Nhất Thụ Nhân Sinh

Chương 11

Anh hùng cứu mỹ nhân? Nuốt chẳng trôi cơn nghẹn? Xúc động là ma quỷ?

Thời niên thiếu chẳng biết đã đánh nhau bao bận, còn bằng lý sao tại sao, thì mươi mười năm sau nghĩ lại Vương Thụ Dân cũng chẳng rõ, chỉ thấy mọi chuyện bị phủ một lớp bụi mù. Đánh nhau với cậu ta mà nói, tần suất còn nhiều hơn cả việc nhà họ Vương ăn thịt kho tàu.

Ẩu đả cũng giống như đi đường thì đùng một cái té ngã. Dưới tình huống này, mọi người nên làm gì, sợ là còn hơn cả skilful method*, ót gáy đập xuống đường, cột sống bị vặn gãy, trong điện ảnh.

(*Nguyên văn là "寸劲儿/thốn kính nhi", theo như baike thì đây là một thuật ngữ dùng trong phim ảnh, phút cuối cùng trước khi kết thúc cảnh phim thì diễn viên sẽ vận dụng toàn bộ sức mạnh/tài năng mà làm nổi bật tâm tư tình cảm của nhân vật, cũng như là làm sáng hành động của nhân vật lên, làm điểm nhấn cho bộ phim. Và chỉ có diễn viên tài năng mới có thể thành thạo làm được cái "thốn kính nhi" này. Từ tiếng anh cũng là do baike huynh dịch. Chẹp =,.= chỗ này hơi bị xoắn, bà con nào có cách hiểu khác thì chỉ giúp mình, mình xin đội ơn vạn bội!!!)

Vương Thụ Dân bấy giờ đánh nhau còn hơn cả kỹ năng skillful method trong truyền thuyết.

Vùng lân cận Lục Trung vốn chẳng có người trông coi, thế nhưng chẳng biết vì nguyên do gì, có thể là tại ý thức trách nhiệm với xã hội đột ngột trỗi dậy, mà có dân phòng đi tuần, nhân tiện bắt bớ thành phần khả nghi.

Vì vậy mà Vương Thụ Dân... "trúng độc đắc".

Đêm đông khắc nghiệt bị dân phòng trói gô cổ nhốt trong lồng giam có lò sưởi ấm áp... Ok là nói hơi quá, chính xác thì, trong lồng giam rách nát chẳng có lấy cái lò than, khuyến mãi thêm tứ bề gió lùa phây phây. Tình cảnh như vầy còn chưa đủ thê lương vậy thì xin kể thêm rằng, Vương Thụ Dân đầu sưng một cục to tổ chảng, con mắt bị rách máu chảy lấm lem, mặt mũi bầm dập hơn cái nùi giẻ, khiến Giả Quế Phương suýt thì chẳng nhận ra.

Tại sao chỉ mỗi Dân ta là bị nhốt?

Hỏi rất hay! Dân phòng chỉ có một người, với tình hình lúc đó thì chỉ tóm được một tên. Cái bọn du côn đó vừa nghe tiếng còi thét lên thì liền chạy nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng, xem ra kĩ năng thoát thân này là được rèn luyện qua những lần đấu trí đánh nhau với người ta đây mà.

Cái gì? Nhân chứng?

Ồ, chuyện là tại Vương Thụ Dân ngu thì chết chứ bệnh tật gì. Trước khi đánh nhau, cậu ta vô cùng phong độ mà bảo hoa khôi Lạc Linh chạy trước, báo hại chẳng ai chứng kiến được cảnh anh hùng khí phách của cậu ta mà đứng ra minh oan giải thích.

Lại nói về chuyện chính, sáng hôm sau khi Giả Quế Phương và Vương Đại Xuyên nhận được điện thoại của ủy ban phường liền tức tốc chạy đi đón con. Đến nơi chỉ thấy con trai nhà mình đầu u một cục, mình mẩy dơ dáy máu me, chỗ bị thương chỉ qua loa xử lý, ngồi một đống trong góc nhà. Giả Quế Phương mắt liền đỏ au lên. Bình thường thì bà hùng hổ dữ dằng, thế nhưng cũng là mẹ người ta, có người mẹ nào thấy con mình bị vậy mà kìm nước mắt cho nổi?

Sắp sửa khai giảng thì bắt gặp đánh nhau gần trường học, Vương Thụ Dân ơi Vương Thụ Dân, số của cậu có cần đen tới thế không?

Vốn dĩ đây chỉ là một chuyện giản đơn, hành vi của Vương Thụ Dân đường đường là anh hùng cứu mỹ nhân, thấy người gặp nạn liền rút dao tương trợ. Trong xã hội Thạch Sach thì ít Lý Thông thì nhiều này nên được khen ngợi mới đúng, thế nhưng vấn đề nằm ở chỗ không người làm chứng.

Về hoa khôi Lạc Linh kia, đêm hôm về nhà thì liền bị ba mẹ cấm cửa. Gia đình cô nàng là nhà có danh tiếng ở Bắc Tân, có người cậu ruột là lãnh đạo cấp cao của quận vốn chẳng ưa gì bọn Lục Trung, đang tính toán chuyển trường cho cháu. Nay chuyện này xảy ra cũng nhân đó mà làm thủ tục chuyển trường cho xong.

Cảnh sát? Thôi bỏ mộng đi! Người ta là con gái nhà tử tế lại còn chưa thành niên, làm gì có quan hệ với phường lưu manh bụi đời như các người? Đúng là mắt chó mà! Dẹp, không thả cho về!

Một lãnh đạo cấp cao quen một lãnh đạo bên bộ giáo dục; lãnh đạo bộ giáo dục lại quen cục trưởng cục cảnh sát. Tất cả đều là con ông cháu cha dây mơ rễ má với nhau, không phải đối tượng mà phó thường dân như chúng ta chạm tay tới nỗi.

Đường đường là một người đàn ông nặng một trăm tám chục cân, nói năng hay ngáy ngủ đều vang rền như sấm dậy, hai cánh tay to bè tựa hai cái cánh quạt là Vương Đại Xuyên vậy mà bây giờ chỉ còn biết ngồi rúm ró trong xó hút thuốt. Hai chỏm tóc phía Thái Dương chỉ một đêm liền như bạc trắng.

Đúng là thói đời mà!

Nhà họ Vương sau khi chạy vại tận dụng hết mọi mối quan hệ mới có thể biến việc này từ to thành nhỏ. Vương Thụ Dân cuối cùng cũng bình an được thả ra, bình an vào bệnh viện băng bó vết thương, rồi bình an về nhà nhập học... Song le theo sự tha về đó là một an phạt không nhẹ chút nào.

Trong những ngày Vương Thụ Dân nằm viện, Tạ Nhất gọi điện cho giáo viên chủ nhiệm xin nghỉ một tuần, rồi bịa đại một cái cớ lừa Giả Quế Phương và Vương Đại Xuyên. Tạ Nhất mỗi bữa đều mang theo sách vở và cơm nước vào bệnh viện chăm sóc cho Vương Thụ Dân. Sao? Vụ cãi nhau hôm trước hả? Ôi trời, ai mà nhớ mấy chuyện giận hờn vặt vãnh đó chứ!

Con hổ con suốt ngày chạy nhảy đùng một cái liền trầm mặc hẳn đi. Trong thế giới của Vương Thụ Dân, trắng là trắng, đen là đen, đúng là đúng, sai là sai. Thiếu niên từ bé đã ảnh hưởng tư tưởng từ những quyển tiểu thuyết võ hiệp, lúc nào cũng sùng bái bậc anh hùng hào kiệt, khẳng khái chân thành, rạch ròi cừu hận.

Thế nhưng đó cũng chỉ là những điều ảo tưởng người ta dựng nên, chú bé ngốc ạ!

Có đôi khi Vương Thụ Dân không thể chịu đựng nổi nữa, nắm tay Tạ Nhất mà rằng, "Cậu nói xem sao con nhỏ đó lại như vậy? Cậu nói xem bộ đứng ra nói lời công bằng là cô ta chết à? Cậu nói xem tôi chẳng làm gì sai cả... Cậu nói xem..."

Khi nói, hai mắt chẳng nhìn thẳng vào Tạ Nhất, chỉ miên man ngó bầu trời vẫn một màu xám xịt như thể chẳng tươi sáng lên nỗi. Tạ Nhất cũng không nói năng gì. Đầi óc cậu còn phiễn não hơn Vương Thụ Dân nhiều, về chuyện Tạ Thủ Chuyết, về Nhất Trung, về... Cảm tình sâu nặng dành cho Vương Thụ Dân đó cả đời cũng sẽ không nói ra.

Có bao nhiêu người có thể phong lưu thích chí rong ngựa đi tẫn thành Trường An ngắm cảnh xem hoa? Đừng ngu ngơ khờ khạo nữa các cậu bé ơi!

Một tuần sau, Tạ Nhất quay về Nhất Trung, còn Vương Thụ Dân lại thấy bản thân có cố gồng lên học hành cũng chẳng ý nghĩa gì. Bèn lựa một ngày đẹp trời mà ngồi xuống thưa chuyện với Vương Đại Xuyên, "Ba, con có chuyện này muốn bàn với ba."

Khi đó Vương Đại Xuyên còn không biết cái gì là "man to man", chỉ là bị khí thế của thằng con trai mình làm cho sững ra.

Vương Thụ Dân hít sâu một hơi rồi nói, "Ba, con không muốn đi học nữa!"

Hai mắt Vương Đại Xuyên trợn tròn đỏ rực như thể cái lồng đèn, tay chân nhanh hơn trí óc, cúi người lượm chiếc dép lên ném vào đầu Vương Thụ Dân, "Mày nói gì? Ngon thì nhắc lại tao nghe!"

Vương Thụ Dân lách người tránh đi, nhăn mặt nói, "Ba, ba đừng nóng, bình tĩnh nghe con nói cái đã..."

"Tao nghe mày nói? Nghe mày nói cái đách ấy! Thằng mất dạy mày! Loạn rồi! Mày không đi học thì làm cái gì?"

Giả Quế Phương nghe thấy tiếng quát tháo liền chạy ùa từ nhà bếp ra, đứng ở cửa nhìn hai cha con giương cung bạt kiếm với nhau.

Thân hình cao to vạm vỡ của Vương Đại Xuyên với người thường mà nói thì có tính uy hiếp rất lớn, ấy nhưng Vương Thụ Dân lại chẳng sợ, cố rướn cổ ngưỡng đầu lên đáp, "Ba, Lục Trung không như Nhất Trung, một năm có được mấy người đậu Đại học? Hồi năm trước thi vào cao đẳng cũng chỉ có mỗi một người đậu vớt vào cái trường ghẻ ở Bắc Tân. Con nếu mà cứ bám vào mấy cái lý luận cùi đó thì ba năm nữa ra đời biết làm gì ăn!?"

Vương Đại Xuyên chỉ trợn mắt liếc thằng con, không có dấu hiệu xấn lên dùng bạo lực trấn áp hay dạy dỗ. Giả Quế Phương đứng ở đằng xa nhìn tình cảnh này, chỉ thấy con trai mình thật sự đã lớn rồi, từng chữ thốt ra cũng hệt như ba nó hồi trẻ, đến cả vóc người cũng giống. Hai người đứng kế nhau, đến cả ánh mắt cũng rập khuôn.

Bà phủi bột mì dính trên tay, ho một tiếng, đi tới giữa hai cha con, "Vậy con nói xem, con không đi học thì muốn làm cái gì? Buôn bán hay đi làm thuê?"

"Con muốn nhập ngũ!" Vương Thụ Dân đáp, chẳng đợi Giả Quế Phương phản bác thì một đường mà tiến, "Con đã hỏi thăm rồi, bộ đội rất dễ vào, chỉ cần kiểm tra đủ sức khỏe và đủ tuổi là được. Đi hai năm trở về, nhà nước sẽ an bài cho công ăn chuyện làm."

Trên gương mặt thiếu niên có một vẻ kiên định đến lạ. Giả Quế Phương và Vương Đại Xuyên nhìn nhau. Nhập ngũ? Ý này cũng không tồi, chỉ cần bản thân không sợ cực sợ khổ là được.

*

Khi Tạ Nhất hay chuyện này thì Vương Thụ Dân đã hoàn thành thủ tục nhập ngũ. Xin vào quân đội không khó, chỉ cần đủ tiền, tốn vài ngàn đồng cậy nhờ người ta, rồi chuẩn bị nọ kia liền có được một chân. 

Vương Thụ Dân to tiếng nói qua điện thoại, "Quân đoàn giải phóng biết không? Sau này tôi cũng là người trong đội quân đó, đây không phải cũng xem như một loại thử thách sao, xem thử ai là người giỏi hơn? Ha ha, sau này anh đây..."

Ống nghe điện thoại cầm trong tay như thể nóng rần lên, khiến Tạ Nhất rối bời.

Cậu bỗng nhiên nhớ tới, cái người đang lải nhải không dứt trong điện thoại là người vô cùng thân quen với mình, thế nhưng lập tức sẽ phải cách xa vạn dặm. Hai năm... Nghĩa là rất dài rất lâu không về nhà. Nghỉ hè và nghỉ đông cũng chẳng thể thấy mặt.

Vương Thụ Dân vô tư nói tiếp, "Chúng ta một văn một võ, tới lúc đó rồi xem đứa nào dám khi dễ ba mẹ tôi!"

Phải, là ba mẹ của cậu...

"Cậu đừng có nhớ thương tôi quá, ráng lo học hành, mai này nếu anh đây mà thành đại tướng thì sẽ quay về chiếu cố cậu!"

Tạ Nhất chỉ thấy Vương Thụ Dân càng lúc càng cách thế giới của cậu càng xa. Người mỗi ngày một lớn lên, hai đứa trẻ ngày xưa cùng nhau chơi đùa tự có số phận của riêng mình, ai cũng phải truy đuổi tiền đồ, thế gian bốn bể muôn phần, mãi mãi chẳng nhỏ hẹp như trong cổ thi đã tả.

Chúng ta chỉ là phàm nhân chứ không phải Vương Bột họa nên Đằng Vương các tự, chẳng thể là người quân tử dầu cách thiên nhai vạn đặm cũng như gần trong gang tấc, phân ly thì há là gì, âu cũng là chuyện đùa thôi.

Tạ Nhất cúp máy xong thì liền thất thần, tâm trí trống rỗng. Như vậy cũng tốt, lâu ngày không gặp biết đâu sẽ quên được Vương Thụ Dân, quan hệ đôi bên cũng nhạt phai dần dần... Biết đâu, Tạ Nhất không còn thích Vương Thụ Dân nữa... Biết đâu sẽ trở lại thành người bình thường... Biết đâu sẽ...

Biết đâu chừng...

Mùa xuân năm mười sáu tuổi đó, cậu đi trên đường xán lạn, tôi bước qua cầu khúc khuỷu.
Bình Luận (0)
Comment