Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 662

Giao thừa năm Gia Tĩnh thứ 41, tiếng pháo nổ đì đùng tiễn đưa năm cũ.

Trong Dụ vương phủ đèn hoa rực rỡ, cung nhân cười nói vui vẻ, trên từ Mạnh Xung, Phùng Bảo thường ngày ngứa mắt nhau, dưới tới thái dám cung nữ bình thường, mặt hoặc mang nụ cười dè dặt, hoặc nụ cười sáng lạn.

Nói cung là, mọi người hôm nay thực sự là cao hứng.

Hạ nhân cao hứng là vì tiền thưởng năm mới được phát gấp đôi, lại còn ba ngày nghĩ phép, đó là chuyện chưa từng có ở phủ Dụ vương mười năm qua.

Mạnh Xung và Phùng Bảo lại càng có lý do để cao hứng, hiện giờ tình thế tốt đẹp chỉ cần vương gia sinh được thái tử là hoàng vị chắc tám chín phần rồi.
Vương gia uy vũ, đã có ba phi tử mang bầu, chẳng lẽ không có mũi tên nào trúng hồng tâm? Tới khi đó đám thái giám vương phủ đứng bên lề thành cho gà thăng thiên rồi, ít nhất có thể kiếm chức tổng quản nha môn thực quyền, cho dù vào ti lễ giám cũng không phải là giấc mộng.

Nhưng trong nhà khách vương phủ lại không khí nghiêm túc.

Vốn Dụ vương mời các vị sư phụ tới cùng ăn mừng năm mới, mọi người hiếm khi được thả lòng, hứng trí khá cao, chơi đoán đố, đối từ sôi nổi.
Đột nhiên một tin tức làm không khí vui vẻ này biến mất, mấy vị sư phụ đưa mặt nhìn nhau, làm Dụ vương đang cầm xúc xắc cảm thấy rất gò bó.

Hắn ủ rũ bỏ xúc xắc xuống, hỏi:
- Các vị sư phụ làm sao thế? Chẳng ai nói câu nào?

Mấy người nhìn nhau, Cao Củng lên tiếng:
- Vương gia, chuyện hoàng thượng nam tuần chẳng phải tầm thường.

- Phụ hoàng chỉ là buồn quá muốn đi đây đi đó thôi mà.
Dụ vương không hiểu Gia Tĩnh chút nào:
- Từ khi cô nhớ chuyện tới nay, phụ hoàng luôn ở trong kinh thành, chắc chắn là ngột ngạt lắm rồi ... Đương nhiên ta cũng chưa bao giờ xuất kinh.

Đám Cao Củng toát mồ hôi, chẳng biết vị vương gia này cả ngày nghĩ cái gì, gạt hắn khỏi vòng thảo luận.

- Sao đang yên đang lành lại muốn nam tuần?
Trần Dĩ Cẩn không hiểu:
- Chuyện này thật là kỳ quái.
Hắn nhìn sang Thẩm Mặc:
- Thẩm đại nhân, chuyện này là sao?
Từ sau sự kiện điềm lành kỳ lân, trong lòng Trần Dĩ Cần đã phục Thẩm Mặc rồi, nhưng ngoài miệng vẫn thói quen mang theo chút gây sự.

- Tin tức quá ít, không thể phán đoán được.
Thẩm Mặc lắc đầu:
- Thái Nhặc huynh trực giác lợi hại nhất, hay đoán thử mọi người xem.

- Ta thấy có liên quan tới việc gần đây hoàng thượng thu thập sách phương thuật ...nghe nói cuối cùng có một phương sĩ tên Hùng Hiển, dùng lời lẽ mê hoặc kích động hòng đế, không chừng là do kẻ này giật dây.
Có sư phụ làm thủ phụ rất lợi, đoán cái gì cũng chuẩn.

- Đúng đúng đúng.
Trần Dĩ Cẩn vỡ lẽ:
- Ta nghe nói, phương sĩ kia bảo mình là Thúc Tiện chuyển thế, mà hoàng thượng là Đế Khốc chuyển thế, kết quả mặt rộng rạng rỡ, phong thẳng hắn làm hộ quốc nguyên sư hàm tam phẩm.

- Quá dối trá, Đế Khốc, Thúc Tiện cái gì, đều là người chết mấy nghìn năm rồi, hôn cũng tan rồi, họa ma nó mới tin.
Cao Củng cau mày.

- Hoàng thượng nhất định sẽ tin.
Thẩm Mặc lúc này mới lên tiếng:
- Mọi người nói thế, ta thấy chuyện nam tuần này đã được định đoạt rồi.

- Cái gì?
Mọi người ngạc nhiên:
- Bách quan còn chưa khuyên can, ngươi đã đoán chắc thế rồi.

- Đối với chúng ta mà nói, đây là tin tức mới biết được. Nhưng với hoàng thượng mà nói, lại là đã sớm nghĩ kỹ càng, mới phóng tin ra cho chúng ta biết.
Thẩm Mặc hạ thấp giọng xuống:
- Mọi người nghĩ xem, Đế Khốc là một trong Ngũ Đế. Thái Nhạc huynh, riêng từ điểm nảy, Hùng Hiền đã hơn huynh rồi.

- Đế Khốc thì sao?
Tuy nói thế, nhưng mọi người bắt đầu khởi động bộ óc, suy nghĩ cẩn thận.

- Thì ra là thế.
Trương Cư Chính quen viết văn bợ đít phản ứng nhanh, bừng tỉnh:
- Đế Khốc là tằng tôn Hoàng Đế, cháu Chuyên Húc, nhưng lại kế thừa Chuyên Húc.

Hắn nói thế là mọi người hiểu ngay, Trần Dĩ Cẩn nói:
- Bệ hạ nhất định cực thích lời này.

Ân Sĩ Chiêm gật đầu:
- Đúng thế, như vậy hoàng thượng kế thừa ngôi báu càng chính đáng.

- Chỉ e không đơn giản như vậy...
Thẩm Mặc trầm tư:
- Chuyện này có khả năng ảnh hưởng tới triều cục.

- Đúng thế, hoàng thượng xuất tuần rất trọng đại.
Mọi người gật gù:
- Sẽ mang tới nhiều biến hóa.

Thật ra mọi người không hiểu tâm tư của Thẩm Mặc, nhưng loại chuyện này không thể nói quá chi tiết, nên y cũng thôi.

Tin tức hoàng đế muốn nam tuần tung ra, không biết bao nhiêu quan viên không ăn nổi bữa cơm đoàn viên nữa, các đại thân ngay trong đêm dâng tấu, tỏ rõ rhái độ của mình, trong đó tám chín phần kiên quyết phản đối hoàng thượng xuất tuần.

Bất kể bè phái ra sao, lập trường thế nào, ở chuyện hoàng đế xuất tuần này, thái độ mọi người đều nhất trí, đó là tuyệt đối không đồng ý.

Phải biết thời đó không như mấy trăm năm sau, từ Bắc Kinh tới Hồ Quảng nhanh nhất cũng phải hai tháng, huống hồ hoàng đế xuất hành, mỗi ngày đi bao xa là có quy định.
Thêm vào ở đây đó dừng dừng ngó ngó, thăm quan một chút giang sơn tươi đẹp, thưởng thức danh lam thắng cảnh, 5 tháng tới được nơi là khá lắm rồi.

Tới địa phương không thể quay về ngay đúng không? Nghi ngơi, du lãm, cúng tế, ít nhất là hai tháng. Thế là một năm kinh thành không có hoàng đế.

Hiện này họa đông nam chưa bình xong, cái lo tây bắc sát gần. Chẳng may một bên biên ải cấp báo, một bên nạn dân làm loạn, ông vỗ đít ra khỏi nhà, chẳng phải là làm lỡ quốc gia đại sự?

Các đại thần viết xong tấu chương khuyên gián, mặc dù Thông chính ti hiện không làm việc, không thể qua con đường chính thức trình lên, một số quan viên chức cao tuổi lớn liền đặt sang một bên, đợi nha môn làm việc hẵng hay.
Nhưng một số quan viên trẻ khí thịnh thì không chịu đợi, chẳng hẹn mà cùng tới ngoài Tây Uyển, khấu đầu đưa tấu chương lên.

Các thái giám không dám chậm trễ, vội tới cung Vạn Thọ xin chỉ thị Gia Tĩnh đế. Tẩm cung hoàng đế bị cháy đầu năm dưới sự thúc giục của Từ Giai, dùng bạc xét nhà Nghiêm Thế Phiên, cuối cùng xây dựng xong trước khi tuyết xuống.

Nhìn cung điện gần như giống trước đó y hệt, Gia Tĩnh đế mừng lắm, hạ lệnh thêm Từ Giai hàm thiếu phó kiêm thiếu sư, thăng Từ Phan lên làm công bộ hữu thị lang để khen thưởng. Đồng thời đem tên "Ngọc Hi cung" thành "Vạn Thọ cung", tâm cảnh truy cầu thay đổi có thể thấy rõ.

Hôm qua hoàng đế thả tin ra, chính là muốn xem xem thái độ các đại thần với việc mình nam tuần ra sao, ai ngờ mới tới mùng 2 tết, đám gia hỏa không hiểu chuyện đó đã chạy tới ngoài cung dâng thư, hiển nhiên là chẳng có thái độ gì tốt lành.

Gia Tĩnh bực mình ra lệnh:
- Đem tấu chương lên đây, đuổi bọn chúng cút xéo, mới đầu năm, không cho trẫm được yên tĩnh vài ngày à?

Đám thái giám vội đi truyền chỉ, một lúc sau ôm mấy đống tấu chương về, hoàng đế hỏi:
- Đi hết rồi chứ?

Hoàng Cẩm lắc đầu:
- Chủ nhân, không một ai đi hết.

- Vì sao?
Gia Tĩnh đế mặt tức thì sa sầm:
- Chẳng lẽ bọn chúng muốn kháng chỉ.

Hoàng Cẩm ấp úng:
- Bẩm chủ nhân, bọn họ nói...

- Nói gì?
Gia Tĩnh đế bực mình.

- Bọn họ nói, đợi chủ nhân trả lời...

- Vậy cứ đợi đi.
Gia Tĩnh đế không thèm xem tấu chương, tới điện bên tu luyện với Hùng Hiển.

Đúng nửa ngày sau hoàng đế mới quay về, hỏi Hoàng Cẩm:
- Vẫn quỳ ả?

- Vâng thưa chủ nhân.
Hoàng Cẩm trả lời.

Lý Phương lo lắng:
- Giờ đang tháng giêng, nước đóng thành băng, người đọc sách sức khỏe yếu, thế nào cũng lạnh run ... Lát nữa đêm xuống càng lạnh, chẳng may có ai mệnh hệ gì thì thì rất xui xẻo.

Lời này vừa rơi vào tai Gia Tĩnh đế, ông ta liền cau mày mắng:
- Suốt ngày luôn miệng nói trí quân Ngêu Thuấn, thế mà là trí quân Ngêu Thuấn à? Ta thấy coi ta như Kiệt Trụ mới đúng.
Nhưng vẫn ngồi xuống bồ đoàn, thuận tay cầm một bản tấu chương lên đọc.

Thấy bên trên viết :"Thần biết bệ hạ thánh minh, lo cho xã tắc, nghe tin nam tuần, chưa chắc thực thi, nhưng dù là đồn thổi vô căn cứ, làm xa gần chấn động, kinh sư bất an. Nên thần cả gan xin hoàng thượng đính chính lời đồn ..."

" Một khi thánh giá xuất phát, tùy tòng phải tới ngàn kỵ, dịch phu phải tới vạn người, qua địa phương phải ở lại, chi phí ắt lên cả vạn. Các quận ấp ắt phải vơ vét nhân gian, chó gà không yên. Bệ hạ nhân từ, cho nên nói nam tuần ắt là tin đồn ..."

"... Triều đình xảy ra chuyện, dân gian càng sinh trăm tệ nạn . Bệ hạ ra ngoài , dân Giang, Chiết mỏi mệt, bệ hạ tới Kim Lăng, dân Mân Chiết khốn cùng, vì quan viên vừa tham vừa gian, ắt thừa cơ gây họa. Huống hồ giặc Oa tàn phá, thôn trấn quét sạch, Sơn Đông, Hà Nam, Hán Dương khắp nơi tàn tạ, chốn chốn nguy cơ... Cho nên lời nam tuần, ắt là tin đồn mà thôi ..."

Ý tứ chung là hoàng thượng xuất tuần, ắt kinh động thiên hạ, tiền lương Cẩm Y Vệ, quan quân hộ tống, cùng vô vàng đồ ngự dụng cần chuẩn bị, lại xây dựng hành cung, tu sửa cầu đường, có cái nào không hao phí cực lớn? Hiện giờ quốc gia mới ổn định, dân chúng mỏi mệt, khó khăn, phải thặt lưng buộng bụng, ông còn không ngại phung phí quốc khó sao?

" Thần nghĩ tới tích Tần Hoàng diệt lục quốc, xuất tuần không tránh khỏi chuyện đánh xe hành thích. Mặc dù nhất cử nhất đông có trăm thần che chở, quyết không lo an toàn, nhưng nhân tâm khó lường, sao tránh kẻ mang lòng gây họa? .."

Ý tứ là an nguy của hoàng thượng liên quan tới cả thiên hạ, ông nên ngoan ngoãn ở trong hoàng cung đi, đừng chạy lung tung, dù an bài hộ vệ cho ông, cũng không thể kín kẽ ruồi không bay lọt như ở Bắc Kinh. Trăm ngày chu đáo cũng có một ngày sơ xuất, chẳng may có tiểu nhân mưu đồ làm loạn, chẳng phải nguy hiểm sao?

Gia Tĩnh đế tức giận xem xong, lật xem tên ngoài phong bị, là Lục Chấn Thanh lễ bộ lang trung. Hừ một tiếng gác tấu sợ sang bên, xem liền mấy bản tấu, luận điệu cơ bản giống y hệt.

Điều mới mẻ duy nhất là của Tôn Bảo Trân một vị thái y trẻ tuổi, muốn nổi bật dùng y đạo khuyên hoàng đế. : " Đạo dưỡng thân, giống như đốt nến, phòng kín thì vững, gặp gió mạnh thì tắt. Bệ hạ long thể mới hồ phục, nên tĩnh dưỡng, không nên đi xa... Huống hồ phương nam ẩm thấp, dễ sinh bệnh tât. ... Xin bệ hã lấy xã tắc làm trọng, chớ đi xa, yên lòng trong mật thất, đề phòng phong bạo. Thần không mau gì hơn."

Xem xong bản tấu đó, Gia Tĩnh đế không kìm được lửa giận ngùn ngụt, hất tung tấu chương trước mặt, quát tháo:
- Xem bọn chúng nói gì kìa, cứ như trẫm là Tùy Dương đế không biết tiết kiểm quốc lực, như Thương Trụ vương không biết lo cho con dân ...
Càng nói mặt càng tỏ ra ấm ức:
- Trẫm ẩn trong thâm cung, hơn hai mươi năm không rời khỏi kinh thành, chẳng phải sợ hao tốn quá nhiều, quấy nhiễu bách tính sao? Hiện giờ trẫm già rồi, muốn trước khi không động đậy được nữa, muốn nhìn giang sơn gấm vóc của Đại Minh, đi bái tế hoàng khảo hoàng tỳ, chẳng lẽ tâm nguyện này là quá đáng hay sao?

Thái giám đương nhiên đều hướng về hoàng đế, lắc đầu lên tục nói:
- Không quá đáng, đương nhiên không quá đáng.

Trần Hồng hay tin chạy tới, nói:
- Thiên hạ là của chủ nhân, thi thoàng xuất tuần cửu châu, bách tính thấy long nhan, mừng còn chẳng kịp nữa là. Giống như bách tính chiêu đã khách, nếu cả ngày bày tiệc tùng tất nhiên không kham nổi, nhưng chỉ tết đến xuân về mới bày một lần, thì chẳng ai phải đập nồi bán sắt hết.

Gia Tĩnh đế tỏ ý cực kỳ tán đồng, Trần Hồng thấy thế lại càng thêm dầu thêm mỡ:
- Đám mọt sách không hiểu chuyện, khuyên gián bừa bãi, căn bản không phải vì bách tính, chẳng qua là để lừa danh kiếm tiếng mà thôi.

Nghe thấy bốn chữ "lừa danh kiếm tiếng", gân xanh trên đầu gia tĩnh nổi lên, hiển nhiên bị khơi lên hồi ức không vui, quát bảo Trần Hồng:
- Ngươi tới ngoài cửa cung, truyền thông điệp cuối cùng cho đám lừa danh kiếm tiếng đó, bảo bọn chúng lập tức biến mất, kẻ nào dám ở lại không đi, bắt hết cho trẫm.
Gia Tĩnh đế có kinh nghiệm ở mặt này rồi, lại bổ xung:
- Trước tiên ghi chép tên tuổi của bọn chúng lại.

~~~~~~~~~~~~~

Trần Hồng lĩnh thánh dụ, dẫn hơn 200 tên phiên tử Đông Xưởng, hùng hổ tới ngoài cửa cung.

Đám quan viên cuối cùng cũng mở, nhưng đi ra lại là người Đông Xưởng, trong lòng bất an. Lại thấy Trần Hồng bắt đầu điểm danh từng người, không ít kẻ đứng dậy, làm Trần Hồng thầm khinh bỉ :" Không có trái tim sắt đá như Dương Thăng Am thì đừng có chắn cửa ..."

Đợi ghi chép hết tên tuổi tất cả mọi người rồi, Trần Hồng mới hắng giọng :
- Thánh! Dụ!

Cả đám người sớm tê bại rồi, nghe thế phều phào hô:
- Chúng thần cung thỉnh thánh an.

- Thánh cung an.
Trần Hồng lạnh lùng nói:
- Hoàng thượng nói với Trần Hồng :"Ngươi tới ngoài cửa cung, truyền thông điệp cuối cùng cho đám lừa danh kiếm tiếng đó, bảo bọn chúng lập tức biến mất, kẻ nào dám ở lại không đi, bắt hết cho trẫm."
Nói xong nhìn hơn trăm khuôn mặt tái mét, hiển nhiên là sợ chết khiếp, hắn cười khinh miệt:
- Không muốn nửa đời sau không thể tự chiếu cố sinh hoạt thì đứng lên đi, kiên nhẫn của hoàng thượng có giới hạn.

Hắn cho rằng mình nói thế phải dọa chạy quá nửa, nhưng sự thực làm mắt hắn lòi khỏi tròng, chẳng một ai đi hết.

Trần Hồng không khỏi lấy làm lạ:
- Còn cố làm cái gì? Chả lẽ nơi này không lo cơm, muốn vào chiếu ngục ăn miễn phí à?
Hắn hỏi liền mấy câu, các quan viên im lặng không đáp, hiển nhiên là cự tuyệt nói chuyện với hắn.

Hắn không phải là nam nhân, cũng không phải là người đọc sách, vĩnh viễn không thể hiểu, với nam nhân mà nói, thể diện là cực quan trọng, đối với người đọc sách, tôn nghiêm còn lớn hơn trời. Những lời cuồng vọng của hắn làm những quan viên trẻ tuổi này bất bình, không xuống nước được ...

Nếu như bây giờ mà bỏ đi, thì mang cái tiếng "lừa danh kiếm tiếng" thật rồi, hành động trượng nghĩa vì nước hôm nay, lại thành trò hề là điều bọn họ vạn lần không thể chấp nhận.

- Đốt hương lên.
Trần Hồng thấy bẽ mặt lắm, nghiến răng nói:
- Hết một tuần hương, kẻ nào còn không đi đừng trách ta hạ thủ không lưu tình.

Hắn càng dồn ép, các quan viên trẻ càng phản kháng, nhìn cửa cung đỏ thắm cao lớn trước mặt, bọn họ nhớ tới những tiền bối trượng nghĩ năm xưa, tới giờ tên tuổi vẫn được lưu danh, chuyện ấy vinh quang nhường nào ..

"Không nói thành nhân, Mạnh nói thủ nghĩa, hôm nay chính là ngày thà chết bảo vệ chính nghĩa." Các quan viên trẻ thầm cổ vũ bản thân, cái thứ gọi là khí tiết sống lại trong lòng bọn họ. Đây là khung cảnh tuyệt đối không xuất hiện khi Nghiêm Tung nắm quyền.

Đương nhiên cũng có kẻ len lén bỏ đi, nhưng bị người bên cạnh giữ lại, nói:
- Kẻ nào dám lâm trận bỏ chốn, người thiên hạ phỉ nhổ.
Càng có người bạo lực hơn, hung hãn uy hiếp:
- Kẻ nào dám đi đánh chết hắn.
Đám nhát gan đành bỏ ý định chạy trốn, cùng mọi người quỳ trước Tây Uyển, đợi thời khắc nén hương cháy hết.
Bình Luận (0)
Comment