Chuong 104: Ra Hai Cang Doi Hai San 2
Chuong 104: Ra Hai Cang Doi Hai San 2Chuong 104: Ra Hai Cang Doi Hai San 2
Mấy đồ hải sản đó đều là từ sau khi dỡ hàng từ thuyền đánh cá rồi chia cho ngư dân ra khơi, cộng với các ngư dân tự ra khơi đánh cá rồi nộp lên phần còn dư lại.
Các ngư dân thiếu phiếu, họ mong dùng phiếu đổi hơn tiền, hoặc là dùng thẳng đồ vật để đổi chác cũng được, lương thực, vải và đường mật là tốt nhất.
Nhưng rất ít người đổi thẳng lương thực, bởi vì giờ đâu đâu cũng thiếu lương thực.
Ở trên hải cảng, cá và tôm đều là hàng khan hiếm, cua và sò hến được yêu thích rộng rãi ở đời sau lại không có ai cần vì thịt ít.
"Chiêu nay họ không đổi được mấy đồ hải sản này, không ai muốn đồ chết, nếu không chết thì chỉ đổi cho lái buôn hải sản ở chợ đen với giá thấp, nên em cứ việc trả giá.' Thôi Tịnh khẽ nói.
Nói xong, cô ấy kéo Đường Tiêu Tiêu đi tới trước một quầy hàng.
"Mấy con cá còm này đổi thế nào?" Mấy con cá đó trông nặng khoảng hai ba cân.
"Hai thước phiếu vải." Người phụ nữ bày hàng kia nói.
"Nửa thước." Thôi Tịnh nói.
Đường Tiêu Tiêu kinh ngạc nhìn cô ấy, chị Tịnh, chị đây là đang cướp đoạt à.
"Một thước." Người phụ nữ giơ lên một ngón tay.
Thôi Tịnh kéo Đường Tiêu Tiêu định đi.
"Được được được, nửa thước thì nửa thước." Người phụ nữ thấy cô ấy định đi nên lập tức đồng ý.
Thôi Tịnh đưa một tấm phiếu vải tới, người phụ nữ mỉm cười gói gọn lại và đặt vào sọt cho cô ấy.
"Rẻ vậy?"
"Không rẻ, chị nói với em, nếu không phải trong nhà chị có nơi đổi phiếu, nửa thước phiếu vải này chỉ có hai hào rưỡi, người bình thường sẽ không đổi phiếu vải." Thôi Tịnh kiên nhẫn nói.
"Quê của mấy đứa không có biển nhỉ."
Đường Tiêu Tiêu lắc đầu, Kinh Thị và tỉnh Hồ Nam đều không có biển.
"Đồ biển không đáng tiền."
"Em định dùng thứ gì để đổi?" Thôi Tịnh hỏi.
"Em mang theo hai cân rưỡi đường mật, cầm cả tiền và phiếu."
"Định đổi cái gì?"
"Tôm, cua, em không biết nữa, cái nào cũng được." Đường Tiêu Tiêu hơi ngốc.
Thấy Thôi Tịnh trả giá, cô không biết nên đổi thế nào.
"Đi, đi với chị.'
Thôi Tịnh kéo cô tới một quầy hàng bán nhiều hải sản, dùng một cân đường mật để đổi cho cô gần một sọt hải sản, đa số là tôm bự, còn có vài cân cua biển mai hình thoi, với mấy cân cá còm và cá hoa vàng. Trở về chỗ đậu xe đạp từ hải cảng, Đường Tiêu Tiêu còn chưa lấy lại tinh thần, giá hàng này khiến người từng sống trong thời đại này ở kiếp trước như cô cũng phải hơi ngớ.
Thôi Tịnh cười với cô: "Chỉ cần ra biển, mỗi tháng ngày mười lăm khu gia đình của chúng ta có thể ra biển bắt hải sản, để người yêu của em dẫn em đi một lần là biết."
Biển cả vào thời đại này chưa bị ô nhiễm, tài nguyên biển cả phong phú.
Các ngư dân ra biển bắt hải sản rất có kỹ xảo, số lượng nộp cho nhà nước không chỉ có một sọt của Đường Tiêu Tiêu.
Nhưng nếu nói về công điểm, mỗi ngày đầy công điểm mới được có vài hào, mà một cân đường mật, chưa nói tới phiếu đường, nhìn không thôi đã là một đồng rồi.
"Nếu tới chợ thức ăn mua thì chắc chắn rất đắt, với lại cá đều có số lượng giới hạn."
Đường Tiêu Tiêu gật đầu, cái này cô biết, đúng là có quy định mỗi hộ khẩu chỉ có thể mua bao nhiêu loại cá.
Hai người cưỡi xe về, cô mới biết được trong nhà của Thôi Tịnh có một cô bé năm tuổi.
Cô bé đã vào lớp Dục Hồng trong khu gia đình, bạn học với đứa bé nhà Lưu Quân, hen chi cô ấy biết rõ về tình hình nhà họ.
Dọc theo đường đi, Thôi Tịnh còn nói cho cô cách chế biến tôm, như vậy sẽ không sợ để bị hư mấy con tôm bự kia.
Sau khi xử lý xong cá biển, chà với muối, để mấy ngày mùa đông sẽ không thành vấn đề.
Về đến khu gia đình, hai người lại gặp Kim Ngọc Mai.
"Tôi nói nè, giờ mấy cô vợ bé nhỏ á, mỗi ngày đạp xe đạp ra ngoài đi dạo lung tung, không hề biết đàn ông vất vả kiếm tiền thế nào."
Nghe câu này, hai người đều biết lời này ý nói hai cô, tất nhiên Đường Tiêu Tiêu càng hiểu lời này là nhắm vào mình.
Vì sao lúc buổi sáng, Kim Ngọc Mai không chanh chua, tới khi buổi chiều thấy Đường Tiêu Tiêu thì lại bắt đầu? Đó là vì hồi sáng, cô ta chưa có biết rõ về tình hình của Đường Tiêu Tiêu.