Quái Khách Muôn Mặt

Chương 8

Thì ra khi Long Uyên đang đi ở ngoài sân người nhà họ Đường đã trông thấy rõ rồi, vợ chồng viên ngoại với tiểu thư thấy chàng ngớ ngẩn và mặt khác hẳn người giới thiệu của bà mai, hai vợ chồng với đứa con gái đều thất vọng vô cùng. Cho nên Đường viên ngoại mới bảo Tuệ Châu lui vào trong phòng tối tạm thời đừng ra mặt vội. Bây giờ thấy Long phu nhân hỏi tới đành phải gọi con ra chào và ông ta cũng định tâm rồi, chờ con mình vái chào hai vị Long phu nhân xong là cáo từ ra về ngay.

Ngờ đâu ông ta gọi luôn mấy tiếng không thấy con gái trả lời lại tưởng nàng xấu hổ không chịu ra, liền xin lỗi mọi người để vào phòng gọi con gái ra. Nhưng ông ta vừa vào đến phòng đã thất thanh kêu lên một tiếng, vội chạy ra hỏi lão sư thái rằng :

- Sư thái... căn phòng tối bên trong kia có cửa ngõ khác không?

Lão sư thái biết chắc có chuyện gì xảy ra nên vội chạy vào xem. Quả nhiên thấy cửa sổ mở toang và không thấy hình bóng của tiểu thư đâu hết?

Đường phu nhân thấy sắc mặt của chồng biết có chuyện gì xảy ra. Phu nhân chỉ sinh được có một mình Tuệ Châu, nên nuông chiều cô con gái này vô cùng, ba ta giật mình kinh hãi, hoảng hốt chạy vào phòng trong.

Lão sư thái giàu kinh nghiệm giang hồ đoán chắc Đường tiểu thư yếu ớt như vậy không khi nào lại leo qua cửa sổ mà đi được, nàng có leo qua cửa sổ thì với võ công cùng thính giác tinh tường thế này lại không nghe thấy. Bà ta đưa mắt nhìn quanh phòng một lượt liền phát giác trên xà nhà có điểm hơi khác lạ. Lúc ấy bà ta không kịp trả lời vợ chồng Đường viên ngoại đã vội nhảy lên trên xà nhà cao hơn hai trượng.

Lão sư thái chỉ khám xét qua một chút rồi phi thân xuống miệng niệm “A di đà Phật” rồi mới nói :

- Xin hai vị thí chủ chớ có lo ngại, tiểu thư quả thực đã bị người ta bắt cóc rồi.

Đường phu nhân nghe nói giậm chân đấm ngực khóc lóc kêu la thảm thiết còn Đường viên ngoại cũng lắc đầu ứa nước mắt.

Chí Trung và Chí Tri hai phu nhân cùng bốn thị nữa đều kinh hãi đến biến sắc mặt chân tay cuống quýt không xử trí như thế nào cho phải.

Lão sư thái ngượng vô cùng khẽ nói :

- Xin hai vị thí chủ hãy bình tĩnh nghe bần ni thưa chuyện... Bần ni tuy bất tài nhưng năm xưa cũng đã lăn lộn trên giang hồ vài năm nên có đôi chút kinh nghiệm, vừa rồi bần ni thấy vết chân vết tay ở trên xà nhà, hiển nhiên kẻ gian tới cũng không lâu. Như vậy kẻ gian lẻn vào trong phòng này trước rồi mới thừa cơ bắt cóc lệnh ái đi.

Đường phu nhân nghe nói càng khóc thêm :

- Trời ơi... biết... làm sao bây giờ?... Ối con ơi là con!

Đường viên ngoại chỉ biết nhỏ lệ lắc đầu thở dài.

Lão sư thái lại an ủi vợ chồng viên ngoại :

- Hai vị thí chủ chớ có lo âu như vậy, nên gìn giữ sức khỏe của mình trước, việc này xảy ra trong am của bần ni tất nhiên bần ni phải chịu trách nhiệm. Phen này đành phải khai sát giới đấu với kẻ gian một phen.

Nói tới đó bà ta tức giận trợn to đôi mắt lên vẻ mặt hậm hực khiến ai trông thấy cũng phải kinh hãi. Lão sư thái lại nói tiếp :

- Đường lão thí chủ thử nghĩ lại xem, lúc thí chủ tới giữa đường có phát giác người nào khả nghi không? Hay là người lạ mặt nào chú ý tiểu thư không?

Đường viên ngoại lắc đầu, nhưng đột nhiên kêu lên một tiếng đáp :

- Ừ! Phải rồi, khi lão tới vì trời hãy còn nhá nhem, người đi đường rất ít, vì mải xem phong cảnh tiểu nữ không cho buông mành xe xuống, lúc xe ra tới ngoại thành thì đột nhiên gặp một công tử ăn vận rất xa hoa cưỡi con ngựa cao ở đàng xa phóng tới. Khi đi cạnh xe y trông thấy tiểu nữ liền kêu “ủa” một tiếng, nhưng y không ngừng chân lại thúc ngựa đi luôn. Lúc ấy nội nhân lại nói với lão: “Chắc người đó là Long...”

Nói tới đó ông đưa mắt nhìn người nhà họ Long nhưng không dám nói tiếp.

Lúc ấy mọi người mới biết ông ta định nói Long Uyên. Ai nấy cùng quay mặt lại nhìn chàng ta, nhưng không thấy hình bóng chàng ta đâu hết, không biết chàng ta đi đâu và đi từ lúc nào rồi?

Chí Trung phu nhân ngạc nhiên vô cùng, đang định hỏi mấy thị nữ thì một tên trong bọn đã tiến lên thưa rằng :

- Vừa rồi thiếu gia dặn thị nữ là vì thiếu gia thấy khó chịu nên đã đi về nhà trước.

Chí Tri phu nhân càng lo sợ thêm không biết Long Uyên đau bệnh gì mà lại bỏ về như thế? Bà ta cũng muốn về xem nhưng nơi đây đang xảy ra chuyện phiền phức như vậy mình không tiện bỏ về ngay, cay mày lại nhìn thị nữ nọ một cái, có ý trách nó sao lại không báo cho mình hay trước.

Lúc ấy sư thái lại lên tiếng :

- Thí chủ chớ lo việc này đã có manh mối đôi chút, bần ni thế nào cũng điều tra ra và cứu lệnh ái về. Việc này không thể trì hoãn được, bần ni phải đi ngay mời quý vị thí chủ hãy về phủ trước hễ có tin gì bần ni sẽ sai người đi báo cho quý vị hay ngay. Theo ý bần ni thì tốt hơn hết đừng báo cho quan huyện hay quan phủ vội, vì tên giặc này võ công khá cao siêu, dù y cướp tài hay cướp sắc cũng không dám giết hại lệnh ái đâu. Nếu báo cho quan binh hay chỉ làm xao động mà không ích lợi gì cả.

Nói tới đó, bà ta lại nói với Chí Trung và Chí Tri hai vị phu nhân :

- Mời hai vị phu nhân hãy về nhà trước, và làm ơn báo cho Chí Dũng sư đệ hay, nếu sư đệ của bần ni có rảnh thì mau tới tệ am để giúp bần ni một tay.

Chí Tri phu nhân lo ngại cho Long Uyên đã sớm muốn cáo lui. Bây giờ nghe lão ni nói như vậy liền khuyên vợ chồng Đường viên ngoại vài lời rồi cùng Chí Trung phu nhân cáo lui đi về ngay.

Hai chị em dâu về tới nhà chưa kịp thay quần áo đã vội sang nhà Chí Dũng hỏi xem Long Uyên đã về hay chưa? Mới hay chàng ta chưa về tới. Chí Trung phu nhân càng lo ngại liền vội nói :

- Như vậy biết làm sao bây giờ?

Chí Dũng đang đánh cờ ở trong thư phòng nghe tiếng nói vội chạy ra hỏi.

Chí Tri phu nhân nghĩ đến lời nói của lão sư thái vội kể chuyện Đường tiểu thư bị mất tích như thế nào. Trong lúc mọi người bối rối Long Uyên tự nhiên bảo khó chịu nên về trước nhưng đến giờ vẫn chưa thấy y về tới, không hiểu y đi đâu?

Chí Dũng cau mày lại suy nghĩ giây lát rồi nói :

- Ngũ tẩu cứ yên tâm. Uyên nhi đã lớn như vậy không khi nào bị người ta bắt cóc thực là khả nghi, thiết nghĩ ở quanh huyện Chức Mạc này theo đệ biết thì rất ítt có nhân vật võ lâm và cũng không có một người nào thuộc giới hắc đạo cả. Sao ban ngày ban mặt lại có vụ bắt cóc xảy ra một cách như thế được? Năm xưa sư tỷ đệ hành hiệp giang hồ biệt hiệu là Thiết Hốt Ni Pháp Duyên và cũng là sát tinh của bọn hắc đạo. Gần đây bà ta quy ẩn ở huyện này tuy không can thiệp đến việc ngoài, nhưng võ công bà ta càng ngày càng điêu luyện... Không ngờ tên dâm tặc nào mù quáng lại dám bạo gan bắt cóc người ở trong am của bà ta như thế? Việc này không những làm cho bà ta mất sĩ diện với mọi người và chưa biết chừng vì như thế bà ta nổi giận tái nhập giang hồ lại làm đảo lộn trời đất một phen nữa cho mà xem.

Nói tới đây Chí Dũng thấy mọi người đều trố mắt nhìn mình, liền mỉm cười nói tiếp :

- Thôi bây giờ tôi phải đi kiếm ngay sư tỷ của tôi, chắc bà ta cũng có việc gì cần dặn bảo.

Nói xong, ông ta sai thị nữ lấy thanh bảo kiếm ra giấu ở trong người rồi đi luôn.

Hãy nói Long Uyên biết tin mình đi xem mặt vợ rồi, chàng liền nghĩ ra một kế hoạch tiêu cực rất khôn khéo rồi theo kế hoạch đó mà chàng hóa trang cho bộ mặt vàng khè, khiến cho ai trông thấy cũng tưởng mình đau ốm, tất nhiên chàng không dám giấu diếm bác bảy và cha mình, chàng thành thực thưa với hai người thân là vì mình hãy còn nhỏ không muốn lấy vợ vội, hai là thiếu nữ kia thật có lòng yêu mình không thì không cứ gì lộ mặt xấu đẹp như vậy mới phải yếu thực.

Chí Tri và Chí Dũng là người khoáng đạt xưa nay, thấy Long Uyên nói như vậy đồng ý ngay. Thì ra Long Uyên về nhà tới giờ, ban ngày thường ở trong thư phòng học y bốc tinh tướng của Chí Tri, đêm đến lúc mọi người ngủ hết lại hay cũng cha vào trong rừng nghiên cứu võ công, vì vậy Chí Dũng không những biết rõ cá tính của con mình, đồng thời cũng biết con mình đã học hỏi thêm khá nhiều những võ công cao siêu.

Từ khi ra đời hành đạo đến giờ ông đã dự hàng trăm nghìn trận đấu to nhỏ, rất giàu kiến thức, nhưng ông ta thấy võ học của con mình huyền ảo khôn lường nên càng tự nhận mình còn kém xa, nên ông biết võ công của mình không thể nào truyền thụ cho con được, chỉ dạy con kinh nghiệm thường thức và luật lệ của giang hồi thôi, để sau này con mình ra đời khỏi bị thiệt thòi và kém lịch duyệt.

Ngay hôm đi xem mắt vợ, Long Uyên lại bôi mặt vàng khè thêm khi tới ni am chàng cố ý ra vẻ khờ khạo để cho vợ chồng viên ngoại với con gái khinh khi mình, rồi tự đồng cự tuyệt cuộc hôn nhân này. Nếu bên nàng gái tự động cự tuyệt thì bá mẫu không sao bắt ép được mình nữa nên từ khi vào đến trong am rồi chàng càng tỏ vẻ ngô nghê, nhưng sự thức tai mắt của chàng thính vô cùng. Vì vậy khi lão sư thái hàn huyên, trong phòng tối có tiếng động gì chàng đã nghe hết nhưng chàng lại tưởng là môn hạ của lão sư thái, cho nên chàng không để ý, tới sau nghe thấy Đường viên ngoại nói con gái mình mất tích, chàng mới giật mình sực tỉnh tự nhủ :

- Tuy Tuệ Châu không quen biết ta, nhưng nàng vì mình mới tới đây bây giờ nàng bị người ta bắt cóc đi như vậy, nếu có hậu quả không may mắn gì thì tuy ta chưa giết bá nhân, nhưng bá nhân vì ta mà chết như vậy về mặt đạo nghĩa ta không thể nào tránh được trách nhiệm, vả lại ta đã có mặt ở đây chả lẽ thấy nguy mà không ra tay cứu hay sao?

Nghĩ như vậy, chàng nhân lúc mọi người đang hoang mang vội chạy vào trong phòng xem qua loa rồi ra dặn thị nữ vài câu rồi chạy đi luôn.

Chàng đoán chắc ban ngày ban mặt như vậy tên giặc không dám đi lối chính đâu, nên chàng giở khinh công tuyệt đỉnh ra chạy thẳng về phía vườn hoa ở sau am. Trong vườn cây cối um tùm và cao chọc trời chàng cứ đi ở trên cây nhìn xuống, những người hay vật chạy qua bên dưới không sao tránh khỏi được tầm mắt của chàng.

Một lát sau chàng đã tìm ra được một vài manh mối rồi. Thì ra con đường cái duy nhất ở trước am đi thẳng tới Linh Sơn có một người đang cưỡi ngựa phóng chạy chỉ cách chỗ mình chừng năm dặm đường dài. Người đó do ăn vận rất xa hoa, tay cầm cương, tay cầm roi vừa giật cương và quất ngựa thúc chạy như bay bất chấp nhưng người qua đường kinh hoàng phía trước y có một bọc gì rất to, nếu bọc đó là hành lý đáng lẽ phải cột ở phía sau yên nhưng sao y lại để ở đằng trước làm vướng chân vướng cẳng như vậy. Hơn nữa lúc này đang giữa trưa trời nắng không ai lại bắt ngựa phóng chạy một cách kỳ lạ như vậy.

Vả lại y ăn vận nho sĩ trong văn vẻ lại phóng ngựa một cách ngông cuồng như vậy? Vì những điểm đó chàng không kịp suy nghĩ thêm liền giở khinh công tuyệt đỉnh ra đuổi luôn, nhưng ban ngày ban mặt khinh công ra chạy ở trên đường cái như vậy, những thường dân không biết lại tưởng mình là ma quỷ, nên chàng phải trở về am lấy con ngựa già của lão bộc cưỡi tới mà đuổi theo.

Con ngựa này tuổi đã già nên chạy rất chậm và đây là lần đầu tiên chàng cưỡi ngựa, chàng không quen cứ thấy con ngựa chạy rề rề như người đi bộ vậy, chàng càng tức giận vô cùng, nhưng đã trót đi được một quãng đường rồi, chẳng lẽ lại bỏ ngựa mà đi bộ hay sao? Bất đắc dĩ chàng đành để mặc cho nó phóng tới đâu hay tới đó. Mãi về sau chàng mới đi tới một thị trấn. Chàng liền nghĩ thầm :

- “Nếu ta không thấy người kia ở đây thì ta sẽ phải mua con ngựa khác mới được?”

Chàng vừa nghĩ vừa lấy thuốc dị dung ra bôi lên trên mặt, chỉ trông nháy mắt má bên trái của chàng đã có một cái sẹo to bằng tay trái đào liền.

Trong mặt chàng lúc này lại càng xấu xí hơn. Nhất là đôi mắt bỗng to lớn thêm trong khó coi vô cùng. Người ăn vận lịch sự như chàng mà xấu xa như vậy khiến ai trong thấy cũng phải tiếc rẻ. Nhưng chàng bất chấp mọi người chăm chú nhìn mình cứ thản nhiên đi vào trong thị trấn, thì trấn này chỉ có một cái phố lớn, hai bên có ba bốn tiệm ăn và buôn bán thôi còn thì toàn nhà ở cả.

Lúc ấy đang là giờ nghỉ ngơi, các xe cộ và ngựa đều đậu ở trước một tửu điếm và khách sạn. Trong tửu điếm ấy ngồi đầy khách. Chàng liếc mắt nhìn không thấy con ngựa vàng và cũng không thấy con ngựa nào treo dây bán. Đồng thời chàng đã thấy bụng đói nhưng nghĩ đến cứu người như cứu hỏa, nhưng chàng không dám ở lâu. Long Uyên vào tiệm ăn mua một khúc bánh mì lớn vừa đi vừa ăn rồi vào khách điếm. Tửu bảo thấy chàng ăn mặc lịch sự như vậy, tuy mặt xấu xí đáng ghét, nhưng cũng không dám thất lễ vội chạy lại mời ngồi.

Chàng thấy trước cửa điếm có một con ngựa lông đen nhánh liền hỏi tửu bảo :

- Ngựa kia của ai, chú thử hỏi xem người ta có bán không? Vì tôi có việc bận, đồng thời chú sửa soạn cho tôi một cái bánh lớn nữa để cho tôi vừa đi vừa ăn.

Tửu bảo thấy chàng muốn mua ngựa, nên y yên trí thể nào cũng có chút tiền thưởng, sau thấy chàng muốn ăn cơm chỉ bảo làm chiếc bánh mì lớn nữa, y liền nghi ngờ cho chàng là người điên khùng vì không có tiền ăn cơm mà sao lại có tiền mua ngựa như vậy? Vì thế y có vẻ chần chờ.

Long Uyên thấy vậy càng nóng lòng suốt ruột thêm nhưng chàng không biết y khinh thị mình, chàng vội đứng dậy lớn tiếng hỏi :

- Xin hỏi con ngựa đen ở bên ngoài kia của ai thế? Chẳng hay có chịu bán hay nhượng lại không?

Chàng mới dùng hai thành nội lực mà tiếng nói của chàng đâm làm vang tai mọi người rồi. Tất cả mọi người đều trố mắt nhìn chàng. Chàng lại chắp tay chào và nói một lượt như trước. Các người không hiểu quái nhân mặt xấu xí này ở đâu tới mà ăn nói như vậy.

Lúc ấy một đại hán mặc võ trang ngồi ở cái bàn cạnh cửa sổ mặt hung ác, lưng đeo khí giới trợn mắt lên nhìn chàng la lớn :

- Con ngựa đen đó chính là của đại gia, tiểu tử xấu xí kia muốn mua định trả bao nhiêu?

Thấy thái độ của tên đó hung hăng như vậy, các người ngồi ăn ở đó cũng phải lo lắng thay cho Long Uyên và còn bất bình hộ chàng nữa, nhưng Long Uyên không tức giận chúi nào, móc tay vào túi lấy một hạt châu to bằng trái long nhãn ra để vào bàn tay và nói :

- Hạt châu này đổi lấy con ngựa của các hạ, các hạ bằng lòng không?

Mọi người đều kinh ngạc và xôn xao bàn tán không ngờ thiếu niên xấu xí như vậy mà lại dùng một vật báu vô giá ra để trao đổi một con ngựa tầm thường như vậy.

Đại hán nọ cũng ngạc nhiên vô cùng. Y ngửng đầu lên cười ha hả, tiếng cười của y như tiếng thanh la vỡ, cười xong, y mới sầm nét mặt lại đáp :

- Con ngựa của đại gia là ngựa thần, ngày đi ngàn dặm đêm đi tám trăm, tiểu tử đừng có hòng dùng hạt châu tầm thường ấy mà đổi được con ngựa của ta.

Long Uyên mới về nhà có hơn hai tháng không biết giá trị của tiền bạc và châu báu gì cả, vì vậy chàng coi hai túi châu báu của mình cũng không có gì quan trọng. Lúc này nghe đại hán nói như vậy chàng tưởng là thực nên móc túi lấy các vật ra xem, thấy ngoài hai lo thuốc dị dung ra chỉ còn một hạt châu Tị thủy và một hạt châu nữa.

Chàng lấy hạt châu đó ra, còn những vật khác bỏ vào trong túi rồi ngẩng đầu lên nhìn thấy tất cả mọi người ở trong phòng đều trố mắt lên nhìn mình, chàng biết nguy tai, không nên để lộ hạt Tị thủy ra vì hạt châu đó có ánh sáng chói mắt. Chàng đã để lộ hạt châu quý báu ấy nên những người nọ thèm thuồng. Sự thật chàng có biết đâu, ngoài hạt châu đó ra, hạt châu kia cũng là báu vật. Nghĩ đến lời dạy của chú, chàng giật mình kinh hãi đưa mắt liếc nhìn quả thấy đại hán nọ quả thực tỏ vẻ tham lam quá đỗi. Chàng đã biết nhưng giả vờ như không biết chi cả liền giờ hai hạt châu lên hỏi :

- Thêm một hạt nữa bạn đã bằng lòng chưa?

Đại hán nọ cười khì khì tiến lên giơ tay ra định chộp hai hạt châu mồm thì trả lời :

- Được lắm, được lắm.

Long Uyên tưởng y đã bằng lòng quay mình lại cầm gói bánh của tửu bảo đưa và trả bằng miếng bạc rồi quay mình đi luôn. Không ngờ đại hán nọ nhân lúc chàng không phòng bị giơ tay chộp ngay vào yếu huyệt ở trên vai phải của chàng miệng quát :

- Tiểu tử ngoan ngoãn đưa nốt hạt châu kia đây, ta sẽ nhường ngựa cho người cưỡi bằng không...

Y vừa cười vừa nhấn sức vào bàn tay vì ở trước mặt đông người như thế y chỉ bóp vào yếu huyệt của Long Uyên thôi. Nếu ở chỗ vắng vẻ là y đã ra tay giết chàng rồi.

Long Uyên không sao nhịn được nữa, chàng liền vận dụng Đơn Thiết thần công ra bảo vệ lấy các nơi yếu huyệt nhưng chàng không muốn đả thương người nên chỉ phong bế các yếu huyệt thôi chứ không dùng cương khí phản chấn lại.

Đại hán nọ không cười nữa. Long Uyên giận dữ nói :

- Này, sao người phản phúc như thế? Vừa rồi rõ ràng ngươi đã bằng lòng rồi, sao bây giờ ngươi lại tham lam như thế? Nếu ngươi không bằng lòng trao đổi thì trả hai hạt châu kia cho ta đi.

Đại hán nọ dùng đến năm thành công lực bóp chặt vào yếu huyệt ở trên vai của Long Uyên, đáng lẽ yếu huyệt đó là một trong ba mươi sáu tử huyệt của thân người. Đừng nói là người thường, ngay người có võ công rất cao siêu mà bị người ta kìm chế yếu huyệt ấy bán thân tê tái liền không thể nào cử động được. Nếu bị đối phương bóp chặt có khi còn bị chết ngay tại chỗ là khác.

Ngờ đâu đại hán nọ tự cho là chắc ăn mười mươi thì Long Uyên đã từ từ quay người lại và giằng tay y ra được. Nếu chàng không có tuyệt học cái thế thì làm sao mà giằng ra được như vậy. Nhưng tức cười thay đại hán nọ vì tham lam quá nên không nghĩ đến điều đó, trái lại y còn nổi giận quát tháo :

- Tiểu tử muốn chết phải không?

Y vừa nói vừa giơ quyền lên nhắm ngực Long Uyên tấn công luôn. Tất cả các thực khách có mặt tại đó tuy ghét Long Uyên có bộ mặt xấu xí nhưng không ai ưa hành vi hung tàn của đại hán kia. Không ai dám ra can gián đại hán ấy cả, họ chỉ kinh hãi kêu la thôi, vì tên nào tên nấy biết đại hán kia không phải là tay vừa, nên không ai muốn tự cầm giây cột lấy người mình.

Người nào người nấy cũng yên trí Long Uyên không sao thoát khỏi bàn tay độc của đại hán kia. Nhưng ngờ đâu họ thấy chàng chỉ từ từ giơ tay trái lên và chìa hai ngón tay ra kẹp chặt lấy cổ tay của đại hán đó, quyền của đại hán đó ấn mạnh như thế mà bị ngón tay của chàng kẹp chặt không sao rút lại được.

Đại hán có biết đâu lúc này Long Uyên đang giở Thiết Chỉ công tuyệt học ra thì y làm sao mà chống đỡ nổi, nhưng y vẫn không tự lượng thấy rút ra tay không được liền rống lên một tiếng giơ tả quyền tấn công làm cho đối phương kinh hãi mà rút lui ngay. Ngờ đâu đối phương không biết lòng tốt của chàng lại còn giờ tay trái lên đấm tiếp, nên kêu “hừ” một tiếng và nhấn sức vào hai ngón tay, đại hán nọ đã kêu rú lên như heo bị chọc tiết. Tay trái của y mới đưa ra được đã một nữa uể oải buông thòng xuống, mình mẩy đau nhức tê tái và ngồi thụp ngay xuống.

Nghe đối phương kêu rên thảm như vậy Long Uyên giật mình đánh thót một cái buông hai ngón tay ra và nhảy lùi về phía sau năm thước. Chàng thấy tên đại hán đó tay trái đỡ tay phải từ từ đứng dậy mồ hôi trán toát ra như mưa và hậm hực nhìn mình. Chàng biết đối phương đã bị thương rồi, trong lòng hơi tái ngại liền mỉm cười nói :

- Bạn bị thương ra sao, sao việc gì chứ? Thế nào có bằng lòng đổi ngựa nữa không?

Tên đại hán ấy tưởng chàng mỉa mai, vẻ mặt càng dữ tợn thêm, cười the thé hai tiếng rồi đáp :

- Võ học của các hạ cao siêu thực, không biết các hạ là cao nhân môn phái nào? Mỗ, Trại Tần Quỳnh Trương Kỷ, thế nào cũng ghi nhớ mãi mãi, một ngày kia tái ngộ sẽ lãnh giáo lại những thế võ cao siêu của bạn.

Đại hán ấy báo danh xong có một vài người trong thực khách giật mình kinh hãi vô cùng.

Vì Trương Kỷ là một tay cao thủ trong hắc đạo ở Bắc phương mới nổi lên trong mấy năm gần đây, có tiếng là độc ác nhất, sử dụng song giảng bằng đồng thường lại vùng núi Tần. Hắn chuyên môn cướp khách lữ hành và các tiêu xa, y không bao giờ nói đạo nghĩa với luật lệ giang hồ gì hết, hễ y ưa thích là phải cướp cho kỳ được mới thôi.

Long Uyên không nghe thấy cha mình nói qua tên này không biết nhưng trong bọn thực khách nghe thấy y xưng danh như vậy đều sợ hết sức. Những người khác tuy không biết tên y nhưng thấy những người kia sợ hãi như thế cũng sợ theo.

Long Uyên đảo đôi ngươi một vòng và đã nghĩ ra được một kế liền mỉm cười :

- Tại hạ Long Linh Vân là một tiểu tốt vô danh trên giang hồ sau này Trương huynh có cần gì thể nào chúng ta cũng có ngày gặp lại ngày này tại hạ có việc cần, phải dùng đến ngựa, huynh trao đổi ngựa cho tại hạ như vậy tại hạ lấy làm cám ơn.

Nói xong chàng chắp tay chào một cái, ra khỏi cửa quán nhảy lên con ngựa đen mà chàng đã dùng hai hạt châu trao đổi, một tay dắt cương con ngựa của mình cưỡi, tiến thẳng ra ngoài sân của trấn.

Trương Kỷ ngẩn người ra nhìn theo, đầu óc suy nghĩ mãi cũng không sao nghĩ ra được trên giang hồ này có nhân vật nào là Long Linh Vân lại có võ công cao siêu như vậy.

Vì bại trận một cách nhục nhã nên y không còn mặt mũi nào ở đó nữa. Hơn nữa y đã no rồi chả cần phải ở lại làm chi. Y liền quay đầu trợn mắt lên nhìn mọi người một vòng. Tất cả thực khách có mặt tại đó đều hãi sợ không dám thở mạnh.

Y thấy mọi người sợ mình như vậy, đắc chí cười khỉnh mấy tiếng rồi tay xoa bụng nghênh ngang đi ra luôn. Bọn tửu bảo thấy y hung ác như vậy nên không dám đuổi theo đòi tiền.

Hãy nói Long Uyên phóng ngựa ra ngoài thị trấn, thấy con ngựa của mình cưỡi quả thật ngựa tốt, vừa nhanh vừa êm chớ không như con ngựa già. Nghĩ đến ngựa già chàng quay đầu lại nhìn. Ngờ đâu con ngựa này chạy không một mình mà mồm cũng phèo bọt mép, hơi thở hồng hộc, chàng vừa bực mình vừa buồn cười, liền gò cương cho ngựa mình ngừng chân lại, đưa mắt nhìn bốn bể xung quanh. Thấy chỗ cách đó không xa, có ba công phu đang ngồi nghỉ ngơi. Chàng chợt nghĩa ra một kế, liền dắt ngựa đi tới đó vái chào một người và nói rằng :

- Thưa ngài, tại hạ muốn gửi con ngựa này ở nhà ngài, chẳng hay ngài có nhận hay không?

Người nông phu ấy tuổi ngoài bốn mươi, trông khá thật thà thấy chàng ăn mặc rất lịch sự rất xấu xí, nhưng ăn nói rất lễ phép, nên y vội đứng dậy đáp lễ và nhận lời ngay.

Long Uyên liền trao con ngựa già cho người ấy và cậu đưa cho y một miếng bạc, hỏi rõ chỗ ở của người đó xong. Chàng định đi nhưng chàng chợt nghĩ ra một việc lại hỏi tiếp :

- Xin hỏi quý vị vừa rồi có một vị tướng công nào cưỡi con ngựa vàng chạy qua đây không?

Nông phu đỡ lấy miếng bạc, thấy nặng hơn năm lạng cảm động vô cùng, ứa nước mắt ra. Y nghe Long Uyên hỏi như vậy, cau mày suy nghĩ giây lát rồi đáp :

- Thưa tướng công chúng tôi ngồi đây từ sáng đến giờ chưa hề thấy người nào cưỡi ngựa vàng đi qua đây cả.

Long Uyên nghe người nông phu nói như vậy thất vọng vô cùng. Bỗng một người trẻ tuổi thấy vậy liền xen lời nói :

- Có, tôi có trông thấy một vị cưỡi ngựa vàng, ăn mặc quần áo như tướng công vậy, có phải là em tướng công đấy không?

Long Uyên nghe nói mừng rỡ vô cùng, ném cho người đó một miếng bạc và hỏi tiếp :

- Bạn thấy y đi lối nào?

Tên nông phu ấy mừng rỡ vô cùng, giờ tay lên chỉ về một phía trước, Long Uyên vội cám ơn rồi phóng ngựa đi luôn.

Người nông phu già vội hỏi người nông phu trẻ kia rằng :

- Ba Chó có thật mi trông thấy không?

Ba Chó cầm miếng bạc vừa cười vừa đáp :

- Kệ y, thấy hay không có liên can gì đến mình đâu, quý hồ được nén bạc này là mừng rồi.

- Thực là đồ chó có khác.

- Lý lão gia, bác chửi tôi đấy à?

Lý lão gia quay đầu lại thấy Ba Chó hung hăng như muốn đánh mình vậy, ông ta không lôi thôi, liền chỉ con ngựa già và mỉm cười nói :

- Lão chửi con ngựa này?

Mấy nông phu kia liền cười ồ.

Ba Chó đắc ý cười theo :

- Biết mà, ai mà dám chửi Ba Chó này.

Y chưa nói dứt, thì đột nhiên nghe thấy tiếng quát tháo như sấm động :

- Khốn nạn, vừa rồi mi có thấy một tên đi qua đây không?

Ba Chó đang đắc chí, nghe thấy tiếng quát tháo như vậy hoảng sợ đến nhảy bắn người lên và cũng bực mình nữa. Y quay lại quát mắng trả đũa.

- Hừ, khốn nạn thật, mi kêu la như ma kêu...

Bỗng có một tiếng “bộp” vang lên, Ba Chó bị đánh một bạt tai hộc máu tươi, gãy luôn hai cái răng cửa.

Ba Chó có tiếng là du côn, có bao giờ bị ai đánh đập như thế đâu, y chưa nhìn rõ đối phương là ai, vội quay người húc đầu vào đối thủ, đồng thời chửi ỏm tỏi lên.

Lại một tiếng kêu “bộp” nữa. Y lại bị tát một cái và người của y cũng bị đánh bắn ra ngoài xa.

Ba Chó bị đánh bắn ra ngoài xa ba trượng nằm sóng soài trên mặt đất vừa rên vừa nhe răng kêu đau om sòm. Nước mắt nhỏ ròng xuống, đang định bò dậy thì ngực Ba Chó đã bị đối phương dùng chân đạp lên. Y càng đau thêm dụi mắt nhìn, mới hay đối phương là một đại hán to lớn vạm vỡ, mặt rất hung ác.

Ba Chó kêu thầm một tiếng “mẹ” rồi nhịn đau chùi nước mắt van lơn :

- Cháu lạy hảo hớn, tội cháu đáng chết, cháu là con chó, cháu là con mèo, cháu là cháu của ông tổ...

Đại hán đó chính là Tần Huỳnh Trương Kỷ, y bị Long Uyên đánh đập không dám trả đũa, đang bực mình. Ngờ đâu vừa tới đây lại bị Ba Chó mắng chửi như vậy, nên bao nhiêu lửa giận đều đổ dồn vào Ba Chó, sau y thấy Ba Chó tự nhận lỗi tự mắng chửi như vậy y mới buông chân ra đá luôn một cái. Ba Chó lăn lóc ra ngoài xa hai ba trượng.

Trương Kỷ quay lại hỏi mấy người nông phu kia xong biết Long Uyên đi lối nào rồi, y liền đi vào đường nhỏ chạy về phía trước.

Lý lão gia thấy Ba Chó nằm yên ở trên mặt đất bằng nửa ngày không cử động gì cả, không nhẫn tâm liền chạy lại xem, mới hay y đã chết giấc rồi.

Lý lão gia liền gọi hai người nông phu nữa tới, khiêng Ba Chó để lên lưng ngựa chở về làng cứu chữa.

Bị trận đòn nên thân đó, Ba Chó phải chữa gần một tháng mới khỏi và từ đó trở đi y không còn dám du côn như trước nữa.

Hãy nói Long Uyên phóng ngựa đi năm mươi dặm liền mà không thấy bóng người nào cả, chàng nghi ngờ và bụng bảo dạ rằng :

- Ngựa của y chạy thua con ngựa đen này, nếu y chạy lối này thì thế nào ta cũng đuổi kịp rồi sao đến giờ này vẫn không thấy hình bóng của y đâu hết?

Nghĩ đoạn chàng liền ngừng ngựa hỏi thăm người qua đường. Người nào cũng bảo không thấy ai cả. Chàng đoán chắc tên gian tà ấy thế nào cũng rẽ vào đường ngang chớ không sai. Chàng nản chí vô cùng liền quay ngựa trở lại vừa đi vừa hỏi thăm.

Không bao lâu chàng lại trở về thị trấn. Vì mắt chàng trông ban đêm cũng như ban ngày, nên chàng muốn biết đêm ngày, chỉ cần căn cứ vào nhưng người làm và nghỉ việc thôi. Chàng thấy đã về tới thị trấn mà không thấy tên giặc đâu cả nên nản chí vô cùng, và hổ thẹn vì việc này có liên quan đến trinh tiết của nàng Tuệ Châu mà còn nguy hiểm đến tính mạng của nàng nữa.

Đồng thời lần này cũng là lần đầu tiên chàng ra tay hành hiệp. Bây giờ đuổi giặc suốt một ngày trời mà không thấy hình bóng giặc đâu cả, như vậy chả hổ thẹn là gì. Vì vậy chàng nản chí không thúc ngựa chạy nữa mặc cho ngựa đi bước một.

Người trong thị trấn này ai ai cũng biết chuyện trưa chàng đã ra tay đánh tướng giặc, sau chàng hỏi Trương Kỷ đi khỏi mọi người đều đem với chuyện này ra bàn tán, bây giờ lại thấy chàng quay trở lại, nên người nào người nấy đều chạy ra xem, mặt tỏ vẻ kinh ngạc và thì thầm bàn tán.

Chàng không thèm để ý đến những người nhìn và phê bình mình, đang định giục ngựa chạy nhưng nghĩ lại liền đi tới tiệm cơm hồi trưa rồi xuống ngựa vào trong tiệm. Chàng đưa mắt nhìn, thì thấy lúc này, như như đã tới giờ ăn cơm rồi, nhưng chỉ có ba bàn là có khách thôi.

Chàng kiếm cái bàn cạnh cửa sổ ngồi xuống, thấy mọi người đều trố mắt nhìn mình, chàng cố ý giả bộ không thấy vẫy tay gọi tửu bảo. Tửu bảo biết thiếu niên này giàu có và tiêu hoang lắm nhưng thấy mặt chàng quái dị như vậy không làm sao nhịn được cười nhưng chúng phải cố nhịn mà chạy lại tiếp chàng.

Long Uyên bảo y làm mấy món ăn rồi hỏi thăm tên tửu bảo có thấy một người cưỡi ngựa vàng đi qua đây không. Tên tửu bảo vừa cười vừa đáp :

- Công tử hỏi đúng người rồi, tiểu nhân...

Nói tới đó y làm ra vẻ thần bí, nhìn ngược nhìn xuôi một hồi, rồi hai mắt tỏ vẻ tham lam cứ cười hì hì hoài. Long Uyên thấy thái độ của nó biết nó là đứa ham tiền, vội móc túi lầy một miếng bạc đưa ra và nói :

- Bạc này là ta cho riêng ngươi, còn tiền cơm ta sẽ trả sau. Ngươi biết những gì cứ việc nói cho ta nghe. Ta nhất định không nói cho người khác biết đâu.

Tên tửu bảo thấy Long Uyên tặng cho mình một số bạc hậu hĩ như vậy, y liền bỏ số tiền vào túi rồi cười hì... hì... hỏi :

- Công tử hỏi một vị cưỡi ngựa vàng ăn mặc văn sĩ phải không?

Long Uyên không biết người đó ăn vận gì cứ gật đầu bừa và bảo tên tửu bảo nói tiếp. Hắn nói :

- Vị ấy cũng là một công tử, hiện đang ở trọ ở trong tửu điếm, công tử đó tới đây mấy ngày nay rồi.

Long Uyên nghe nói thất vọng vô cùng, vì chàng nghe tên tửu bảo nói y ở đây mấy ngày như vậy thì nghĩ không phải tên giặc mà chàng muốn tìm. Nhưng tên tửu bảo ấy có biết chàng chán nản đâu, lại kể tiếp :

- Công tử ấy kỳ lạ lắm. Mấy ngày hôm trước lúc tới đây hình như bị thương thì phải. Ngày hôm này mới thấy công tử ấy đi lại được. Trời mới sáng tinh sương đã thấy công tử ấy cưỡi ngựa đi luôn đến trưa mới về. Không hiểu công tử ấy ở đâu mang về một cái túi cực lớn, mà đi lối cửa sau lén lút trở về phòng. Vừa về tới phòng công tử ấy đóng kín cửa phòng và cấm không được ai ra vào cả. Theo sự nhận xét của tiểu nhân cái túi đó..., hì... hì... hình như là cái người chết vậy.

Long Uyên nghe nói tới đây mừng rỡ vô cùng, vì chàng biết người mà mình định tìm kiếm đang ở đây rồi. Cái túi vải đó chắc là Tuệ Châu tiểu thơ chứ không sai.

Tên tửu bảo nói người chết chắc nàng bị điểm huyệt cho nên mới nằm yên không lên tiếng được, thực là mình tìm kiếm suốt ngày ngờ đâu tên giặc ấy lại ở trước mặt. Chàng mừng rỡ khôn tả.

Nhưng bề ngoài chàng vẫn làm ra vẻ thản nhiên rồi chàng lại thưởng luôn tên phổ ky một miếng bạc nữa và hỏi thăm xem tên giặc nọ ở phòng nào. Hỏi xong chàng còn dặn tửu bảo :

- Được rồi, cảm ơn chú đừng cho ai biết tôi hỏi chú việc này nhé!

Tên tửu bảo được thưởng nhiều tiền như vậy nên coi chàng như một vị thần thánh, vội cung kính rút lui ngay.

Long Uyên cơm nước xong thấy trong tửu điếm đã thắp đèn thì không biết trời đã tối liền đứng dậy sang khách điếm bên cạnh thuê một căn phòng ở. Chàng vào phòng rồi liền dặn tửu bảo đừng có hỏi han gì hết, vì mình quá mệt mỏi muốn ngủ một giấc cho đến sáng mai.

Chàng dặn bảo xong, đóng kín cửa tắt đèn làm như ngủ thực nhưng thật ra thì chàng nóng lòng muốn biết Tuệ Châu sống chết ra sao, như vậy thì làm sao mà được được. Chàng chờ tên tửu bảo đi khỏi vội mở cửa sổ nhảy ra ngoài phòng sang tiệm kế bên ngay.

Lúc ấy trời mới tối, mặt trăng còn chưa ló dạng nên trời chỉ có mấy ánh sao lấp lánh thôi. Nhưng Long Uyên có đôi mắt thật đặc biệt, bất cứ trời tối đến đâu chàng cũng trông như ban ngày vậy.

Các nơi tuy đá thắp sáng đèn nhưng những người thường vẫn khó mà trông thấy rõ tung tích của chàng. Chàng đi như điện lúc nhảy xuống đất lại nhẹ nhàng như ma quỷ, chàng chỉ nhảy có mấy cái đã tới cửa sau của khách điếm mà mình ăn cơm hồi nãy rồi. Vườn đó rất bé nhỏ, bốn bề chung quanh có xây mấy căn phòng, ở giữa chỉ còn lại một cái sân thì đúng hơn, giữa sân có một cây cổ thụ cành lá rậm rạp trong như một cái lọng vậy.

Long Uyên nghe tửu bảo nói qua người đó ở căn phòng thứ ba phía bên tay phải. Vì vậy chàng vừa vào khu vườn là nhảy ngay lên cành cây ngắm nhìn vào cái phòng thứ ba bên tay phải. Lúc ấy là mùa hè mà căn phòng đó đóng kín cửa sổ lại chỉ có ánh sáng đèn lóe ra thôi, mới trông chàng khả nghi liền.

Long Uyên lắng tai nghe thấy không có tiếng động gì hết trong lòng sốt ruột vô cùng. Chàng từ trên cây tuột xuống và đi tơi cửa sổ nhẹ nhàng không có một tiếng động. Khi tới trước cửa sổ chàng đục thủng giấy dán ở trên cửa rồi ngó vào bên trong thấy trong đó chỉ có một ngọn đèn nhỏ ở giữa có một cái sập, có màn cửa sập ấy buông xõa xuống và hình như bên trong có một người đang ngồi. Mắt chàng sáng hơn người thường chàng đã trông thấy người đó là ai, vừa hoài nghi vừa tức giận.

Thì ra trong mùng có một thiếu niên trong mặt cũng khá anh tuấn và không hiểu tại sao y lại cởi trần truồng ra ngồi xếp bằng tròn mắt nhắm nghiền tựa như điều thần dưỡng khí vậy. Nhưng điều đó chàng không tức, chỉ tức là chàng thấy một thiếu nữ trẻ tuổi mình trần truồng như nhộng đang nằm ngửa ở trước mặt thanh niên kia không cử động chút nào. Thanh niên ấy một tay đang ấn vào ngực và tay dưới ấn vào thân dưới thiếu nữ.

Tuy Long Uyên đứng cách cái sập ấy rất xa nhưng cảnh vật ở trong mùng như thế nào chàng cũng đều trong thấy rõ hết nên trống ngực đập rất mạnh.

Long Uyên thắc mắc vô cùng, sao thiếu niên kia lại nhắm mắt vận công mà hai tay lại để lên trên hai nơi ở trên người nàng nọ như thế để làm chi, Tuy chàng chưa gặp qua Tuệ Châu bao giờ nhưng cũng đoán chắc thiếu nữ nằm trên giường đó ắt là nàng vì vậy chàng đoán chắc người nọ làm như thế nào cũng có hại cho nàng ta. Chàng có trách nhiệm đến cứu người tất nhiên phải hiểu rõ nguyên nhân đã, nhưng chàng nhìn kỹ lại mới biết rõ sự thể ra sao. Chàng đã đọc qua Đơn Thư Thuyết Quyển và Thần Nông Y Giản đối với các huyệt đạo ở trên người và chuyện lạ dị đều biết rất nhiều.

Chàng chú ý nhìn lần thứ hai đã biết ngay người kia tay đang ấn vào Đàm Trung và Âm Giao hai huyệt của thiếu nữ.

Chàng vừa suy nghĩ vừa để ý nhìn thì bỗng nghe thiếu nữ rên lên một tiếng rất khẽ, tiếng kêu ấy nếu không phải là Long Uyên thì không sao nghe rõ được, chàng giật mình kinh hãi bụng bảo dạ rằng: “Nguy tai”.

Chàng vội hành động ngay, giơ chưởng lên đánh một thế, cửa sổ mở toang rồi nhảy ngay vào trong phòng tiến đến trước sập, chàng chưa tới nơi miệng đã quát :

- Tên giặc này khả ố thực, tàn sát những kẻ vô tội.

Chàng vừa nói vừa giơ tay phải khẽ búng một cái liền có một luồng cuồng phong nhằm yếu huyệt ở cánh tay phải của thiếu niên kia bắn tới.

Người nọ vừa vận công đến chỗ tối quan trọng không ngờ lại có người xông vào phá bĩnh, và y lại không ngờ đối phương lại nhằm yếu huyệt trí mạng của mình tấn công như thế. Y giật mình kinh hãi trong lúc kinh ngạc chưa kịp tránh né thì yếu huyệt của y đã bị ngón tay của Long Uyên điểm trúng đau đến cả cánh tay tê tái không sao cử động được. Y kinh hoảng vô cùng vội lăn vào bên trong, nhưng vì chính khi đang vận đến giữa đường, nay bỗng bị ngừng trệ nên không sao vận lên được nữa.

Long Uyên đi tới trước sập đưa mắt liếc nhìn thấy thiếu nữ nọ hơi thở hồng hộc hình như sắp chết đến nơi, mặt nhợt nhạt không còn một chút máu nào hết. Chàng tức giận vô cùng liếc nhìn thiếu niên nằm cứng đờ ở trong giường mặt cũng nhợt nhạt, mồ hôi ở trên trán toát ra như tắm, hình như y đau đớn chịu không nổi.

Long Uyên thấy tình cảnh ấy lại không nỡ nhẫn tâm, chàng vội lấy một cái khăn đơn đắp cho thiếu nữa lõa thể kia rồi trầm giọng quát hỏi :

- Hành vi của các hạ như vậy là chết một trăm lần cũng không thể chuộc tội được, nhưng bây giờ người đã bị đình trệ khí huyết như vậy, tại hạ cũng không làm gì nữa, tạm thời tha chết cho các hạ, nếu sau này ngươi còn luyện võ công tà môn này để hại người như thế nữa thì Long Linh Vân này không tha thứ cho đâu.

Nói xong chàng nhặt bộ quần áo của thiếu nữ và lấy chăn đơn quấn chặt lấy thân nàng, hai tay ôm nàng ta quay mình đi ra ngoài phòng. Chỉ thoáng cái đã mất dạng chàng ta liền. Người trên sập thấy công việc của mình sắp thành công đến nơi mà lại bị Long Uyên xông ra phát đám như vậy trong lòng tức giận vô cùng, cho tới khi Long Uyên đi rồi y mới miễn cưỡng bò dậy mím môi nghiến răng và thề rằng :

- Tiểu tử vô danh kia ngươi dám phá đám công việc của thái gia này. Được, sẽ có một ngày ta để cho ngươi biết Ngũ Âm chưởng của thái gia lợi hại như thế nào cho mà xem.

Y vừa nói dứt thì khí huyết trong người lại rạo rực, y hoảng sợ vô cùng cố nén lửa giận và ngồi gắng sức vận công. Thì ra thiếu niên này họ Bốc tên là Tường còn lai lịch của y ra sao thì sau này quý vị sẽ rõ.

Hãy nói Long Uyên ẵm thiếu nữ về phòng mình để lên trên giường, chàng chả cần phải thắp sáng đèn lửa cũng trông thấy rõ, vội mặc quần áo cho nàng nọ trước.

Lúc ấy chàng không dám nghĩ ngợi gì hết, nhưng tay va chạm vào người của nàng nọ. Chàng thấy da thịt nàng mịn màng và thơm tho vô cùng, dù sao trống ngực chàng vẫn đập rất mạnh và trong người cảm thấy rạo rực khó chịu.

Nhưng chàng là một kỳ nam tử, dù gặp hoàn cảnh như thế mà chàng cũng vẫn cầm cự được, đồng thời chàng vội vàng mặc quần áo vào cho nàng ta, nhưng tiếp theo đó lại có mấy vấn đề làm cho chàng khó xử là, thứ nhất, chàng chưa biết thiếu nữ này có phải là Đường tiểu thư hay không? thứ nhì xem tình hình thì nàng ta chưa bị hiếp dâm, nhưng chàng lại e sợ đã bị người hiếp dâm, vì vừa rồi nghe tiếng rên của nàng.

Chàng đoán biết thiếu niên kia thể nào cũng luyện tập một môn võ công yêu tà gì đó? Hai tay của thiếu niên ấy để lên hai nơi yếu huyệt của nàng, chắc là đang hút âm khí để cho công lực của y mạnh thêm chứ không sai, có thể nàng mới kêu rên như là sắp tắt thở vậy. Tuy Long Uyên không rõ những vấn đề đó nhưng chàng đã đoán trúng phần nào. Chàng đang đứng ngẩn người ra suy nghĩ, đột nhiên thấy thiếu nữ khẽ rên rỉ rồi bỗng ngưng hẳn hơi thở.

Chàng cả kinh thất sắc vội giơ tay ra rờ ngựa nàng quả thấy đã ngừng đập, chàng giậm chân lẩm bẩm nói :

- Việc đã xảy ra như thế này, ta không thể do dự được nữa, nhưng tại sao ta lại cứ gặp phải những chuyện éo le như thế này!

Tiếp theo đó chàng cúi đầu xuống, miễn cưỡng hà hơi vào miệng nàng nọ.
Bình Luận (0)
Comment