Nợ Em Một Đời Hạnh Phúc

Chương 35

CHƯƠNG 18

Trong ấn tượng của Đàm Tĩnh thuở nhỏ, bố chỉ là một khái niệm quá đỗi mơ hồ. Hồi học mẫu giáo, có một hôm không có ai đến đón, cô giáo phải ở lại cùng cô rất lâu mới thấy cô hàng xóm, mẹ của Tôn Đình Đình vội vội vàng vàng đến đón. Đàm Tĩnh thấy mẹ của Đình Đình nói nhỏ gì đó với cô giáo, cô giáo bèn giao cô ẹ Đình Đình. Lúc đó trời đã tối, trong lớp học mở đèn, cô giáo vuốt tóc cô, dịu dàng dỗ: “Con ngoan nhé, về cùng dì Tễ, mẹ con bận không đến đón con được.”

Hôm đó mẹ Đình Đình đèo cô trên xe đạp về nhà, Đàm Tĩnh vẫn nhớ gió rất mạnh, mẹ Đình Đình lấy khăn của mình quàng cho cô, vừa gắng sức đạp xe vừa hỏi tối nay ăn trai nấu trứng được không. Đình Đình lớn hơn cô hai tuổi, đã học lên tiểu học, đang nhoài người ra bàn làm bài tập. Mẹ Đình Đình vừa vào nhà, liền đưa cho Đàm Tĩnh một quyển truyện tranh đọc giết thời gian rồi vội vã xuống bếp làm cơm. Đàm Tĩnh thích xem truyện tranh nên ngồi rất ngoan. Lúc ăn cơm, mẹ Đình Đình múc hết trai nấu trứng cho Đàm Tĩnh, không chia cho Đình Đình. Ăn cơm xong mẹ Đình Đình còn tắm cho Đàm Tĩnh, hôm đó cô ở nhà Đình Đình. Sáng hôm sau mẹ mới đến đón cô. Cô thấy hai mắt mẹ sưng đỏ, tóc tai rối bời, không biết đã xảy ra chuyện gì. Rất lâu rất lâu về sau cô mới biết bố mình đã đi rồi, không phải đi, mà là chết rồi.

Từ đó ánh mắt thầy cô nhìn cô đều mang chút thương hại. Tuy bạn học không bắt nạt cô nữa, nhưng cũng không xảy ra những tình tiết cũ rích như trên phim ảnh, cô và các bạn khác cũng chẳng có khác b

iệt gì nhiều. Thời đó điều kiện gia đình của mọi người tương tự nhau, tuy gia đình cô khó khăn hơn những gia đình có cả hai bố mẹ công chức, nhưng hàng xóm xung quanh đều nhiệt tình giúp đỡ, cuộc sống cũng không đến nỗi chật vật cho lắm.

Mẹ cô là giáo viên âm nhạc, có thể làm thêm bên ngoài. Bà đến dạy nhạc ở nhà Nhiếp Vũ Thịnh, cũng là để kiếm thêm. Ban đầu khi mới gặp Nhiếp Vũ Thịnh, Đàm Tĩnh chưa bao giờ mơ tưởng tới tương lai. Cô luôn nghĩ mình nên giống như các bạn khác trong lớp, học tập chăm chỉ, thi đỗ đại học rồi sống một cuộc sống bình thường. Hồi đó thích và yêu là chuyện rất trong sáng. Mãi đến khi bị mẹ phản đối, cô mới cảm thấy mình đã vấp phải khó khăn đầu tiên trong đời.

Lý do mẹ cô phản đối rất đơn giản: tuổi còn nhỏ. Đàm Tĩnh nghĩ mẹ nói cũng có lý, ban đầu mẹ khuyến khích cô và Nhiếp Vũ Thịnh trao đổi qua thư, vì những gì họ nói đều là chuyện học hành, có lẽ bà cảm thấy Nhiếp Vũ Thịnh chỉ là một người anh trai của cô, một tấm gương đng để cô học tập. Đến khi cô học năm nhất đại học, lấy hết dũng khí nói với mẹ rằng mình và Nhiếp Vũ Thịnh không phải quan hệ bạn học thông thường, mẹ cô bèn phản đối kịch liệt.

“Con còn quá nhỏ, chưa hiểu yêu đương là gì đâu. Hơn nữa nhà họ Nhiếp khác với chúng ta, người có tiền như họ quá phức tạp.”

Đàm Tĩnh không buồn vì chuyện này quá lâu, mẹ không cho qua lại với Nhiếp Vũ Thịnh thì cô lén viết thư, gọi điện là được. Trong suy nghĩ đơn giản của cô, mẹ chỉ hơi lo lắng thái quá mà thôi. Có điều quả thực cô và Nhiếp Vũ Thịnh còn quá trẻ, vậy thì đợi, đợi đến khi tốt nghiệp chắc cũng đủ tuổi để người lớn công nhận tình yêu của họ.

Ông Nhiếp Đông Viễn quá bận rộn, căn bản không biết con trai đang yêu. Một lần ông ra nước ngoài, Nhiếp Vũ Thịnh nhân cơ hội đó liền bảo Đàm Tĩnh đến nhà chơi nhưng cô không chịu.

“Tại sao lại không đến?” Trong điện thoại Nhiếp Vũ Thịnh rất không hài lòng, khi yêu người ta chỉ mong lúc nào cũng được nhìn thấy người mình yêu.

“Mẹ em sẽ không vui.”

“Không phải mẹ em rất thích anh sao?”

“Mẹ thích dạy đàn cho anh vì mẹ thấy anh học giỏi… Chứ mẹ không thích chúng ta yêu nhau.” Đàm Tĩnh nói nhỏ, “Nói gì thì nói, em đến nhà anh cũng không hay cho lắm.”

Nhiếp Vũ Thịnh không giận, dù sao thì cũng có nhiều nơi hai người có thể đến. Đi dạo bên bờ sông, thả diều, nhìn người ta chèo thuyền ra giữa sông dùng lưới điện đánh trộm cá. Gặp gánh hàng rong bán gương sen, Nhiếp Vũ Thịnh liền mua cho Đàm Tĩnh ăn. Thường thường, người ta sẽ tặng thêm một chiếc lá sen, họ ngồi dưới bóng cây đa, nhìn đàn cò trắng lò dò dưới sông bắt cá, vừa bóc hạt sen ăn vừa trò chuyện. Đàm Tĩnh sẽ bóc vỏ sen để vào cái lá, Nhiếp Vũ Thịnh thỉnh thoảng lại đút ngón tay vào vỏ sen rồi lấy bút vẽ một cặp mắt cong cong cùng cái miệng cười cười lên đó, làm thành con rối, chỉ có mấy ngón tay mà diễn rất nhiều vai, chọc cho cô vui. Ráng chiều xuyên qua tàng cây, những cánh chuồn chuồn bay lượn trong làn gió muộn, thời gian trôi qua thật yên bình.

Sau đó thì sao? Sau đó?

Đàm Tĩnh mơ hồ nghĩ, sau đó có lẽ là không lâu sau, lúc ấy hai người đều không ngờ bóng đen số phận đã lặng lẽ đến gần từ lâu.

Mãi đến khi mẹ qua đời, Đàm Tĩnh cũng không nghĩ sự việc sẽ có gì thay đổi. Đối với chứng suy tim của bà Tạ Tri Vân, mọi phương pháp trị liệu có thể trì hoãn, kéo dài thời gian chứ chẳng thể chữa khỏi, ra ra vào vào bệnh viện mấy lần, lần cuối cùng bà phát bệnh là trên lớp học. Đang đứng lớp, bà bỗng nhiên ngất xỉu, đám học sinh hốt hoảng tìm chủ nhiệm đưa bà vào bệnh viện, nhưng bà không bao giờ tỉnh lại nữa.

Khi ấy Đàm Tĩnh đang học đại học ở nơi khác. Nhận được điện thoại, cô đi suốt đêm về, quên cả khóc, chỉ cuống cuồng chạy vạy lo viện phí. Hồi đó trường học chưa thay đổi chế độ, thời điểm mà kinh phí giáo dục khó khăn nhất, thầy cô giáo còn không được nhận lương đúng hạn, huống hồ mẹ cô không phải giáo viên dạy chính thì càng không được coi trọng. Đàm Tĩnh vay hết tất cả mọi người mới nộp được khoản đặt cọc đầu tiên. Sau đó Nhiếp Vũ Thịnh biết tin, lập tức chuyển cho cô hai vạn tệ, nhưng vẫn không thể cứu được mẹ cô. Cầm cự hơn mười ngày ở bệnh viện, cuối cùng bà vẫn ra đi. Nhà trường cử hai giáo viên đến giúp Đàm Tĩnh lo hậu sự, vì bà Tạ Tri Vân phát bệnh khi đang lên lớp nên được coi là chết trong khi làm việc, sở Giáo dục lại bày ra vô số thủ tục phức tạp, khó khăn lắm mới bồi thường được một món tiền đủ để Đàm Tĩnh trả nợ. Mất đi người thân duy nhất là một đòn quá lớn đối với Đàm Tĩnh, khiến khả năng miễn dịch của cô suy giảm, bị giời leo kèm sốt cao không dứt, đau không chịu nổi, Nhiếp Vũ Thịnh phải trốn học về đưa cô vào viện. Sau khi xuất viện nửa tháng, Đàm Tĩnh mới lấy hết dũng khí về nhà thu dọn di vật của mẹ.

Tài sản mẹ để lại không nhiều, bao năm nay hai mẹ con nương tựa nhau mà sống, Đàm Tĩnh cũng biết một mình mẹ lo cho cô ăn học không dễ dàng gì, chẳng tiết kiệm được nhiều. Cô cầm vài quyển sổ tiết kiệm và giấy chứng tử đi khắp các ngân hàng rút tiền ra. Mỗi lần rút một khoản là mỗi lần nước mắt rơi. Số tiền còn lại không đủ cho cô tiếp tục học đại học. Nhiếp Vũ Thịnh nói: “Sau này anh nuôi em.”

Nghe anh khẳng định đầy tự tin như thế, cô chợt thấy ngọt ngào trong dạ, liền hỏi: “Anh vẫn là sinh viên, lấy gì nuôi em?”

“Em coi thường anh quá đấy!”

Bị cô nói vậy, nghỉ hè anh liền đi quảng cáo nước uống. Hồi đó cạnh tranh trên thị trường nước giải khát chưa thật ác liệt, phương thức quảng cáo sản phẩm phố trên chưa phổ biến, anh dựng một điểm trưng bày hàng, thuê vài bạn học, bận rộn cả mùa hè, trừ tiền nguyên liệu, lương nhân viên, tiền vốn và nhiều khoản khác, cũng kiếm được gần một vạn tệ. Anh mua cho cô một chiếc ghim cài áo, còn lại đều gửi hết vào tài khoản cho cô làm sinh hoạt phí học kỳ sau.

“Tại sao anh lại tặng em ghim cài áo?”

“Vì anh muốn thứ gần với trái tim em nhất là của anh tặng.

Những lời đường mật giữa hai kẻ yêu nhau, có ngọt đến đâu cũng không chê ngấy đâu nhỉ?

Chính vì lần làm thêm trong hè ấy mà ông Nhiếp Đông Viễn phát hiện ra con trai mình đang yêu. Giám đốc Marketing cảm thấy cách quảng cáo trên phố kia rất có hiệu quả, bèn coi đó là ví dụ điển hình báo cáo lên trên. Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh cuối cùng nhận ra người trong ảnh là con trai bảo bối của ông chủ. Lúc này Nhiếp Đông Viễn mới biết con trai mình đội nắng bán nước giải khát cả mùa hè, thành tích không tồi.

Trong khi Nhiếp Vũ Thịnh học đại học, ngoài năm nghìn tiền tiêu vặt mỗi tháng, những chi phí khác như mua máy tính, sắm quần áo anh đều có thể dùng thẻ tín dụng của bố. Vậy nên ông mới ngạc nhiên, không hiểu sao con trai lại phải đứng dưới nắng gắt hai tháng trời để bán hàng? Nó thiếu tiền ư? Đương nhiên nó không thiếu. Vậy tại sao nó lại làm thế? Đứa con trai này từ nhỏ đã được nuông chiều, buổi sáng muốn gọi nó dậy đi học, cô giúp việc cũng phải tốn không ít công sức, chuyện gì đã khiến nó cam lòng chịu khổ như vậy? Nhất định có lý do, nguyên nhân này rất quan trọng, nhất định phải điều tra cho rõ.

Sau khi biết về Đàm Tĩnh, ông Nhiếp Đông Viễn cũng không gặp cô, chỉ sai người đưa cho cô một tờ chi phiếu mười vạn tệ. Người đó khách khí nói: “Cô Đàm là người thông minh, cầm tiền của người khác thì nên trừ bỏ tai họa cho người ta.”

Tuy hướng nội nhưng Đàm Tĩnh cũng có tự trọng, cộng thêm tuổi trẻ quật cường, bèn hỏi ngược lại: “Vậy ra trong mắt ông Nhiếp, tôi và Nhiếp Vũ Thịnh qua lại là một tai họa?”

Người kia sững người, về nói lại với ông Nhiếp Đông Viễn. Ông cười ha ha nhận xét: “Ngựa non háu đá, miệng lưỡi sắc sảo lắm, không cần so đo.”

Ông Nhiếp Đông Viễn quả thật không coi Đàm Tĩnh ra gì, một cô bé mới vào đại học, trừ vẻ ngoài xinh xắn dễ coi ra thì có gì đáng sợ? Những chuyện kiểu này càng đàn áp càng phản kháng, ông rất rõ tính cách của Nhiếp Vũ Thịnh, nên không định thử chia rẽ uyên ương để tránh con trai với cô gái đó thành đôi uyên ương thật. Với ông, tình yêu ở lứa tuổi này đều là si mê mù quáng nhất thời, Nhiếp Vũ Thịnh đang mê mệt cô giá này, ông có làm gì cũng sẽ gặp phải sự chống đối, chi bằng dùng tĩnh chế động.

Lần đầu tiên ông Nhiếp Đông Viễn thấy Đàm Tĩnh có sức uy hiếp, là lần Nhiếp Vũ Thịnh kiên quyết muốn đổi ngành học. Hồi đó khi Nhiếp Vũ Thịnh chọn nguyện vọng một là Công nghệ sinh học ông đã rất thất vọng, nhưng ngành đó ít nhiều cũng dính dáng tới sản nghiệp công ty, nên ông cố không nói gì. Không ngờ Nhiếp Vũ Thịnh lại xin đổi sang Y học lâm sàng, vì đổi trường cần đến chữ ký của hiệu trưởng, cuối cùng kinh động đến cả ông Nhiếp Đông Viễn, khiến ông không thể nhịn được nữa.

Ông bay tới chỗ anh đang học, thuyết phục suốt một đêm, nhưng anh vẫn cứng đầu như vậy, hễ không muốn nói chuyện với bố là không hé răng nửa lời. Có điều thông qua đủ các nguồn tin thu được, cuối cùng ông cũng hiểu tại sao con trai lại khăng khăng muốn học y. Ban đầu ông phản đối Nhiếp Vũ Thịnh và Đàm Tĩnh đến với nhau có một lý do là: mẹ Đàm Tĩnh bị bệnh tim, không biết có di truyền hay không, rất rủi ro đối với đời sau. Hồi đó khi ông vin vào lý do này anh chẳng nói năng gì, nhưng lại vì thế mà học y. Cuối cùng ông Nhiếp Đông Viễn cũng cảm thấy không thể coi thường địa vị của cô gái họ Đàm kia trong tim con trai mình nữa.

“Nó không hợp với con đâu.” Ông khuyên giải con hết lời, “Hoàn cảnh của con và nó không giống nhau, hiện giờ tuy còn chưa có vấn đề gì, nhưng sau này sẽ có vô số vấn đề. Con học Y thì đảm bảo gì chứ? Bác sĩ có thể cứu người, nhưng bác sĩ cũng không phải vạn năng. Con thông minh như vậy, sao lại không hiểu điều đó?”

Nhiếp Vũ Thịnh không hề dao động: “Bố đã giàu như vậy, còn cần con lấy một đại tiểu thư giàu có nữa để gia tăng tài sản cho bố sao?”

Hồi đó công ty của ông Nhiếp Đông Viễn mới gia nhập thị trường Hồng Kông, vô cùng thuận buồm xuôi gió, đâu thể dung thứ cho đứa con trai phản nghịch như vậy. Nhưng ông yên lặng, ra tay từ phía con trai chắc hiệu quả không cao, vậy thì bắt đầu từ chỗ Đàm Tĩnh.

Đàm Tĩnh vẫn nhớ rõ lần đầu tiên, cũng là lần cuối cùng ông Nhiếp Đông Viễn gặp cô. Ông đã đặc biệt đặt chỗ trong quán cà phê của một khách sạn năm sao. Trong quán vắng tanh, luồng khí từ điều hòa phả ra lạnh buốt, ông cũng không hiều lời, vừa thấy Đàm Tĩnh liền nói luôn: “Cô không thể đến với Vũ Thịnh, cô và nó sẽ không hạnh phúc đâu. Nếu mẹ cô còn sống chắc chắn cũng kiên quyết phản đối.”

Hồi đó Đàm Tĩnh rất ngây thơ, còn ngốc nghếch hỏi lại: “Việc này liên quan gì đến mẹ cháu?”

Ông Nhiếp Đông Viễn không nói gì, chỉ khẽ đẩy một tấm ảnh tới trước mặt cô. Đàm Tĩnh thấy trong ảnh có mẹ mình và ông Nhiếp Đông Viễn, bối cảnh là một đỉnh núi ở Hồng Kông, ánh đèn từ những tòa nhà cao tầng phía xa lấp lánh, đẹp tựa như giấc mơ. Đàm Tĩnh chưa đến Hồng Kông bao giờ, nhưng cũng đã xem nhiều phim truyền hình TVB, nơi lãng mạn thế này cô thoạt nhìn liền nhận ra ngay.

Đàm Tĩnh không biết mẹ đến Hồng Kông từ bao giờ, cóhời gian quả thực mẹ đã từng đi tập huấn nước ngoài, hồi đó Đàm Tĩnh vẫn ở trong ký túc xá trường, mẹ đi đâu cô không hề biết.

Tư duy giản đơn của Đàm Tĩnh nhất thời không tiếp nhận được sự việc phức tạp này, nghĩ một lúc cô mới hiểu, tại sao mẹ lại chụp ảnh cùng ông Nhiếp Đông Viễn ở Hồng Kông.

“Mẹ cô rất thích Hồng Kông, bà ấy nói điều đẹp đẽ nhất bà ấy tưởng tượng được chính là có một ngôi nhà trên Bán Sơn ở Hồng Kông, ngày ngày có thể ngắm nhìn mặt biển xanh biếc, tối đến, những ánh đèn lấp lánh giống như muôn ngàn vì sao trên trời rơi xuống vậy.” Ông Nhiếp Đông Viễn từ tốn nói: “Dù cô nghĩ thế nào, tôi cũng định cho cô căn nhà đó, chỉ cần cô đồng ý không qua lại với Nhiếp Vũ Thịnh nữa. Hai đứa không hợp nhau, đến với nhau sẽ có rất nhiều vấn đề.”

Đàm Tĩnh chỉ nói: “Cháu cần suy nghĩ.”

“Mẹ cô là người phụ nữ tốt, khi ở bên nhau, bà ấy không hề tiêu tiền của tôi, không như những người khác đến với tôi vì tiền. Bà ấy thường xuyên nhắc đến cô, mong cô có thể sống vui vẻ hạnh phúc. Có lẽ cô không biết tính cách của Vũ Thịnh, nhiều năm trước tôi đã nghĩ tới việc tái hôn, nhưng nó thà chết cũng không chịu, còn nhảy từ trên ban công xuống, may mà rơi xuống thảm cỏ, chỉ bị gãy tay, dọa cho tôi sợ chết khiếp. Nó không cho tôi kết hôn, thế nên tôi không kết hôn nữa. Từ nhỏ nó đã mất mẹ, rất nhạy cảm, nó không muốn bất cứ người ngoài nào làm phiền hai cha con tôi. Tôi và mẹ cô qua lại với nhau cũng phải giấu nó. Nó không biết, tôi cũng không định cho nó biết. Nếu cô muốn nó biết, tự cô chọn đi.”

Đàm Tĩnh lòng dạ rối bời, một mình bắt xe buýt về trường. trong cặp cô còn có một chiếc túi giấy, là giấy tờ nhà ông Nhiếp Đông Viễn đưa cho. Ông nói: “Đây là ẹ cô, không phải cho cô.” Nhớ lại tình cảnh mẹ trong bệnh viện những ngày cuối cùng, Đàm Tĩnh không kìm được nước mắt. Bố đã mất mười mấy năm, cô cũng chẳng có bao nhiêu ấn tượng về ông, trong nhà chỉ có tấm ảnh gia đình chụp hồi cô trò một tuổi treo trên tường. Bố trong bức ảnh là chàng thanh niên có gương mặt điển trai sáng sủa, toàn bộ ấn tượng của cô về bố cũng chỉ dựa trên hình ảnh đó mà thôi. Mười mấy năm rồi, mẹ cô không tái giá, cô cũng đã quen sống với mẹ, chưa từng nghĩ mẹ lại có ý định tái hôn.

Có lẽ vì sự ích kỷ của cô mà mẹ chưa bao giờ nói đến vấn đề này. Bà như một người mẹ đơn thân thực sự, một mình nuôi cô khôn lớn.

Mấy năm nay xã hội đã cởi mở hơn, người ly hôn hay tái hôn không còn bị mọi người chỉ trỏ bàn tán này nọ nữa. Nhưng mẹ chưa từng nhắc đến, nên cô cũng quen đi. Cô chẳng bao giờ ngờ Đông Viễn lại nhắc đến mẹ cô bằng giọng điệu như vậy. Mẹ cô đúng là người phụ nữ tốt, sống lặng lẽ, không hề làm phiền bất cứ ai. Hàng xóm láng giềng thương hai mẹ con cô, chuyện gì cũng để ý giúp đỡ, hồi còn dùng than tổ ong, bên hàng xóm hễ ai có mua than cũng sẽ mua một trăm viên giúp nhà cô, xếp đầy cả dãy hành lang. Mẹ rất ít khi nhờ vả người khác, hơn nữa cũng rất cố gắng báo đáp sự quan tâm của mọi người. Nếu không phải vì để tâm đến cảm nhận của cô, có lẽ mẹ đã tái giá rồi. Đàm Tĩnh trở về trường, lòng trĩu nặng áy náy, cô cần bình tĩnh suy nghĩ về chuyện giữa cô và Nhiếp Vũ Thịnh. Ngẫm lại những lời của ông Nhiếp Đông Viễn, cô lại nhớ tới tình cảnh năm ngoái, Nhiếp Vũ Thịnh hồn bay phách lạc tới tìm cô, chẳng nói chẳng rằng, còn lên cơn sốt cao dọa cho cô sợ chết khiếp. Cuối cùng Nhiếp Vũ Thịnh mới cho cô biết, cha anh từng có người tình, còn có một đứa con nữa. Chuyện này đã khiến anh bị đả kích rất lớn, gần như cảm thấy bố đã phản bội, rời bỏ mình và xây dựng một gia đình mới.

Nhớ đến chuyện này, Đàm Tĩnh biết ông Nhiếp Đông Viễn không nói dối. Nhiếp Vũ Thịnh không muốn bố tái hôn, chuyện của nhà họ Nhiếp quá phức tạp, đúng như mẹ cô từng nói, nhà giàu như vậy cô không nên dính dáng tới. Nhưng cô yêu Nhiếp Vũ Thịnh, Nhiếp Vũ Thịnh cũng yêu cô, mối tình này đơn giản mà trong sáng, cô chưa từng nghĩ nó sẽ bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh gia đình của Nhiếp Vũ Thịnh. Có điều, sau khi biết quan hệ gữa mẹ mình và ông Nhiếp Đông Viễn, cô thật sự thấy bất an. Sự phản đối kịch liệt của mẹ trước đây dường như đã minh chứng cho lời ông ta nói. Nếu cô và Nhiếp Vũ Thịnh qua lại với nhau, chắc chắn mẹ cô sẽ không tán thành.

Nói đến đây, Đàm Tĩnh bỗng lặng đi, Thịnh Phương Đình cũng trầm mặc, căn phòng yên tĩnh đến mức có thể nghe được cả tiếng y tá đẩy xe thuốc ngoài hành lang. Không biết bao lâu sau, Thịnh Phương Đình mới hỏi: “Vì chuyện này nên cô mới ròi bỏ Nhiếp Vũ Thịnh?”

“Không.” Ánh mắt cô dường như càng mơ hồ hơn. “Chuyện này khiến tôi rất do dự, nhưng nguyên nhân thật sự làm tôi cảm thấy không thể ở bên Nhiếp Vũ Thịnh nữa lại là một chuyện khác.”

“Chuyện gì?”

Đàm Tĩnh trầm mặc một thoáng, vẻ như không muốn nhắc đến chuyện này, nhưng cuối cùng cô vẫn kể: “Ban đầu ông Nhiếp Đông Viễn khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, ông ta đã biến một xưởng sản xuất đồ uống theo chế độ sở hữu tập thể thành xưởng sản xuất tư nhân của mình.”

Thịnh Phương Đình gật đầu: “Người trong ngành đều biết, xưởng sản xuất này có lịch sử gần trăm năm, vốn do một Hoa kiều già xây dựng nên, sau giải phóng trở thành công tư hợp doanh, sau cách mạng văn hóa lại đổi thành công xưởng theo chế độ sở hữu tập thể, cuối cùng được Nhiếp Đông Viễn mua lại với giá rẻ mạt. Từ xưởng này ông ta bắt đầu sản xuất thức uống dinh dưỡng và nước khoáng, chỉ trong vòng bốn năm đã phất lên nhanh chóng, chiếm lĩnh thị phần lớn nhất. Đến tận bây giờ, thức uống dinh dưỡng, nước tinh khiết, nước hoa quả, nước giải khát của Nhiếp Đông Viễn vẫn rất có ưu thế trên thị trường, đặc biệt là thức uống dinh dưỡng, lượng tiêu thụ luôn ổn định, ngay cả những công ty lớn như Coca Cola cũng không làm gì được ông ta.”

“Hồi đầu Nhiếp Đông Viễn khởi nghiệp chủ yếu dựa vào loại thức uống dinh dưỡng này, nghe nói là nhờ công thức có lịch sử sáu chục năm do Hoa kiều già kia giao cho nhà nước sau khi tiến hành công tư hợp doanh. Xưởng sản xuất ấy cũng dựa vào công thức đó mới tồn tại được bấy nhiêu năm trong thời kỳ bao cấp. Bố tôi là nhân viên phòng kỹ thuật, trước đây vẫn phụ trách bảo quản công thức đó. Không phải tự nhiên ông bị tai nạn xe cộ, mà là có kẻ giết người diệt khẩu.”

Nói đến đây, Đàm Tĩnh cảm thấy tay mình run lên, giống như lần đầu tiên nhìn thấy quyển nhật ký đó của mẹ vậy. Bà Tạ Tri Vân là người cẩn thận, thường viết nhật ký và cất ở một nơi đặc biệt. Đàm Tĩnh không biết mẹ viết nhật ký, rất lâu sau khi mẹ mất, trong lúc dọn dẹp nhà cửa cô mới bất ngờ phát hiện quyển nhật ký trong hũ mắm tôm.

Nói là nhật ký, thật ra mấy ngày mới viết một lần, gần như quyển “tuần ký” vậy. Trong nhật ký, bà Tạ Tri Vân miêu tả chi tiết về cái chết của chồng mình. Ông Đàm Thiếu Hoa đã ra đi hết sức đột ngột trong một vụ tai nạn xe, đến nỗi bà không dám tin ông lại bỏ hai mẹ con bà như thế. Mấy ngày sau vụ tai nạn, những ghi chép của bà rất rối loạn, nhưng rồi dần dần có trình tự hơn. Vẫn không tìm được kẻ gây tai nạn, xưởng có gửi tiền trợ cấp vì chồng bà bị tai nạn trên đường tan làm, nhưng thời gian ông làm ở xưởng không lâu nên số tiền không được nhiều. Hơn nữa lúc đó xưởng cũng đứng trước bờ vực phá sản, đang định bán đấu giá, nghe nói có một ông chủ Hồng Kông muốn mua. Cuối những năm 80, việc thu hút đầu tư chưa nhiều, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như các ban ngành chủ quản đều đang cố gắng thúc đẩy việc này. Tâm trạng mọi người trong xưởng đều bất an, không mấy người quan tâm đến cái chết bất ngờ của một kỹ thuật viên. Bà Tạ Tri Vân luôn cảm thấy vụ tai nạn có điều đáng nghi, vì theo chứng cứ ở hiện trường cho thấy, đó là một chiếc xe tải hạng nặng, hơn nữa còn có dấu vết đâm vài lần, không giống như tai nạn bất ngờ. Nhưng cảnh sát nói, có lẽ khi nhận ra đâm bị thương người khác, tài xế chiếc xe đó đã quyết định đâm thêm cho chết luôn. Vì ở thời đó, số tiền đền bù tai nạn là con số trên trời, nếu đâm tàn phế người khác thì còn phải bồi thường dài dài, nên có những lái xe đã lựa chọn biện pháp liều lĩnh kia. Biết được điều này, trái tim bà Tạ Tri Vân như vỡ vụn, bà một lòng muốn tìm kẻ tai nạn, nhưng một người phụ nữ yếu đuối như vậy làm sao điều tra cho được? Sau vài lần đến sở cảnh sát, bà Tạ Tri Vân cũng đành tuyệt vọng.

Trong một thời gian rất dài sau đó, nhật ký chỉ ghi lại những chuyện vụn vặt trong cuộc sống, từng câu chữ đều là tình yêu của người mẹ đối với con. Khi lật giở những trang nhật ký ấy, Đàm Tĩnh cảm nhận được mẹ sống thật không dễ dàng, một mình nuôi con, vòi nước hỏng cũng chỉ biết giương mắt nhìn nước tràn khắp nhà, đến khi hàng xóm về mới có người sửa giúp. Nhà tập thể kiểu cũ có rất nhiều điều bất tiện, mấy nhà liền chung một cái bếp, hết gas, bà Tạ Tri Vân không vác được bình gas đi, phải nhờ người ta đi đổi hộ. Cuộc sống quả thực rất chật vật, nhưng mẹ vẫn cố gắng cho cô ăn mặc sạch sẽ gọn gàng, Chủ nhật đưa cô đi chơi công viên, chưa bao giờ bà để cô thiếu thốn niềm vui gì so với những đứa trẻ cùng lứa.

Cái tên Viên Gia Phúc xuất hiện ở nửa sau quyển nhật ký, phần nhật ký đó rất dài. Khi vừa đọc thấy cái tên ấy, Đàm Tĩnh bỗng có dự cảm không lành. Mẹ cô viết rất nhiều về người có tên Viên Gia Phúc này, anh ta liên tục theo dõi bà đi làm, rồi tan làm, khiến bà còn tưởng mình gặp phải kẻ xấu. Nuôi con một mình, bà luôn cảnh giác hơn người bình thường, của rả trong nhà lúc nào cũng khóa kỹ, hết sợ kẻ trộm lại sợ thị phi. Trên đường đi làm và trở về, bà phát hiện thấy có người lạ đi theo, bèn nói với đồng nghiệp, mấy thầy giáo nam định tóm Viên Gia Phúc, nhưng anh ta đã hốt hoảng chuồn mất.

Bà Tạ Tri Vân tưởng chuyện đó vậy là dừng, nhưng hôm sau, trên đường đi về sau khi biểu diễn ở một khách sạn, bà lại gặp phải Viên Gia Phúc. Bà không khỏi sợ hãi, nhưng anh ta đã chủ động nói: “Cô giáo Tạ, xin đừng sợ… Tôi không có ác ý gì đâu. Tôi chỉ muốn đến thăm chị và con gái.”

 

 
Bình Luận (0)
Comment