Phù Doanh

Chương 2

[P2]

06.

Lộc Văn Sinh ở nhà, lại thêm phiền phức cực lớn cho tôi.

Trước đây, tôi chỉ cần nấu cơm cho cha mẹ chồng.

Hạ nhân tự nấu ăn, tự ăn.

Bây giờ thêm một miệng ăn, cơm phải làm thêm, thức ăn cũng phải chuẩn bị thêm.

Thật mệt muốn ch*t.

Không biết có phải ả/o gi/ác của tôi hay không, tôi luôn cảm thấy Lộc Văn Sinh đang lén nhìn tôi, nhưng khi tôi quay đầu lại, hắn lại đang làm việc của mình.

Có lẽ hắn đang nghĩ cách viết hưu thư.

Làm sao để giữ thể diện cho cả hai nhà, không làm mất hòa khí.

Tôi cười khổ, kệ hắn đi.

Đêm đến, lúc tôi về phòng, Lộc Văn Sinh đang cầm chiếc áo gi lê của mình đưa lên mũi ngửi.

Hắn đã không còn mặc Trường Bào, Mã Quái* nữa, ngày thường mặc âu phục cũng rất phong độ, phóng khoáng.

*Trường Bào, Mã Quái (một dạng áo khoác bên ngoài) hai loại trang phục này đều là trang phục của dân tộc Mãn Thanh, áo cổ tròn, ống tay cửa hẹp, Mã Quái thường là xẻ giữa, cài nút thắt, ống tay áo hình chữ U, còn Trường Bào thường là xẻ bên.

"Chàng ngửi gì vậy?" Tôi khó hiểu.

"Phù Doanh, quần áo cô giặt thơm quá, dùng xà phòng gì vậy?"

Tôi đắc ý cười: "Tự tay em làm, có thêm nước hoa hồng, thơm không?"

Lộc Văn Sinh lại cúi đầu.

Cười nói: "Rất thơm."

Hôm nay tôi giặt giũ nấu cơm cho hắn mệt lắm rồi.

Nhanh chóng lấy chăn đệm trải dưới đất, cởi áo khoác ngoài nằm vào.

Lộc Văn Sinh trợn tròn mắt, chần chừ hỏi: "Cô, cô muốn ngủ dưới đất với tôi sao?"

Tôi ngáp một cái nói: "Tối qua em thấy chàng ngủ không ngon, chắc là ngại dưới đất lạnh cứng, tối nay chàng ngủ trên giường, em ngủ dưới đất."

"Cô là phụ nữ, ngủ dưới đất sợ h/ại sức khỏe."

Tôi xua tay: "Không sao, em khỏe lắm, chàng cũng ngủ sớm đi, em mệt rồi."

Con người thật sự không nên nói khoác.

Không phải sao, b/áo ứ/ng ngay lập tức.

Ngày hôm sau tỉnh dậy, tôi chỉ cảm thấy đ/au lưng mỏi eo.

Tôi bị phong hàn, sốt nhẹ, thỉnh thoảng ho khan.

Tôi đi đổ bô đêm cho cha mẹ chồng, làm bữa sáng xong, lại quay về nằm xuống.

Lộc Văn Sinh từ trên giường ngồi dậy.

Hắn cũng bị phong hàn sao?

Sao quầng thâm dưới mắt lại đậm hơn rồi?

Lộc Văn Sinh mở miệng, giọng nói mang theo sự khàn khàn của buổi sáng: "Phù Doanh, cô sao vậy?"

Tôi cau mày rúc vào chăn: "Không cần quan tâm em, cơm đã nấu xong rồi, chàng đi ăn đi."

"Cô không khỏe sao?" Hắn bước xuống giường.

"Có lẽ là bị cảm, không sao đâu, em chợp mắt một lát là khỏe."

Lộc Văn Sinh không nói gì.

Một lúc sau, hắn xột xoạt mặc áo khoác đi ra ngoài.

Lại không biết qua bao lâu, hắn đẩy cửa vào, trong tay bưng một chén th/uốc.

"Phù Doanh, lên giường ngủ, uống th/uốc đi này."

"Không cần." Tôi uể oải nói.

"Ngoan nào, th/uốc tôi tự sắc đấy, cô uống rồi hãy ngủ."

"Ôi dào, không cần." Tôi nghe phiền quá, trùm chăn qua đầu.

Chén th/uốc được đặt trên bàn.

Tôi đoán, Lộc Văn Sinh đi rồi.

Hắn gh/ét tôi từ tận đáy lòng, tự mình sắc th/uốc cho tôi, tôi lại không biết điều.

Hắn nhất định là t/ức gi/ận rồi.

Tôi chỉ cảm thấy trong lòng chua xót, cuộn tròn trong chăn khóc thút thít.

Đột nhiên, cơ thể tôi bay lên.

Lộc Văn Sinh bọc lấy chăn ôm tôi lên giường.

“Chàng làm gì vậy?” Tôi la lên.

“Tôi thấy cô không có sức nên ôm cô lên giường.”

Hắn lại xoay người bưng th/uốc qua, giọng nói dịu dàng: “Phù Doanh, uống rồi ngủ tiếp… Cô, sao cô lại khóc?”

Tôi lau nước mắt, nức nở nói: “Em nhớ cha mẹ em quá.”

Lúc ở nhà, mỗi lần bị b/ệnh, mẹ đều lo lắng không yên, ở cạnh tôi hết đêm này qua đêm khác.

Tôi cũng đã lớn như vậy rồi, bà vẫn hát đồng dao dỗ tôi ngủ.

Tôi gả vào Lộc gia đã hơn ba tháng, vẫn chưa từng quay về thăm cha mẹ.

Bây giờ ở ngoài bị b/ệnh, trong lòng tủi thân, càng thêm nhớ nhung họ.

Lộc Văn Sinh nghe vậy, an ủi tôi nói: "Chờ cô khỏi b/ệnh, tôi sẽ cùng cô về thăm nhà."

Th/uốc rất đắng, đắng đến nỗi tôi rơi lệ nhiều hơn.

Tôi dùng khăn lau khóe miệng: "Không cần phiền chàng, em có thể tự lo liệu, chàng cứ lo sự nghiệp của chàng."

Trên mặt Lộc Văn Sinh bỗng hiện lên vẻ gi/ận d/ữ:

"Phù Doanh, tôi là phu quân của cô, hà cớ gì cô phải phân biệt rạch ròi với tôi như vậy?"

Tôi chớp mắt, không hiểu: "Chẳng phải chàng nói, chàng tuyệt đối sẽ không thích em, chúng ta sớm muộn gì cũng sẽ hòa ly hay sao?"

Trên mặt Lộc Văn Sinh hiện lên vài phần x/ấu h/ổ.

Hắn thở dài giúp tôi nhét lại góc chăn, xoay người đi ra ngoài.

Bóng lưng lại có vẻ cô đơn.

Uống th/uốc xong, toát ra một thân mồ hôi.

Đợi tôi tỉnh dậy đã sắp đến chiều tối.

Tôi sợ lỡ bữa, vội vàng vào bếp, tranh thủ trước khi trời tối nấu xong cơm nước.

Ăn cơm xong, mẹ chồng nói để bà dọn dẹp, bảo tôi đi nghỉ ngơi.

Tôi cảm ơn.

Lộc Văn Sinh đứng dậy muốn theo tôi về phòng.

Tôi vội nói: "Hôm nay em nhiễm phong hàn, sợ lây cho phu quân. Hay tối nay phu quân ngủ ở chỗ khác vậy sẽ tốt hơn."

Lộc Văn Sinh vừa định nói gì đó, cha chồng gật đầu: "Đúng đấy Sinh nhi, ngày mai con phải về thành bận rộn sự nghiệp, vẫn nên giữ gìn sức khỏe cẩn thận."

Lộc Văn Sinh nghe vậy không nói một lời.

Chỉ là bước chân rời đi hỗn loạn, dường như mang theo vài phần t/ức gi/ận.

Tôi không rảnh để ý đến hắn, đi ngủ sớm.

07.

Lộc Văn Sinh vừa đi, ngày tháng của tôi lại khôi phục bình thường.

"Toán Học Vỡ Lòng" bản thứ 4 b/án rất chạy, tòa soạn đã chuyển vào trương mục của tôi một khoản tiền không nhỏ.

Tôi vui vẻ m/ua cho mình và mẹ chồng mấy chiếc vòng tay.

Có hỏi thì cứ nói là tiền cha gửi đến.

Mẹ chồng rất vui, vui xong lại sầu não hỏi tôi: "Phù Doanh, hôm đó không phải con đã cho Sinh nhi uống r//ượu sao? Sao bụng con vẫn chưa có động tĩnh gì?"

Tôi làm nũng: "Mẹ, nào có nhanh như vậy được?"

"Nói cũng phải. Sau này bảo Sinh nhi về thêm vài chuyến, sẽ nhanh thôi." Mẹ chồng cười ha hả nói.

Đừng!

Tuyệt đối đừng!

Kiểu cuộc sống không cần hầu hạ đàn ông, lại còn có rất nhiều ngân phiếu để tiêu thế này, tôi vẫn chưa hưởng thụ đủ đâu!

Có điều hôm đó cha chồng về nhà, tâm sự nặng trĩu.

H//út th//uốc hết điếu này đến điếu khác.

"Nghe nói tòa soạn của Sinh nhi có mấy cô gái mới tốt nghiệp vào. Thế này chẳng phải là b/át nh/áo sao? Nam nữ chưa kết hôn ở chung một nhà, đây chẳng phải là dung túng cho người ta ph/ạm s/ai l/ầm à?" Cha chồng t/ức gi/ận đến mức râu dựng cả lên.

Mẹ chồng an ủi: "Sinh nhi là người có chừng mực, trong nhà có vợ, sẽ không làm bậy đâu."

Cha chồng vẫn không yên tâm: "Phù Doanh, ngày mai con vào thành tìm Sinh nhi, có thể lôi nó về thì lôi về. Nếu nó không về với con, con cứ đi một chuyến, để mấy cô gái đó biết nó là người có vợ ở nhà, cũng có thể r/ăn đ/e một chút."

Mẹ chồng gật đầu: "Đây là một ý hay. Tôi thấy lần trước Sinh nhi về mắt cứ lén liếc nhìn con dâu, nhất định là nó đã biết Phù Doanh tốt. Phù Doanh đi là thích hợp nhất."

Tôi không nói nên lời đưa tay đỡ trán, Lộc Văn Sinh lén nhìn tôi, nhất định là đang nghĩ cách n/ói m/óc tôi, cách dùng từ trong hưu thư.

Trong mắt hắn, tôi có chỗ nào tốt đâu?

Nhưng làm dâu, tôi không thể c/ãi lời.

Mang theo lời dặn của cha mẹ chồng, tôi gượng gạo lên đường.

Lôi Lộc Văn Sinh về nhà?

Tuyệt đối không được.

Hắn về, đối với tôi cái gì cũng không vừa mắt, b/ắt b/ẻ đủ điều, đây chẳng phải tôi tự rước thêm một người cha về nhà sao?

Không được, không được.

Nghĩ thôi đã thấy sợ.

Tôi đứng trước cửa tòa soạn, do dự không bước vào.

Có một tiên sinh dáng vẻ tuấn tú đi tới, hỏi tôi: "Cô nương, cô tìm ai?"

Giọng nói của anh dịu dàng trong trẻo, tôi không nhịn được ngẩng đầu lên nhìn.

Dáng người đàn ông đó cao lớn, cao hơn Lộc Văn Sinh nửa cái đầu, cũng cường tráng hơn Lộc Văn Sinh rất nhiều.

Mày kiếm mắt sáng, sống mũi cao thẳng.

Chỉ là người này đeo một cặp kính gọng vàng, che đi vẻ chói mắt trên ngũ quan, tăng thêm khí chất nho nhã.

Tôi chưa từng thấy người đàn ông nào đẹp như vậy.

Nhỏ giọng trả lời: "Tôi tìm Lộc Văn Sinh."

"Cô là?" Người đó hỏi.

"Tôi là nương tử của chàng."

Người nọ hơi đánh giá tôi vài lần, nói: "Tôi dẫn cô vào."

Tòa soạn là một căn nhà lớn, nhưng nam nữ ngồi riêng ở những căn phòng nhỏ khác nhau.

Tôi đã nghĩ ra cách về nhà an ủi cha chồng rồi.

Còn chưa đợi vị tiên sinh kia gọi, Lộc Văn Sinh đã nhìn thấy tôi trước.

Trong mắt hắn lại có vài phần vui mừng.

Tôi chớp mắt, cảm thấy nhất định là nhìn nhầm.

Quả nhiên, sau khi tôi chớp mắt xong, Lộc Văn Sinh lại khôi phục vẻ mặt lạnh nhạt.

Hắn ngượng ngùng đi về phía tôi.

Lúc mở miệng, có vài phần vui mừng: "Phù Doanh, cô đặc biệt đến thăm tôi sao?"

Tôi vội đưa quần áo trong bọc cho hắn: "Mẹ nói trời trở lạnh, bảo em mang cho chàng mấy bộ quần áo."

Lộc Văn Sinh kiềm khóe miệng đang giương lên: "Cô may à?"

Tôi cười lắc đầu: "Em nào biết. Hơn nữa, em cũng không biết số đo của chàng."

Lộc Văn Sinh nghe vậy, vẻ mặt có hơi ảm đạm.

Vị tiên sinh dẫn tôi vào lúc nãy hỏi: "Văn Sinh, vị này là?"

Lộc Văn Sinh vội khom người chào: "Ngô tiên sinh, đây là phu nhân của tôi Tô Phù Doanh."

Ngô tiên sinh gật đầu, nói: "Nhà có vợ hiền, Văn Sinh là người có phúc."

Nói xong, người đó liền đi.

Lộc Văn Sinh lại cúi đầu chào anh ấy một cái, có thể thấy người đó có thân phận cao quý.

Sau đó, Lộc Văn Sinh muốn dẫn tôi đi dạo quanh tòa soạn.

Tôi nói: "Không được, em còn phải đi cho kịp chuyến xe bò đưa thư của làng, nếu không sẽ không về được."

Lộc Văn Sinh nói: "Vậy thì ngày khác hãy về."

Dứt lời, không nói không rằng kéo tay tôi đi vào trong.

08.

"Này, Lộc Văn Sinh…"

Buổi trưa, cả tòa soạn cùng ăn cơm ở một nhà bếp.

Hôm nay tâm trạng của Lộc Văn Sinh có vẻ không tệ.

Múc một chén cơm đầy thức ăn đặt trước mặt tôi.

"Em ăn không hết nhiều như vậy đâu." Tôi cau mày.

"Ăn không hết thì đưa cho tôi, nếm thử miếng điểm tâm này đi, nghe nói là mời thợ Tây làm đấy."

Lộc Văn Sinh mong đợi nhìn tôi.

Tôi cảm thấy hôm nay hắn rất không bình thường, ân cần đến mức khiến tôi không thoải mái.

Chẳng lẽ đã nghĩ xong cách viết hưu thư rồi?

Cảm thấy m/ắc n/ợ tôi?

Tôi vừa định há miệng ăn điểm tâm.

Đột nhiên một giọng nói đáng yêu vang lên.

"Ơ, Lộc Văn Sinh, đây là họ hàng của anh à? Sao vẫn còn mặc kiểu đồ vải thô lỗi thời như vậy?"

Tôi quay đầu nhìn.

Là một cô gái mặc đầm Tây, eo thon nhỏ, tóc uốn xoăn bồng bềnh.

Đằng sau cô ta còn có mấy cô gái khác cũng ăn mặc thời thượng như vậy.

Một cô gái khác lên tiếng: "Nhìn búi tóc của họ hàng nhà anh kìa, giống y như của bà nội tôi. Bộ quần áo rộng thùng thình này đừng nói là mượn của bà nội tôi đấy nhé? Lộc Văn Sinh, anh có phải là người đã học trường kiểu mới không thế? Sao lại nhận thức một cô gái quê mùa như vậy chứ?"

Các cô gái ăn mặc gọn gàng xinh đẹp, người nào người nấy trẻ trung thời thượng, thần thái phơi phới.

Đặc biệt là sự kiêu ngạo trong ánh mắt, là sự kh/inh ng/ười sau khi đã thấy qua việc đời.

Tôi cúi đầu nhìn xuống bộ đồ của mình.

Chiếc áo bào xanh lam hoa văn nhỏ truyền thống, thân áo rộng, đường nét thẳng tắp, che đi phần phần cơ thể từ đầu gối trở lên, hệt như đang chồng một cái bao bố rộng thùng thình.

Viền áo được trang trí mười sáu dải lụa, mỗi dải lụa có gắn một chiếc chuông bạc, khi chuyển động sẽ phát ra tiếng leng keng. Bình thường tiếng chuông này rất vui tai, nhưng lúc này tôi lại không dám nhúc nhích, sợ bị các cô gái đó cười nhạo.

Búi tóc là tự tay mẹ chồng chải cho tôi trước khi đi, được vấn cao gọn gàng, bóng loáng trên đỉnh đầu, mẹ chồng nói tóc tôi dày hơn cả mây, bà tự tay cài cho tôi một đóa hoa lụa.

Hoa lụa?

Vừa nghĩ đến đây, tôi lập tức đưa tay sờ.

May mà không rớt, làm tôi sợ muốn ch*t.

Nhưng khi tôi vừa nhúc nhích, tiếng chuông bạc vang lên, mấy cô gái trước mặt đều phá lên cười, sự ch/ế gi/ễu trong mắt không hề che giấu, khiến những người vốn không chú ý đến bên này cũng đều ngó đầu qua nhìn.

Tôi biết không nên kỳ vọng vào Lộc Văn Sinh.

Tôi biết, hắn luôn ch/ê tôi cổ hủ, tuyệt đối sẽ không nói giúp tôi.

Chẳng qua tôi nghĩ, với tư cách là "họ hàng", hắn cũng nên bảo vệ tôi vài câu, đưa tôi rời đi.

Tôi quay đầu về phía hắn: "Lộc Văn Sinh, em..."

Lộc Văn Sinh nhìn tôi với vẻ ch/án gh/ét.

Sự ân cần, vui mừng vừa rồi đều không còn nữa.

Hắn đ/á văng cái ghế, biểu cảm phiền chán: "Tô Phù Doanh, nếu cô cứ mãi cổ hủ không tiến bộ như vậy thì đừng đến tìm tôi nữa."

Nói xong, hắn đẩy đám người đi ra ngoài.

Bước chân vội vã, giống như muốn tho/át khỏi thứ đáng s/ợ gì đó.

Mấy cô gái nhanh chóng vây lại, chặn tôi ở chỗ ngồi.

Tôi không hiểu, tuy rằng con gái ở nội thành thời thượng, nhưng mặc quần áo kiểu cũ là t/ội á/c t/ày tr/ời gì sao?

Ở quê tôi, tất cả mọi người đều mặc như vậy.

Tôi không theo kịp trào lưu có thể khiến các cô ấy có đ/ịch ý lớn với tôi như vậy sao?

Tôi luống cuống cúi đầu, vành mắt không khỏi đỏ lên.

Nội thành này, sau này tôi sẽ không đến nữa.

"Các đồng chí của quý tòa soạn lại rảnh rỗi đến mức này sao?" Một giọng nói hơi quen tai vang lên từ phía sau đám đông.

Mấy cô gái vừa nghe thấy mặt đều biến sắc, cúi đầu, nhỏ giọng gọi người đến: "Ngô tiên sinh."

À, là vị Ngô tiên sinh đó.

Anh ấy một thân uy nghiêm, mắt sáng như đuốc, giọng điệu không vui:

"Đừng tưởng mặc một bộ đồ Tây thì cao hơn người khác một bậc! Đất nước đang có những thay đổi lớn là để cho cuộc sống của các cô ngày càng tốt hơn, chứ không phải để các cô b/ắt n/ạt đồng bào.”

"Nếu chỉ nhìn ngoại hình, khí chất, cô nương này hơn các cô không chỉ trăm lần. Bề ngoài các cô đã trang điểm thì nội tâm cũng phải gột rửa cho sạch sẽ. Tự cho mình nhận được giáo dục kiểu mới nhưng vẫn không thoát khỏi thói h/ư tật x/ấu trong x/ương c/ốt. Khuyên các cô nên thận trọng từ lời nói đến việc làm, đừng làm mất mặt quý tòa soạn."

09.

Bên này náo động quá lớn, rất nhanh đã kinh động đến người quản lý của tòa soạn.

Người quản lý bước từng bước nhỏ chạy đến, liên tục gọi "Ngô tiên sinh", xin anh ấy bớt gi/ận.

Đồng thời kh/iển tr/ách cô gái cầm đầu kia trước mặt mọi người.

Cô gái đó cũng là người có tính c/áu k/ỉnh, dậm chân, vặn eo, đỏ mặt chạy ra ngoài.

Mấy cô gái phía sau gọi cô ta: "Tri Hạ, đợi chúng tôi với."

Tôi cảm ơn Ngô tiên sinh đã giải vây, đứng dậy muốn đi.

Ngô tiên sinh hỏi: "Cô nương muốn đi đâu?"

"Đến đầu chợ bắt xe bò của làng chúng tôi."

"Cô nương không quen nội thành, để tôi đưa cô đi."

Vị Ngô tiên sinh này chính trực, vừa nhìn đã biết là người tốt.

Tôi gật đầu đồng ý: "Vậy thì làm phiền tiên sinh."

Từ thái độ của mọi người đối với Ngô tiên sinh, tôi đoán Ngô tiên sinh ở tòa soạn nhất định có địa vị rất cao.

Nhưng không ngờ lại cao đến mức này.

Một chiếc xe hơi màu đen bóng loáng dừng trước cửa tòa soạn, tài xế chạy xuống mở cửa.

Phải biết rằng, để m/ua được một chiếc xe hơi như vậy không chỉ cần có tiền, mà còn phải có quyền thế rất lớn.

Cha tôi cũng có một chiếc xe hơi nhưng không sang trọng bằng của Ngô tiên sinh.

Như vậy đã có thể thấy rõ được thân phận của Ngô tiên sinh.

Trên đường đi, Ngô tiên sinh an ủi tôi:

"Văn Sinh còn trẻ, thích sĩ diện, cô đừng buồn, tôi sẽ nói chuyện với cậu ấy, bảo cậu ấy xin lỗi cô."

Tôi cười lắc đầu: "Không sao, tôi dần đã quen rồi. Dù sao cũng lâu mới gặp nhau một lần, tôi nên sống thế nào thì sống thế ấy, tiên sinh không cần để tâm."

Ánh mắt Ngô tiên sinh dừng lại trên mặt tôi thật lâu, vẻ mặt nghiêm túc.

Tôi không muốn để người ngoài lo lắng cho tôi, bèn chuyển chủ đề:

"Ngô tiên sinh, ngài cũng là đồng sự của tòa soạn sao?"

Ngô tiên sinh lắc đầu: "Không phải, tôi dạy học ở trường. Gần đây tôi có một cuốn sách sắp xuất bản, hôm nay đến bàn bạc chi tiết, vừa hay gặp được cô."

"Vừa nhìn đã biết ngài là người có văn hóa."

Tôi có một sự ngưỡng mộ gần như bản năng đối với những người có học thức.

Ngô tiên sinh nghe vậy, không khỏi cười nói: "Nhìn từ đâu ra?"

"Đôi mắt, đôi mắt ngài cơ trí có thần, là sự sâu sắc mà chỉ người đọc sách mới có."

"Cô nương có đọc sách không?"

"Chỉ đọc một chút, nhưng từ nhỏ tôi đã gặp những người có học vấn, đều giống như ngài. Chỉ là, trên người ngài còn có một loại khí chất cao quý mà họ không có."

Ngô tiên sinh cười lớn: "Trò chuyện với cô nương rất thú vị. Trông có vẻ ngây thơ, nhưng thực ra lại rất thông minh."

Lúc sắp xuống xe, tôi vẫy tay chào tạm biệt Ngô tiên sinh.

Ngô tiên sinh đột nhiên gọi tôi lại: "Còn chưa biết quý danh của cô nương."

Phụ nữ sau khi lấy chồng, xưng hô tự nhiên là thêm họ nhà chồng vào trước.

Như tôi ở trong làng, mọi người đều gọi tôi một tiếng Lộc thị.

Nhưng Ngô tiên sinh vẫn muốn hỏi tôi.

Tôi biết, anh ấy coi tôi là một người độc lập chứ không phải vợ của ai hết.

Tôi cười nói: "Tiên sinh có thể gọi tôi là Lỗ Nhất."

Người đưa thư đã gọi tôi trên xe bò.

Tôi vội vã chạy về trước nên không nhìn thấy, đồng tử của Ngô tiên sinh đột nhiên co lại.

10.

Trở về quê, cuộc sống vẫn như thường.

Dạo gần đây tôi đang say mê đọc tác phẩm của một nhà giáo dục đương đại.

Tên tiên sinh là Ngô Bạc Giản.

Lúc đầu khi viết "Toán Học Vỡ Lòng", có những chỗ tôi còn nghi hoặc, bèn mặt dày gửi thư cho anh ấy.

Không ngờ, tiên sinh Ngô Bạc Giản nghe nói về những việc tôi đang làm, cực kỳ tán thành nên đã giúp đỡ tôi rất nhiều.

Ngô Bạc Giản mặc định tôi là một nam nhi như anh ấy.

Vì thân phận nữ giới dễ gây ra phiền phức nên tôi vẫn chưa giải thích.

Vì vậy, tôi gọi anh ấy là Bạc Giản huynh.

Anh ấy gọi tôi là Lỗ Nhất tiểu đệ.

Hôm nay, tôi nhận được một phong thư.

Ký tên Bạc Giản.

Tôi vui vẻ mở ra đọc.

Nhưng không ngờ, lần này Bạc Giản huynh không kể cho tôi nghe về những nghiên cứu tâm đắc gần đây của anh ấy mà là nói về những bối rối trong tình cảm của anh ấy.

Anh ấy nói: "Lỗ Nhất tiểu đệ, chẳng lẽ thế nhân đều phải khổ vì tình sao? Huynh vốn như gió, không bị thế tục ràng buộc. Nhưng hôm nay lại thực sự lãnh ngộ được thế nào là nhất kiến chung tình. Thế nhưng người ấy đã làm vợ người rồi. Chỉ tiếc, phu quân của cô ấy bị mù, không nhận ra người con gái ấy có tâm hồn đẹp đẽ. Lỗ Nhất tiểu đệ, mau tham mưu giúp vi huynh, mấy hôm nay huynh ăn không ngon ngủ không yên, thực sự rất khổ tâm."

Tôi không khỏi bật cười.

Không ngờ người có trí tuệ thông thái như Bạc Giản huynh cũng sẽ khổ vì tình.

Nếu anh ấy viết thư hỏi tôi, tất nhiên đã coi tôi như tri kỷ.

Tôi bèn không giấu giếm.

Hồi âm: "Mong người nhận thư khỏe mạnh và vui vẻ.

Mối tình đầu của Bạc Giản huynh mới chớm, ngu đệ rất vui mừng. Nhưng theo ý kiến của ngu đệ, công lý lẽ phải không thể bị bãi bỏ. Nếu cô gái này đã kết hôn, Bạc Giản huynh có đạo đức, chớ đánh mất cốt cách. Nếu phu quân của cô ấy không phân biệt được đâu là ngọc đâu là đá, đợi cô gái được tự do, Bạc Giản huynh có thể dũng cảm theo đuổi tình yêu. Người con gái này được Bạc Giản huynh yêu thương, quả thực là một điều may mắn."

Vài hôm sau, Bạc Giản huynh hồi âm: "Lỗ Nhất tiểu đệ đúng là thầy tốt bạn hiền."

Có thể được Bạc Giản huynh công nhận, tôi vui mừng khôn xiết.

Hàng ngày nét mặt đều rất tốt, bước chân nhẹ nhàng.

Chỉ là, cha chồng thỉnh thoảng lại bảo tôi vào thành thăm Lộc Văn Sinh, khiến tôi phiền lòng.

Không phải đưa đồ ăn thì là đưa quần áo, có khi không tìm được lý do thì lấy đại mấy cái bánh bao nói:

"Hôm nay nhân bánh này ngon lắm, mang cho Văn Sinh để nó nếm thử tay nghề của Phù Doanh."

Tôi không tiện từ chối, chỉ đành ngồi xe bò vào thành.

Thế nhưng, còn chưa vào tòa soạn đã bắt gặp Lộc Văn Sinh cùng với cô gái tên Tri Hạ kia.

Tôi chợt hiểu ra tại sao hôm đó cô ta lại có đ/ịch ý lớn với tôi như vậy.

Thì ra, cô ta thích Lộc Văn Sinh.

Hai người đứng ở nơi vắng vẻ không người, Lộc Văn Sinh đưa một bó hoa cho Tri Hạ.

Tri Hạ nhận lấy, đỏ mặt, nhón chân hôn lên má của Lộc Văn Sinh một cái.

Vành tai của Lộc Văn Sinh đỏ như m//áu heo.

Hóa ra, đây chính là tự do yêu đương, tự do hôn nhân mà Lộc Văn Sinh theo đuổi.

Nhưng đây chẳng phải là "ng//oại t//ình" mà các chị trong làng nói sao?

Bánh bao rơi khỏi tay tôi khiến hai người họ giật mình.

Vẻ mặt Lộc Văn Sinh kinh nghi:

"Phù Doanh, sao cô lại đến đây?"

Chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, hắn đã thay đổi từ thái độ vui mừng ban đầu "Phù Doanh, cô đến thăm tôi sao?" sang ch/án gh/ét không chút giấu diếm "Phù Doanh, sao cô lại đến đây?".

Tôi còn chưa kịp lên tiếng, Bạch Tri Hạ đã tiến lên vài bước chắn trước mặt Lộc Văn Sinh hệt như gà mẹ bảo vệ con: "Tô Phù Doanh, sự kết hợp giữa cô và Văn Sinh là tàn dư của chế độ phong kiến.”

"Tôi và Văn Sinh mới là tình yêu đích thực.”

"Hôm nay, cô đừng hòng c//ướp Văn Sinh khỏi tay tôi, tôi sẽ không để cô làm h/ại anh ấy đâu!

"Không được yêu, cô nhiều lắm chỉ là vợ lẽ, còn tôi mới xứng làm vợ cả của Văn Sinh."

Tôi còn chưa nói một chữ, Bạch Tri Hạ đã lải nhải một tràng dài.

Tôi nhìn Lộc Văn Sinh: "Đây chính là tự do yêu đương mà phu quân nói sao? Nếu tự do thật sự, tại sao phải lén lén lút lút ở nơi hẻo lánh này chứ? Có thể thấy, tự do mà chàng nói chẳng qua là sự ph/óng đ/ãng không được thế tục công nhận mà thôi!"

"Cô nói bậy!" Bạch Tri Hạ bị tôi nói trúng chỗ đ/au, vừa la hét vừa vung tay t/át tôi.

Lúc này, tôi phải cảm ơn khoảng thời gian làm việc nhà vừa qua.

Cơ thể tôi không còn yếu ớt như xưa nữa.

Tôi bắt lấy tay cô ta hất ra.

Bạch Tri Hạ không đứng vững, ngã về phía sau.

Sau đó khóc lóc nhào vào lòng Lộc Văn Sinh.

Lộc Văn Sinh xót xa, ch/ỉ tr/ích tôi: “Tô Phù Doanh, cô đúng là một thôn phụ quê mùa!"

“Đúng đúng đúng, anh nói đúng hết, tôi là thôn phụ quê mùa, là tàn dư phong kiến. Tôi học đòi văn vẻ, bảo thủ lỗi thời, quả thực không thể so được với lối sống cởi mở nam đạo nữ xướng* của các người!"

* Đàn ông tr//ộm c//ắp, phụ nữ làm k//ỹ n/ữ.

Tôi sảng khoái m/ắng ra nỗi u/ất ứ/c trong lòng.

Lộc Văn Sinh thấy tôi trở mặt, liền nói: “Cô đi nói với cha hòa ly với tôi đi.”

“Tôi nh/ổ vào! Muốn nói cũng là anh đi nói. Anh chờ ôm người mới, tôi lại không vội.” Tôi cười lạnh.

Lộc Văn Sinh thấy đ/ánh, đ/ánh không lại tôi; m/ắng, m/ắng không lại tôi, chỉ đành che chở Bạch Tri Hạ vội vàng rời đi.

Tôi n/ém bánh bao cho con chó đầu ngõ: “Cho chó ăn cũng không cho đôi c/ẩu n/am n/ữ các người ăn!”
Bình Luận (0)
Comment