Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 787.2

Thẩm Mặc khuyên:
- Nghi thức quá nhiều, hoàng thượng sốt ruột, sau này không tiếp kiến sứ đoàn nữa thì sao?

Từ Giai nghĩ cũng phải, Long Khánh lười tới độ người ta nghe mà nản, vì để hắn thêm hứng thú với quốc sự, cứ đơn giản chút thì hơn, nên bảo Thẩm Mặc an bài, ông ta không hỏi tới nữa.

Kết quả địa điểm tiếp kiến ngoại sứ an bài ở tây noãn các hoàng đế thích nhất.

Trong tây noãn các, Long Khánh đế nhìn thấy Sa Vật Lược sống mũi cao, tóc đỏ mắt xanh, mặc nho phục màu tìm, ngẩn ra một lúc sau đó hỏi Thẩm Mặc ở bên cạnh:
- Đây chẳng phải người Hồi sao?

- Trông giống mà thôi ạ, thực ra cũng không giống lắm.
Thẩm Mặc không ngờ Long Khánh còn biết người Hồi, liền giải thích.

Long Khánh cũng chỉ nói thế thôi, chứ hắn cũng có thấy người Hồ bao giờ đâu, chẳng qua đọc sách miêu tả thấy giống, liền nói với Sa Vật Lược:
- Nghe ngươi nói tiếng Hán không tệ.

- Cám ơn hoàng thượng khen ngợi, thần ngưỡng mộ thiên triều, nên khắc khổ học tập văn hóa Đại Minh.
Phong độ trưởng giả nho nhã của Sa Vật Lược đúng là dễ làm người ta sinh thiện cảm.

- Hiếm có, ngươi bao nhiêu tuổi rồi? Tới Đại Minh mấy năm? Từng ở đâu?
Long Khánh tò mò hỏi.

- Bẩm hoàng thượng, thần năm nay tròn 60, tới Đại Minh 4 năm, từng ở Thượng Hải, Tùng Giang, Hàng Châu, Nam Kinh, năm ngoái tới Bắc Kinh, được thấy sự phồn hoa hưng thịnh vô cùng của Đại Minh.

Long Khánh vui vẻ hỏi:
- Tới nhiều nơi quá nhỉ, biết nói tiếng Tùng Giang không?

- Thần hơi biết mà thôi.

- Ngươi dùng tiếng Tùng Giang trả lời câu trên xem.

Sa Vật Lược liền dùng tiếng Tùng Giang trả lời lại.

Long Khánh quay sang Thẩm Mặc:
- Ông ta nói thế nào?

Thẩm Mặc cười:
- Tốt hơn thần, luận thiên phú ngôn ngữ, thần không so được với Sa tiên sinh.

Long Khánh rất cao hứng:
- Không tệ không tệ, có thể thấy đúng là rất chịu khó, ban hoa quả.

Tiểu thái giám lập tức mang hộp hoa quả tới cho Sa Vật Lược.

Sa Vật Lược khấu đầu tạ ơn:
- Thần được thánh ân ban tặng, không thể báo đáp một phần vạn, chỉ cầu chúa trời phù hộ, hoàng thượng mãi mãi hưởng phúc.

- Thật khéo nói.
Long Khánh cười híp mắt, là hoàng đế, lời nịnh bợ nghe tới phát ngán rồi, nhưng người Tây nịnh bợ nghe rất mới mẻ. Long Khánh rất hứng thú với người nước ngoài còn Đại Minh hơn cả người Đại Minh này, liền hỏi ông ta tới đây như thế nào.

Sa Vật Lược trả lời lên thuyền từ Phật Lãng Cơ, vượt trùng dương sáu tháng tới được Mã Lục Giáp, sau đó ngồi thương thuyền tới Thượng Hải, toàn bộ hành trình mất tám tháng.

- Lâu thế à?
Long Khanh tuy xem qua bản đồ thế giới, nhưng giờ mới có nhận thức cảm tính về khoảng cách, tò mò hỏi:
- Chỗ ngươi có hoàng đế không?

- Có ạ.
Sa Vật Lược nghiêm túc đáp:
- Châu Âu có rất nhiều quốc gia, mỗi nơi có quốc vương của mình, nhưng hùng mạnh nhất là bệ hạ Phỉ Lực đệ nhị của Tây Ban Nha, tuổi tác ngang bằng với hoàng thượng, thống trị lãnh thổ rộng lớn không thua gì Đại Minh.
Vị cha cố này là người thành thực, may là Long Khánh ôn hòa, chứ đổi lại là Gia Tĩnh đã đánh đuổi ông ta ra khỏi cung.

Long Khánh thì chỉ thấy kinh ngạc, hỏi tới hoàng đế phương Tây ở cung điện ra sao, lễ nghi đăng cơ thế nào, Sa Vật Lược trả lời đúng sự thực, trình lên cả bức tranh Phỉ Lực đệ nhị nhận vương miệng.

Thấy hoàng đế Tây lại quỳ một chân trước mặt một ông già, Long Khánh ngạc nhiên:
- Chẳng lẽ đây là thái thượng hoàng?

Sa Vật Lược lắc đầu:
- Không ạ, đó là giáo hoàng bệ hạ.

- Giáo hoàng?
Long Khánh lấy làm lạ:
- Đó là ai?
Trong lòng hắn, dưới gầm trời hoàng đế là to nhất.

Sa Vật Lược định trả lời :" Ở Châu Âu, tân hoàng phải được giáo hội thừa nhận" nhưng gặp ánh mắt cảnh cáo của Thẩm Mặc, nhớ ra đây là nơi hoàng quyền thần thánh không thể xâm phạm, nếu nói ra hoàng đế dễ tính đến mấy cũng giết mình, vội sửa lời:
- Châu Âu bọn thần tin theo quân quyền do thần ban, hoàng đế quỳ trước thiên đế, không phải giáo hoàng.

- Vậy hắn cũng không nên quỳ.
Long Khánh không dùng quyền lực trong tay, nhưng cực kỳ để ý tới tôn nghiêm hoàng đế, trách đồng nghiệp:
- Vị hoàng đế này dễ tính quá đấy.

Thẩm Mặc ho khẽ một tiếng nói:
- Bệ hạ, vương miệng là do tiên đế bọn họ truyền lại, giáo hoàng đại biểu cho ông ta ban cho tân đế, tân đề tất nhiên phải quỳ nhận ... Giống như di chiếu của tiên đế chúng ta ấy.

- Nói thế có phải dễ hiểu không.
Long Khánh gật gù:
- Té ra giáo hoàng là thái giám truyền chỉ.

Sa Vật Lược nghe mà hãi hùng :" Lời này mà truyền về giáo đình, giáo hoảng lại chẳng giết ta sao?" Nhưng cần đánh tan nghi ngờ của Long Khánh nên đành nói:
- Có thể nói như thế.

May là Long Khánh không hỏi nữa, sai người mang dương cầm tới, hỏi:
- Ngươi biết đánh không?

- Hơi biết ạ.
Sa Vật Lược khiêm tốn đáp.

- Vậy mau mau đàn đi.
Hoàng đế nhìn sang rèm châu bên trái, Lý phi đang nấp đằng sau chăm chú lắng nghe.

Sa Vật Lược xuất thân từ gia đình đại quý tộc, từ nhỏ được giáo dục nghệ thuật nghiêm khắc, kỳ thực đánh đàn cực hay, liền ngồi xuống ghế, hít một hơi ấn tay lên phím.

Tiếng dương cầm du dương vang lên, hoàng đế, quý phi, các lão, thái giám, cung nữ ... Ai nấy đều như nghe được tiên nhạc, lập tức bị thu hút vào tiên cảnh mỹ diệu chưa từng thấy.

Bọn họ như ở trong rừng núi ngút ngàn, mặt trời từ từ nhô lên, ánh sáng tỏa khắp nơi, làm mây mờ lóng lánh ánh vàng. Đột nhiên thấy một tiểu mục đồng dẫn trâu đi qua sương mù, gió mát thổ lên xua tan làn sương, bách điểu hót vang, còn mục đồng như nhớ tới tâm sư gì, thu lại nụ cười, thoang thoảng ưu thương, làm người ta không khỏi đau lòng hỏi :" Ngươi làm sao thế?"

Lúc này Sa Vật Lược dùng giọng nam trung hơi khàn hát.

Mục đồng chợt buồn, bởi sao?

Ta ghét ngọn núi này.

Mà núi xa kia lại đẹp như thế.

Tới núi này, gần núi này, gần chẳng bằng xa.

Mục đồng, mục đồng à, chỗ ở dễ đổi, lòng chẳng dễ đâu.

Vui buồn do tâm sinh

Tâm bình vui khắp chốn.

Tâm ảo chẳng chốn vui.

Ngươi đi rồi có thể vứt bỏ tâm của mình sao?

Vì sao chẳng để tâm mình bình hòa?

Tìm lấy chốn yên tĩnh nơi núi rừng ngươi có.

Tiếng đàn mang theo ý vị Côn khúc, nhưng lại hoàn toàn khác với âm nhạc phương đông, càng có sức cảm nhiễm và biểu đạt hơn. Ca từ điển nhã đơn thuần, nhưng làm lòng người chìm đắm trong trầm tư.

Long Khánh cảm thấy khúc ca như khắc họa tâm linh của mình, Lý phi thì chìm đắm trong âm nhạc, nước mắt chan hòa. Thẩm Mặc thất thần hỏi bản thân, mình liệu có giống mục đồng kia, tới ngọn núi xa, phát hiện nó chẳng đẹp như trong tưởng tượng? Mục tiêu mình khổ công theo đuổi, thực sự thích hợp với dân tộc Hoa Hạ hay sao?

Rất lâu sau mọi người mới tỉnh lại, muốn khen hay, nhưng lại thấy khen thì quá tục, mãi một lúc lâu, Long Khánh mới nói:
- Thứ này thật thần kỳ, bỏ xa nhạc khí Đại Minh, trẫm thấy sau này có thể dùng nó diễn tấu thiều nhạc.
*** thiều nhạc: Khúc nhạc của vua Thuấn.

Thẩm Mặc khó khăn nuốt nước bọt:
- Bệ hạ, cái này e không ổn.

Long Khánh chỉ thuận miệng mà nói thôi, mau chóng chuyển đề tài:
- Vừa rồi ngươi hát bài do ai viết thế?

- Là do thần viết.
Sa Vật Lược trả lời:
- Tổng cộng có tám bài, gọi là Tây cầm bát khúc, thần vừa diễn tấu khúc Mục đồng du sơn.

Không ngờ ca khúc đầy ý cảnh Trung Hoa lại do người Tây sáng tác, Long Khánh phục thật rồi, luôn miệng nói:
- Chẳng phải Đại Minh mới có tài tử.

Long Khánh nhớ lời nhờ vả của Lý phi, liền bảo Sa Vật Lược:
- Trẫm muốn phái nhạc công học nhạc khí Tây Dương, không biết ý tiên sinh ra sao?
Với thân phận đế vương có thể tôn kính người như thế, đó là chỗ cảm lòng người của vị hoàng đế này.
Bình Luận (0)
Comment