Nói Là Anh Nhớ Em Đi!

Chương 4

“Người ta sẽ không thể đong đếm được tầm quan trọng của một ai đó với bản thân cho đến khi người ấy mất đi”.

Bây giờ đang là cuối tháng Hai, ở Sài Gòn, Nghi vẫn chưa thể tìm ra được một căn hộ ưng ý cho Phan. Họ nhanh chóng buộc phải chấp nhận rằng ngôi nhà họ đang có là tốt nhất ở thành phố hơn 8 triệu dân có diện tích lên đến hơn 2000 km2 này. Thỏa thuận cuối cùng được đưa ra là anh sẽ trả tiền để thuê nhà của cô, và cô sẽ nhường phòng mình cho anh.

Rõ ràng với số tiền Nghi kiếm được hằng tháng quá ít ỏi, phải chật vật lắm mới đủ chi tiêu cho những nhu cầu cấp thiết tối thiểu của hai chị em trong cái thành phố nổi tiếng đắt đỏ này. Vậy nên việc có thêm một khoản tiền thuê nhà từ một người “có thể tin cậy được” như Phan cũng là một việc tốt. Hơn nữa, hai người cũng làm việc chung và việc có một người đàn ông trong nhà cũng sẽ giúp ngôi nhà đỡ buồn tẻ hơn.

Rõ ràng với số tiền Nghi kiếm được hằng tháng quá ít ỏi, phải chật vật lắm mới đủ chi tiêu cho những nhu cầu cấp thiết tối thiểu của hai chị em trong cái thành phố nổi tiếng đắt đỏ này. Vậy nên việc có thêm một khoản tiền thuê nhà từ một người “có thể tin cậy được” như Phan cũng là một việc tốt. Hơn nữa, hai người cũng làm việc chung và việc có một người đàn ông trong nhà cũng sẽ giúp ngôi nhà đỡ buồn tẻ hơn.

“Biết đâu anh sẽ giúp đỡ cho em được khối việc nhà ấy chứ?” Phan nói trong cái nhún vai rất khó hiểu của Nghi.

* * *

Ở Hà Nội, những bông hoa sưa đã bắt đầu phủ trắng trên vỉa hè từng con hố. không khí hãy còn âm âm lạnh nhưng mùa xuân đã bắt đầu ươm mầm lên những cành khô khẳng khIU trơ trụi lá. Cả thành phố được nhuộm một màu xanh mướt của chồi non và điểm tô lên bức tranh mùa xuân là những sắc màu sặc sỡ của hoa và một vài chấm trắng của những tán sưa cổ thụ. Cát Chi đang bước ra từ một quán café quen thuộc nằm bên hồ Hale, cô vẫy tay chào Thùy Dương và Nhung rồi bước lên chiếc xe bus vừa tói.Cuộc họp mặt hôm nay trở nên chán ngắt vì Liên không tới…Cũng không hẳn,có lẽ vì cả nhóm vẫn chưa quen với cảm giác không có Phan trong mỗi buổi tụ tập. Dù muốn dù không thì việc Phan là sợi dây kết nối cả nhóm là không thể chối cãi.Thường thì người ta sẽ không thể đếm đong được tầm quan trọng của ai đó đối với bản thân mình, cho đến khi

người ấy mất đi.

“Hà Nội nhớ anh!”, cô soạn một cái SMS rồi gửi đi với những ngón tay bấm dứt khoát.

Chiếc Iphone rung lên báo hiệu có tin nhắn tới nhưng Phan lờ đi. Nếu bây giờ anh mở ra đọc tin nhắn thì chương trình ghi âm sẽ tắt và công sức cả buổi phỏng vấn đi tong cả, mà Phan thì muốn biến khỏi chỗ này lắm rồi, sức chịu đựng của anh sắp quá quota cho phép. Nếu phải phỏng vấn lại một lần nữa dám chắc anh sẽ nổi điên lên. Anh nhìn qua Nghi cầu cứu trong khi tay diễn viên trẻ vẫn huênh hoang nói về “vai diễn để đời và xứng đáng đoạt giải Oscar nếu em đang ở Hollywood”. Cuối cùng, bằng một vẻ “ngây thơ” chưa từng xuất hiện trong đời, Nghi đưa tay lên miệng ngáp dài mấy cái rồi “nhã nhặn” đứng dậy cảm ơn “vì buổi nói chuyện rất thú vị”. Phan hứa rằng bài viết về anh ta sẽ thừa sức đạt giải Pulitzer” ấy chứ.

“Ấy là trong trường hợp phép màu có nhan nhản như trái mọc trên cây và ông Bụt bỗng nhiên là người làm vườn chăm chỉ”. Phan nghĩ thầm.

* * *

- 42 gì cơ?-Phan hỏi lại trong khi mở khóa chiếc Iphone.

- 42 gì cơ?-Phan hỏi lại trong khi mở khóa chiếc Iphone.

- Tin nhắn thứ 42 trong ngày chứ còn gì nữa? Hôm qua tổng cộng có 80 tin nhắn tất cả, hôm nay có lẽ anh sẽ vượt “chỉ tiêu” đấy.

- Em còn đếm số lần anh nhắn tin nữa cơ à? Fan hâm mộ quá khích đây!- Phan bông đùa- Nào, đưa tay đây anh kí cho!

- Này, có phải em đang dần trở nên qúa nhiều chuyện không khi em biết rằng 90% tin nhắn ấy là từ các-cô-gái-của-anh mà không có một tin nhắn công việc nào cả? Họ không có việc gì để làm hay anh cài chế độ tự động bắt họ nhắn tin cho anh?

- Thôi nào! Chỉ là bạn bè nhắn tin hỏi thăm nhau thôi mà.

- Ô! Thế à? Kiểu như: ”Mỗi ngày em đều nhớ đến anh. Em nhớ anh phát điên!” hay: ”Bao giờ anh về với em?” trở thành tin nhắn của bạn bè dành cho nhau từ bao giờ vậy?

- …

* * *

Tin nhắn của Thùy Dương đến sau tin nhắn của Cát Chi và tin nhắn: ”Mọi người vẫn ổn” của Nhung một vài phút. Nó dài tới nỗi nếu không phải là Phan dùng Iphone thì có lẽ tổng đài sẽ phải tự động chia nó ra làm ba tin nhắn nhỏ.

“Hà Nội đang mưa phùn, đợt rét cuối mùa rồi mà. Em vừa mua mấy bông loa kèn sớm vụ, chúng vẫn chỉ he hé nở thôi. Em sẽ chụp hình và gửi sớm cho anh. Cả hình hoa sưa nữa đúng không? Chi có vẻ hơi buồn, Nhung ổn, Liên bị ốm, em thì không còn gì tuyệt vời hơn. Các cô gái của anh thế nào? Không ai gọi điện đến bắt đền hay đòi xử lí hậu quả chứ? Ha ha ha! Gái Sài Gòn có nhiều cô xinh tươi bằng Hà Nội không?”

“Hà Nội đang mưa phùn, đợt rét cuối mùa rồi mà. Em vừa mua mấy bông loa kèn sớm vụ, chúng vẫn chỉ he hé nở thôi. Em sẽ chụp hình và gửi sớm cho anh. Cả hình hoa sưa nữa đúng không? Chi có vẻ hơi buồn, Nhung ổn, Liên bị ốm, em thì không còn gì tuyệt vời hơn. Các cô gái của anh thế nào? Không ai gọi điện đến bắt đền hay đòi xử lí hậu quả chứ? Ha ha ha! Gái Sài Gòn có nhiều cô xinh tươi bằng Hà Nội không?”

“Anh đang nghi ngờ chính bản thân mình, liệu anh có hiểu đúng nghĩa của từ “tuyệt vời” mà em đã nói tới không? Anh đang dần quên mất rằng em vẫn là người mà anh thấy yên tâm nhất trong nhóm hay sao ấy nhỉ? Anh chưa có thời gian để “nói chuyện làm quen” Sài Gòn. Nhớ tới thăm Liên nhé!”

Phan nhắn tin lại cho Dương trong tiếng cằn nhằn của Nghi. Nhung thì không cần trả lời vì anh biết quá rõ tính của cô. Rồi anh gửi tiếp một cái SMS cho Chi.

“Chỉ Hà Nội nhớ anh thôi à?”

Không có tin nhắn đáp lại từ Chi. Còn Nghi thì giận thật sự, cô không thích Phan cứ dây dưa lằng nhằng với những mối quan hệ chồng chéo trong cái quá khứ cũ kỹ và rối rắm của anh.

“Anh đã quyết định vào hẳn Sài Gòn, vậy thì tốt nhất là chấm dứt hoàn toàn với Hà Nội đi”. Cô nhấn mạnh từng chữ một trong khi Phan mỉm cười vẻ cam chịu. Sống với Nghi một thời gian đủ để anh học được cách “sống chung với lũ”. Nghi có thể nổi cáu với bất kì ai, bất kì lúc nào,nhưng năm phút sau thì cô sẽ quên hết tất cả.

Vậy nên, ”một sự nhịn, chín sự lành” nghiễm nhiên trở thành một phương châm sống mới dành cho Phan.
Bình Luận (0)
Comment