Quay Về Cổ Đại: Tay Trái Kiều Thê Tay Phải Giang Sơn

Chương 1833

Đỉnh Song Đà.

"Muối mười quan tiền" do xưởng muối làng Tây Hà sản xuất vừa ngon mà giá thành lại rẻ, mỗi ngày có vô số tiểu thương từ các khắp nơi đến mua muối tinh của làng Tây Hà.

Đường Tiểu Bắc phát hiện ra cơ hội kinh doanh, sau đó xây dựng hai quán trọ trên bãi đất trống ở đỉnh Song Đà.

Do thời gian gấp rút nên quán trọ rất đơn sơ, nhưng từ ngày khai trương đến nay hầu như ngày nào cũng đầy khách.

Nhiều tiểu thương không giành được phòng cho mình, chỉ đành ở lại nhà của mấy người dân gần đó.

Người buôn muối đều là những kẻ có tiền, một chút kế hở từ ngón tay của họ cũng để làm một gia tài nhỏ cho dân làng.

Từ khi xưởng muối được thành lập, đời sống của hai làng dưới chân núi đã có những thay đổi vô cùng rõ rệt.

Dù các chư vương đang hỗn chiến, nhưng việc buôn bán của xưởng muối cũng không bị ảnh hưởng nhiều.

Chỉ việc cung cấp cho người dân Xuyên Thục, là cũng đủ cho xưởng muối sản xuất hết công suất.

Bây giờ con đường nhỏ giữa đỉnh Song Đà và bến tàu, đã được xây thành đại lộ rộng hơn 5 trượng, mỗi ngày xe cộ qua lại không ngớt.

Nhiều người dân nhờ vào việc giúp người buôn muối kéo xe chở muối, là đã có thể nuôi sống một già một trẻ trong nhà.

Đỉnh Song Đà từng là ổ thổ phỉ khiến mọi người đều tránh xa, nhưng chỉ mới mấy tháng ngắn ngủi, nơi đây đã trở thành nơi sầm uất nhất ở phía đông Kim Xuyên, hai bên đường núi tràn ngập những túp lều tranh tạm bợ, có quán trà và cả tiệm cơm nhỏ.

Ngoài ra còn có ba quán trọ đang được xây dựng, người ta tin rằng cùng lắm là sang năm tới, nơi đây sẽ hình thành nên một trấn.

Trên mặt của mỗi một thương buôn ở xa đến đây hay mỗi người dân kéo xe muối, đều tràn ắp hy vọng về tương lai.

Nhưng lúc này trên đường núi đầy rẫy những người dân đang hoảng loạn, nhiều túp lầu tranh ven đường đều bị đốt cháy.

Vốn là xưởng muối thịnh vượng trên đỉnh Song Đà bây giờ cũng đang bốc khói cuồn cuộn, kèm theo đó là những tiếng la hét chết chóc.

Pháo đài để xe bắn đá và nỏ hạng nặng trên đường núi đã bị lửa bao vây.

Cũng may còn có một đoạn đường núi rộng hẹp ở phía dưới, nhô ra một tảng đá lớn, đội trưởng đội hộ tống canh gác đỉnh Song Đà ra lệnh cho đội hộ tống dùng nỏ để ngăn chặn kẻ địch đang tấn công, sau đó kêu gọi công nhân trong xưởng muối di chuyển nỏ hạng nặng xuống dưới núi đá.

Sở dĩ trước đây bọn thổ phỉ chọn đỉnh Song Đà làm hang ổ là bởi vì địa hình hiểm trở ở nơi đây, mấy cái nỏ hạng nặng đã dễ dàng chặn được đường núi.

Kẻ địch thấy không thể đột phá đường núi sau khi trả giá hàng chục mạng người, đành tạm thời đình chỉ tấn công, thay vào đó chúng lại cho người bao vây đỉnh Song Đà, sau đó bắt đầu đốt phá, giết chóc rồi cướp bóc.

Xung quanh đỉnh Song Đà có rất nhiều người dân và thương buôn tụ tập, nhân viên hộ tống ở trên núi thấy kẻ địch chém giết người dân thì lo lắng đến mức giậm chân nhưng lại không thể làm gì được.

Núi Nhị Lang bên ngoài trấn Thượng Tập.

Một tiểu đội hộ tống khiêng hai chiếc rương lớn, bước đi khó khăn trên con đường núi nhỏ hẹp.

"Nhanh lên chút, kẻ địch sắp đến khe núi rồi!"

Dẫn đầu là Quan Nhị Lượng ôm một chiếc hộp gỗ cao bằng nửa người, lo lắng thúc giục đồng đội trước mặt.

Núi Nhị Lang là con đường duy nhất để kẻ địch đến Tây Xuyên, nhiệm vụ của tiểu đội này là phục kích kẻ địch ở đây và cho nổ tung đoàn quân lương của kẻ địch.

Bình Luận (0)
Comment