Nụ Hôn Của Casanova

Chương 2

Tôi chạy hết tốc lực dọc con phố Năm mươi. Tôi cảm thấy tim mình đập thình thịch, thình thịch, thình thịch và mồ hôi chảy ròng ròng dù mưa xuân lạnh lẽo vẫn tầm tã rơi. Máu chảy rần rật lên đầu. Cơ bắp, gân cốt trong cơ thể căng hết ra, dạ dày quặn thắt lại.

Tôi bế Marcus Daniels mười một tuổi trong tay, ghì chặt cậu bé vào ngực. Cậu bé đang chảy máu lênh láng. Rita Washington đã bắt gặp Marcus ở góc cầu thang tối tăm, dính nhớp dẫn xuống tầng hầm trong toà nhà, nên vội đưa tôi đến chỗ cơ thể co quắp này.

Tôi chạy như gió, cố gắng kìm nén sự thương xót khi đang làm nhiệm vụ ở bất kì đâu, như đã được đào tạo.

Những con người Đông Nam vốn không hay có tính soi mói cũng phải nhìn chằm chằm vào tôi khi tôi chạy sầm sập về phía trước như một chiếc bán rơ moóc mười bánh lao thục mạng vào thành phố.

Tôi vượt qua những chiếc taxi, quát tất cả mọi người tránh đường. Tôi chạy qua hết cửa hàng hoang phế này đến cửa hàng hoang phế khác, được lót bằng những tấm gỗ dán đen sì, mục nát vẽ đầy hình graffiti nguệch ngoạc.

Tôi lướt chân qua đống thuỷ tinh vỡ cùng đá vụn, những chai rượu Irish Rose và đôi lúc là đám cỏ dại và bụi lả tả đầy ảm đạm. Đây là nơi chúng tôi sống, phần của chúng tôi trong giấc mơ Mỹ, thủ đô của chúng tôi.

Tôi nhớ một câu nói mà tôi từng được nghe về D.C.: “Nếu cúi xuống bạn sẽ bị đè bẹp, còn nếu đứng thẳng lên bạn sẽ bị bắn.”

Trong khi tôi chạy, Marcus tội nghiệp cứ túa máu ra như một chú cún con với bộ lông ướt nhẹp rỏ nước tong tong. Cổ và tay tôi nóng như thiêu, cơ tiếp tục căng ra.

“Cố lên cháu,” tôi nói với đứa trẻ. “Cố lên cháu,” tôi cầu nguyện.

Đi được nửa đường, Marcus khẽ rên lên, “Trời, tiến sĩ Alex!”

Đó là tất cả những gì cậu bé nói với tôi. Tôi biết tại sao. Tôi hiểu rõ Marcus bé bỏng.

Tôi leo lên con đường dốc mới trải nhựa dẫn vào bệnh viện St. Anthony hay còn gọi là St. Tony’s Spaghetti House như trong một số công trình. Một xe cứu thương vượt qua chúng tôi, hướng về phía thành phố L.

Tài xế đội chiếc mũ Chicago Bulls lệch sang một bên, vành mũ lạ thay lại quay hướng vào tôi. Tiếng nhạc Rap vọng ra inh ỏi, chắc hẳn bên trong nghe rất chói tai. Tài xế và bác sĩ không dừng lại, mà hình như cũng chẳng có ý định dừng. Cuộc sống ở vùng Đông Nam đôi khi là vậy. Người ta không dừng lại vì mọi vụ trộm cướp hay giết người mà ta bắt gặp trong cuộc sống thường nhật.

Tôi biết đường đến phòng cấp cứu ở St. Anthony bởi đã từng đến đó rất nhiều lần. Tôi dùng vai mở cánh cửa kính xoay quen thuộc. Trên đó có in chữ ĆP CỨU nhưng mấy chữ đó đã bị bong tróc, và có những vết móng tay cào lên tấm kính.

“Chúng ta ở đây rồi, Marcus. Chúng ta đang ở bệnh viện,” tôi thì thầm với cậu bé nhưng cậu bé không nghe thấy tôi nói gì. Giờ đây, cậu bé đã rơi vào tình trạng bất tỉnh.

“Chúng tôi cần giúp đỡ! Mọi người, hãy giúp tôi cứu chú bé này với!” Tôi gào lên.

Có lẽ người giao pizza là chú ý hơn cả. Một gã bảo vệ mặt mày chán chường liếc về phía chúng tôi, ném cho tôi cái nhìn đăm đăm thường trực. Ai đó đặt chiếc cáng cũ kỹ đánh cạch xuống sảnh bệnh viện.

Tôi trông thấy các y tá tôi quen. Cụ thể là Annie Bell Waters và Tanya Heywood.

“Đưa đứa trẻ đến đây mau.” Annie Waters nhanh chóng mở đường ngay sau khi xem tình hình. Chị không hỏi tôi bất kỳ một câu nào trong khi dẹp nhân viên bệnh viện cùng những bệnh nhân khập khiễng sang bên để lấy đường đi.

Chúng tôi đi qua bàn lễ tân với biển ĐĂNG KÝ TẠI ĐY bằng ba thứ tiếng: Anh, Tây Ban Nha, và Hàn Quốc. Tôi ngửi thấy mùi thuốc khử trùng bệnh viện ở khắp mọi nơi.

“Tự cứa cổ bằng một con dao trọng lực. Tôi nghĩ nó đã cắt động mạch cảnh,” tôi nói khi chúng tôi hối hả bang qua hành lang màu xanh xỉn đông nghịt người, đầy những tấm biển bạc màu: TIA X-QUANG, CH́N THƯƠNG, THU NGN.

Cuối cùng, chúng tôi cũng dừng lại ở một căn phòng có kích cỡ gần bằng cái tủ quần áo. Vị bác sĩ nom khá trẻ vừa vội vã bước vào bảo tôi ra ngoài.

“Thằng bé mười một tuổi.” Tôi nói, “Tôi nhất định phải ở đây. Cả hai cổ tay đều bị cứa. Đây là một vụ tự sát. Cố lên cháu,” tôi thì thầm với Marcus. “Cố lên cháu.”
Bình Luận (0)
Comment