Phiêu Miểu - Quyển Cầm Đèn

Chương 40

Phiêu Miểu – Cầm đèn

Tác giả: Bạch Cơ Quán

Dịch: Quá khứ chậm rãi

Phần 6: Cá mang đèn

Chương 2: Có cá

Lúc Nguyên Diệu trở lại Phiêu Miểu Các, Bạch Cơ đang ngồi sau quầy bận rộn.

Nguyên Diệu đi qua nhìn chợt thấy kỳ quái.

Bạch Cơ đang khắc một con rối.

Bạch Cơ ngẩng đầu: “Ôi, Hiên Chi về rồi đó à?”

Nguyên Diệu nói: “Ừ, ta về rồi, hôm qua muộn quá nên ta ở lại nhà Dư huynh.”

“Ta biết. “Bạch Cơ nói.

Nguyên Diệu hỏi: “Ngươi đang khắc gì đấy?”

Bạch Cơ cúi đầu tiếp tục bận rộn làm việc, nói: “Con rối dùng khi thi hành vu cổ chú thuật. Năm đó, thời Hán Vũ Đế, trong hoàng cung thịnh hành nhất dùng loại rối này để nguyền rủa người khác.”

Thời Hán Vũ Đế, họa vu cổ* vô cùng nghiêm trọng, ngay cả Hoàng hậu Vệ Tử Phu và Thái tử Lưu Cứ đang đấu tranh quyền thế trong cung đình, bị “họa vu cổ” liên lụy nên bị Hán Vũ Đế ban chết.

*Họa Vu cổ: Vu cổ là một loại thuật phù thủy. Lúc đó, người ta cho rằng nhờ phù thủy, tế lễ dùng hình nhân gỗ đồng để chôn dưới đất, nguyền rủa người mình oán hận, người bị nguyền rủa sẽ gặp tai họa. Họa Vu cổ, là sự kiện chính trị lớn xảy ra vào năm Chinh Hòa thứ hai dưới triều Hán Vũ Đế, liên quan đến Hoàng hậu, Thái tử và dân thường, liên lụy đến hàng chục vạn người.

Nguyên Diệu mồ hôi lạnh: “Ngươi… Ngươi làm rối gỗ là muốn nguyền rủa ai?”

Bạch Cơ nói: “Đây là làm cho Vi công tử, hắn muốn nguyền rủa Bùi tướng quân.”

Nguyên Diệu nói: “Đan Dương làm bậy sao ngươi cũng làm bậy theo hắn thế? Tiểu sinh quyết không cho phép ngươi đưa thứ hại người này cho Đan Dương!”

“Ai da, Hiên Chi đừng nóng vội, giờ Vi công tử đang túng quẫn, chỉ ra mười lượng bạc, rối gỗ vu chú mười lượng bạc không chết người, nhiều lắm là để Bùi tướng quân bị phong hàn hai ngày, hoặc là tiêu chảy hai ngày mà thôi.

Nguyên Diệu tức giận nói: “Bị phong hàn, tiêu chảy cũng không được! Đây đều là việc hại người!”

“Hiên Chi, Bùi tướng quân hại Vi công tử mất ba tháng bổng lộng, để hắn bị phong hàn tiêu chảy một chút thì chỉ là trừng phạt nhỏ thôi mà.”

“Ngươi đâu phải vì trừng phạt Trọng Hoa, mà là vì mười lượng bạc kia!”

“Hì hì. “Bạch Cơ cười quỷ dị.

Nguyên Diệu nói cho Bạch Cơ biết chuyện Dư Nhuận Chi muốn hắn đưa giấy Tuyên Thành.

Bạch Cơ nói: “Có thể. Đưa một tấm đi trước đi.”

Nguyên Diệu thấy kỳ quái: “Một tấm ư?”

Bạch Cơ cười nói: “Đúng, một tấm.”

Không biết vì sao, sau khi Nguyên Diệu từ Đương Quy sơn trang trở về thì lại nhiễm phong hàn, nằm trên giường không dậy nổi. Hắn ho khan ch ảy nước mắt, cả người mệt mỏi, ốm yếu, cực kỳ khó chịu.

Nguyên Diệu run rẩy hỏi Bạch Cơ: “Ta và ngươi ngày xưa không oán, gần đây cũng không thù, ngươi sẽ không dùng rối gỗ nguyền rủa tiểu sinh chứ?”

Bạch Cơ phe phẩy quạt, nói: “Hiên Chi đừng đùa, sao ta nỡ dùng đồ đáng giá mười lượng bạc để nguyền rủa ngươi chứ?”

Nguyên Diệu cũng cảm thấy Bạch Cơ chắc chắn không nỡ bỏ ra mười lượng bạc để nguyền rủa hắn, nên cũng tin nàng.

Bạch Cơ mời một thầy thuốc đến xem bệnh cho Nguyên Diệu. Sau khi thăm khám, thầy thuốc nói rằng chỉ là bị cảm lạnh, không có gì nghiêm trọng, rồi kê cho Nguyên Diệu vài thang thuốc, dặn hắn uống thuốc và nghỉ ngơi.

Ly Nô chịu trách nhiệm sắc thuốc cho Nguyên Diệu. Nguyên Diệu luôn cảm thấy trong nước thuốc có mùi tanh của cá, nhưng cũng không tiện nói gì, vẫn cố gắng uống. Đến khi hắn uống phải một chiếc xương cá trong bát thuốc thì không chịu nổi nữa, lập tức nói: “Ly Nô lão đệ, xin đừng dùng cái nồi nấu canh cá để sắc thuốc nữa.”

Ly Nô gầm lên: “Đồ mọt sách chết tiệt, ngươi đừng kén cá chọn canh, ông đây còn chưa phàn nàn về mùi thuốc trong canh cá đấy!!”

Sau vài ngày vất vả, Nguyên Diệu đã khỏi cảm lạnh. Một buổi sáng, hắn nhớ ra phải đưa giấy vẽ cho Dư Nhuận Chi, bèn chuẩn bị xuất phát.

Nguyên Diệu nói với Bạch Cơ: “Chỉ một tờ giấy thì làm sao mà gửi đi? Trên kệ còn mấy tờ, mang hết đi thôi? Dư huynh cũng đâu phải không trả tiền.”

Bạch Cơ nói: “Điều này không liên quan đến tiền bạc. Dư tiên sinh cũng không phải muốn giấy, hắn chỉ muốn gặp lại ngươi thôi. Gửi đi cũng lãng phí, chỉ tổ uổng phí giấy tuyên tốt.”

“À? Dư huynh muốn gặp lại ta ư?”

“Phải, điều đó rất rõ ràng mà.”

“Vì sao hắn lại muốn gặp ra?”

“Vì hắn thích Hiên Chi, muốn kết giao với Hiên Chi.”

Nguyên Diệu nói: “Thật vậy sao?”

“Đúng vậy, tên của Hiên Chi rất hay, mọi người đều rất thích Hiên Chi.”

Nguyên Diệu nói: “Ta cũng rất thích Dư huynh, dù hắn là người ngoại tộc nhưng rất thân thiện.”

“Ừ.” Bạch Cơ nghiêng đầu, nhìn chiếc đèn lồ ng ở cửa Phiêu Miểu các, mỉm cười: “Tháng ba thanh minh, có cá mang đèn; quay về cố hương, xa không thể tìm. Tháng ba thanh minh, có cá mang đèn; chôn thây giữa đường, thương thay linh hồn.”

Nguyên Diệu ngạc nhiên: “Bạch Cơ đang nói gì vậy? Cái gì mà cầm đèn? Cái gì mà không thể tìm?”

“Mấy đêm qua, luôn có người hát bài đồng dao này bên ngoài Phiêu Miểu các, Hiên Chi không nghe thấy sao?”

Nguyên Diệu lắc đầu: “Có lẽ ta ngủ quá say nên không nghe thấy.”

Bạch Cơ vào lấy một chiếc chăn mỏng đưa cho Nguyên Diệu: “Có lẽ, Hiên Chi sẽ lại ở lại Đương Quy Sơn Trang, Hiên Chi mang theo nó. Đêm tháng ba rất lạnh, đắp lên để khỏi bị cảm lạnh nữa.”

Nguyên Diệu nói: “Phòng khách ở sơn trang có chăn, mềm mại lại ấm áp.”

Bạch Cơ cười: “Mang theo nó. Ta không muốn tốn tiền mời thầy thuốc cho Hiên Chi nữa.”

Nguyên Diệu mang theo chiếc chăn mỏng, ra đi.



Nguyên Diệu đến Đương Quy Sơn Trang, mọi thứ vẫn như trước đây. Tiểu đồng báo tin xong thì đưa Nguyên Diệu đi thay giày sạch, dẫn hắn đi gặp Dư Nhuận Chi. Hôm nay, sơn trang không có tiệc tùng, Dư Nhuận Chi ngồi một mình dưới mái hiên ở sân sau, gảy đàn tam huyền, hát bài đồng dao. Nguyên Diệu không hiểu nghĩa bài hát, nhưng có thể cảm nhận trong giai điệu tam huyền trong trẻo ấy hơi thoáng buồn thương.

Dư Nhuận Chi thấy Nguyên Diệu thì đặt đàn xuống, cười nói: ” Hiên Chi đến rồi.”

Nguyên Diệu nói: “Mấy ngày qua ta bị bệnh. Nên hôm nay mới đến đưa giấy tuyên được.”

Dư Nhuận Chi cười nói: “Không sao, Hiên Chi nên chú ý sức khỏe. Nào, ngồi xuống cùng uống rượu đi.”

Nguyên Diệu ngồi xuống, nói: “Nhưng, chỉ có một tờ giấy tuyên…”

“Không sao, Hiên Chi đến là tốt rồi.”

Dư Nhuận Chi và Nguyên Diệu ngồi dưới mái hiên uống rượu trò chuyện, trong sân có một cây hoa anh đào bát trùng nở rộ, cánh hoa anh đào xếp chồng lên nhau, rực rỡ như tấm thảm lụa. Gió thổi qua, những cánh hoa màu hồng nhạt bay theo gió, tựa như một giấc mơ lớn và lộng lẫy. Không xa có một hồ nước đầy ốc móng tay, ốc móng tay rơi xuống chậu đá, thỉnh thoảng phát ra tiếng “đong đong”.

Nguyên Diệu nói: “Dư huynh vừa hát bài gì vậy?”

Dư Nhuận Chi nói: “Là một bài đồng dao truyền thống của quê nhà ta. Khi nhớ nhà ta thường hát nó để vơi bớt nỗi nhớ nhà.”

Nguyên Diệu tò mò: “Quê nhà Dư huynh là nơi như thế nào?”

Dư Nhuận Chi nhìn về phía cây anh đào không xa, nói: “Quê nhà ta là một ngôi làng nhỏ ở Nara, nhũ danh của ta là ‘Sakara’, dịch ra Hán văn nghĩa là ‘Ngư"(cá). Khi còn nhỏ, ta thường chơi đùa bên bờ sông, mỗi khi đến tháng ba, tháng tư, luôn có một loại cá có vây lưng phát sáng bơi ngược dòng về quê hương của chúng. Nhiều con cá cùng nhau bơi ngược dòng, dòng sông đầy những đốm sáng, đẹp như giấc mơ. Đêm xuân, phụ mẫu thường dẫn ta và các em cùng xem cá, các em luôn cười nói, ‘Ồ, cá mang đèn về nhà rồi.’ Sau nhiều năm xa nhà, ta vẫn nhớ rõ cảnh đẹp và ấm áp đó.”

Nguyên Diệu cười nói: “Ta chỉ nghe thôi cũng cảm thấy rất đẹp rồi.”

Dư Nhuận Chi rơi lệ: “Ta đến Đại Đường nhiều năm rồi, không thể phụng dưỡng phụ mẫu, cũng không thể gặp mặt họ lần cuối, huynh đệ tỷ muội cũng không rõ sống chết. Mỗi năm vào ngày trăng tròn tháng tám, dưới ánh trăng Trường An, ta lại càng thấy thê lương, cô đơn.”

Nguyên Diệu an ủi Dư Nhuận Chi vài câu, hai người uống rượu trò chuyện tốn cả buổi chiều. Dư Nhuận Chi cho Nguyên Diệu xem một số bức tranh của hắn, Nguyên Diệu rất tán thưởng. Tranh thủy mặc của Dư Nhuận Chi rất có hồn, mang theo phong cách thiền như mây trôi nước chảy. Tranh nhân vật của hắn cũng tinh tế và sống động.

Dư Nhuận Chi dùng giấy tuyên mà Nguyên Diệu mang đến, vẽ ngay một bức “Nguyệt Dạ Anh Hoa Đồ” tặng Nguyên Diệu.

Nguyên Diệu cầm bút, viết một bài thơ trên khoảng trống của bức tranh: “Thiên tâm nguyệt luân viên, hoa chi bân phân phồn. Phong quá anh xuy tuyết, xuân sắc dạ triền miên.”

*Trăng tròn giữa trời cao, hoa nở rực rỡ. Gió thổi qua, hoa anh đào rơi như tuyết, đêm xuân sắc thắm nồng.

Dư Nhuận Chi và Nguyên Diệu nhìn nhau cười, uống rượu trò chuyện.

Vì trời đã tối, Nguyên Diệu không kịp trở về Trường An, lại ở lại Đương Quy Sơn Trang.

Trăng tròn bên trời tây, đêm xuân tĩnh mịch. Dư Nhuận Chi và Nguyên Diệu đang uống rượu ngắm hoa anh đào trong sân sau, Dư Nhuận Chi đột nhiên lấy bút vẽ, màu sắc, chuẩn bị ra ngoài: “Hiên Chi hãy đi nghỉ trước, ta còn phải ra ngoài vẽ tranh.”

Nguyên Diệu ngạc nhiên: “Đêm khuya như thế này, Dư huynh định đi đâu để vẽ tranh?”

Dư Nhuận Chi cười nói: “Ta được từ bi chùa Từ Ân ủy thác, phải hoàn thành một bức tranh tường năm trăm La Hán.”

“Ban đêm đi vẽ tranh tường ư?”

“Ừ, ban ngày ta không tiện đi chùa Từ Ân.”

Nguyên Diệu thấy lạ, ban ngày Dư Nhuận Chi rất rảnh rỗi tại sao lại không tiện đi?

“Hiên Chi có muốn đi cùng không?” Dư Nhuận Chi mời Nguyên Diệu.

Nguyên Diệu cũng muốn đi mở mang tầm mắt, xem Dư Nhuận Chi vẽ tranh tường, nói: “Được thôi.”

Dư Nhuận Chi và Nguyên Diệu cùng xuất phát.

Chùa Từ Ân cách Đương Quy Sơn Trang không xa, hai người đi khoảng một nén hương thì đến. Dư Nhuận Chi không đi cửa trước mà từ cửa sau vào. Một tiểu hòa thượng cầm đèn lồ ng chờ ở cửa sau, thấy Dư Nhuận Chi thì cười nói: “Dư thí chủ, ngài đến rồi.”

“Đến rồi.” Dư Nhuận Chi cười nói.

Tiểu hòa thượng nhìn Nguyên Diệu, nói: “Vị thí chủ này là…?”

Dư Nhuận Chi nói: “Đây là bạn của ta, muốn đến xem ta vẽ tranh tường.”

Tiểu hòa thượng cười nói: “Vậy à, xin mời vào.”

Tiểu hòa thượng dẫn Dư Nhuận Chi và Nguyên Diệu vào Chùa Từ Ân.

Dư Nhuận Chi nói: “Chậm nhất là năm ngày nữa, bức tranh tường sẽ được hoàn thành. Bảo Minh sư phụ không cần thức trắng đêm đợi ta vẽ tranh nữa.”

Bảo Minh cười nói: “Không đâu, Dư thí chủ chịu hoàn tất bức tranh tường cho chùa Từ Ân, đó là công đức lớn. Tiểu tăng được cầm đèn, giữ mực, cũng được hưởng chút công đức, có gì là vất vả đâu?”

Nói chuyện trong lúc, Bảo Minh dẫn Dư Nhuận Chi và Nguyên Diệu đi qua rừng tháp Phật, đến trước Tàng Kinh Các. Dưới ánh trăng, nhìn thấy trên tường phía Tây của viện cạnh Tàng Kinh Các có một bức tranh tường chưa hoàn thành. Bức tranh tường dài khoảng năm mét, rộng hơn một mét, năm trăm La Hán sống động như thật. Bức tranh tường gần như đã hoàn thành, chỉ còn ba vị La Hán ở phía bên phải chưa vẽ mắt mày, một vài hoa Ưu Đàm và hoa Sen chưa được tô màu.

Dư Nhuận Chi lập tức bắt đầu công việc, hắn chọn bút vẽ, màu sắc, chuẩn bị đầy đủ rồi bắt đầu tiếp tục công trình vẽ tranh tường. Bảo Minh cầm đèn lồ ng, chiếu sáng cho Dư Nhuận Chi.

Dư Nhuận Chi một khi đã chìm vào việc vẽ thì hoàn toàn đắm mình, không nghe thấy động tĩnh xung quanh, cũng quên mất sự hiện diện của Nguyên Diệu.

Nguyên Diệu nhìn một lúc thì thấy chán, lập tức đi dạo quanh.

Bảo Minh nhẹ nhàng nói: “Thí chủ, người trong chùa đều đã ngủ, xin đừng đi lung tung.”

Nguyên Diệu đành ngồi dưới tháp Phật ngắm trăng giết thời gian.

Khoảng giữa đêm, Dư Nhuận Chi cất bút vẽ và màu lại, nói với Bảo Minh: “Tối nay vẽ đến đây thôi.”

Bảo Minh nói: “Dư thí chủ vất vả rồi.”

Dư Nhuận Chi nói với Nguyên Diệu: “Hiên Chi à, chúng ta nên về thôi.”

“Được.” Nguyên Diệu nói.

Dư Nhuận Chi, Nguyên Diệu và Bảo Minh đi theo đường cũ ra khỏi chùa, trên đường không gặp ai. Nguyên Diệu cảm thấy các tăng nhân của Chùa Từ Ân hơi bất lịch sự, dù sao Dư Nhuận Chi cũng đến vẽ tranh cho chùa, họ lại không chuẩn bị chút trà nước điểm tâm, chỉ cử mỗi Bảo Minh ra tiếp đón. Tất nhiên, Dư Nhuận Chi đi làm việc ban đêm cũng hơi không hợp lý. Nhưng dù sao, các tăng nhân cũng không nên lạnh nhạt với hắn như vậy.

Bảo Minh tiễn đến cổng chùa rồi từ biệt Dư Nhuận Chi và Nguyên Diệu.

Dư Nhuận Chi và Nguyên Diệu trở về Đương Quy Sơn Trang khi trời còn chưa sáng.

Nguyên Diệu hỏi: “Lần trước ở lại sơn trang, ta thấy Dư huynh về sớm, phải chăng cũng là đi chùa Từ Ân để vẽ tranh?”

Dư Nhuận Chi cười nói: “Đúng vậy, bức tranh tường này ta đã vẽ lâu rồi, rất tốn thời gian.”

Dư Nhuận Chi và Nguyên Diệu mỗi người đi nghỉ ngơi.

Nguyên Diệu rất mệt, vừa vào phòng khách lập tức ngã lên chiếu mà ngủ. Tất nhiên, hắn không quên đắp chiếc chăn Bạch Cơ đưa cho. Không biết tại sao, khi đắp chăn lại thấy ấm hơn đắp chăn bông.

Ngày hôm sau, sau khi ăn sáng, Dư Nhuận Chi đưa cho Nguyên Diệu một bức tranh: “Hiên Chi à, xin hãy giúp ta đưa bức tranh này cho Bạch Cơ. Ta có một việc muốn nhờ nàng ấy.”

Nguyên Diệu nói: “Được. Nhưng, Dư huynh có việc gì muốn nhờ Bạch Cơ thế?”

Dư Nhuận Chi nói: “Bạch Cơ nhìn bức tranh này sẽ hiểu.”

Nguyên Diệu nhận bức tranh, cáo từ ra về. Bức tranh được cuộn lại như cuộn trục, buộc bằng lụa đỏ, Nguyên Diệu tuy tò mò nhưng trên đường không mở ra xem.

Nguyên Diệu trở về Phiêu Miểu các, Bạch Cơ đang cắt giấy sau quầy, miệng còn ngâm nga một khúc nhạc. Khúc nhạc mà nàng ngâm nga, Nguyên Diệu cảm thấy hơi quen thuộc, hình như đã nghe ở đâu đó.

Bạch Cơ thấy Nguyên Diệu, thì cười nói: “Hiên Chi trở về rồi? Sao mắt lại có quầng thâm thế kia, chẳng lẽ đêm qua không ngủ được sao?”

Nguyên Diệu nói: “Đêm qua ta không ngủ, mà cùng Dư huynh đến chùa Từ Ân vẽ tranh tường. Sáng nay vừa nằm nghỉ một chút đã phải dậy rồi.”

Bạch Cơ cười nói: “Hiên Chi vất vả rồi.”

Nguyên Diệu bước đến bên cạnh Bạch Cơ, thấy nàng cắt một chồng giấy dầu màu vàng thành hình đèn lồ ng, trên đó dùng chu sa viết hai chữ “Quy hương”.*

*quy hương là trở về quê hương

Nguyên Diệu không khỏi tò mò: “Bạch Cơ đang làm gì thế?”

Bạch Cơ nói: “Đèn lồ ng quy hương. Hiên Chi gần đây có lẽ sẽ có một vụ làm ăn lớn đấy. Trong một năm, ta thích nhất là tết Thanh Minh và Trung Nguyên, việc kinh doanh luôn rất tốt.”

Nguyên Diệu toát mồ hôi.

“À đúng rồi, Bạch Cơ, Dư huynh nhờ ta đưa cho ngươi một bức tranh.”

“Ồ? Tranh gì thế?” Bạch Cơ khá hứng thú, nàng nhận lấy cuộn tranh, từ từ mở ra.

Trên giấy vẽ một con cá có tay đang cầm một chiếc đèn lồ ng.

Bạch Cơ cười nói: “Haha, vừa mới nói đây, quả nhiên vụ làm ăn lớn đã đến, chỉ không biết ngày nào sẽ về.”

Nguyên Diệu không hiểu lời Bạch Cơ, muốn hỏi rõ hơn nhưng Bạch Cơ đã lên lầu tìm thêm giấy dầu rồi.

Đêm qua Nguyên Diệu ngủ không ngon nên rất mệt mỏi, hắn ngáp một cái, lấy một chiếc ghế nằm ra sân sau để ngủ bù.

Trong giấc mơ, Nguyên Diệu nghe thấy nhiều người đang hát một bài đồng dao, giai điệu hơi quen thuộc, là điệu nhạc mà Dư Nhuận Chi dùng đàn tam huyền đàn, cũng là điệu nhạc mà Bạch Cơ ngâm nga khi cắt đèn lồ ng, lời bài hát bằng tiếng Hán: “Tháng ba thanh minh, có cá mang đèn; quay về cố hương, xa không thể tìm. Tháng ba thanh minh, có cá mang đèn; chôn thây giữa đường, thương thay linh hồn.”

Bài hát rất buồn, Nguyên Diệu chợt rơi nước mắt.

Khi Nguyên Diệu tỉnh dậy thì đã là buổi chiều, Bạch Cơ vẫn đang cắt đèn lồ ng, Ly Nô không biết đã đi đâu rồi.

Nguyên Diệu giúp Bạch Cơ cắt đèn lồ ng một lúc rồi đi ra chợ mua rau.

Đến chiều tối, Ly Nô trở về, nói với Bạch Cơ: “Ba ngày, hai trăm bảy mươi lăm.”

Ly Nô còn mang về một chiếc chăn. Nguyên Diệu nhìn qua, thấy rất quen, giống như chiếc chăn mà hắn đã mang đến Đương Quy Sơn Trang hôm qua nhưng quên mang về. Ly Nô đã đến Đương Quy Sơn Trang sao?

Ly Nô ném chiếc chăn về phía Nguyên Diệu, tức giận nói: “Đồ mọt sách, đừng lúc nào cũng mơ màng, đãng trí như vậy!!”

Bạch Cơ lẩm bẩm: “Ba ngày, hai trăm bảy mươi lăm, thời gian hơi gấp.”

Sau bữa tối, Bạch Cơ thắp đèn trong phòng, gọi Nguyên Diệu và Ly Nô vào cùng cắt đèn lồ ng. Nguyên Diệu và Ly Nô cắt xong đèn lồ ng, Bạch Cơ lập tức viết lên mỗi chiếc đèn lồ ng hai chữ “Quy hương”.

Nguyên Diệu không thể không hỏi: “Bạch Cơ, những chiếc đèn lồ ng này dùng để làm gì thế?”

Bạch Cơ nói: “Chỉ đường cho vong hồn về quê.”

“Tại sao phải làm nhiều như vậy?”

“Bởi vì có nhiều vong hồn muốn về quê.”

Bạch Cơ, Nguyên Diệu và Ly Nô bận rộn đến nửa đêm, mặc dù chưa làm xong, nhưng vì quá mệt nên đành đi ngủ.
Bình Luận (0)
Comment