Chương 529: Xưởng Làm Giấy 2
Chương 529: Xưởng Làm Giấy 2Chương 529: Xưởng Làm Giấy 2
"Cha, cha và Hữu Phúc thúc, Hữu Tài thúc, Quảng Vinh bá... Họ đã đồng ý tới làm việc trong xưởng làm giấy chưa?”
Ôn Noãn thành lập xưởng làm giấy, nàng có kế hoạch mời những thôn dân có quan hệ thân thiết với nhà nàng lúc trước đến làm việc.
Đây được coi là công việc chân tay, đặc biệt là làm bột giấy, thời này chưa có máy móc, hoàn toàn là công việc thủ công, cần đàn ông làm.
"Đã thỏa thuận rồi. Hiện tại bọn họ còn chưa tìm được việc làm, đang ở nhà xây nhà, thuận tiện chờ xưởng khai trương”.
Nhà của Hữu Phúc, Hữu Tài được hoàng thượng ban thưởng năm mươi lượng, đều muốn sửa sang lại nhà cửa dột nát, nhà cửa của bọn họ đều là nhà đất đã ở mấy chục năm.
Hoạt động này khiến những người dân ở thôn khác hâm mộ không thôi.
Ngô thị: "Ngày mai để thiếp đến Đại Phật Tự hỏi ngày tốt làm ngày khai trương."
"Được!"
Ngày hôm sau, Ôn Noãn và Ôn Gia Thụy đến xưởng làm giấy.
Nạp Lan Cẩn Niên cũng đi theo.
Xưởng làm giấy được xây dựng dưới chân núi.
Ở đây có một thác nước nhỏ, nước suối từ trên núi chảy xuống nên rất tiện lợi cho việc sử dụng nước.
Xưởng làm giấy bao gồm ao vôi, ao nấu, phân xưởng đập, bể đập, bể lắng, tường lửa, kho nguyên liệu, kho thành phẩm, v. v.
Nó rất lớn, có hai hồ vôi và mười ao nấu.
Xưởng đập có thể chứa 30 người làm việc cùng lúc. Vì không có máy móc nên một người làm việc sáu canh giờ một ngày cũng chỉ có thể đóng được khoảng chục cân giấy.
Ngoài ra còn có nhiều bể đập, bể lắng, tường lửa, có thể chứa gần 50-60 người làm việc cùng một lúc.
Đây là một phân xưởng khá lớn!
Ngoài ra, còn có khu nhà ở của công nhân, nhà bếp, nhà ăn và các khu vực sinh hoạt khác.
Quy trình này rất rườm rà và tốn thời gian.
Sở dĩ Ôn Noãn xây dựng xưởng làm giấy ở đây là vì vùng núi này có nhiều cây dướng và trúc. Đây đều là nguyên liệu làm giấy rất tốt.
*Cây dướng: một loại cây chuyên dùng để làm giấy
Rồi lại gân sông, ngâm vỏ, rửa vỏ cũng tiện hơn!
Toàn bộ quá trình sản xuất giấy không thể tách rời khỏi nước!
Riêng nguyên liệu cần ngâm từ mười ngày đến một tháng, sau đó đem hấp liên tục trong sáu bảy ngày!
"Cha, ngày mai cha mời người trong thôn tới giúp lột vỏ cây dướng và chẻ trúc đi! Vỏ cây dướng phải ngâm sông hơn mười ngày, trúc thì ngâm gần một tháng!"
Cây dướng có một ưu điểm là nó sẽ mọc lại vào năm thứ hai sau khi bị chặt đi, lớp vỏ mới sẽ tốt hơn!
Mỗi mùa xuân hè là thời điểm vỏ cây dướng phát triển thích hợp nhất để làm giấy.
Nhiều người thu thập một ít rồi đặt chúng sang một bên để dự phòng. Tuy nhiên, có nhiều chất liệu làm giấy, nhưng cách làm lại tương tự nhau.
Điều quan trọng là công thức phụ gia được thêm vào bột giấy làm cho bột giấy dính và dễ tách.
"Được. Đúng lúc đang là nông nhàn, mọi người trong thôn đều rảnh rỗi."
*Nông nhàn: thời gian rảnh rỗi sau vụ mùa
Nạp Lan Cẩn Niên cũng không hỏi sao Ôn Noãn biết làm giấy, kỹ thuật làm giấy này vẫn luôn nằm trong tay hai đại thế gia Đường Tống, vì vậy giấy ở nước Nạp Lan rất đắt!
Hầu hết mọi người đều không đủ khả năng để đọc sách!
"Nha đầu, chúng ta hãy xây dựng nhiều xưởng làm giấy hơn đi! Cô cần loại địa hình nào thì cứ nói cho tôi biết."
Giáo dục hưng quốc!
Ôn Noãn: "Được, chỗ nào gần nước, có nhiều tre trúc là được!"
Sau khi xem xưởng, họ lại đi xem xưởng gốm bên kia sông một lúc, rồi cả ba cùng trở về phủ.
Cơn mưa mùa hạ kéo đến vội vàng, mây đen bao phủ bau trời, gió nổi lên rất nhanh, mây đen kéo đến, hạt mưa lớn bằng hạt đậu đầu tiên rơi xuống, sau đó là một trận mưa như trút nước!
Ba người không thể không đi tìm một chỗ trú mưa rồi mới về nhà.