Ba ba già kia hẳn là đã tu luyện thành tinh, bên miệng mọc ra hai sợi râu thô như dây thừng, mắt màu đỏ máu trông rất già nua.
Ban đầu Châu Thiện bị hình thể to lớn của ba ba già làm sợ hết hồn, cô chậm rãi bơi tới gần, ba ba già nằm sấp ở đáy sông không nhúc nhích, thấy cô bơi tới gần cũng chẳng có một chút động tác.
Khi Châu Thiện bơi đến gần hơn mới thấy ba ba già mình đầy vết thương, hơi thở mong manh, trên người nó có các vết thương lớn nhỏ, những vết sẹo đều đã thối rữa, làn da loang lổ, thần thái vô cùng uể oải.
Ba ba già nhìn thoáng qua Châu Thiện, trong vẻ mặt có chút bi thương, nó nhắm mắt lại.
Châu Thiện cẩn thận quay quanh một vòng, phát hiện trên lưng của ba ba già có chữ, cô tò mò bơi lên cao hơn.
Trên mai của ba ba già mơ hồ khắc một bài văn, tuy trúc trắc nhưng Châu Thiện xem hiểu.
Thời Đại Đường, khi thủ đô chưa phải thủ đô, nó tên là U Châu. Một năm nọ vào mùa hè, U Châu nhiều mưa, hơn hai mươi ngày vẫn không thấy ánh sáng mặt trời, nước sông Tân An dâng lên nhiều, làm vỡ đê đập, cuốn đi mấy nghìn người. Sau nạn lũ, Tiết độ sứ của U Châu rút kinh nghiệm xương máu, trùng hợp một cao tăng đắc đạo dạo chơi đến nên này, báo cho Tiết độ sứ của U Châu hay rằng đáy sông Tân An có thủy yêu làm ác, cho nên mỗi năm sông Tân An sửa lại đê đập cũng vô ích.
Tiết độ sứ nhìn thấy cao tăng thì vừa buồn vừa vui, lập tức cầu cứu. Cao tăng đồng ý, thời ấy đạo quan chùa miếu yêu thích nuôi ba ba già, cao tăng kêu Tiết độ sứ trưng dụng ba ba già từ trăm năm trở lên, lập bàn cúng ở bờ sông, đầu tiên là trứng tươi gạo nếp, vật sống làm đồ tế, lại bỏ hai mươi mấy con ba ba già vào sông Tân An.
Sau khi ba ba già vào sông Tân An, chỉ một lúc dưới sông sôi trào, sóng nước hùng dũng một ngày một đêm, dâng trào từ phía nam đến phía bắc thành. Hôm sau, nước sông đều bị nhuộm đỏ, đáy nước trở lại yên tĩnh.
Cao tăng kêu người bơi giỏi đi vớt, vớt lên xác của hai mươi mấy con ba ba già, và một xác chết cá to hình dạng quái dị.
Cao tăng nói cho dân chúng U Châu rằng con cá to đó là thủy yêu quấy phá. Ba ba già bị hao tổn chỉ sót lại một con mới giết được cá quái, sau này U Châu sẽ mưa thuận gió hòa, không còn lũ lan tràn nữa.
Lúc ấy dân chúng U Châu nâng thi hài của những con ba ba già ở trên đường nhảy múa chúc mừng một ngày, thi hài cũng bị các đạo quan, chùa miếu lớn nhận lại thờ cúng. Con ba ba sống sót duy nhất được người đời sau khắc bài văn khen ngợi rồi thả về sông Tân An, trở thành Hà Bá duy nhất trong con sông đó.
Từ đó về sau, mỗi năm đến Đoan Ngọ, dân chúng U Châu sẽ tổ chức lễ cúng sông, sông Tân An thật sự không còn lũ tràn lan.
Nghìn năm trôi qua, ba ba già luôn sống dựa vào vật tế mà cư dân ven sông ném xuống, để đáp lại, nó luôn che chở dân chúng bốn phương, trở thành thụy thú trấn sông. Qua trăm nghìn năm vẫn luôn bình yên cho tới hôm nay.
Sau khi truy quét phong kiến mê tín, Hà Bá của sông Tân An này bị người hoàn toàn lãng quên, trong dân chúng chẳng còn tín ngưỡng, không có làm lễ, không có vật tế, nó chỉ có thể sống nhờ vào cá tôm ở đáy sông.
Cố tình ba ba già trân trọng khu vực nước này, không chịu ăn nhiều cá tôm, ngày qua ngày, tu vi chẳng những không tiến bộ ngược lại bắt đầu thụt lùi.
Tiếp đó, nước dơ đổ vào, chẳng còn cá tôm, đồ ăn duy nhất của ba ba già cũng mất. Ban đầu nó ăn mấy thứ rác rưởi như vỏ trái cây mà con người ném xuống sông, nhưng mà vài thứ kia rất nhanh liền tổn thương thân thể của nó.
Dần dà ba ba già không ăn gì nữa, vì tiết kiệm năng lượng, nó bắt đầu ngủ sâu tu luyện.