Phong Ba Diễn Kịch Hàng Ngày Với Thái Tử

Chương 3

Những bài thơ thảo mộc trong đống tro tàn hóa thành hư không, cũng như nhiệt huyết của thời niên thiếu bị thiêu rụi.  

 

Còn nữa… chú mèo nhỏ tinh nghịch, đáng yêu.

 

Ngày xưa, nó thường nằm trong lòng ta, cùng ta đọc sách. Nhịp tim nhỏ bé non nớt ấm áp kề bên n.g.ự.c ta, từng tiếng, từng tiếng, thình thịch.  

 

Chớp mắt, chỉ còn lại x-á-c mèo cháy đen.

 

Hôm ấy, cha ta với gương mặt trầm lặng đã nói:

 

Đừng mềm yếu.  

Đừng từ bi.  

Việc vô ích, chớ làm.

 

Nhớ lại cảnh ấy, bụng ta quặn thắt, mồ hôi lạnh ướt đẫm lưng.

 

7.

 

Tiết trời ngày càng rét buốt thấu xương.

 

Con người cũng trở nên lười nhác, hoàn toàn chẳng muốn đứng dậy, chỉ muốn nằm xoài trên giường cả ngày dài.  

 

Chỉ riêng việc dậy sớm lên triều đã khiến ta hao hết một nghìn phần sức lực, nên suốt cả ngày còn lại đều cảm thấy mệt mỏi rã rời.  

 

Đương nhiên, chuyện này ta chỉ dám than thầm trong lòng, tuyệt đối không để lộ ra ngoài.  

 

Mấy ngày nay là kỳ khảo hạch  cuối năm.

 

Ta vốn xuất thân Thám Hoa, lại là con nhà tướng, chức quan ban đầu được giao cũng không thấp. Nhưng năm ấy, ta tự nguyện rời kinh, thật lòng làm việc tại huyện Tùng Diệp ở biên địa suốt hai năm, cộng thêm năm nay xử lý ổn thỏa không ít việc, thăng chức gần như đã là điều chắc chắn.  

 

Lúc hạ triều có không ít người tới trêu đùa, ta giữ vẻ mặt tươi cười đáp lại, nhưng trong lòng lại mệt mỏi vô cùng.  

 

Tiễn người cuối cùng đi, lại thấy Thái tử từ đối diện bước tới. Ta âm thầm cắn chặt má trong, vị m.á.u tanh kích thích khiến ta lập tức tỉnh táo lại, đang muốn nặn ra một nụ cười chỉnh tề để nghênh đón.

 

Thái tử bỗng nghiêm mặt: "Đừng cười nữa."

 

Ta sững sờ: "Hả?"

 

"Ngươi vốn không muốn cười, đúng không? Đừng cười nữa. Cô… ta đâu phải người ngoài."

 

Ta ngơ ngác, cúi đầu chớp mắt.

 

Thái tử như làm phép, từ trong tay áo lấy ra một quả quýt vàng óng, rồi ngoắc ngoắc tay ý bảo ta xòe tay ra:

 

"Được cất trữ trong kho lạnh đấy, hương vị vẫn chua ngọt như ngày thu. Bên ta chỉ còn một sọt nhỏ, lát nữa ngươi mang về hết đi."

 

Ta híp mắt cười cười, nhưng định thần lại, cẩn thận ngó ra cửa chính của đại điện.

 

"Đồ nhát gan," Thái tử kéo ta lại, nhướn mày nói, "Cha ngươi bị phụ hoàng ta gọi đi rồi, ăn mau đi."

 



Tốt! Tốt! Tốt! Có lợi mà không chiếm là đồ ngốc.

 

Hai chúng ta thành thạo nép vào góc tường của cung điện, ta như con mèo con thu mình sau lưng hắn bóc quýt, ngửi hương quả thơm ngọt, phấn khích như làm kẻ trộm.

 

Một chút lương tâm còn sót lại khiến ta ngập ngừng: "Điện hạ, ngài…"

 

"Ể?" Thái tử lắc đầu, "Đừng đưa ta, ta không ăn. Chua lè, chỉ có ngươi thích."

 

Ta: "?"

 

Vừa rồi ai nói chua ngọt như ngày thu?

 

Chậc chậc chậc.

 

Được ăn mà không tích cực, tư tưởng có vấn đề. Ta vứt bỏ chút lương tâm còn lại, thản nhiên tự mình hưởng thụ.

 

Thái tử chẳng biết từ lúc nào đã cúi đầu xuống, hơi thở ấm nóng phả bên tai ta:

 

"Thanh à, đợi sau này Cô đăng cơ… cũng sẽ ngày ngày giữ ngươi lại đến cuối cùng. Mỗi ngày tại điện Cam Lộ, dọn giường chờ ngươi."  

 

Điện Cam Lộ là thư phòng của đế vương, vừa triệu kiến thần tử, cũng triệu hạnh phi tần.

 

Ta lờ mờ cảm thấy có gì đó sai sai:

 

"Dọn giường chờ là dùng như vậy sao?"

 

"Không phải thì sao? Ngày xưa làm bạn đọc của ta, rốt cuộc ngươi có nghe Thái phó giảng bài không? Đồ ngốc… ngốc quá."

 

Ta suýt bị nước quýt sặc ch-ế-t, vừa ho sặc sụa vừa ráng sức gào lên giữa cơn ho:  

"Ngươi mới ngốc! Cẩu Thái tử!"

 

Câu cuối này nhất định phải từ miệng ta thốt ra.

 

Đây không phải vấn đề về thể diện!  

 

Đây là vấn đề về tôn nghiêm!

 

8.

 

Tuyết tích thành một lớp dày.  

 

Nếu để Nhị muội thấy, chắc chắn nó sẽ nói tuyết lành báo hiệu mùa màng bội thu.  

 

Nhưng với người Hung Nô ở Tây Bắc thì không. Họ sống du mục, mùa đông tuyết phủ kín núi đồi, ngày tháng chỉ càng thêm gian khổ.  

 

Từ số lần dân vùng biên ải bị cướp bóc ngày càng gia tăng là có thể thấy rõ điều này.

 

Ta đau đầu đưa tay ấn huyệt thái dương.  

 

Theo lý mà nói, năm nào vào thời điểm này tình hình cũng như thế. Nhưng năm nay, Thái tử lần đầu giám quốc, khó tránh khỏi sẽ có kẻ cố ý mượn cớ để gây sự.  

 



Nói vài câu đại nghịch bất đạo thì—  

 

Thái hậu và Hoàng đế bất hòa, giữ một nửa triều chính, luôn đối nghịch với Hoàng đế. Ta không khỏi lo ngại bà ta sẽ trút giận lên Thái tử, âm thầm bày mưu hãm hại hắn.  

 

Còn Thụy Thân vương kia, thoạt nhìn thì giống một lão đầu mê văn chương, lòng dạ hiền từ, nhưng ta lại nghi ngờ ông ta tiếu ý tàng đao, âm mưu bất chính.  

 

Hoặc có lẽ do ta đa nghi.  

 

Nhưng, việc phòng thủ ở Bắc cảnh, cẩn thận thêm một chút cũng chẳng sai.  

 

Ta bèn viết một bản tấu, đề xuất vài phương pháp mới để gia cố biên phòng, lại đề xuất mở rộng một phần nhỏ giao thương, đồng thời đem việc trị an nơi giao thương lưu loát liền mạch viết liền mấy đoạn dài.  

 

Khi đặt bút xuống, bên ngoài cửa sổ trời đã tối đen như mực, đã qua giờ hạ triều từ lâu. Nhưng lòng ta vẫn bất an, lại chép riêng một bản, phái người đưa cho Thái tử.  

 

Làm xong mọi việc, lúc hồi phủ thì đã rất khuya.  

 

Ta không muốn đánh thức người hầu, vốn định lẳng lặng quay về phòng mình, nhưng lúc đi qua cửa lại nghe tiếng cha ta gầm lên giận dữ:  

 

“Huống Tứ Bạch! Ta thấy con chán sống rồi!”  

 

Ta giật mình.  

 

Nhị muội lại gây ra chuyện gì nữa đây?  

 

Không kịp suy nghĩ, ta vội băng qua sân trước, ngăn roi gia pháp trong tay cha, bảo hộ Nhị muội sau lưng mình.  

 

“Con còn dám bảo vệ nó!” Cha ta tức giận quát tháo, “Chính vì con nuông chiều quá mức! Đừng tưởng ta không biết, con lợi dụng việc tỷ muội các con dung mạo tương tự, luôn thừa dịp hưu mộc che che giấu giấu cho chúng nó, để chúng nó ra ngoài làm càn! Con cứ dung túng đi! Xem cuối cùng chúng nó học được những trò lố lăng gì kìa?”  

 

Động tác của ta thoáng chững lại, chột dạ lùi lại một bước.  

 

Cha ta thừa thắng truy kích: “Con có thể bảo vệ chúng nó nhất thời, nhưng liệu có bảo vệ cả đời được không? Nhìn nhị muội của con kìa! Một tiểu thư thế gia, không cắm hoa pha trà, suốt ngày chỉ muốn lén lút ra ngoài làm ruộng! Làm ruộng đó! Nó làm ruộng! Chuyện này mà nói ra ngoài thi người ta sẽ nghĩ sao! Còn tưởng Huống gia ta không có nổi hai lạng gạo để nuôi nó đấy!”  

 

“Con chẳng quan tâm người ta nghĩ gì!” Nhị muội đỏ mắt, gân cổ cãi lại, “Bách tính nới biên cương đang c.h.ế.t đói c.h.ế.t rét, lưu dân ở Lương Sơn vì cơ hàn mà phải thành thổ phỉ! Vậy mà trong đầu cha chỉ có thanh danh tiếng! Danh tiếng! Cha tưởng thanh danh mình tốt lắm sao? Người ngoài nói cha  thế nào, cha có biết không? Nói rằng cha là kẻ tham lam vô độ. Là Đại! Gian! Thần!”  

 

“Nghịch nữ! Muốn c.h.ế.t phải không!”  

 

“Ấy ấy ấy! Khoan! Khoan! Khoan! Khoan! Đều là người một nhà, hòa khí không tốt hơn hay sao!”  

 

Ta một tay kéo cha, một tay giữ muội muội, đầu tiên quay sang cha khuyên nhủ: “Cha à! Nhị muội thật lòng muốn làm chút việc gì đó, chúng ta cũng nên xem thử nó có khả năng hay không chứ? Hai năm trước lúc mất mùa, hoa màu nó trồng thử ở quanh Lương Sơn, chẳng phải thu hoạch hơn ba phần so với trước kia hay sao? Khi ấy cha cũng đồng ý mà!”  

 

Ta lại nháy mắt với nhị muội: “Muội cũng biết tính cha hiếu thắng rồi, sao cứ phải chọc vào nỗi đau của ông ấy làm gì? Muội nói chuyện tử tế, chưa chắc cha đã không đồng ý…”  

 

“Huống Lưu Thanh!” Cha ta tức đến mức thất khiếu bốc khói, lại cầm roi gia pháp quất tới, “Con giảng hòa mà còn thiên vị cho nó! Đừng tưởng cha không nhìn ra!”  

 

Ta và nhị muội chạy tán loạn quanh sân, không ngờ lão đầu thể lực phi thường, lại kiên trì đuổi theo gần nửa canh giờ, khiến cả hai chúng ta thở không ra hơi.  

 

Đúng lúc roi gia pháp sắp vụt tới, người hầu ở cổng bỗng hét lớn:  

 

“Báo—Thái tử điện hạ tới!”

 
Bình Luận (0)
Comment