Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 369.1

-Nhi thần khẩn thiết xin người đừng xem….
Triệu Tông Tích cúi đầu nói.

-Vì sao lại không xem?
Triệu Trinh lạnh lùng hỏi.

-Nhi thần sợ xem rồi, không biết nên trả lời phụ hoàng thế nào.
Triệu Tông Tích nói:
-Nếu nói cho rõ ràng thì sẽ khiến cho trăm quan lo sợ, thậm chí tai họa kề bên; cũng sẽ làm cho người ta nói thần nhân cơ hội đả kích Tông Thực. Nếu không thì đạo lí sáng tỏ, quốc pháp khó tránh….. nghĩ tới nghĩ lui mà vẫn chưa ra.

-Ngươi đúng là tên láu cá, nói không xem là không xem.
Triệu Trinh sắc mặt giãn ra nói tiếp:
-Nhưng lại trị bại hoại như thế, ngươi có thể một mực trốn tránh sao?

-Dạ bẩm phụ hoàng.
Triệu Tông Tích nghiêm mặt nói:
-Muốn cải cách đầu tiên phải trị quan, đây chính là do phụ hoàng dạy bảo. Nhưng nhi thần lại cho rằng, chỉnh đốn lại trị (tác phong và uy tín của quan lại) phải dựa vào luật pháp nghiêm khắc chứ không phải dựa vào một cuốn sách không rõ lai lịch. Tha tội cho nhi thần nói thẳng, như quan trường hiện nay lại trị không minh bạch, không thể hoàn toàn trách các đại thần được, trong đó cũng có nguyên nhân do nếp sống xã hội mỗi ngày khác nhau như bây giờ.

-Nói như vậy,
Triệu Trinh hừ lạnh lùng nói:
-Hóa ra là lỗi của quả nhân?

-Nhi thần không dám.
Triệu Tông Tích vội vàng lắc đầu nói:
-Nhi thần chỉ cho rằng, đất nước thái bình lâu rồi, lại trị muốn sinh sự. Quan trường vẩn đục, đôi khi quan tốt cũng không thể không đút lót. Tỉ dụ như việc thăng giáng chức của quan viên đều chịu sự khống chế của thư lại, người thông đồng được với quan lại thì sẽ sớm được nhậm chức, có thể lên chức; nếu hối lộ không chu đáo thì khó tránh khỏi thương lượng…… Nhi thần tin rằng mấy trăm quan trong cuốn sổ tuyệt đại đa số đều trung thành, đều tốt cả, chỉ là do nguyên nhân nọ kia mà không thể không làm chút điều sai để bị người khác nắm thóp. Nếu không phân rõ trắng đen phải trái sẽ đầy ắp nhà lao, một là làm trái với đạo khoan hồng của tổ tông; hai là dễ dàng để trẻ con và nước bẩn cùng tan vào nhau, ba là sẽ gây ra nỗi khiếp sợ của trăm quan, dễ sinh bất trắc. Vì thế nhi thần khẩn cầu phụ hoàng suy nghĩ lại!

Nghe Triệu Tông Tích trình bày xong, nét mặt Triệu Trinh dần dịu lại, gật đầu nói:
-Xem ra tưởng tượng của con còn thành thục hơn quả nhân, khá lắm, khá lắm.
Nói rồi ngồi xuống ghế và nói:
-Vậy theo ý của con, nên xử lý cuốn sổ kia như thế nào?

-Theo ý của nhi thần thì cuốn sổ không rõ lai lịch kia nên đốt đi.

Triệu Tông Tích không chút do dự nói vậy.

-Đốt rồi thì người khác sẽ không biết nữa sao?
Triệu Trinh lắc đầu nói:
-Đừng quên rằng huyện Nghi Dương phủ Hà Nam, đều đã xem qua cuốn sổ này rồi.


-Vậy thì quan viên huyện Nghi Dương Hà Nam phủ phải chịu oan ức một chút rồi. Quan gia hạ chỉ nói, cuốn sách này thật giả khó phân, nhưng tin tưởng cha con Phác Ngọc sẽ không kết bè đảng mưu cầu lợi riêng, càng tin tưởng vào phẩm hạnh của các quan, vì vậy sẽ đốt đi, không ai được phép kháng nghị. Các quan tự nhiên sẽ cảm nhớ ân đức của quan gia, cũng sẽ vứt bỏ gánh nặng đem công chuộc tội!

-Tích nhi rất biết nguyên tắc, trong lòng trẫm thấy được an ủi.
Triệu Trinh gật đầu, thở dài nói tiếp:
-Nhưng lại trị bại hoại như vậy, quả nhân lại vẫn phải che dấu, thật sự không ra thể thống gì.

- Có lẽ không tệ như tưởng tượng.
Triệu Tông Tích hạ giọng nói:
- Phụ hoàng cứ từ từ nghĩ kế sách.

- Quả nhân thật vô dụng!
Triệu Tông Tích thừ người, nhìn đăm đăm cảnh sắc bên ngoài qua những lớp màn che, ảm đạm cảm thán:
- Chỉ cảm thấy Đại Tống này đâu đâu cũng cần dùng lực, song lực bất tòng tâm, chỉ có thể gửi gắm hy vọng vào tương lai…
Triệu Trinh nhìn chăm chú Triệu Tông Tích, nói sâu xa:
- Cơ nghiệp của tổ tông phải dựa vào thế hệ của ngươi để chấn hưng rồi!

Triệu Tông Tích nghe thấy, trong lòng liền chấn động. Tuy trước kia sự an bài của Hoàng thượng khiến y cảm thấy mình được tin tưởng không ít, nhưng Hoàng thượng nói quả quyết như thế lại là lần đầu tiên. Triệu Tông Tích gật đầu, rơi lệ nói:
- Nhi thần sẽ dốc hết sức lực, đến chết mới thôi!

- Nhớ kỹ tâm ý này của ngươi.
Triệu Trinh thản nhiên nói:
- Hy vọng sau này ngươi đừng oán hận ta đã đẩy cục diện rối rắm này cho ngươi.

- Nhi thần…
Triệu Tông Tích nghẹn ngào:
- Chỉ sợ không thể gánh vác.

- Không sao.
Triệu Trinh mỉm cười:
- Quả nhân tin ngươi.
Dứt lời ông quay sang nói với Hồ Ngôn Đoái:
- Hồ tổng quản, phân phó Tông Chính Tự, bắt đầu từ ngày mai Tề Vương Tông Tích sẽ đổi tên là “Thự”!

- Là chữ “Thự” nào?
Hồ Ngôn Đoái nhỏ giọng hỏi.

- “Thự” của “thự quang”! (“thự quang” là ánh hừng đông)
Triệu Trinh trầm giọng:
- Mong con ta có thể trở thành ánh hừng đông của Đại Tống!

- Vâng.
Hô Ngôn Đoái đáp ứng.

- Đa tạ phụ hoàng ban tên!
Triệu Tông Tích xúc động nói, y lập tức đổi tên thành Triệu Thự, không thể dùng tên ban đầu nữa. Điều này đồng nghĩa với việc Hoàng đế đã hoàn toàn chấp nhận y, song song đó y cũng phải đoạn tuyệt quan hệ với cha mẹ thân sinh của mình.

…..

Vương Bàng luôn tập trung tư tưởng muốn làm một lần cho xong. Nhưng khi nghe tin từ chỗ của Triệu Tông Tích, nếu không làm ầm lên và không xử lý chuyện này, bất kể là trăm quan hay là Triệu Tông Thực đều sẽ không bị liên lụy, hiển nhiên y cực kỳ thất vọng.

Nhưng ngẫm lại mà nói, y cảm thấy cách làm này vô cùng cao minh. Trước tiên Hoàng thượng không muốn thi hành lao tù, hiện nay Triệu Tông Tích hoàn toàn dựa vào sự cất nhắc của Hoàng thượng, hiển nhiên Tông Tích sẽ xem trọng thái độ của ngài ấy. Bên cạnh đó, cho dù có đưa ra hàng loạt nguyên nhân tạm thời bỏ qua cho Triệu Tông Thực, nhưng nếu Hoàng thượng đã biết hành vi của cha con Tông Thực, thì Triệu Tông Thực đừng hòng nghĩ đến ngôi vị Thái tử nữa.

Tuyệt hơn là trạng thái nửa lộ nửa không kia có muốn bảo mật hoàn toàn cũng không được, bởi vì tấu báo và sổ vận chuyển do phủ Hà Nam trình lên đã được quan viên địa phương xem qua,. Nếu Hoàng thượng trực tiếp giữ lại tấu chương mà không hạ chỉ rõ ràng, tất nhiên sẽ khiến Triệu Tông Thực và trăm quan khủng hoảng, từ đó có thể phát sinh biến loạn.

Hiện tại Hoàng thượng chiếu theo kiến nghị của Tông Tích mà hạ một ý chỉ: “Sổ vận chuyển khó phân thật giả, nhưng tin tưởng vào phẩm đức của cha con Bộc vương, càng tin tưởng vào phẩm hạnh của trăm quan, đốt nó luôn cho rồi”. Nghe qua có vẻ là mọi người đều vui, kỳ thực vô cùng âm hiểm.

Đầu tiên, ý chỉ đã khẳng định sự tồn tại của sổ vận chuyển, hơn nữa về việc “khó phân thật giả”… Tuy rằng không chắc chắn là thật, nhưng cũng không nói là giả, cho nó một mồi lửa thì đã loại bỏ được gông xiềng mà cha con Triệu Tông Thực buộc trên thân trăm quan, bọn họ hiển nhiên sẽ cảm kích Hoàng thượng và Tề Vương điện hạ. Sau này vì muốn tránh bị nghi ngờ, bọn họ tất nhiên sẽ giữ khoảng cách với Triệu Tông Thực. Để tránh bị xem là một phần của sổ vận chuyển, bọn họ thậm chí còn công kích Triệu Tông Thực nhằm chứng minh họ không cùng phe với y.

Bè đảng của Triệu Tông Thực nhìn có vẻ vững chắc, song dĩ nhiên sẽ vì chuyện này mà xuất hiện vết rạn, chỉ cần tiếp tục chọc ngoáy thì chắc chắn có thể khiến nó tan tành.

Hơn nữa theo suy nghĩ âm hiểm của Vương Bàng, cứ như hắn đã lén lút sao chép một cuốn sổ vận chuyển tương tự trước khi dâng sổ lên Tề Vương. Sổ vận chuyển đó có thật là đã bị đốt hay là đã chép thêm một quyển trước khi đốt, điều này không ai có thể nói chính xác.

Rất có thể cái chuôi hung khí vẫn còn, nhưng lại đạt được hiệu quả tốt nhất.

Theo Vương Bàng thấy, người lập kế hoạch quả thực hiểu rõ lòng người đến mức xuất thần nhập hóa, không cần nói nữa, chắc chắn tất cả là do tên Trần Trọng Phương kia nghĩ ra.

Tuy y tự phụ thông minh, nhưng xét về đoán lòng người và hiểu rõ đại cục thì y lại kém Trần Khác một bậc. Nghĩ đến mình đã mạo hiểm quá nhiều, vậy mà lại làm chuyện tốt giúp Trần Khác, Vương Bàng hận đến mức ngứa răng. Nhưng Vương Bàng biết trong lòng Tề Vương, dù có đến mười Vương Bàng cũng không thể so bì với một Trần Khác, thành thử y đành cố nhẫn nhịn rồi tính sau…

……

Quả nhiên vụ án sổ vận chuyển chưa bạo phát, song đã dẫn đến những phản ứng liên hoàn. Trước hết là Đại Lý Tự thỉnh tấu tra xét chặt chẽ hơn vụ án sông Nhị Cổ, yêu cầu kỳ hạn kết thúc vụ án. Lại có Ngôn quan buộc tội phủ Khai Phong xử trộm bất lực khiến phỉ tặc hoành hành ở thành Biện Kinh trong thời gian cuối năm, làm phát sinh hơn ngàn vụ án lớn nhỏ, yêu cầu quan viên Hữu Ti phải chịu trách nhiệm.

Thậm chí ngay cả khi phủ Khai Phong chưa xin chỉ thị, những hình phạt cung cấm, lục soát toàn thành cũng được các Ngôn quan tận dụng. Họ cho rằng có thể kích động kinh sư, nơi mà ai cũng ngại gây rối.

Triệu Tông Thực từ nhỏ đã được xem là Thái tử, ban đầu dù có phạm lỗi, các quan vẫn luôn tìm cách che chở, trước giờ chỉ có ca tụng chứ không hề buộc tội. Thế nhưng vào mùa xuân năm Gia Hựu thứ bảy, gió ở thành Biện Kinh đã đổi chiều. Các quan viên hôm nay một bản điều trần, ngày mai một bản tấu chương buộc tội, tựa như một trận mưa đá trút hết lên đầu Triệu Tông Thực khiến y choáng váng đầu óc. Y càng hoảng sợ không thể bình tĩnh, chỉ đành cáo bệnh chịu tội ở nhà, tránh được cơn bão này rồi tính sau.

Thấy gió đã đổi chiều, những viên quan ngày xưa thân mật với y đều kinh hoảng bất an, có kẻ mượn cớ đến phủ thượng vấn an, hỏi y có đối sách gì chăng, có kẻ lại trực tiếp xin nghỉ bệnh, tuổi tác đã cao nên cáo lão…
Bình Luận (0)
Comment