Phi Tử Của Ca Ca

Chương 23

“Liên nhi, ta ở đây này!” Mai Tuyết Tình phía sau bình phong lên tiếng.

“Công chúa, Hoàng thượng dường như không vui rồi!” Liên nhi đi ra phía sau bình phong, lật tấm chăn lên xem qua thương thế.

“Không cần sợ, hắn giận ta thôi!” Mai Tuyết Tình nói.

“Như thế nào mà thành như vậy? Tiểu Đào các nàng cũng không nói rõ, làm ta lo lắng muốn chết, ba chân bốn cẳng chạy một mạch, đã chạy tới đây!”

Vì vậy, Mai Tuyết Tình đem mọi chuyện tiền nguyên nhân hậu quả nói qua một lần.

“Hoàng thượng thật là không cẩn thận! Ngài vừa khỏi bệnh nặng không bao lâu, trí nhớ giờ đây còn chưa có khôi phục, giờ lại chịu khổ vì thương thế như vầy!” Liên nhi vành mắt có chút đỏ.

“Ngươi xem ngươi, như thế nào dường như theo bọn Tiểu Đào, so với các nàng ấy ngươi đã bao nhiêu tuổi rồi!” Mai Tuyết Tình nói đùa.

“Công chúa, ta đây đau lòng mà ngài còn đùa!”

“Những lời nói như vậy, không thể cho Hoàng thượng nghe thấy! Biết không?” Mai Tuyết Tình dặn dò nói.

“Dạ rõ! Nơi này chỉ có hai chúng ta, ta mới nói!” Liên nhi nghịch ngợm đáp lời.

“Ngươi thật thông minh!”

Hạng Ngạo Thiên đã bị Mai Tuyết Tình làm tức giận rồi, chỉ là còn không phát tác mà thôi, Mai Tuyết Tình biết rõ điểm này, cho nên, bớt gây chuyện là tốt nhất. Đêm đã khuya, trăng đã lên cao giữa không trung, ánh trăng lạnh chiếu vào nhà. Phía sau bình phong, Mai Tuyết Tình bị bóng tối của bình phong bao phủ.

Phía sau bình phong một mảng tối lờ mờ.

Liên nhi đã bị Mai Tuyết Tình đuổi trở về nghỉ ngơi rồi. Nhưng Mai Tuyết Tình không cảm thấy buồn ngủ một chút nào.

Khách tâm tranh nhật nguyệt,

Lai vãng dự kỳ trình,

Thu phong bất tương đãi,

Tiêu chí Lạc Dương thành (*)

Mai Tuyết Tình cười khổ, nhưng chính mình đến lúc nào có thể rời khỏi nơi này, vốn không phải là chỗ của mình, trở lại chính mình ở thế giới hiện đại hả!

Cổ ngữ nói rất đúng, gần vua như gần cọp.

Câu nói này một tí cũng chẳng sai, hôm nay, nàng cùng Hạng Ngạo Thiên lần đầu tiên đối đầu, nàng nhân tiện lĩnh giáo được hầu hạ bên cạnh quân vương không phải dễ. Nói không chừng, cũng không biết lúc nào sẽ rơi đầu, huống chi nàng là một nàng công chúa giả, càng có cơ gặp nguy hiểm, dễ rơi đầu hơn nữa rồi!

Thật sự không thích cuộc sống trong thâm cung, ảnh hưởng bởi gia đình và lời dạy của cha mẹ, làm cho Mai Tuyết Tình từ nhỏ đã ý thức được việc tự lực cánh sinh, sống một cuộc sống bình dị.

Rõ ràng là:

Thanh giang nhất khúc bão thôn lưu,

Trường hạ giang thôn sự sự u,

Tự khứ tự lai đường thượng yến,

Tương thân tương cận thủy trung âu,

Lão thê họa chỉ vi kỳ cục,

Trĩ tử khao châm tác điếu câu (**)

Mai Tuyết Tình mong mỏi khao khát chính là loại này, có sông, có núi, một cuộc sống thanh đạm an tường.

Vốn tưởng rằng đi tới này triều đại, có một huynh trưởng làm hoàng đế có thể chiếu cố nàng, làm cho nàng ở nơi xa lạ này tứ cố vô thân, ít nhất cũng có một người có thể cùng nhau trao đổi.

Yêu cầu của nàng cũng không phải là quá tham lam, chỉ cần nàng trở lại nơi thuộc về chính mình, thế kỷ 21, mọi chuyện nhân tiện đều trở lại quỹ đạo ban đầu, nàng quyết không mang bất cứ đồ vật gì khỏi nơi này, nhưng lúc này mọi chuyện cũng tan biến rồi, ngay lúc ban ngày cùng Hạng Ngạo Thiên trong lúc giằng co, tất cả mọi thứ đã tiêu tan hết rồi.

Cái tên hòang đế lãnh tuấn uy nghiêm, đối với nàng như là có sự thương yêu, có sự ôn nhu chăm sóc của một nam tử, nhưng chắc chắn có điều gì đó đang gạt nàng, nếu không trong lời nói của hắn lại lên chút dò xét nàng như vậy

Rõ ràng đúng như vậy, hắn không coi trọng Mai Tuyết Tình, sự không coi trọng này, thật sự đã làm tổn thương lòng tự trọng của Mai Tuyết Tình rồi.

Mai Tuyết Tình bất tri bất giác lau nước mắt chảy xuống má, cuộn mình nằm xuống.

Di động thân thể làm ảnh hưởng đến dây thần kinh chân, sự đau đớn trên đùi truyền sâu đến tâm linh Mai Tuyết Tình, rốt cục, Mai Tuyết Tình kéo chăn đắp kín đầu, bật khóc lớn.

Hạng Ngạo Thiên sau lúc từ Ngự thư phòng đóng sầm cửa bỏ đi, tâm tình xúc động cực độ. Hắn gọi Hàn Thanh, sau đó, hai người ở Ngự hoa viên bắt đầu thao luyện võ thuật.

Hàn Thanh từng bước từng bước bị ép sát trong kiếm khí, cảm nhận được hoàng đế tâm tình rất kích động.

“Hoàng thượng, dừng lại đi, khí lực không tập trung, sẽ làm bị thương đến người!”

“Ngươi sợ chết sao?” Hạng Ngạo Thiên bực mình. Vừa lại có thêm một người khác muốn nổi loạn chống lại lệnh của hắn.

“Vi thần không sợ chết, vi thần chỉ sợ đả thương đến long thể Hoàng thượng!”

“leng keng…”, Hạng Ngạo Thiên ném thanh trường kiếm xuống đất, phất tay áo bỏ đi.

Hàn Thanh sửng sờ, ngẩn người ra tại chỗ, mất một lúc sau mới có phản ứng trở lại.

Đợi khi hiểu được, Hạng Ngạo Thiên đã biến mất sau bóng cây.

Người nào làm cho long nhan nổi giận rồi?

Chẳng lẽ… Chẳng lẽ là nàng?

Hạng Ngạo Thiên trở lại tẩm cung, ngồi trên long sàng hờn dỗi.

“Hoàng thượng, đêm nay muốn vị phi tử nào thị tẩm?” Lưu cung cung bưng tới một cái mâm nhỏ, bên trong có các bài tử trên có viết các tên các vị phi tử.

Hạng Ngạo Thiên lơ đãng nhặt một tấm bài tử, sau đó, lại cầm lấy một tấm bài tử, thấy cái mâm kia, vừa lúc làm cho hắn nhớ tới nữ nhân đó, vốn là nàng đề nghị, dùng phương pháp bài tử để lựa chọn vị phi tử muốn thị tẩm. Hoàn lại nói cái gì xác suất, nói về lí luận xác suất …! Hừ !

Lưu công công có chút ngu dốt rồi, buổi tối hôm nay, Hoàng thượng sao ali5 vui vẻ như vậy, cùng lúc tuyển bốn vị phi tử!

Thấy Hoàng thượng vừa lại cầm lấy một tiểu bài nhi, Lưu công công có chút lo lắng rồi! Hoàng thượng không quá thích gần nữ sắc, đêm nay thoáng cái tuyển nhiều vị phi tử thị thị tẩm như vậy, không được… Không được, khụ…khụ…, long thể trọng yếu ah!

“Hoàng thượng…” Lưu công công nhẹ nhàng lên tiếng nhắc nhở.

“Uh, …” Phục hồi lại tinh thần, Hạng Ngạo Thiên thấy mình trong tay đang cầm một xấp bài tử, “xoảng .” bang một tiếng, phất tay một cái, đứng dậy nói “Đêm nay, không cần thị tẩm!“

Chú thích 1 chút chỗ này:

(*) Đây là bài thơ đường “Thục Đạo hậu kỳ” của Trương Thuyết miêu tả tâm trạng nóng lòng của ông từ đất Thục (Tứ Xuyên-TQ ngày nay) về quê nhà ở Lạc Dương. Trương Thuyết (667-730), tự là Đạo Tế, còn gọi là Thuyết Chi, người quê Lạc Dương. Làm quan chức Trung Thư Lệnh đời Đường Huyền Tông, được phong là Yến Quốc Công, sau còn có chức Thượng Thư Tả Thừa Thướng”. Thơ rất thật, không phù phiếm và coi trọng khí phách, nhưng thơ trữ tình thì thiên về sầu thảm.

Dịch nghĩa bài thơ: “Đợi chờ nơi đất Thục”

Lòng khách chờ đợi từng ngày từng tháng

Đi mong đúng hẹn ngày về

Gió thu không chờ đợi

Đã thổi về thành Lạc Dương trước

Dịch thơ: “Đợi chờ nơi đất Thục”

Tháng ngày mong ngóng đợi

Ngày trở lại quê mình

Gió thu không chờ mãi

Về trước tớii Lạc thành

Tranh nhật nguyệt có nghĩa là nôn nóng đợi chờ

Ý là: gió ơi nôn nóng việc gì mà về quê trước không đợi chờ ta

(**) Trích bài “Giang Thôn” – Thơ Đường của Đỗ Phủ

Giang Thôn

Thanh giang nhất khúc bão thôn lưu

Trường hạ giang thôn sự sự u

Tự khứ tự lai đường thượng yến

Tương thân tương cận thủy trung âu

Lão thê họa chỉ vi kỳ cục

Trĩ tử khao châm tác điếu câu

Đa bệnh sở tu duy dược vật

Vi khu thử ngoại cánh hà cầu

Đỗ Phủ

Dịch ý:

(xóm bên sông)

(một đoạn sông nước trong chảy quanh xóm)

(mùa hè dài, mọi sự trong xóm đều lặng lẽ)

(chim én vẫn bay tới bay lui trên nóc nhà)

(chim âu trên sông vẫn gần gũi với người)

(vợ già vẽ bàn cờ trên giấy)

(con trẻ uốn kim làm lưỡi câu cá)

(bệnh nhiều cần có thuốc)

(ngoài thuốc ra, thân còm này chẳng cần gì khác)

Dịch thơ:

Xóm Bên Sông

Dòng sông uốn khúc lượn quanh

Ngày dài thôn xóm vắng tanh mùa Hè

Mái nhà én đã tụ về

Quen người âu vẫn cận kề bến sông

Bàn cờ vợ đã vẽ xong

Dùng kim con uốn thành vòng lưỡi câu

Chỉ mong chút thuốc trợ đau

Ốm o, già bệnh nào cầu thêm chi

Đỗ Phủ (712 – 770) là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường.

Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc. Tham vọng lớn nhất của ông là có được một chức quan để giúp đất nước, nhưng ông đã không thể thực hiện được điều này. Cuộc đời ông, giống như cả đất nước, bị điêu đứng vì Loạn An Lộc Sơn năm 755, và 15 năm cuối đời ông là khoảng thời gian hầu như không ngừng biến động.

Mặc dù không nổi tiếng từ đầu, những tác phẩm của ông gây ảnh hưởng nhiều đến cả văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản. Ông từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi sử và Thi thánh. Đối với độc giả phương Tây, tầm vóc các tác phẩm của ông sánh ngang với “Virgil, Horace, Ovid, Shakespeare, Milton, Burns, Wordsworth, Béranger, Hugo hay Baudelaire
Bình Luận (0)
Comment