Chuong 1267: Sau Nay Phai Lam Sao
Chuong 1267: Sau Nay Phai Lam SaoChuong 1267: Sau Nay Phai Lam Sao
Lâm Đình Nhã nghĩ đến một màn vừa thấy, nàng ấy không thể không hỏi: 'Vậy vì sao cô nương chưa về nhà?"
Nữ tử nghe xong lời này, vẻ mặt buồn bả, nàng ta cố gắng nở ra một nụ cười gượng gạo, nói: "Ta không có nhà, người nhà của ta đều đã qua đời, ta là người ở trên phía Bắc."
Nữ tử đem thân thế của mình nói ra.
Nữ tử này tên là Diêu Ánh Mai, là người phương Bắc, trong nhà chỉ còn lại mỗi nàng ta cùng cha của nàng ta, hai phụ tử sống nương tựa vào nhau, vốn dĩ cả hai sống ở trong thành, cha nàng ta mở một tiệm mì, việc buôn bán rất tốt. Sau đó bởi vì phương Bắc gặp nạn hạn hán kéo dài, cửa tiệm cũng không còn buôn bán được mà giá cả của lương thực càng ngày càng tăng, không đóng nổi tiên thuế, hai phụ tử bọn họ cũng không có cơm để ăn!
Cha của nàng ta quyết định bán nhà, đưa nàng ta xuống một huyện nhỏ ở gần kinh thành dưới phía Nam, vượt qua thời điểm khó khăn này rồi nói sau.
Không ngờ trên đường đi, cha nàng ta phát cơn bệnh nặng rồi qua đời, nàng ta dùng số bạc từ việc bán nhà để an táng cha và mang theo số bạc còn lại tiếp tục xuống Nam, nửa đường bọc đồ trên người bị cướp, tất cả số bạc còn lại cũng bị cướp mất sau đó nàng ta báo quan nhưng cũng không tìm được!
Lúc này trên người nàng ta chỉ còn lại mấy lượng bạc vụn, nàng lo sẽ nhanh chóng xài hết nên tìm một công việc thêu thùa để làm. Thế nhưng nàng ta đã gặp được một tú nương, bà ta nói với nàng ta ở kinh thành có một nhà thêu đang tuyển thợ thêu, mỗi tháng có năm lượng bạc còn được bao ăn gl
Nàng ta nghĩ vừa lúc cũng muốn đi kinh thành nên đi cùng bà ta, không ngờ đi được nửa đường trong lúc vô tình nàng ta đã nghe thấy được lời nói chuyện của bọn họ, biết được bản thân không phải đi làm thợ thêu mà sẽ bị bán vào hoa lâu, vì thế nàng ta đã bỏ chạy.
Sau đó đã gặp Lâm Đình Nhã, được nàng ấy cứu.
Lâm Đình Nhã bất ngờ nói: "Cô nương đã được ta cứu ra, vậy vì sao còn vào Tuy Hương lâu bán nghệ?”
Diêu Ánh Mai vừa nghe xong lời này, trên khuôn mặt nhỏ nhắn phút chốc đã ửng đỏ vì xấu hổ, nàng thấp giọng nói: "Ngày đó, sau khi ta từ trong nha môn rời đi, trên người ta đã không còn bạc, ngay cả nơi để ở cũng không có. Ta đến tiệm thêu tìm việc làm nhưng mà lão bản sau khi xem ta thêu xong, bà ấy nói ta thêu không đẹp nên không thuê ta. Sau đó ta đi loanh quanh trên đường ở kinh thành, thấy trời dần tối ta cũng không còn nơi nào để đi nữa, trở thành kẻ lưu lạc xó chợ. Lúc này ta thấy một gian tửu lâu cần nhạc công, hơn nữa còn bao ăn ở nên ta đến đó xin làm, nhưng vừa nhìn đã biết là xuân lâu."
Thanh âm của nàng ta càng nói càng thấp: "Ta vốn lập tức quay đầu đi nhưng tú bà đã nói vừa nhìn đã biết ta là cô nương không nơi nương tựa! Bà ta nói kinh thành cấm đi lại vào ban đêm, cũng không cho phép người đi lang thang, mà một nữ tử như ta, ra khỏi thành ở vùng ngoại ô không chừng sẽ gặp phải chuyện gì. Bà ta nói bà ta có thể nhận ta và cho phép ta bán nghệ không bán thân, ta chỉ ở trong phòng đánh đàn cho khách nghe là được. Ta cảm thấy lời bà ta nói cũng có đạo lý, mà ta cũng thật sự không có chỗ đi nên..."
Nàng ta cũng không nói gì nữa.
Lâm Đình Nhã vừa nghe đã hiểu.
Chuyện này đối với nữ tử mà nói thì thật sự rất khó khăn.
Vào lúc không nơi nương tựa, còn phải đối mặt với việc phải ở đầu đường xó chợ, ngủ bờ ngủ bụi, sự xuất hiện của tú bà chắc chắn giống như một khúc gỗ giúp nàng ta không chết đuối.
Cho dù trên khúc gỗ ấy có một con rắn thì ngươi vẫn sẽ nhịn không được mà nắm chặt nó.
Thải Hồng chính là người giàu lòng thương cảm, vừa nghe xong câu chuyện của nàng ta, mắt nàng cũng ửng đỏ, nàng cũng vì quê hương gặp nạn lụt nên cũng bị cha mẹ bán nàng làm nô tỳ.
Biết bao nhiêu dân nghèo phải gánh chịu tai họa này. "Vậy cô nương sau này phải làm sao đây?" Nàng ấy không thể không hỏi.