên lưu manh, còn có biệt hiệu là “Kim mao hầu”, trong một lần ẩu đả đâm trọng thương đối phương, do sợ phải chịu các hình phạt nên liền trốn vào Vô Ưu Động.

Sau khi đi vào mới biết, Vô Ưu Động tuy rằng cái tên nghe rất bùi tai, nhưng mà so với những thiên đường trên mặt đất giống như thành Biện Kinh thì chỉ giống như là địa ngục. Không chỉ như thế này đối với những nô lệ tình dục và những nô lệ bị cướp vào đây, đám đàn em thấp nhất của bọn chúng cũng phải chịu như vậy.

Gã may hắn cũng được coi là lanh lợi, lại là nhân sĩ Đông Kinh, sau mấy tháng bị luyện ngục tra tấn, một lão đại đã nhìn ra gã, hỏi gã có muốn làm kẻ lừa đảo hay không.

Để bảo vệ cây hoa cúc của mình, Hầu Tam không cần suy nghĩ liền đồng ý luôn. Đầu tiên là làm trợ thủ giúp canh chừng cho sư phụ. Sau này khi sư phụ bị quan phủ bắt đi, gã liền thay thế trở thành sư phụ. Thời gian sau dịp Tết hai tháng, gã đã đem theo đồ đệ lừa ba cô gái, chỉ cần bắt thêm hai người nữa thì gã có thể được thăng cấp thành Đường chủ, về sau sẽ không cần phải xông lên tuyến đầu cũng có thể được ngưỡng mộ, tự do chơi gái…

Chỉ có điều gã tuổi trẻ nóng vội, gây án với tần suất quá cao khiến quan phủ chú ý. Cả tháng ba, tháng tư luôn có sai dịch tuần tra hàng đêm ở Châu Kiều, hại gã cả tháng trốn dưới mặt đất, thỉnh thoảng mới xuất hiện một lúc, cũng chỉ vội vàng hít thở một tý, hoàn toàn không kịp gây án.

Mấy ngày này, sự tuần tra của quan phủ cuối cùng cũng lơi lỏng hơn. Tam Hầu liền vội vàng đem theo mấy đệ tử ra đi, dự định chú ý quan sát lừa bắt hai người, như vậy thì mọi sự thật thuận lợi.

Con người quả đều là chóng quên, khoảng cách liên tục các kỳ án thiếu nữ mất tích mới chỉ vẻn vẹn hai tháng. Trong chợ đêm Châu Kiều lại đầy rẫy các cô gái đến du ngoạn… trong đó có đủ để khiến Hầu Tam thấy sáng ngời trước mắt.

“Không bằng đêm nay ra tay sớm một chút”, Hầu Tam biết hôm nay chỉ cần mình vừa ra tay thì rất có thể ngày mai trong chợ đêm Châu Kiều, ngay cả ruồi cũng không có, do đó muốn làm thì phải nắm chắc: “tốt nhất một tối hai người, quản chi ngày mai long trời lở đất chứ?

Lúc này, cặp mặt gian tà của gã đang theo dõi một đôi tình nhân, thấy người con gái vô cùng thanh tú, người con trai có vẻ yếu đuối, Hầu Tam liền thu lại tâm tư, chăm chú nhìn lên trên người của hai người đó.

Gã liền bám theo họ một cách mù quáng đi loanh quang trong chợ đêm. Người con gái dường như là lén đi, vô cùng quấn quýt người con trai. Nhưng chỉ đi dạo khoảng nửa canh giờ thì người con gái liền phải quay về. Người con trai đi dạo vẫn chưa đủ, nhưng giai nhân hữu mệnh, nên đành phải đưa cô gái rời khỏi chợ đêm.
Bình Luận (0)
Comment