Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 829

Thẩm Mặc khẽ ho một tiếng, nắm tay Từ Giai:
- Sư phụ, học sinh tiễn người lên thuyền.

- Ừ.
Từ Giai gật đầu với đám đông:
- Đa tạ tới tiễn, chư vị bảo trọng..
Liền để Thẩm Mặc dìu lên thuyền.

Tới khi Từ Giai lên thuyền đám quan viên mới tỉnh lại, còn cả đống lời chưa nói mà, nhưng giờ không còn cách nào để nói nữa rồi, làm sao đây, thôi khóc vậy.

Vì thế cả đám quỳ xuống hướng về phía Từ Giai, khóc rống lên.

Từ Giai mắt cũng ướt nhòe, có điều chẳng phải vì đám quan viên kia, mà là ông ta đột nhiên phát hiện, 45 năm trước mình mới 21 tuổi, lần đầu tới Bắc Kinh dự thi đã xuống thuyền ở đây.

Tháng năm vội vã, thoáng chốc đã qua, vinh nhục bi hoan như mây khói, hiện giờ, tất cả lại ùa về...

Từ Giai cuối cùng cũng cảm nhận được thế nào là cảnh còn người mất, 45 năm, bến tàu này gần như không hề thay đổi, mà mình thì từ thanh niên tài tuấn lòng đầy nhiệt huyết năm nào, biến thành một thủ phủ nghỉ hưu toàn thân mỏi mệt...

Hồi ức như nước lũ, một khi tuôn trào là không dứt, Từ Giai nhớ tới 38 năm trước mình trượng nghĩa lên tiếng, xúc phạm thủ phụ Trương Thông, kết quả tiền đồ bị hủy, nhà tan cửa nát bị đầy tới vùng man hoang, khi ấy mình cũng lên thuyền ở đây...

Nếu như lúc đó mình nhìn thấy mình hiện nay liệu sẽ có tâm tình gì?

Thuyền dương buồm đi xa, Từ các lão, thủ phụ hai triều cuối cùng cũng rời khỏi Bắc Kinh.

Hai tháng sau Từ Giai cuối cùng cũng trở về Tùng Giang chia cách bao năm, quan thân phụ lão toàn thành ra bến tàu nghênh đón, bất kể nơi khác đánh giá Từ Giai ra sao, ở đây ông ta là sự kiêu ngạo của họ.

Còn Từ Trắc vì đàn hặc huynh trưởng bị bãi quan ở nhà, khi biết tin tức huynh trưởng nghỉ hưu, rơi vào sợ hãi hoảng sợ. Cho nên hắn quỳ trước bến tàu nghênh đón huynh trưởng.

Thế nhưng Từ Giai chẳng hề nhìn hắn một cái, đi qua trước mặt, lên thẳng kiệu...

Tuy còn xa mới tới mức phải kéo màn, nhưng không có gì phải nghi ngờ vị Từ các lão uy phong một thời này không còn là nhân vật chính của vũ đài Đại Minh nữa.

Công bằng mà nói ông ta là thủ phụ có quyền thế nhất trong lịch sử Đại Minh.

Vậy tại sao ông ta đột nhiên rớt đài mà chẳng gây ra mấy sóng gió? Mặc dù không ít người dâng thư, nhưng hoàng thượng không chấp nhận, mọi người cũng đành thôi. Mặc dù có rất nhiều người theo ông ta tới Thông Châu, nhưng đa phần có tính toán, người thực sự tiếc nuối chẳng có mấy ai.

Thậm chí cả Trương Cư Chính, đều cho rằng sư phụ còn chấp chính chẳng có gì lợi cho nước, đi nhanh chon gọn... Cho dù sau vụ án Hồ Tôn Hiến, suy nghĩ cũng vẫn nghĩ như thế, không thể vì tư bỏ công, mà lấy quốc gia làm đầu, đó là khác biệt giữa hắn và đại đa số quan viên.

Chẳng phải nói thanh danh Từ Giai thối hoắc, mà ngược lại vì ông ta chủ động lui về, thanh danh cực tốt, thành danh từ đại diện cho đạm bạc danh lợi.

Nhưng chỉ cần là quan viên có chút kiến thức đều biết, lão nhân gia đức cao vọng trọng này sớm ngày thoái vị nhượng hiền mới là cống hiến lớn nhất đời của ông ta.

Chẳng phải quan viên vô tình, mà ông ta đã không còn thích hợp nữa.

Đại Minh nay nguy như trứng chồng, thời khắc này phải do anh hùng có khí phách tài lược đảm đương xã tắc, chống lấy gầm trời đang nghiêng ngả.

Mà Từ Giai không phải là anh hùng như vậy.

Từ Giai chủ trương nghỉ ngơi dưỡng sức, chính sách mềm dẻo.

Quốc gia đã tới bên vờ vực thẳm, còn nghỉ ngơi dưỡng sức cái gì còn cái gọi là mềm dẻo chẳng qua là thả lỏng cho đám tham quan ô lại.

Không cầu có công, chỉ cầu vô tội.

Đại quốc do một quan viên siêu cấp quan liêu như thế lãnh đạo, kết quả tất nhiên là siêu cấp ổn định. Mà với một đại quốc ổn định có nghĩa là đi xuống...

Cho nên tất cả mọi người không hi vọng con thuyền lớn này chìm đắm, nếu Từ các lão không thể lèo lái con thuyền khỏi vòng nguy hiểm, vậy chỉ đành đổi người khác...

Ngày mùng 7 tháng 4 năm Long Khánh thứ 2, Từ các lão còn chưa về tới quê, thánh chỉ đã tới Tân Trịnh Hà Nam.

Huyện Tân Trịnh, phủ Hà Nam.

Một đột kỵ sĩ phóng như bay tới Cao gia trang.

Cao gia trang thấp thoáng dưới phong cảnh điền viên như thi như họa, thường thì người ta cho rằng, người nơi này đại đa số là họ Cao, tựa hồ là một nông trang phổ thông.

Lời này chỉ nói đúng một nửa, nơi này đại đa số là người họ Cao, nhưng tuyệt đối không phải là nông trang bình thường. Lúc này ngươi đi vào thôn trang, liền nghe thấy tiếng đọc sách vang vang, tiến vào liền thấy, cái thôn trang chỉ mấy trăm người, không ngờ có tới bảy tám chục thiếu niên đọc sách...
Theo tỉ lệ nhân khẩu mà tính, tất cả trẻ con hợp tuổi đều tới đây đọc sách hết rồi, vào thời đại phú nông ba đời mới có thể nuôi một người đọc sách, đây đúng là kỳ tích...

Những học tử này cũng rất trân trọng cơ hội đọc sách, mặc dù tiên sinh còn chưa tới, tất cả đều tập trung tinh thần đọc sách, tới ngay cả đứa bé nghịch ngợm nhất, cũng không dám có chút lười nhác nào.

Khi vị tiên sinh mặc áo bào xanh cũ, râu rậm rạp, mặt vuông vức, khuôn mặt đen làm người ta có ấn tượng sâu sắc xuất hiện ở cửa, tiếng đọc sách liền ngừng bặt, tất cả học tử mặt đầy mơ ước nhìn vị tiên sinh đó.

Tiên sinh ánh mắt thâm trầm, bước chân vững trãi đi tới.

- Vấn an tiên sinh.
Đợi ông ta đứng lại, học tử đồng loạt đứng dậy hành lễ.

- Ngồi đi.
Giọng nói trầm vang.

Học tử ngồi cả rồi, tiên sinh liền bắt đầu dạy học. Phương pháp của ông ta khác với các vị tiên sinh khác, không bắt từng đứa lên đọc thuộc lòng, mà dựa vào khóa trình chia ra tổ năm người, chỉ định tổ trưởng kiểm tra, ông ta nhắm mắt đi qua đi lại.

Mặc dù rất nhiều người đọc nhiều loại sách khác nhau, âm thanh hỗn tạp, nhưng ông ta nghe ngay ra được ai đọc sai đọc đúng.
Đợi tất cả đọc xong, liền gọi những đứa đọc sai ra, mỗi đứa sai chỗ nào để chỉ ra chính xác, làm đám học tử vô cùng kính phục, không đứa nào dám lười biếng.

Như thế giảm bớt nhiều thời gian đọc sách, khiến tiên sinh có thêm thời gian giảng giải tinh yếu.

Hôm nay cũng không ngoại lệ, tiên sinh nhắm mắt đi qua đi lại, học sinh chăm chỉ đọc sách. Nhưng có tiếng gõ cửa phá tan khung cảnh hài hòa, tiếng đọc sách ngưng bặt, tiên sinh nghiêm mặt nhìn ra cửa.

Trưởng thôn dè dặt đứng ở cổng, chắp tay thi lễ với tiên sinh:
- Tam phúc, có thiên sứ tới.

- Ra ngoài..
Tiên sinh lạnh lùng nói:
- Đang giờ dạy học, bảo bọn họ đợi.

- Nhưng...

- Xéo ra ngoài!!
Tiên sinh rống lên.

Trưởng thôn hoảng sợ ôm đầu chạy như chuột.

- Đọc đi, ai cho các ngươi ngừng?
Thấy đám học sinh cứ tròn mắt nhìn, tiên sinh lấy thước ra, theo nội quy, đọc sách không chuyên tâm, đánh mười thước.

Đợi tất cả tay trái của đám trẻ con bị đánh thành bánh bao đỏ, tiên sinh nghiêm giọng nói:
- Đọc sách phải chuyên tâm, nếu không lãng phí thời gian, chẳng bằng về ra ruộng làm việc. Nhớ kỹ chưa?

Đám học sinh dù bị đánh nước mắt giọt ngắn giọt dài, nhưng đều ngoan ngoãn gật đầu, tiếp tục đọc sách.

Cả sáng quả nhiên không ai dám tới quấy nhiễu nữa, tới trưa tan học, tiên sinh mới tới tiền sảnh, thấy mấy Cẩm Y vệ đứng sau đại thái giám mặc mãng y.

Thái giám kia đang ngồi uống trà, thấy tiên sinh vào, vội vàng đứng bật dậy chắp tay:
- Nô tài Thạch Tinh ra mắt các lão.

Tiên sinh có đôi chút bất ngờ:
- Sao Thạch công công đích thân tới đây?

- Đương nhiên có chuyện quan trọng.
Thạch Tinh thu lại nụ cười:
- Cao Củng tiếp chỉ.

- Thần Cao Củng cung thỉnh thánh an...
Vị tiên sinh này là Cao Củng Cao Túc Khanh.

- Thánh cung an.
Thạch tinh bày hương án, tuyên đọc thánh chỉ.

Từ đầu tới cuối, vẻ mặt Cao Củng chẳng hề thay đổi, trong lòng thì lại sóng cả cuộn trào, liên hồi kỳ trận than:" Không ngờ y làm được, làm sao y lại làm được?"

Rốt cuộc là nhân vật nào, làm gì khiến Cao các lão vinh nhục dửng dưng lại kinh ngạc như thế?

Nói lại một năm trước, khi cả triều đảo Củng, Cao các lão ủ rũ quay về quê. Nhưng dọc đường nghĩ tới bộ mặt đáng ghét của Từ Giai, đám ngôn quan vô sỉ, ông ta lại lửa giận ngút trời, đường đi vừa hận vừa giận, lại gặp mưa, kết quả tới Tân Trịnh thì đổ bệnh, bao nhiêu thầy thuốc chữa trị cũng không thuyên giảm.

Đúng lúc trong nhà lo sốt vó thì một nam tử tên Thiệu đại hiệp xuất hiện, hắn luôn miệng nói, mình tới là bệnh Cao các lão sẽ trừ, người nhà thấy hắn có phong độ đại gia, trông chừng như không đơn giản, nên mang tâm lý thử xem, dẫn hắn vào.

Làm bộ làm tịch vọng văn vấn thiết một phen, hắn thì thầm bên tai Cao Củng vài câu. Sau đó Cao các lão nằm bẹp trên giường bao lâu ngồi bật dật, quát bày tiệc, muốn thiết đãi Thiệu đại hiệp.

Người nhà tuy thấy ông ta mới khỏi bệnh, không tiện uống rượu, nhưng tâm tình ông tốt lên là hơn tất cả rồi, liền bày một bàn tiệc.

Chuyện cơ mật, Cao Củng đuổi lui tả hữu, đích thân rót rượu, cùng Thiệu đại hiệp đối ẩm.

- Thiệu tiên sinh nói là mình là bằng hữu của Thẩm Giang Nam?
Qua ba tuần rượu, Cao Củng hỏi:
- Không biết hai người quen biết ra sao?

Thiệu Phương biết Cao Củng đang kiểm tra mình, uống cạn chén rượu nói:
- Lời nói ra thì dài, vừa rồi chỉ khoác lác thôi, thảo dân sao dám làm cao, chẳng qua có qua lại với Thẩm các lão.

Cao Củng nghe vậy cười ha hả:
- Nói như thế, tiên sinh không phải do Thẩm Giang Nam phái tới.

- Không phải, thảo dân và Thẩm các lão không chỉ không có duyên phận mà còn có chút khúc mắc.

- Nói thế ta không cần nhận ân tình Thẩm Giang Nam rồi?
Cao Củng nhìn thẳng vào Thiệu Phương.

- Vốn đâu có quan hệ gì tới Thẩm các lão.

Cao Cũng chỉ cười, người này có chối ông ta cũng biết là Thẩm Mặc phái tới, liền phối hợp nói:
- Nếu vậy tiên sinh tới đây làm gì?

- Thảo dân tới vì các lão.

- Vì ta?
Cao Củng bình thản nói:
- Trước đây tiên sinh có biết ta?

- Lần đầu gặp mặt, quả nhiên gặp mặt hơn nghe danh.
Thiệu Phương thần bí nói:
- Nhìn khí sắc của các lão căn bản không phải là người nhàn rỗi...

- Ồ tiên sinh còn biết xem tướng?
Cao Củng tựa cười tựa không nói:

- Cũng học qua vài năm...
Thiệu đại hiệp lại mắc thói quen cố làm ra vẻ huyền bí của nhân sĩ giang hồ.

- Vậy lão phu có tướng gì?

Thiệu Phương làm bộ làm tịch nói:
- Có câu "hình chủ mệnh, khí chủ vận", ngài có hình hổ đói tiếu ngạo sơm lâm, lại có khí cá kình vượt biển, có tướng này ắt quan tới tể phụ, liệt vào tam công, nói rõ thời vận nghịch chuyển, Đông Sơn tái khởi gần như có thể đếm từng ngày rồi.

- Ha ha, hai ta chẳng phải lần đầu gặp nhau hay sao?
Cao Củng có chút động lòng, nhưng chưa tới mức mê muội, nắm được sơ hở của Thiệu Phương nói:
- Tiên sinh trước kia không biết bộ dạng của ta cơ mà, sao vì tướng của ta mà tới đây?

- Đương nhiên, thảo dân lần đầu được gặp các lão.
Thiêu Phương mặt thản nhiên:
- Không giấu gì ngày, thảo dân giao du rất rộng, có vài bằng hữu thấy ý quan trường, bọn họ đều có tài cao, chỉ vị muốn làm vài việc, đành phải vờ vịt lấy lòng Nghiêm Tung, kết quả bị liên lụy, cho về nhà an nhàn.
Hắn vừa nói vừa lén chú ý quan sát sắc mặt của Cao Củng, thấy ông ta có vẻ 'đồng bệnh tương lân', nói tiếp:
- Nhưng bọn họ đang độ sung sức, với tính cách muốn làm việc giúp đời đó, bắt bọn họ an nhàn, khác gì lấy mạng. Nên thường tụ tập với nhau tiêu khiển thời gian, thảo luận triều cục. Bọn họ đều nói Cão các lão có tài kinh bang tế thế, thảo dân tuy lần đầu gặp ngài, nhưng đã ngưỡng mộ từ lâu.

Thấy hắn vòng vo vỗ mông, Cao Củng bật cười:
- Chẳng lẽ tiên sinh tới tìm ta là để xem cái mặt này.

- Đương nhiên không phải, bằng hữu của thảo dân luôn quan tâm triều cục, tất nhiên oán thán cho oan ức của ngài, chửi lớn Từ Giai là tiểu nhân gian trá, đại gian mà vờ trung.

Nghe câu này Cao Củng thấy Thiệu Phương thân thiết hơn nhiều, hiện giờ tất cả người phản đối Từ Giai trong mắt ông ta là trẻ ngoan.

- Nhưng nói một câu mạo phạm, ngài đừng giận.
Thiệu Phương cố ý nói:
- Phen này ngài hạ đài, đối với chúng tôi lại là chuyện tốt.

- Vì sao?
Cao Củng mặt cứng lại.

- Nếu không thảo dân sao gặp được các lão.
Thiệu Phương cười hì hì, rồi tức thì trở nên nghiêm túc:
- Mọi người cho rằng, ngài chỉ là rồng mắc vũng cạn tạm thời, sớm muộn cũng có ngày bay lên, đây là cơ hội chúng tôi quy thuận, nếu chẳng phải lo quá bắt mắt thì tất cả đều đã tới. Hiện giờ đành do một mình thảo dân tới tỏ thái độ, nguyện dốc lòng giúp ngài quay lại.

Nếu bình thường loại dị sĩ giang hồ này ông ta chẳng thèm gặp, hiện giờ lại coi thành cọng cỏ cứu mạng, có thể thấy trong lòng không cam tâm ra sao.

Nhưng dù có Thẩm Mặc đứng sau những người này, ông ta cũng chẳng hi vọng mấy. Từ Giai đang như mặt trời chính ngọ, mà hoàng đế là hạng đặc biệt nhu nhược, nhìn thế nào Từ Giai cũng không giống có vẻ sẽ đổ.

- Lão phu lần này về dân gian, là do tên thất phu Từ Giai, nếu người này còn, ta không về.
Cao Củng là người tất cả đều viết trên mặt, hỏi thẳng ngay:
- Không biết các vị có tính toán gì.

Thiệu Phương tự tin nói:
- Thảo dân có nghe câu " trong cung là gió, nội các là mây", mây có dầy tới đâu, sao chịu nổi gió?

Cao Củng thở dài:
- Gió không đủ, uổng công thôi.

- Vậy thổi thêm gió.
Thiệu Phương lạnh lùng nói:
- Ngôn quan ngang ngược can thiệp chuyện cung cấm, Từ Giai không chia sẻ lo lắng với quân phụ, lại bảo vệ khoa đạo, sớm khiến hoàng đế tức giận. Chỉ cần có người lên tiếng, vị trí ông ta không vững được.

Cao củng mặt biến sắc:
- Chuyện cung cấm sao tiên sinh biết được?

- Bằng hữu của thảo dân trải khắp thiên hạ, vừa khéo biết vài người trong cung.

Cao Cung im lặng, ông ta xưa nay ghét đám thái giám, lại vì chuyện hoàng điếm mà thành gai trong mắt chúng, lần này ông ta bị mất chức cũng do đám thái giám ngáng chân bên trong.

Ghét thì ghét, nhưng ông ta cũng biết, ngoại thần có thân cận tới đâu cũng chẳng so được với thái giám. Thậm chí so với cung tần mấy tháng chẳng được thấy hoàng đế một lần, đám thái giám bên người hoàng đế, thì thầm vào tai thiên tử vài câu có tác dụng hơn cả lời bên gối.

Nếu lợi dụng Thiệu Phương, tu bộ quan hệ với người trong cung, cho dù nhất thời không thấy hiệu quả, nhưng tương lai ắt có tác dụng lớn.
Cao Củng biết tình cảm hoàng đế dành cho mình, tương lai một khi Từ Giai thoái vị, mình còn có hi vọng lớn... Nhưng tiền để là đám hoạn kia không giở trò.

Nhưng Cao Củng lo Thiệu Phương khoác lác, liền hỏi:
- Người tiên sinh nói là ai?

Thiệu Phương cười giảo hoạt:
- Các lão thứ tội, thảo dân không nói được. Nhưng chuyện này thảo dân đảm bảo, ngài cứ ngồi đợi thánh chỉ đi.
Nói rồi đứng dậy mời rượu Cao Củng như thành công tới nơi rồi vậy.

Cao Củng cạn chén với hắn:
- Ai cũng có bí mật riêng, tiên sinh không chịu nói, vậy ta cũng không hỏi nữa. Nhưng lật đổ Từ Giai, phải tính kế lâu dài.

Lời này rõ ràng đã chuẩn bị hợp mưu với Thiệu Phương rồi.

Thiệu Phương hưng phấn nói:
- Đương nhiên ngài chỉ đâu chúng tôi đánh đó.

- Được.
Cao Củng vui vẻ nói:
- Tương lai chuyện thành, mấy bằng hữu của tiên sinh cứ để ta lo.

- Đa tạ các lão.
Thiệu Phương vội đứng dậy chắp tay nói.

- Ngồi đi, ngồi đi, chúng ta thong thả nói.
Cung Củng nở nụ cười hiếm có:
- Chuyện này không thể gấp, giờ Từ đảng đang mạnh, quan hệ của tiên sinh có vững tới đâu cũng chẳng ai chịu đi theo đảo Từ.

- Vậy ý ngài là?

- Mong bọn họ thi thoảng nói giúp vài câu bên tai hoàng thượng.
Mặt Cao Củng lộ vẻ bi ai:
- Người đi trà lạnh, lâu ngày nếu không ai nhắc tới ta, sợ hoàng thượng quên mất.

- Vâng, thảo dân hiểu ý tứ của các lão rồi.

Cao Củng trầm ngâm một lúc hơi ngượng ngùng nói:
- Lão phu ở quan trưởng bao năm, biết loại chuyện này phải chải chuốt trên dưới, tốn rất nhiều tiền.

- Bạc ư?
Tính cuồng của Thiệu đại hiệp lại nổi lên:
- Nhìn điều kiện của ngài có thể lấy ra được bao tiền?

Nếu là thường ngày Cao Củng chắc chắn rất phản cảm, nhưng lúc này ông ta lại thấy rất Thiệu Phương rất vừa mắt, ít nhất nói rõ hắn không phải là tên lừa đảo tới vì tiền tài.

Thiệu Phương đã không phải tới vì tiền tài, Cao Củng bỏ đi hoài nghi trong lòng lòng, tỏ ra xấu hổ nói:
- Lão phu không biết cách kiếm tiền, chỉ có lương và bổng lộc hoàng đế ban cho, bao năm gom góp được chỉ có 1000 lượng, tiên sinh cầm lấy đi.

- Sao có thể dùng tiền của các lão.
Thiệu đại hiệp nói đầy hào khí:
- Chút tiền này thảo dân có thể bỏ ra được.

- Vậy xấu hổ lắm.
Chẳng phải Cao Củng khách sáo, ông ta xấu hổ thật.

- Sớm nghe mặc bảo của các lão nghàn vàng khó cầu, hay là ngài ban cho bức mặc bảo.

Cao Củng do dự, ông ta chẳng muốn lưu lại một chữ cho đám người này.

- Nếu ngài thấy không tiện thì thôi vậy.
Thiệu Phương tỏ vẻ nuối tiếc.

Cao Củng cắn răng nói ra ngoài:
- Cao Phúc, chuẩn bị giấy.
Dù sao cũng chẳng phải thứ mất mạng, một bức tranh chữ mà thôi, không tiện từ chối.

Cao Phúc nghe lời lập tức lấy bút chỉ mực mang tới, Thiệu Phương đứng lên mài mực.

Hai người nín thở nhìn Cao Củng cầm bút, sau đó ngưng tụ tâm lực toàn thân, viết từng nét chữ một.

- Đẹp.
Thiệu Phương tán thượng:
- Bút lực thật mạnh mẽ.

Cao Củng chấm đẫm mực, trong lòng không còn có người xung quanh nữa, viết bốn chữ "hiệp, chi, đại, giả"

- Hiệp Chi Đại Giả!
Thiệu Phương lẩm bẩm, mắt sáng lên.

*** kẻ lòng hiệp nghĩa lớn, câu này nhớ mang máng là nói về Quách Tĩnh, hiệp nghĩa không ai sánh bằng.

Ngày hôm sau Thiệu đại hiệp rời khỏi Tân Trịnh, trước tiên tới Nam Kinh, Tô Châu, Thượng Hải, mua lễ lớn, đựng vào sáu chiếc rương to, sau đó giả trang thành phú thương tới Bắc Kinh.

Đợi tới khi hắn tới Bắc Kinh thì đã là tháng 7, Thiệu Phương mang theo hai cỗ xe lớn tới huyện Bình Uyển, nơi này sườn núi cong xanh tươi, là chỗ tốt dựng nhà làm cửa, nhưng không may nó kề sát hoàng thành, mặc dù hưởng thánh ân cũng có chút xíu, nhưng đa phần là nỗi khổ nuốt không trôi.

Cái gì chưa nói, riêng ruộng đất ban thưởng, hoàng trang cung cấp thực phẩm cho cung đã chiếm quá nửa ruộng đất toàn huyện, người dân luân lạc hết thành điền nông đời đời kiếp kiếp trồng ruộng cho hoàng gia.

Thiệu Phương tới trang viên của Long Khánh thời còn tiền đế, hiện đã ban cho thái tử, thu nhập của nó làm tiền tiêu vặt của thái tử.

Nhưng thái tử còn quá nhỏ, chưa thể quản lý sản nghiệp của mình. Cho nên trang viên vẫn do những người cũ quản lý, mỗi năm đem thu nhập vào đông cung.

Trong trang không khác gì nông trang bình thường, dưới ánh mắt tò mò của điền nông, Thiệu Phương đưa xe ngựa tới tòa đại trạch duy nhất trong thôn, gõ cửa.

Cửa mở ra, là quản sự nơi này, hắn có vẻ quen biết Thiệu Phương, nhiệt tình mời vào trong, cùng Thiệu Phương uống rượu chơi bời, Thiệu Phương dường như vui quên đường về, ở liền hơn một tháng.

Tới tận khi gió thu nổi lên, trời chuyển mát, quan sự kia mới nói:
- Mai lão tổ tông tới thị sát, ngươi chuẩn bị một chút đi.

Thiệu Phương lúc này mới tỉnh lại sau cuộc vui đêm ngay, chấn chỉnh lại bản thân, đợi chính chủ tới.

Mặc dù đã là đại nội tổng quản, nhưng Trần Hoành vẫn không quên được cái nông trang này.

Năm xưa bị tiên đế trục xuất, Trần Hoành liền tới nông trang này, một lòng quản lý sản nghiệp cho Long Khánh, vì ông biết trong vương phủ cuộc sống khó khăn, nên tận tâm kiệt lực gây dựng nơi khi đó là vùng bán sơn địa hoang vu này.

Qua mười mấy năm, nơi này thành đất đai màu mỡ, sản vật phong phú, cơ bản cung ứng được cho cả tỏa vương phủ lớn. Có thể nói nửa đời sau của Trần Hoành đổ vào đây, tất nhiên có tình cảm sâu sắc, cứ có thời gian sẽ về xem rau cỏ mọc ra sao, lợn nái đã sinh chưa? Mương tưới nước có đầy không? Ông ta mãi chẳng quên những vấn đề này.

Chỉ là hơn tháng qua trong cung bất an, ông ta chẳng được rảnh rỗi, giờ tình huống đã đỡ hơn, mới có thời gian tới thị sát.

Khi Thiệu Phương được quản sự dẫn tới ruộng, thấy một lão hán mặc áo vải, đội mũ rộng vành, đi chân đất đứng chỉ huy nông dân làm việc. Hắn thật không sao liên hệ được với Trần công công, thường được đồn đại như xác chết nằm trong quan tài, lão già này mà có bệnh thì mình chẳng phải đã bệnh hết thuốc chữa rồi hay sao?

Trong lòng Thiệu Phương nổi sóng, với kinh nghiệm giang hồ của hắn, một lão già có khác biệt lớn với lời đồn đại, tám phần là hạng tâm cơ thâm trầm, tuyệt đối không thể xem thường...
Có điều thế cũng tốt, ít nhất mưu kế của mình càng dễ thành công.

Nghĩ tới đây Thiệu Phương cời giày, quấn áo lên, ban đầu Trần Hoành chẳng để ý, ai ngờ tên này làm nghề nông vừa nhanh vừa tốt, làm Trần lão thái giám khẽ gật đầu.

Tới trưa, nữ nhân trong trang mang cơm tới, Trần Hoành hạ lệnh ăn xong hẵng làm, thế là điền nông bỏ nông cụ xuống, ra mương rửa tay, ngồi quây quần ăn cơm...

Thiệu Phương cũng ngồi trong đó, tuy hắn có luyện võ, nhưng ăn sung mặt sướng quen rồi, sớm không chịu khổ nổi nữa, mồ hôi đầm đìa, bụng đói meo, bất kể ba bảy hai mốt ăn như gió cuốn.

Nhét đầy mấy bát cơm vào bụng, Thiệu Phương cảm giác khôi phục chút sức lực, lúc này mới nhận ra Trần Hoành cũng ngồi cách đó không xa với mấy lão nông, ăn cùng thức ăn với họ.

Thiệu Phương nhìn cảnh đó phát hiện ra, lễ vật mình chuẩn bị thật quá tệ hại.

Ăn xong lại làm, bổi sáng dùng hết sức lực, buổi chiều Thiệu Phương liền lộ nguyên hình, mệt chân nhũn ra, lưng còng xuống, nhưng biết lão thái giám kia đang nhìn mình, liền mạng kiên trì tới cùng, tới khi khiêng một bó lúa mạch cuối cùng lên xe, hắn vịn càng xe ngồi xuống, không đứng dậy nổi nữa.

Các điền nông đều hướng hắn cười thiện ý, vị đại lão bản này làm việc suốt ngày, đủ để bọn họ có cái nhìn mới.

Một cái gáo nước đưa tới trước mặt, Thiệu Phương ngẩng đầu lên, thấy khuôn mặt già của Trần Hoành, vội cố gượng đứng dậy.

- Ngồi xuống đi.
Trần Hoành đưa hắn gáo nước, ngồi xuống bên cạnh.

Thiệu Phương chỉ dám ngồi nửa mông.

Trần Hoành nhìn đồng ruộng trơ trụi sau thu hoạch, hỏi:
- Số lễ vật kia là ngươi tặng cho lão phu.

- Không phải, không phải.
Thiệu Phương vội nói:
- Là Tân Trịnh công tặng cho lão công công.

- Tân Trịnh công?
Trần Hoành hồi tưởng, lắc đầu không tin:
- Ông ta tuy không coi là nghèo, nhưng cũng chẳng có được mấy đồng tiền.

Thiệu Phương liếm cánh môi khô cong:
- Cao công thanh bần, đúng là không mua nổi thứ châu báu này, do thảo dân vì đại kế thiên hạ, thay mặt Cao công chúc thọ công công.
Tháng trước là sinh nhật Trần Hoành, Thiệu Phương sở dĩ vội vào kinh là vì thế.

- Vậy sao?
Trần Hoành chậm rãi nói:
- Tháng này là thọ 50 của Đằng Tường, ngươi cũng chuẩn bị lễ vật chứ?

- Không.
Thiệu Phương lắc đầu:
- Người làm ăn chúng tôi mặt dù thích chuẩn bị sẵn đôi ngả, nhưng cũng biết lúc này không nên ngả nghiêng.

Trần Hoành mỉm cười, nhưng nhìn thế nào cũng chẳng giống nụ cười:
- Ngươi thắp hương sớm quá, chỉ sợ cái miếu này mãi chẳng hưng vượng lên được.

- Không đâu, ngài nhất định là người cười cuối cùng.
Thiệu Phương tràn trề tự tin nói.

- Vì sao ngươi có lòng tin vào lão phu như thế?

- Vì hai vị tiên sinh thào dân khâm phục nhất đều đánh giá ngài rất cao.
Thiệu Phương cung kính đáp.

- Hai vị nào.

- Nguyên ti lễ giam chưởng ấn Hoàng công công, hòa nguyên ti lễ giám chưởng ấn Mã công công

Trần Hoành cuối cùng cũng phải giật mình:
- Ngươi quen hai người họ?

- Khi Hoàng công công ở cục chức tạo Giang Nam, thảo dân là phường dệt đắc lực nhất dưới trướng. Ông ấy tới Nam Kinh dưỡng lão, ở trong biệt việt của thảo dân. Về sau Mã công công cũng tới, thường xuyên đến chơi vài ngày, chúng tôi cùng leo núi ngắm cảnh, nghe nhạc uống rượu, hết sức vui vẻ.
Mặt Thiệu Phương lộ ra thương cảm rơi lệ:
- Đáng tiếc Hoàng công công mấy ngày trước tham chén, thăng thiên. Ông ấy đi tiêu dao rồi, chỉ khổ chúng tôi trong vật nhớ người, cuối cùng không muốn ở Nam Kinh nữa, mới đi chuyến này.

Trần Hoành hay tin Hoàng Cẩm qua đời cũng thương cảm một hồi, thấy Thiệu Phương khác, sống mũi cũng cay cay:
- Hoàng công công là người có trước có sau rất hiếm có, đi như vậy cũng là phúc.
Hai người tưởng niệm một lúc, Trần Hoành đột ngột hỏi:
- Vậy ông ấy đánh giá ta ra sao?

Thiệu Phương biết lão thái giám đang kiểm tra mình:
- Hoàng công công nói ngài là cao thủ ngồi ghế lạnh, ăn cá mặn trở mình.
Tới đó thấy mặt Trần Hoành lộ vẻ hiền từ hiếm có, biết mình nói đúng rồi, hắn có biết Hoàng Cẩm, nhưng chưa thân thuộc tới mức đó. Lời này thực chất là hồi ức của Mã Toàn, chẳng biết có chuẩn xác không?

- Nếu ngươi là cố nhân của Hoàng công công, vậy không phải người ngoài, ta mời cơm.
Trần Hoành lau nước mắt, vịn vai Thiệu Phương đứng dậy.

- Cơm thì không vội.
Thiệu Phương lấy ra một cái túi gấm, đổ thư bên trong ra:
- Nơi này có một lá thư cố nhân của công công viết.

Trần Hoành tiếp lấy xem trước mặt Thiệu Phương, thư của Mã Toàn, chứng minh thân phận của Thiệu Phương, đồng thời nói thấy người này như thấy mình, hi vọng chiếu cố v..v..v..

Trần Hoành xem xong trách:
- Sao không lấy ra sớm? Mất công làm vất vả một ngày.

- Thảo dân cũng phải xem ngài có phải là Trần công công thật không đã chứ.
Thiệu Phương cười.

- Ta cũng đâu nói mình là ai.
Đối với bằng hữu của ân chủ, Trần Hoành không bày ra bộ mặt cương thi nữa.

- Thảo dân tin là được.
Thiệu Phương vỗ mông đứng dậy.

- Đúng là kẻ thông minh.
Trần Hoành bật cười:
- Chẳng trách được lòng hai vị lão công công.

Tối hôm đó Trần Hoành bày nông yến khoản đãi Thiệu Phương, hai người nói chuyện rất vui vẻ.
Có người nhìn người trên bàn rượu, có người nhìn người trên xới bạc, Trần Hoành nhìn người ở đồng ruộng, hiển nhiên càng thực tế hơn hai kiểu trước. Trong mắt ông ta, ai chịu thành thực cúi mình xuống làm ruộng, hoặc là người bổn phận chất phác, hoặc là người tâm chí kiên định... Bất kể loại nào cũng không tệ.

Rượu ngà ngà say, Trần Hoành mở lòng nói:
- Cao Tân Trịnh không phải là không thể quay lại, nhưng ngươi phải cho ta một lý do hợp lý.

Thiệu Phương trầm ngâm nói:
- Nghe đâu ngôn quan tóm lấy cái chết của thê tử Thạch Tinh, bày linh đường trong đại nội bắt bách quan đến viếng, dằn mặt vạn tuế gia, yêu cầu giao ra hung thủ, triệt để thay ti lễ giám?

- Đúng, gần đây áp lực của hoàng thượng rất lớn, người trong cung cũng hoảng loạn.

- Lục khoa có thể bày linh đường trong Tử Cấm Thành, không có người chống lưng là không thể.

- Nhưng Cao các lão về thì có gì khác?
Trần Hoành chậm rãi nói:
- Ta và chỗ Cao các lão là chỗ quen biết cũ, năm xưa ông ấy giạy học ở vương phủ ta là thiếp thân thái giám của hoàng đế. Nhưng ông ta chưa từng nhìn ta lấy một cái, ông ta khinh thường thái giám từ sâu trong lòng. Vừa lên đài đã san bằng chút sát nghiệp dưỡng lão của đám con cháu ta, ai nhắc tới Cao Tân Trịnh cũng hận thấu xương, ngươi bảo ta tiến cử ông ta thế nào?

- Đó là Cao các lão trước kia, giờ ông ấy đã tỉnh ra, biết phải tôn kính người trong cung, nếu ông ấy có thể quay về, tất nhiên sẽ làm tốt quan hệ với nội đình, phò tá quân vương.

- Đó mới giống tiếng người.. Nhưng làm sao ta biết đây là tâm ý của Cao các lão? Làm sao đảm bảo ông ta sẽ luôn nghĩ như thế?

- Làm sao công công mới tin?

- Lời nói gió bay, viết chữ làm bằng. Không phải ta làm khó ngươi, thực sự bị ngoại thần làm cho sợ rồi, không thể đuổi sói đi, rước hổ vào được.

- Phải.
Thiệu Phương gật đầu cười khổ:
- Nhưng người như Cao các lão, có thể cho thảo dân đi làm đại biểu đã là cực hạn rồi, sao có thể chấp nhận việc này?

- Cái này ta không thể giúp được rồi.
Trần Hoành thở dài.

-....
Thiệu Phương im lặng mất một lúc:
- Thảo dân lập văn tự được không?

- Ngươi à?
Trần Hoành chỉ nói tới đó, hiển nhiên "ngươi không đủ tư cách".

- Thêm vào bốn chữ này...
Thiệu Phương như hóa phép biến ra một bức tranh chữ, bốn chữ "Hiệp Chi Đại Giả", lọt vào mắt Trần Hoành.. Còn có hai hàng chữ nhỏ "ngày x tháng y năm z, ở Đan Dương gặp Xư Hủ nói chuyện thật vui, coi như thượng khách, chí đồng đạo hợp. Rượu tới hứng lên, múa bút tặng chữ.. Hiệp chi đại giả, vì nước vì dân, Xử Hủ không thẹn lời này."

Thấy Trần Hoành lộ vẻ kinh ngạc, Thiệu Phương tự hào nói:
- Xư Hủ là phỉ hiệu của thảo dân.

Trần Hoành rốt cuộc đã gật đầu, là đại thần nội các phải chú ý hình tượng, có thể làm tới mức này đã là mạo hiểm cực lớn nữa, nên không cưỡng ép thêm.

Nếu Cao Củng mà biết, đảm bảo sẽ tức lăn ra ngất xỉu, sau đó sách đao truy sát toàn thế giới tên Thiệu đại hiệp gan lớn trùm trời này.

Trần Hoành lại xem đây là thư bảo đảm chắc chắn, khẳng định Thiệu Phương không thể tự quyết, hài lòng thu lại, bảo Thiệu Phương về nhà đợi tin tức.

Cao Củng cũng chờ đợi, nhưng Thiệu Phương cứ như bốc hơi khỏi nhân gian, Cao Củng tin người này làm hỏng việc, không còn mặt mũi nà gặp lại mình nữa.

Có điều nút thắt trong lòng ông ta được cởi bỏ, chủ động đảm nhận công tác dạy học trong tộc, để trong trang tiết kiệm tiện thuê tiên sinh.

~~~o0o~~~~~~~~~

Ngày 16 tháng 3 năm Long Khánh thứ 2, tiễn biệt Từ Giai xong, Thẩm Mặc lặng lẽ về Bắc Kinh.

Trong ba tháng y rời kinh, quan trường kinh thành phát sinh biến hóa kinh thiên động địa, đầu tiên là Từ Giai đột nhiên từ chức, Lý Xuân Phương được bổ nhiệm làm tân thủ phụ, Thẩm Mặc tất nhiên tiến lên thành thứ phụ.

Tiếp đó Triệu Trinh Cát đảm nhận vị trí của Vương Đình Tương, còn vị trí trống ở lễ bộ do Cao Nghi nguyên lễ bộ thượng thư đã nghỉ hưu thay thế. Hình bộ thượng thư Hoàng Quang Thăng cũng từ chức, do Nam Kinh lễ bộ thượng thư Mao Khải lên thay.

Lễ bộ tả thị lang Ân Sĩ Chiêm chuyển sang làm đô ngự sử đốc tào vận, Trương Tứ Duy thay chức, chỗ còn trống do Lục Quang Tổ bổ xung...

Sự biến động động này làm người ta nhìn mà hoa cả mắt, nhưng có thể nhìn ra chút manh mối trong đó: Đầu tiên nhìn từ bề ngoài, đây là dư chấn cái chết của Hồ Tôn Hiến, các vị thần tiên phải trả giá cho tin xấu lan truyền trong ngoài. Nhưng bản chất là một cuộc soán quyền thành công nhắm vào thế lực của Từ Giai do Sơn Tây bang và Đông Nam bang liên thủ.

Nếu như nhìn thấu bản chất thì có thể hiểu được hàng loạt biến động nhân sự kia.

Đương nhiên, lần này Đông Nam bang có thể lấy được hai vị trí thượng thư có chút thành phần may mắn.

Trừ trận động đất gây chấn động quan trường ra còn có một việc thu hút ánh mắt của mọi người, đó là khoa cử khoa đầu tiên triều Long Khánh được cử hành.

Tháng trước đã cử hành thi hội, hai vị đại chủ khảo là Lý Xuân Phương và Trương Cư Chính. Lệnh bổ nhiệm này vừa công bố, tức thì gây nên không ít tranh luận, nhưng Sơn Tây bang ủng hộ, Đông Nam bang cũng không dị nghị, đám Thanh Lưu dù khó chịu nhưng có thể làm được gì?

Bất kể trong triều gió mây vần vũ ra sao, lần thi Hội đầu tiên triều Long Khánh vẫn diễn ra thuận lợi, 1600 sĩ tử tới từ khắp nơi trong cả nửa, trải qua kỳ thi thành ma thành quỷ, lại thấp thỏm bất an chờ đợi, cuối cùng cũng nhìn thấy bảng vảng, người thi đỗ tất nhiên là mừng phát điên, người thi trượt như mất cha mất mẹ, người chuẩn bị hành trang về nhà dùi mài kinh sử phục hận, người tới Tần lâu Sở quán, mượn những hồng nhan tri kỷ hiểu lòng người kia an ủi tâm linh tổn thương của mình...

Có điều bất kể họ làm gì cũng không quan trọng, vì sự chủ ý cả mọi người đã thu hút tới cuộc thi Điện sắp diễn ra.

Người ta không quan tâm tới vận mệnh của kẻ thất bại, đó là hiện thực vô tình.

Khi Thẩm Mặc về tới nhà thì là hai ngày trước cuộc thi Điện, cùng người nha hưởng thụ hạnh phúc gia đình, bù đắp áy náy không thể cùng họ ăn năm mới.

A Man đã tới phủ trước năm mới, tất nhiên được Nhược Hạm và Nhu Nương vô cùng hoan nghênh, cô bé năm xưa được hai nàng vô cùng yêu thích, khiến hai nàng trổi dậy tình mẹ, quan tâm săn sóc vô cùng, hoàn toàn coi nàng thành trưởng nữ trong nhà.
Bình Luận (0)
Comment