Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 181

Tô Tuân và Trần Hi Lượng đều đã nếm qua yêu cầu khắc nghiệt của thơ phú, bởi vậy khi bồi dưỡng bài vở cho vãn bối, từ trước đến nay trọng điểm dạy bảo là thơ phú. Trần Khác từ khi đi vào thế giới này liền học thanh vận, học đối vế, học xác định chủ đề... Hắn và huynh đệ Tô Thức ngày ngày luận bàn, củng cố cơ sở thơ phú, cũng học xong cách làm thế nào lấy được điểm cao khi dự thi.

Tỷ như bài “Thiên đức Thanh Minh thi”, yêu cầu lấy chữ thanh bằng trong đề làm vận, hạn trong ngũ ngôn lục vận. Đầu tiên ngươi phải hiểu được, đây là lấy từ “Mao thi” 'Thanh miếu, tự Văn Vương dã' ghi chú: “Thiên đức Thanh Minh, Văn Vương tượng yên”. Khi phá đề, phải vắt óc suy nghĩ những nội dung trong đề mục của thơ qua các phương diện trên dưới, trái phải, trước sau, chính diện và phản diện, trong ngoài. Thoạt nhìn thì thấy tinh tế thú vị, nhưng trên thực tế nó giống như bát cổ văn, không có bất cứ tư tưởng, cảm tình nào của tác giả trong đó, càng đừng nói đến làm nghị luận.

Nếu có thể làm sát đề, dùng vận, đối vế không có một chút sai lầm thì bài thơ có thể tính là đủ tư cách. Nếu như từ ngữ trong thơ trau chuốt hoa lệ thì cũng coi như là thượng đẳng. Nếu có thể viết thêm một, hai cách ngôn (câu nói gây xúc động) thì quả là cao thủ tuyệt đỉnh. Nhưng nếu muốn viết ra một bài thơ để lưu tên muôn đời, sợ thi thánh tái thế cũng làm không được...

Về bài “Nhạc tại nhân hòa bất tại âm phú” cũng tương tự, văn biền ngẫu bốn sáu, hạn lấy bát vận, cũng yêu cầu dựa theo thứ tự hạn vận mà dùng, bằng trắc xen lẫn, đem chữ vận vào trong văn. Hơn nữa phải dùng điển cố, giảng đối vế, nói rõ lí lẽ, quả đúng như “làm đạo trường trong vỏ ốc” (tục ngữ - ý nói khi hành sự gặp phải giới hạn), khảo nghiệm toàn diện trình độ văn học, tri thức tích lũy và sở trường phát huy của một người.


Trần Khác tự hỏi Tô Thức là một thiên tài văn học thì làm sao có thể sơ suất? Hắn viết ra một bản nháp, sau đó lại cân nhắc, đắn đo từng chữ, đến bữa trưa cũng chưa ăn, mãi đến quá giờ Ngọ mới làm xong ba câu thơ, phú, luận.

Chăm chú làm xong thì hắn nhìn đồng hồ cát, chỉ còn một canh giờ nữa là bầu trời tối đen, hắn liền thổi khô bài thi, thu vào trong túi, sau đó hắn chép lại đề sách luận ngũ đạo. Hắn cân nhắc từng đạo, mãi đến khi trời tối đen cũng chưa viết được câu nào.

Buổi tối, Trần Khác ăn lương khô rồi nằm ở trên đệm, tiếp tục suy nghĩ trong đầu. Chỉ chốc lát sau, trong trường thi đã truyền đến tiếng ngáy như sấm, tối hôm qua phần lớn thí sinh đều không ngủ nên hôm nay tự nhiên phải ngủ bù, tiếng ngáy so với hôm qua cũng to hơn rất nhiều. Đương nhiên cũng có người hai đêm liền không ngủ được, mắt đỏ như muốn giết người ...

Trần Khác cũng không ngủ ngay, nhưng hắn sớm đã có tâm lý chuẩn bị, liền nhắm mắt tiếp tục suy nghĩ trong đầu, mãi đến gần sáng mới có thể mơ hồ thiếp đi. Đợi đến hừng đông, quan giám khảo gọi mọi người dậy. Hắn đi ra ngoài rửa mặt, sau đó nhanh chóng trở lại bàn, viết lại những suy nghĩ tối hôm qua trên giấy nháp, kế tiếp cẩn thận sửa chữa một lần nữa mới chép vào bài thi.

Kiểm tra từ đầu tới cuối một lượt, xác nhận không có chữ nào sai, cũng không quên tránh đi kị húy, Trần Khác mới thở phào một cái, nhìn ngoài trời cũng mới giữa trưa.

Nhưng cái tên của thi Tỏa thi thính cũng như ý nghĩa của nó, chính là khóa (tỏa) bọn họ trong phòng (thính), không hết giờ tuyệt đối không mở cửa. Trần Khác đành phải cất bài thi vào trong túi, ăn chút gì đó, sau mới trải chăn nệm, chuẩn bị ngủ bù.

Quan giám thị đi tới, sầm mặt, nghiêm nghị nói:
- Đang ban ngày ngươi ngủ cái gì?

Hắn đáp:
- Ngủ trưa...

…..

Giờ Thân vừa đến, giữa trường thi vang lên một hồi âm thanh, những thí sinh cơ bản đã sớm trả lời hoàn toàn đề thi. Giám khảo thu bài, đợi cả mười trường thi thu bài, đặt trong phong bì mới mở cửa trường thi để thí sinh ra ngoài.

Trên lưng Trần Khác mang hòm thi, cầm theo chăn nệm, đứng trong viện chờ hội hợp với Tống Đoan Bình và Ngũ Lang đi ra trường thi. Mà bài thi của bọn họ được đưa đến sở Thu quyển. Trong sở Thu quyển, những quan viên thu bài đang kiểm tra bài thi. Đây không phải kiểm tra xem bài thi tốt hay không mà chủ yếu là xem có thí sinh nào viết ra ngoài dấu kiểm hay không, có làm ký hiệu ở bên trong bài thi hay không. Nếu có thì bài thi này sẽ bị lấy ra ngay lập tức, xem như tuồng đã vãn.

Những bài thi đủ tư cách sẽ được đánh số thi giao cho sở Phong ấn. Chức trách của sở Phong ấn là hồ danh, tức là dán giấy che đi phần tin tức cá nhân của thí sinh rồi đóng dấu, đến quan khảo cũng không thể xé.

Sau đó giao cho sở Sao chép, sao chép lại tất cả bài thi của trăm người, dùng bút đỏ sao chép bài thi. Từ đầu đến cuối phải chép giống như vậy, một nét bút cũng không thể chép sai, bao gồm cả lỗi chính tả. Sau khi sao chép hoàn toàn bài thi, phải ghi chú rõ ràng danh tính của người sao chép.

Để cam đoan bản sao chép chính xác, không có sai lầm, bài thi còn phải chuyển tới sở Đối đọc. Cứ hai người của sở Đối đọc phân thành một tổ, một người đọc, một người kiểm tra đúng sai, khi xác nhận không còn sai sót phải ghi chú rõ ràng tên người đối đọc. Một bản sao của bài thi có ba người kí tên, nếu sau này xuất hiện vấn đề thì ba người này phải bị truy cứu trách nhiệm.

Sau khi xử lí những bài thi gian lận, lúc này mới đưa đến quan Nội liêm... Giữa viện tử sắp xếp bài thi và chấm bài thi chỉ cách một màn mỏng, nhưng không thể vượt qua, chỉ có thể nói chuyện qua màn, người bên ngoài không thể vào, người bên trong không thể ra. Đây là một điều lệ không thể làm trái để ngừa Nội liêm và Ngoại liêm cấu kết với nhau.

Nội chưởng thu đem danh mục bài thi đưa tới từ Ngoại liêm giao cho quan chủ khảo Tạ Cảnh Sơ, nhưng Tạ học sĩ không chấm bài thi mà là phân phát bài thi cho các giám khảo khác. Mặc dù đất nước mở khoa cử cùng mở hơn mười khoa, tiến sĩ chỉ là một trong những khoa đó, nhưng mà cho đến ngày nay triều đình chỉ quý tiến sĩ, cho nên thi khoa tiến sĩ hơn rất nhều so với các khoa minh kinh, minh pháp.

Bởi vậy giám kháo đảm nhiệm khoa tiến sĩ cũng nhiều nhất, ước chừng có hơn hai mươi tám vị... Cũng may Đại Tống có nhiều nhất chính là quan viên. Vì tránh tị hiềm, những bó bài thi được đánh số do các giám khảo lấy ngẫu nhiên, lấy trúng bó nào thì chấm bó đó.

Mỗi giám khảo ước chừng chấm hai trăm bài, trước tiên chấm thiếp kinh, sau đó mới chấm mặc nghĩa. Tất cả đều có đáp án tiêu chuẩn nên chấm bài đơn giản nhất. Sau đó mỗi giám khảo tuân theo cùng một tiêu chuẩn, mười đề thiếp kinh của thí sinh sai nhiều nhất cũng chỉ một phần, mười đề mặc nghĩa sai nhiều nhất hai phần. Tổng cộng mặc nghĩa và thiếp kinh không thể sai quá hai phần... Chỉ có những bài thi như vậy mới có tư cách được tiếp tục chấm.

Những bài không phù hợp trực tiếp bị truất lạc, mặc kệ ngươi viết được bao nhiêu điều tươi đẹp ở mặt sau giám khảo cũng không xem. Có người cho rằng như vậy là không công bằng, nhưng quả thật nó có thể giảm bớt một lượng lớn công việc của giám khảo, hơn nữa cũng có đạo lý... Thiếp kinh, mặc nghĩa chỉ nhìn kiến thức cơ bản, nếu như ngay cả kiến thức cơ bản cũng không vững chắc thì có thể thấy thái độ học tập như thế nào. Thí sinh như vậy thì sao có thể được cử đến Lễ Bộ?

Đại khái ở khâu này sẽ có hai phần năm thí sinh bị truất lạc, nhưng khó khăn chân chính ở phía sau... Thơ, phú, luận và sách luận đều là đề chủ quan, giám khảo nhất định phải đọc hết một lượt, sau đó mới có thể bình phán ưu khuyết của thí sinh. Sợ giám khảo chỉ đọc có lệ nên yêu cầu giám khảo phải ngắt câu trong bài văn của thí sinh, hơn nữa chỉ có dấu ngắt câu mới có thể chứng minh ngươi đã đọc, với lại mỗi một phần đều phải có dấu ngắt câu.

Chỉ đọc thôi vẫn chưa đủ mà còn phải viết lời bình. Mặc kệ là trúng tuyển hay là không trúng tuyển, đều phải đưa ra một lý do... Hai trăm bài thi, một ngàn sáu trăm bài văn, yêu cầu trong mười ngày phải phê hết, tuyệt đối có thể có người suy sụp.

Nhưng ai cũng không dám đọc cho có lệ bởi vì các bài thi được phê duyệt sau cùng còn phải đưa đến Lễ Bộ, duyệt lại công tác chấm bài thi của giám khảo, nếu chỉ có một dấu ngắt câu không chính xác cũng bị tính là phán sai. Nếu xuất hiện phán sai sẽ bị phạt bổng lộc, phán sai lần nữa sẽ bị giáng chức... Áp lực to lớn ấy có thể tưởng tượng được cho nên không ai nguyện ý làm giám khảo, mỗi lần Lễ Bộ đều phải cưỡng ép sai khiến.

Đồng giám khảo đưa lên những bài thi cho rằng tốt đến chỗ quan chủ khảo, đầu tiên là phó chủ khảo xem qua, cho rằng tốt sẽ viết “Xứng đáng” rồi đưa cho quan chủ khảo, nếu cho rằng không đạt thì sẽ đưa trở về.

Quan chủ khảo bình thường sẽ không bác bỏ những bài phó chủ khảo đưa lên, cuối cùng phê một chữ “Đậu”, sau đó thí sinh này được lấy đậu.

Trừ việc đó ra, hai vị quan chủ khảo còn có có trách nhiệm duyệt lại bài thi Tỏa thính... Bởi vì các thủ đoạn gian lận trong tỏa viện, niêm phong, sao chép, bài thi của thí sinh trong cuộc thi Tỏa thính không cần truyền cho người chuyên môn chấm thi nữa, thay vào đó là đem vào Nội liêm cùng với bài thi của các thí sinh khác, sau đó được phân phối ngẫu nhiên đến hai vị đồng giám khảo.

Chỉ có điều sau khi hai người chấm bài thi xong, hai vị quan chủ khảo còn phải kiểm tra lại một lần nữa tất cả bài thi, xác định không có ai làm việc thiên tư làm rối kỉ cương.

Ngày hôm đó đã là ngày thứ mười ba chấm bài, Tạ học sĩ đang kiểm tra lại bài thi ở thi Tỏa thính. Y nghe Văn tam công tử nói Trần Khác đắm chìm nữ sắc, không phải là một thư sinh làm việc đàng hoàng. Tạ học sĩ là một người đọc sách cứng nhắc, quyết ý mạnh mẽ áp chế thói kiêu ngạo, gây dựng quang minh chính đại nên y định lấy bài thi của Trần Khác ra để truất lạc.

Nhưng danh mục này lại không có họ tên, chữ viết cũng không phải của hắn, vậy y làm sao phân biệt đây? Mặc dù Tạ học sĩ có kiến thức rộng, y biết Trần Khác là học sinh của Âu Dương Tu, mà Âu Dương Tu bình sinh hận nhất thể văn Thái Học, vậy học sinh cũng sẽ không viết thể Thái Học.

Vì thế Tạ học sĩ theo phần “Luận” tìm ra thể Thái Học, bài nào không phải thể Thái Học thì không lấy... Hiện tại trong đó có hơn mấy bài văn tốt không theo thể Thái Học, song Tạ học sĩ cũng nhẫn tâm truất lạc.

Mấy ngày sau, phó chủ khảo cùng các vị giám khảo thỏa thuận thứ bậc. Bình thường ngoại trừ các thứ bậc đứng đầu ra, thì thứ tự trong thi Phát giải cũng không quan trọng, bởi vì đây chỉ là tư cách tham gia tiến cử cho nên nhóm giám khảo khá thả lỏng, rất nhanh liền nghĩ ra thứ tự.

Đến ngày hai mươi tám tháng tám, hai vị quan chỉ khảo ở phòng Chí công bằng gỡ số điền bảng. Trước tiên là điền thi chính, người thứ nhất là Lưu Kỷ đại danh đỉnh đỉnh, nhóm giám khảo cao giọng ủng hộ... Người trúng giải Nguyên được công nhận, điều này nói lên bọn họ chấm thi công bằng.

Người thứ hai tên là Tô Thức, thí sinh này tất cả mọi người đều xa lạ nhưng bài văn của y khiến mọi người đều không khỏi kinh diễm, cho rằng thực lực còn vượt qua Lưu Kỷ một bậc, nhưng bởi vì không phải là thể Thái Học nên bị Tạ học sĩ đưa xuống đứng thứ hai, cũng coi như làm cho người ta tâm phục khẩu phục .

Người thứ ba tên là Tằng Củng, đây là trò giỏi của Âu Dương Tu, hiển nhiên không ai không phục.

Người thứ tư tên Tô Triệt, là anh em ruột với Tô Thức. Nhóm giám khảo cười nói đây đúng là một đoạn giai thoại.

Tiếp theo điền phía dưới, người thứ năm là Lã Huệ Khanh... Người thứ mười tên Trần Thung, người thứ mười một tên Trương Tái... Người thứ mười sáu tên Tằng Bố... Người hai mươi tám tên Giáp Đản... Người thứ ba mươi tám tên Tằng Phụ... Người thứ sáu mươi tám tên Lã Đức Khanh... Người thứ một trăm bảy mươi tên Trình Hạo… Nhóm giám khảo sớm đã có cùng ý kiến, khoa thi Quốc Tử Giám trình độ cực cao, những sĩ tử phát giải (người được chọn đến Lễ bộ thi Hội) sợ là năm sau cơ bản đều có thể đỗ đạt.

Đợi điền hoàn toàn năm trăm cử nhân thi chính vào danh sách mới điền thi Tỏa thính. Sau khi quan Sách quyển (gỡ bài thi) xướng lên số đứng đầu, Thư sứ tìm bài thi tương ứng với số đó rồi mở ra hồ danh trước mặt mọi người, lớn tiếng xướng:
- Người này họ Trần, tên Khác, người Thanh Thần Ích Châu, quan Tả thừa sự lang...

Tiếng xì xào vang lên, bọn quan viên đều nghe qua đại danh Trần Khác, cười nói:
- Quả nhiên là hắn, khoa thi Tỏa thính không có cường thủ, sợ là đợi đến kỳ thi đình mới có thể biết được cân lượng của hắn...

Cũng không ai thấy mũi của Tạ học sĩ gần như bị lệch, y nhìn bài thi của Trần Khác một lần, quả nhiên đúng như vậy, không khỏi buồn bực, trong lòng thầm mắng: “Ngươi không phải là học sinh của Âu Dương Tu sao, làm quái gì mà viết thể Thái Học!”
Bình Luận (0)
Comment