Quốc Sắc Sinh Kiêu

Chương 1539

Chương 1539 : Trấn Tây Quân.

Sau khi Công Tôn Sở rời khỏi, Sở Hoan ngồi một mình trong sảnh, trầm tư hồi lâu, cuối cùng đứng dậy. Hắn dừng lại suy nghĩ một chút rồi quyết định đến phòng Tố Nương, ngủ lại đó một đêm.

Sáng sớm hôm sau, bởi vì Sở Hoan chiến thắng trở về, quan lại lớn nhỏ trong thành Sóc Tuyền nườm nượp đến chúc mừng. Chúng quan viên tràn đầy một đường. Sở Hoan đương nhiên là cảm tạ những người có công trong việc tiêu diệt giặc lần này. Ngoài ra còn phân phó Công Tôn Sở, những quan viên có công thủ thành cũng phải được khen ngợi. Vị Giáo úy thủ vệ cửa thành cố ý dẫn dụ quân địch vào thành cũng được thăng liền hai cấp, trở thành Bách hộ.

Những quan viên khác, được khen thì khen, được thăng chức thì thăng chức, nên thương lượng thì thương lượng. Tình cảm quần chúng đều vui thích. Chỉ là sau khi Hiên Viên Thắng Tài bình định La Định Tây, đã suất lĩnh quan binh dưới trướng chạy về Giáp Châu trấn thủ. Mặc dù không có mặt, nhưng Sở Hoan vẫn phái người đưa công văn khen ngợi.

Chủ sự Hộ Bộ Ti do Ngụy Vô Kỵ đảm nhiệm. Hôm nay Ngụy Vô Kỵ đến Thiên Sơn, chức vụ chủ sự Hộ Bộ Ti liền bỏ trống. Sở Hoan ngay tại chỗ hướng quan viên trưng cầu chọn người. Cuối cùng mọi người nhất trí đề cử Hộ Bộ Ti Lệnh lại Đan Thành Uyên chủ trì Hộ Bộ Ti. Đan Thành Uyên vốn là người do Công Tôn Sở cất nhắc, thông minh tháo vát. Chỉ là sau này bởi sự ảnh hưởng của Công Tôn Sở mà thiếu chút nữa đã bị Đông Phương Tín kéo đến pháp trường. Sau khi được Sở Hoan cứu, vẫn còn là nhân viên của Hộ Bộ Ti, giúp đỡ Ngụy Vô Kỵ xử lý sự vụ của Hộ Bộ. Trong quá trình thi hành Quân Điền Lệnh cũng tận hết sức lực, công lao không nhỏ.

Đây vốn là một nhân tài tinh anh. Theo lý, trước khi Ngụy Vô Kỵ đến Thiên Sơn, phải cần một số quan viên tinh anh hộ tống, nhưng nghĩ rằng tuy Quân Điền Lệnh đã được phổ biến ra ngoài, nhưng đằng sau vẫn còn nhiều việc cần phải kiểm tra lại. Mà Đan Thành Uyên lại là một trong những người hiểu rõ chuyện này. Nếu như tất cả quan lại có khả năng của Hộ Bộ Ti đều mang đi hết, ngược lại công việc sẽ khó mà tiến hành. Cho nên Ngụy Vô Kỵ phải giữ Đan Thành Uyên lại.

Trong hội nghị hôm nay, trong lúc mọi người đang đề cử, Sở Hoan ngay tại chỗ hạ lệnh Đan Thành Uyên đảm nhiệm chức chủ sự Hộ Bộ Ti. Chúng quan viên thấy Sở Hoan biết nghe lời phải, càng cảm thấy kính sợ.

Chờ đến khi chúng quan viên cáo từ, Sở Hoan đặc biệt giữ lại quan viên thuộc Bộ Binh Ti. Vị trí chủ sự Bộ Binh Ti khi còn Phương Đông Tín vốn là thành viên Chu đảng. Về sau bị Sở Hoan thanh trừ, từ đó do Công Tôn Sở hiệp trợ, tất cả ghế trống nha môn đều tận khả năng bổ sung. Duy chỉ có chủ sự Bộ Binh Ti là Sở Hoan không an bài người, mà chỉ hỏi đến vị trí chủ sự Bộ Binh Ti.

Lưu lại quan viên Bộ Binh Ti, kỳ thật là thương nghị vấn đề quân chế.

Quân đội Đại Tần, theo tình huống bình thường, chủ yếu là ba chi binh mã tạo thành. Thứ nhất là Tổng đốc Cấm Vệ Quân. Thứ hai là Châu Quân các châu. Thứ ba là Vệ Sở Quân đóng tại Vệ Sở.

Bởi vì chiến sự ở Tây Bắc, sau khi Tây Lương xâm lấn, quân chế đã cải biến. Tổng đốc Cấm Vệ quân, Châu Quân và Vệ Sở Quân đều bị người Tây Lương đánh không chịu nổi. Sau đó Dư Bất Khuất một lần nữa tập trung tất cả binh mã. Lúc ấy thủ hạ binh mã đặc biệt đều có. Thậm chí còn chuyên môn xây dựng dân binh, không có tên thống nhất. Tất cả đều nằm dưới sự chỉ huy của Dư Bất Khuất. Sau khi người Tây Lương rút đi, Dư Bất Khuất tiến hành biên chế quân sự, gây dựng Bình Tây Quân. Để ổn định cục diện Định Tây, bộ hạ ngoại trừ Cam Hầu suất lĩnh nhất bộ tiếp tục trấn thủ ngoài biên quan, Tây Quan lúc ấy chỉ tồn tại Bình Tây Quân.

Sau khi Sở Hoan đến, diệt trừ Đông Phương Tín cầm đầu Chu đảng Tây Quan, nắm chặt Bình Tây Quân trong tay. Từ đó về sau bày mưu đặt kế cho Bùi Tích gây dựng Cấm Vệ Quân. Hiện nay, quân đội Tây Quan, trên thực tế là do Bình Tây Quân và Cấm Vệ Quân tạo thành. Mặc dù thời gian xây dựng Cấm Vệ Quân rất ngắn, nhưng Sở Hoan đã tận khả năng trang bị hoàn mỹ nhất cho nó. Tuy nhiên nó vẫn khó mà đánh đồng với bát doanh Bình Tây Quân.

Chính vì như thế, trải qua xuất chinh, Bùi Tích đã kiểm tra, tiến hành huấn luyện thực chiến trên chiến trường cho Cấm Vệ Quân.

Trước kia, bởi vì thiếu rất nhiều chiến mã, cho nên bất luận Bình Tây Quân hay là Cấm Vệ Quân, số lượng kỵ binh đều có hạn, cũng không thể chân chính tạo ra một quân đoàn kỵ binh. Nhưng trận chiến ở Thiên Sơn, chẳng những diệt được cường địch, quan trọng nhất là thu được nhiều chiến lợi phẩm, khiến cho một Sở Hoan vốn xấu hổ vì túi tiền rỗng tuếch thoáng cái trở thành phú hộ.

Ba vạn Hắc Phong kỵ ở Thiên Sơn, tuy rằng khổ chiến qua đi, có rất nhiều chiến mã chết ở sa trường, nhưng vẫn còn lại được hai vạn bảy. Những thứ này đều là kỵ binh Chu Lăng Nhạc tỉ mỉ chế tạo, ngưng tụ tâm huyết của y, trải qua một trận chiến liền biến thành quần áo của người ta. Tuy đã có nhiều kỵ binh đào thoát, cũng có nhiều chiến mã tứ tán trên chiến trường, nhưng vẫn còn thu được hơn vạn con chiến mã. Có số lượng chiến mã đông đảo như vậy, bất luận đến chỗ nào, vẫn có thể tạo ra một quân đoàn kỵ binh có lực công kích cực kỳ mạnh. Sau khi Sở Hoan chiến đấu trở về, lập tức đưa lên nhật trình. Hơn nữa, trải qua việc thương nghị với Bùi Tích, cũng đã xác định, Tây Bắc chỉ có thể có được một quân đoàn kỵ binh.

Hơn nữa, quân đoàn kỵ binh này cũng chỉ có thể do Tây Quan khống chế. Bất luận là Bắc Sơn hay Thiên Sơn đều hủy bỏ chế độ xây dựng kỵ binh. Tất cả kỵ binh đều phải do Hứa Thiệu tiến hành thống nhất biên chế.

Hứa Thiệu chẳng những tiếp tục tìm kiếm chiến mã thất lạc ở vùng Tây Bắc, hơn nữa dưới sự hiệp trợ của tướng lĩnh kỵ binh Hầu Kim Cương, Cố Lương Trần, đã thống nhất toàn bộ kỵ binh Tây Bắc.

Kỵ binh Thiên Sơn đã được chọn lựa. Mà bên Tây Quan, vốn thuộc kỵ binh “Phong Tự Doanh” do Hứa Thiệu suất lĩnh, cùng với tất cả hảo thủ doanh trại kỵ binh Bình Tây Quân, tất nhiên cũng được tiến vào biên chế quân đoàn kỵ binh. Việc này đã hình thành một hệ thống thống nhất kỵ binh, tiếp nhận huấn luyện như nhau, dễ dàng cho việc thống nhất chỉ huy.

Kế tiếp, Hứa Thiệu đương nhiên cũng không thiếu việc hợp nhất kỵ binh Bắc Sơn. Bắc Sơn có mấy ngàn kỵ binh. Những kỵ binh này cũng được sắp xếp vào biên chế quân đoàn kỵ binh. Nếu như kỵ binh Bắc Sơn không muốn tiếp tục đảm nhiệm kỵ binh, quân mã cũng phải được trưng dụng.

Điểm mấu chốt của Sở Hoan là, không cho phép ngoại trừ kỵ binh của Hứa Thiệu, Tây Bắc vẫn còn tồn tại một quân đoàn kỵ binh độc lập nào khác.

Hệ thống kỵ binh đã bắt đầu kế hoạch xây dựng. Sở Hoan tất nhiên sẽ không thiếu tiến hành thay đổi chế độ xã hội, chủ thể bộ binh, chủ yếu là bát doanh Bình Tây Quân.

Sở Hoan trước đó đã cùng Bùi Tích thương lượng tìm cách. Hôm nay gặp mặt quan viên Bộ Binh Ti, liền tiến hành thương nghị việc Bình Tây Quân.

Quy kết đến cùng, Sở Hoan cũng không kỳ vọng quân đội dưới trướng tồn tại phe phái phân chia nghiêm trọng. Là quân đội khổng lồ, xuất hiện phe phái ắt không thể thiếu. Nhưng Sở Hoan hy vọng vấn đề chi tranh này sẽ được hạ xuống mức thấp nhất. Bát doanh Bình Tây Quân được chia làm bát đại doanh. Trong thời điểm của Đông Phương Tín, địa vị của bát doanh này có chút cao. Doanh thuộc dưới trướng Đông Phương Tín và các doanh khác tồn tại mâu thuẫn. Hơn nữa, trang bị được phân phối và chất lượng hoàn toàn khác nhau.

Sau khi Sở Hoan khống chế Bình Tây Quân, trên thực tế loại cách biệt này vẫn như cũ nhưng có sự thay đổi riêng. Cho nên tạm thời vẫn chưa hiển hiện ra.

Việc tranh chấp của kỵ binh Thiên Sơn, Sở Hoan hiểu rất rõ, cho nên hy vọng tránh giẫm vào vết xe đổ. Mâu thuẫn bát doanh Bình Tây Quân phải được nhanh chóng giải quyết. Mà cách giải quyết chính là phải thay đổi chế độ xã hội, bất luận là biên chế trên danh nghĩa hay là thực tế đều phải tiến hành cải cách toàn diện. Ngoài ra, tên Bát doanh Bình Tây Quân đã tồn tại từ trước, cho nên trải qua sự thương nghị của Sở Hoan và quan viên Bộ Binh Ti, Bình Tây Quân do Dư Bất Khuất xây dựng trước kia là vì muốn bình định nạn trộm cướp và phản loạn Tây Bắc. Hôm nay Tiếu Hoán Chương và Chu Lăng Nhạc hai đại phản đảng cũng đã bị thanh trừ. Hơn nữa, sau khi thi hành cái gọi là Quân Điền Lệnh, lưu phỉ cũng giảm bớt trên phạm vi lớn. Tuy khắp Tây Bắc vẫn còn không ít giặc cỏ, nhưng cũng không thể tạo thành họa lớn. Đã là như thế, ba chữ “Bình Tây Quân” không cần dùng lại. Hôm nay, binh mã Tây Bắc chủ yếu là dùng để uy chấn giặc cướp Tây Bắc, cho nên gọi là Trấn Tây Quân lại càng thích hợp hơn.

Quan viên Bộ Binh Ti đối với cái tên mới hoàn toàn đồng ý. Mà đổi một cái tên, đương nhiên không thể gọi là cải cách quân chế. Cải cách cụ thể, quan viên Bộ Binh Ti ngược lại lại có nhiều đề nghị. Mà Sở Hoan chủ yếu nhấn mạnh vào việc hủy bỏ phân biệt bát doanh. Tất cả quan binh đều là một phần của Trấn Tây Quân. Tuy nhiên cho đến nay, Tổng đốc chỉ có quyền lợi phân phối Cấm Vệ Quân, nhưng tình thế Tây Bắc lại khác. Hơn nữa, Sở Hoan liên tục tỏ vẻ, lúc trước hắn đến Tây Quan nhậm chức, hoàng đế đã từng nói có thể tùy cơ ứng biến, có được quyền lực ứng đối. Cho nên, trước khi Tây Bắc chưa ổn định hoàn toàn, Trấn Tây Quân trực tiếp vâng lệnh Tổng đốc Tây Quan, mà Bùi Tích với tư cách là Đại tướng quân, trực tiếp chỉ huy Trấn Tây Quân.

Trấn Tây Quân cũng không phải chỉ thay đổi chế độ xã hội hoặc quân số Bình Tây Quân, mà là tất cả quân số binh mã Tây Quan, bao gồm cả quân đoàn kỵ binh do Hứa Thiệu xây dựng.

Dựa theo suy nghĩ trước đó của Sở Hoan, quân đoàn kỵ binh để cho Hứa Thiệu thống lĩnh, Hầu Kim Cương, Cố Lương Trần và Lang Oa Tử làm phụ tá thống soái kỵ binh. Nhưng sau khi thay đổi chế độ xã hội, lại để cho Hiên Viên Thắng Tài suất lĩnh, Lô Tồn Hiếu, Phương Như Thủy, Hàn Anh là tướng lĩnh hạch tâm phụ trách thống soái bộ binh.

Sở Hoan sẽ cho ra phương hướng đại khái, thao tác cụ thể sẽ do Bộ Binh Ti thương nghị. Đây là một cải cách lớn, trong đó dính đến rất nhiều vấn đề.

Tất cả đều phải được thương nghị giải quyết. Mà cái Sở Hoan cần chính là kỵ binh cường đại và bộ binh tinh nhuệ hòa làm một thể Trấn Tây Quân.

Quân đội này sẽ có quân chế nghiêm khắc, mà phương diện đề bạt tướng lĩnh đều noi theo cách làm trước sau như một của Sở Hoan, không hỏi xuất thân, chỉ nhìn tài cán.

Sở Hoan được Bùi Tích hướng dẫn, biết rõ muốn huấn luyện một quân đội có sức chiến đấu mạnh, nhất định phải tuân theo trị quân nghiêm khắc. Có công tất có thưởng, có sai tất có phạt. Thưởng phạt phân minh.

Cùng quan viên Bộ Binh Ti thương nghị mấy canh giờ, buổi trưa mọi người dùng cơm tại Tổng Đốc phủ, vừa ăn vừa nói chuyện, mãi đến buổi chiều mới giải tán. Những vấn đề liên quan đến tuổi phục vụ quân sự, tuổi tòng quân, chế độ khen thưởng và xử phạt, trang bị binh sĩ, chế độ lên chức... chỉ có thể tạm thời đưa ra một hình dạng đại khái. Còn chi tiết cụ thể thì giao cho đám quan chức Bộ Binh Ti tiến hành chế định cặn kẽ.

Kỳ thật, Sở Hoan cảm thấy có đôi khi một vấn đề đơn giản lại bị phức tạp hóa. Đặc biệt bởi vì lợi ích đặc biệt của một số người và đặc thù hóa mà đưa đến những mâu thuẫn và vấn đề phát sinh.

Muốn cho dân chúng sống yên ổn, có cơm ăn no áo mặc ấm, bọn họ cũng không dám đòi hỏi nhiều. Là dân phụ mẫu, phải tạo cuộc sống ấm no cho dân chúng của mình. Đối với tướng sĩ tòng quân mà nói, cũng chỉ tập trung vào một câu, là thưởng phạt rõ ràng, để bọn họ có cơ hội thông qua cố gắng của mình mà tranh thủ được địa vị và khen thưởng cao hơn. Đối với những kẻ dám cãi quân lệnh thì trừng phạt không lưu tình. Kể từ đó, quân đội tự nhiên sẽ duy trì được sức chiến đấu và sĩ khí cực cao.

Quân đội xảy ra vấn đề, đơn giản là không chiếm được phần khen thưởng mình vốn nên có. Đáng bị trừng phạt thì bởi vì có xuất thân đặc biệt nên không thể nghiêm khắc trừng phạt, Do đó, sĩ khí của quân đội sẽ xuống thấp, khó tạo thành lực ngưng tụ. Mà Sở Hoan âm thầm thề trong lòng, ít nhất sẽ không để cho quân đội dưới trướng của mình trở thành như vậy. Thưởng phạt phân minh chính là điểm mấu chốt Trấn Tây Quân phải kiên trì đến cùng.
Bình Luận (0)
Comment