Quan Môn

Chương 434

- Ồ, ra là vậy.

Thạch Tố Chân nghe xong cản thấy con người Tô Định Phương làm ăn quá cẩu thả, mặc dù hắn có mâu thuẫn với nhà họ Diệp nhưng công phải ra công, tư ra tư, không thể coi làm một.

Từ việc này mà xét Tô Định Phương bị dìm xuống cũng là chuyện tất nhiên.

Nghĩ đến đây, Thạch Tố Chân bất giác lắc đầu nói:

- Chủ tịch tỉnh Tô, anh ta… hừm…

Mặc dù không nói rõ ra nhưng Diệp Khai cũng có thể nhìn thấy Thạch Tố Chân không đồng tình với cách làm của Tô Định Phương

Làm một nhà chính trị gia đúng nghĩa, trong tâm luôn phải độ lượng, những kiếu như có thù phải báo hay đại loại như thế thật không nên.

Nếu như càng khoan dung , có thể tha thứ cho người khác càng nhiều thì thành tựu sau này nhất định sẽ càng lớn.

Đương nhiên vấn đề của Tô Định Phương không chỉ là việc không biết bỏ qua cho người khác, hắn ta cũng là một kẻ bồng bột nên khó tránh khỏi tính tự cao tự đắc nhưng sau đó cũng chưa gặp phải khó khăn gì, ngược lại lại còn được một số những nhân vật lớn đánh giá cao nên con đường công danh rất thuận lợi, trở thành lãnh đạo cấp tỉnh trẻ tuổi nhất trong nước.

Nhưng thật không ngờ, bây giờ chỉ vì đắc tội với Diệp Khai mà bị dìm xuống, thật đúng là giữa đường đứt gánh.

- Chuyện của Tô Định Phương, trung ương chưa có quyết định sao?

Diệp Khai đột nhiên hỏi.

- Chuyện này tôi quả thật không biết, có lẽ Diệp lão gia và bố anh rõ hơn đó, anh hỏi nhầm người rồi.

Thạch Tố Chân cười đáp.

Diệp Tử Bình là ủy viên cục chính tri trung ương, Diệp Tương Kiền là ủy viên thường vụ trung ương, địa vị cao hơn hẳn so với Thạch Tố Chân, hơn nữa họ đều là người một nhà, làm sao có thể không biết được đầu cơ ngọn ngành sự việc này được?

Thạch Tố Chân cũng chỉ là một ủy viên trung ương mà thôi, có những thông tin sau một thời gian sau đó mới được biết, thậm chĩ có nhưng thông tin mãi mãi không thể biết được.

- Ồ, vậy xem ra khả năng bên trong nội bộ xử lý là nhiều rồi, lẽ nào là cáo bệnh?

Diệp Khai nghĩ tới đây, bất giác lắc đầu.

 


Thực sự , Diệp Khai không hề có ý định dồn Tô Định Phương vào bước đường cùng, mặc dù rõ ràng là Diệp Khai hạ bệ Tô Định Phương nhưng hắn không hề nghĩ đến chuyện nhất định phải nhổ cỏ phải tận gốc như vậy.

Đến giờ làm như vậy nghĩa là đã cắt đứt con đường công danh chính trị của Tô Định Phương, đối với một cán bộ lớn cấp tỉnh mà nói thì đây là một việc vô cùng thảm hại, nếu như Diệp lão gia nhân chuyện này , quyết không buông tha cho Tô Định Phương, nhất định Tô Định Phương vào con đường chết thì có lẽ sẽ gây ra không ít những biến cố xấu.

Xét cho cùng , đến giờ vẫn có rất nhiều những nhân vật lâu năm có mối quan hệ tốt với cha của Tô Định Phương, nếu như bọn họ vì thấy bất bình về chuyện này mà dồn dập tới nói nói đỡ cho Tô Định Phương, vậy thì bên đồng chí Giang Thành sẽ rất khó xử, Diệp lão gia cũng sẽ vì chuyện này mà bị người ta cho rằng hành động ngang ngược.

Cho nên kết cục Tô Định Phương cáo bệnh, đến bây giờ cũng còn khá hợp lý và có thế chấp nhận được.

Đương nhiên việc cáo bệnh thực chất cũng còn có nhiều kết quả khác nhau. Một là thật sự có bệnh, vậy thì có lẽ Tô Định Phương chẳng còn hi vọng gì nữa bởi vì bình thường, nếu như thực sự phải cáo bệnh thì bệnh tình vô cùng nguy hiểm.

Một loại khác là không có bênh, nếu như thế thì rất khó có thể nói trước được, hoặc là do sự đấu đá tranh giành chính trị, nên tương lai của những kẻ như thế không thể nói trước, có khả năng bị đẩy xuồng, cũng có khả năng vì sự lớn mạnh của lực lượng đồng minh mà họ được trở lại trên đài chính trị.

Nhưng đối với loại “ bệnh tình” của Tôn Định Phương, nếu như không phải có sự thay đổi lớn trong chính trị thì có thể xác định rõ ràng đó không phải là màn kịch. Bởi hắn không chỉ đơn thuần là vật hi sinh cho việc đấu đá chính trị mà bởi việc hắn tham ô hối lộ, bao che cho người nhà làm điều xấu nên bị đấy xuống. Chuyện này nếu như rơi vào ai người đó đều không dễ dàng thoát tội, không ai muốn đề bạt một con người như vậy để tránh bị nắm điểm ý và bị lật đổ.

Sau khi Thạch Tố Chân được Diệp Khai đưa đến khu thực nghiệm vùng duyên hải của công ty Prometheus Hughes, bọn họ xuống xe , sau đó đi bộ khoảng 300 mét, cuối cùng cũng đến một khuôn viên thực nghiệm quy mô khoảng trăm mẫu .

Một nhân viên phụ trách ở đây là kỹ sư Hoa kiều tên Charles Vương. Lúc này, được tin chủ tịch tỉnh mới đến thị sát, nên vội vàng chạy tới giải thích rõ ràng chi tiết.

- Trên thực tế, vùng ven hải Giang Trung từ phía Nam tới phía Đông có rất nhiều những bãi bùn vài trăm km, nơi đây là một mảnh đất phong phú bị che giấu bởi tự nhiên. Tốc độ gió hàng năm ở đây luôn ở mức 7- 8m/s. Đây chính là nguồn năng lượng gió tuyệt vời.

Charles Vương hào hứng giới thiệu với mọi người.

- Vùng đất này đã xây dựng một phòng năng lượng gió trên biển với hơn 10 triệu kw, tương đương với dung lượng máy của công trình Tam Hiệp, thậm chí mặc dụ nơi đây còn được gọi là Tam Hiệp trên biển nhưng không là gánh nặng đối vơi hàng trăm người dân, cũng không chiếm dụng và tiêu hao tài nguyên nước.

- Vốn đầu tư cho một Tam Hiệp có thể xây được ba nhà máy điện trường với quy mô như của Tam Hiệp trên biển. Hơn nữa sức gió là một loại năng lượng tự nhên sạch, không hề đem lại lượng ô nhiễm CO2 lớn như nhiệt điện.

Charles Vương nói.

Thạch Tố Chân nghe xong khẽ gật đầu nhưng không nói gì.

Nhắc đến công trình Tam Hiệp, ông ta cũng không biết nói sao.

Tháng 4 năm nay, tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7, với 176 phiếu tán thành, 177 phiếu phản đối, 664 phiếu trắng và 25 người không theo biểu quyết đã thông qua [ nghị quyết về xây dựng công trình Tam Hiệp Trường Giang], quyết định xếp khởi công xây dựng Tam Hiệp vào kế hoạch 19 năm phát triển kinh tế quốc dân và xã hội. Quốc vụ viện căn cứ vào tình hình thực tế của việc phát triển kinh tế quốc dân và tài lực quốc gia, lựa chọn thời gian thích hợp tiến hành thi công.

Công trình Tam Hiệp sẽ áp dụng phương thức xây dựng một khai thác- Một xây dựng, tích nước theo kì, liên tục di dân. Đập chưa nước bao phủ ở 20 tỉnh thành, hơn 270 trị trấn, hơn 1500 nhà máy và hơn 3400 m2 phòng ốc, sẽ có hơn 100 nghìn người dân phải di cư sang nơi khác.

Đối với chi phí công trình, dựa theo tình hình hiện tại là khoảng 90 tỷ nhưng căn cứ vào các nhân tố vận hành lúc này thì số tiền ở mức hơn 200 tỷ.

Một công trình lớn như vậy nhưng lại có quá nhiều người phản đối và không bỏ phiếu là một chuyện chưa từng có từ trước tới nay, cho nên dù rằng được nghị quyết thông qua, rất nhiều nhà lãnh đạo cấp cao không thảo luận và không muốn phát biểu về vấn đề này.

Lúc này Charles Vương đang lấy hạng mục phát điện từ năng lượng gió để so sánh với công trình Tam Hiệp, rõ ràng không hợp với ý của Thạch Tố Chân.

Diệp Khai có thể nhìn ra điều này, Thạch Tố Chân không muốn nói nhiều về vấn đề nên vội chuyển đề tài.

Bình Luận (0)
Comment