Phục Ma Trọng Sinh Ký

Chương 62

Thầy Việt, Tấn và Dương đi theo sau ông chủ nhà vào khu vườn, rồi họ tiến vào gian nhà bên tay trái. Tiếng ho sặc sụa bên trong phòng làm ba người cảm thấy hơi ái ngại, rõ ràng là người ở trong đấy có sức khỏe không tốt một chút nào.

Người đàn ông chủ nhà khúm núm bước vào rồi nhẹ nhàng lên tiếng:

- Dạ thưa cụ...! Bọn họ đã ở bên ngoài cửa rồi ạ...!

- Khụ... khụ...! Bảo họ vào đi...!

Người đàn ông bước ra ngoài rồi ra hiệu cho ba người vào căn phòng, bên trong khá chật hẹp chỉ vỏn vẹn có một chiếc giường ọp ẹp và vài thứ linh tinh. Một cụ già 70 tuổi ngồi vật vờ trên giường nhìn về phía bọn họ, sắc mặt xạm lại có vẻ như không được tốt cho lắm.

- Khụ... khụ...! Cuối cùng thì các người cũng đến...!

- Ý cụ là sao ạ...? ( Tấn nhíu mày ngạc nhiên hỏi)

- Dạo gần đây ta thường mơ về một giấc mơ lạ...! Trong mơ có người nói rằng sẽ có một đám người đến tìm mình...! Ta cứ tưởng là đầu trâu mặt ngựa đến đón ta chứ...? Không ngờ lại là ba người...! Khụ...khụ...!

Có chuyện trùng hợp như vậy sao? Tấn đăm chiêu suy nghĩ, à mà cũng phải thôi, về tâm linh thì không ai có thể hiểu hết am sâu mọi việc được thì chuyện báo mộng này cũng là đương nhiên thôi.

- Các người muốn hỏi ta về vấn đề gì...?

- Dạ...! Chúng cháu muốn hỏi cụ về một người đàn bà họ Lý có tên là Ngọc Dung...!

- Lý Ngọc Dung à...? Ta chưa từng nghe đến tên ai như vậy cả...! Nhưng... để ta tra lại gia phả xem đã...!

Nói rồi, ông cụ tiến lại về phía chiếc tủ con gần đấy rồi run run lấy ra một quyển sách đã mốc meo, ông khẽ khàng lật qua từng trang sách rồi chăm chú đọc:

- Lý ngọc dung... Lý ngọc dung...! Ôi đội mắt ta khó có thể nhìn rõ nữa...! Thật sự nhìn thấy chữ được chữ không...! E là...!

- Để cháu giúp cụ...!

Tấn nhẹ nhàng tiến lại gần phía ông cụ rồi nhìn vào trong quyển sách, tiếng hán nho không thể làm khó được người của thời đại trước như hắn. Ông cụ ngạc nhiên nhìn Tấn rồi thốt lên cất lời:

- Cậu đọc được chữ Hán nho sao...?

- Cháu cũng có tìm hiểu sơ qua về ngôn ngữ Việt Nam thời phong kiến...!

- Vậy cậu tự tìm đi...!

Ông cụ đế quyển gia phả vào tay Tấn, Tấn giở sách lại từ đầu rồi mày mò tìm xem có ai tên là Lý Ngọc Dung hay không. Giở đến một phần tư sách bỗng nhiên đôi mắt Tấn mở to:

- Tìm được rồi...! Lý Ngọc Dung là ái nữ của bá hộ Lý Tầm Hoan, sinh năm 1890 mất năm 1908 lấy chồng làng Mơ...!

- Còn gì nữa không? ( thầy Việt sốt sắng lên tiếng hỏi)

- Hết rồi...!

Câu trả lời cụt lủn của Tấn làm thầy Việt và Dương tiu nghỉu buồn bã, cuối cùng mọi việc vẫn là công cốc dã tràng. Ông cụ khẽ ho vài tiếng rồi rên rỉ lên tiếng:

- Những gì ta biết...thì cũng đã nói hết rồi..! Khụ... khụ...!

- Chúng cháu hiểu ạ...! Nhưng sao bệnh tình cụ như thế này lại không đến bệnh viện ạ...? ( Dương nhìn về phía cụ Hương Lý với thái độ lo lắng)

- Làm gì có tiền mà đến hả cháu...? Ta cũng gần đất xa trời rồi..! Sống được đến đâu thì sống thôi...! Còn chút gia sản để lại cho con cháu...chứ giờ mà mang đi chữa trị...thì... khụ...khụ...!

Nhìn căn nhà lụp xụp này, Tấn cũng đoán được phần nào kinh tế gia đình nên thở dài im lặng. Ba người họ rời khỏi nhà cụ Hương Lý mà tâm tư trữu nặng không biết nói sao rồi Tấn nhìn về phía Dương lên tiếng hỏi:

- Nếu có thể chữa bệnh miễn phí cho cụ Hương Lý thì tốt quá...!

- Đối với người khác thì không thể...! Nhưng cậu là cậu chủ Kim Gia mà...?

Dương ngước mắt nhìn về phía Tấn mỉm cười, dường như Tấn cũng hiểu ý cô nên khẽ mỉm cười gật dầu xác nhận lại. Chuyến đi lần này về cơ bản là không có chút thu hoạch nhưng ít ra vẫn giúp được ai đó làm tâm trạng ba người cũng cảm thấy thoải mái phần nào.

**************************************

Tại một khu dự án xây dựng cách đấy không xa, người công nhân đang đào đất bằng máy xúc bỗng nhiên khựng lại. Hình như dưới đất có cái gì cứng cứng va chạm với đầu máy xúc, một số người tò mò tiến lại gần hố đất để xem rốt cuộc dưới lớp đất đấy là thứ gì.

Những người công nhân tái xạm mặt nhìn nhau, khuôn mặt họ lộ rõ vẻ hoảng loạn xen lẫn là sự kinh hãi vì họ đã đào được một thứ mà họ cho rằng là đại kị: ÁO QUAN.

Lời kết: Chap này là gửi tặng mọi người vào ngày giỗ tổ hùng vương...!
Bình Luận (0)
Comment