Quốc Sắc Sinh Kiêu

Chương 286

Thông Châu là Châu nghèo nhất Tây Sơn Đạo, mà Trần Huyện lại là huyện nghèo nhất Thông Châu. Nơi này có nhiều núi cao cốc sâu, không thích hợp trồng trọt lương thực, thậm chí sông cũng không nhiều, gặp phải năm hạn hán, khó có thể tìm được nguồn nước chống hạn, cho nên các dân chúng Trần Huyện gặp phải năm mất mùa, hoặc vào rừng làm giặc vào nhà cướp của, hoặc lưu lạc tha hương.

Hai năm qua thuế má gia tăng, Trần Huyện vốn không nhiều đất trồng trọt cũng đã hoang vu, dân chúng xói mòn rất lớn. Tri Châu Thông Châu Triệu Nghiễm Khách rất rõ ràng một điểm, muốn dân chúng không loạn, biện pháp tốt nhất chính là để bọn họ được ăn cơm, chỉ cần được ăn cơm, ngọn nguồn náo động của các dân chúng sẽ dẹp loạn, dù sao phần lớn người sẽ không bưng bát cơm trong tay còn muốn đi gây sự đánh nhau.

Hai năm qua Thông Châu gặp thiên tai, hơn nữa thuế má gia tăng mạnh mẽ, thật sự để dân chúng được ăn cơm, đây cũng không phải chuyện dễ dàng, y càng nghĩ, mấy năm trước nghĩ ra một biện pháp có thể giải quyết vấn đề cơm ăn, chính là công trình khai thác đá.

Trần Huyện nhiều núi, chẳng qua cũng không phong phú tài nguyên khoáng sản, nhưng bản thân đá đã là một loại tài nguyên, cho nên Triệu Nghiễm Khánh dâng tấu xin chỉ, khẩn cầu triều đình cho phép khai thác quặng đá, từ đó cho rất nhiều dân chúng công việc kiếm ăn.

Triều đình thiếu bạc, Triệu Nghiễm Khánh cũng tấu rõ trong tấu chương, khai thác quặng đá, chẳng những có thể giải quyết vấn đề cơm ăn của một bộ phận dân chúng, hơn nữa còn có thể gia tăng thu nhập cho triều đình.

Triều đình nghe nói có bạc thu vào, tự nhiên không dị nghị quá lớn, cho nên đề nghị này đã bắt đầu được tiếp nhận mấy năm trước, thậm chí triều đình đặc biệt phái người tới Thông Châu, thiết lập Sở Thạch quáng, toàn quyền quản lý hạng mục công việc khai thác đá, bởi vậy không ít dân chúng Trần Huyện có thể kiếm được miếng cơm.

Vật liệu đá không lo nguồn tiêu thụ, khởi công xây dựng phủ đệ, xây dựng tường, trải đường xây cầu, không có bất luận hạng mục nào thoát ly được đá. Tất cả Trần Huyện có mấy chục mỏ đá, sau khi tiêu thụ đá khai thác ra, tất cả tài chính đều do Sở Thạch quáng quản lý, quan phủ địa phương cũng không thể nhúng tay, nhưng dù sao ở địa phận Thông Châu, không có nha môn tri châu duy trì, Sở Thạch quáng tự nhiên cũng không xoay chuyện được ở địa phương này, nhân công vật tư vân vân, đều có nha môn địa phương quản lý, quyền sở hữu tài sản cùng quyền khai thác tách ra, Sở Thạch quáng và quan phủ địa phương tồn tại gắn bó nhau.

Công nhân khai thác đá, thuộc về quan phủ thuê, mặc dù nói có tiền công, nhưng quan phủ đông khấu tây khấu, cuối cùng đám công nhân nhận được tiền công ít đến thảm thương, chẳng qua quan phủ biết rõ khai thác đá chính là việc tốn sức, cho nên cũng không chậm trễ vấn đề thực vật, khẩu phần lương thực của công nhân khai thác đá cũng có thể khiến mọi người ăn no, cho nên tuy không nhận được tiền công gì, nhưng vì có thể lấp đầy bụng, công nhân khai thác đá cũng thành công việc mơ ước của rất nhiều dân chúng, thậm chí vì trở thành công nhân khai thác đá, không ít người thông qua quan hệ cầu tình.

Bãi đá Đinh Cốc chính là một trong rất nhiều bãi đá của Trần Huyện, nằm dưới chân Đinh Sơn phía Nam Trần Huyện. Đinh Sơn cũng không phải núi lớn, giống hình móng ngựa, chính giữa trũng thành một sơn cốc, nơi này núi non trùng điệp, núi nhọn xanh ngắt, dãy núi không cao lại nhấp nhô lên xuống, trên núi có nhiều cây cối, Bằng Trại trong sơn cốc, đó là nơi sinh hoạt hàng ngày của đám thợ khai thác đá.

Bãi đá Đinh Cốc khai thác không bao lâu, chỉ có một chân núi bị khai thác, dưới sườn núi chồng chất đá khai thác ra, sắp xếp chỉnh tề, gỗ trên núi cũng dựng thành nhà gỗ.

Sau khi đoàn người Lâm Đại Nhi tiến vào Thông Châu, đi đường vô cùng an phận, bảy uốn tám ngoặt ở Thông Châu, quanh quẩn lòng vòng, cuối cùng rốt cuộc tới bãi đá Đinh Cốc.

Trong lòng Lâm Đại Nhi hơi hoài nghi đối với Cừu Như Huyết, nhưng trên đường ngẫu nhiên thử một phen, phát hiện Cừu Như Huyết là người rất thống khoái nghĩa khí, cũng không có chỗ gì khả nghi, dần dần yên lòng.

Dù sao Cừu Như Huyết này cũng là kẻ thiếu chút nữa bị chặt đầu, trong lòng có oán niệm đối với quan phủ, nghĩ tới đây, tình cảm mọi người kéo gần lại, hơn nữa Lỗ Thiên Hữu và Cừu Như Huyết đều dùng đao, hai người đi trên đường, cũng không thiếu được bàn luận đao pháp, càng bàn càng hợp, quả thật là rất hợp nhau.

Cách bãi đá Đinh Cốc chừng hai mươi dặm, Lâm Đại Nhi sai người nhấn chìm hai cỗ xe ngựa vào đáy hồ, lập tức đi bộ tới bãi đá Đinh Cốc. Lúc tới bãi đá Đinh Cốc, trời đã gần tới hoàng hôn.

Lối vào sơn cốc, lập một hàng rào gỗ thật dài, ở giữa có một vọng tháp làm bằng gỗ, dưới vọng tháp chính là cửa vào Bằng Trại sơn cốc, vài tên binh sĩ mặc áo giáp đeo đao đứng ở cửa lối vào, Cừu Như Huyết nhìn xa xa thấy những quan binh kia, liền nhíu mày, nắm chặt chuôi đao.

Lâm Đại Nhi nói:

- Cừu đại ca, đây là người một nhà.

- Người một nhà?

Cừu Như Huyết hơi kinh ngạc, khi nào thì binh sĩ quan phủ trở thành người một nhà?

Binh sĩ canh trước cửa cũng đã thấy đám người Lâm Đại Nhi đi tới, đều cảnh giác rút đại đao ra, một người trong đó tinh mắt, thấp giọng nói:

- Hình như là Đại Nhi tỷ!

- Đại Nhi tỷ?

Một người bên cạnh cẩn thận đi ra, lập tức lộ ra sắc mặt vui mừng:

- Lỗ đại ca cũng đã trở lại.

Lâm Đại Nhi chứng kiến những người kia chào đón, tâm tình bị đè nén trên đường rốt cuộc tốt hơn nhiều. Lỗ Thiên Hữu đã nhìn ra tình hình, cười nói với Cừu Như Huyết:

- Cừu đại ca, đó là trang phục của huynh đệ chúng ta, không phải quan binh.

Cừu Như Huyết tấm tắc xưng kỳ.

Tiến tới Bằng Trại, mọi người Bằng Trại nhận được tin tức, đều đi ra. Cừu Như Huyết thấy trong đám người có già có trẻ, còn có nữ nhân, càng kỳ quái. Lỗ Thiên Hữu thấy Cừu Như Huyết nghi hoặc, giải thích:

- Đây đều là những gia quyến của chúng ta.

Cừu Như Huyết khẽ gật đầu, trong lòng lại nghĩ không thông, nơi này rõ ràng là một bãi đá, đám người này sao có thể trốn ở đây lại không bị quan phủ phát giác.

Tuy bãi đá Đinh Cốc vắng vẻ, phương viên mười dặm hiếm có người ở, nhưng hiển nhiên là một điểm khai thác đá quan phủ thành lập, chẳng lẽ đám người Lâm Đại Nhi này còn có quan hệ với quan phủ phải không.

Một đứa bé trai năm sáu tuổi chạy tới bên người Lâm Đại Nhi, giọng nói như trẻ đang bú:

- Cô cô, Nhị gia gia có trở về không? Gia gia đáp ứng làm cung bắn chim cho ta.

Lâm Đại Nhi thần sắc ảm đạm, ngồi xổm xuống ôm đứa bé trai, dịu dàng nói:

- Láu lỉnh, Nhị gia gia có việc cần hoàn thành, gần đây không về được, chẳng qua ông ấy sẽ trở về rất nhanh. Nhị gia gia đã nói, nhất định giữ lời, nhất định sẽ làm cung cho con.

Bé trai hưng phấn gật đầu nói:

- Được, ta chờ Nhị gia gia trở về.

Lâm Đại Nhi thương cảm trong lòng, đứng dậy, nhìn thấy một người, hỏi:

- Có phải mọi người đều trở về rồi không?

- Còn có mấy người chưa trở về.

Người nọ tiến tới, khẽ nói:

- Hẳn là chậm trễ một chút.

Lâm Đại Nhi gật đầu, trong lòng vẫn hơi lo lắng, sau khi phá vòng vây, chia ra vài đường, xé chẵn ra lẻ, nàng chứng kiến trong đám người có vài người đã trở về, nhưng vẫn còn mấy người chưa về tới.

Mọi người đều hơi kỳ quái nhìn chằm chằm Cừu Như Huyết, trong mắt lộ ra vẻ nghi hoặc, nhưng không có địch ý.

Đây là người Lâm Đại Nhi cùng Lỗ Thiên Hữu mang về, mọi người tật nhiên cực kỳ tin tưởng.

Lỗ Thiên Hữu liền giải thích với mọi người:

- Vị này chính là nghĩa huynh kết bái của ta, là người một nhà, Phùng Tử, ngươi an bài chỗ ở cho Cừu đại ca.

Có người đáp ứng một tiếng, liền đi an bài.

Cừu Như Huyết theo đám người tới Bằng Trại, trong sơn cốc, tạm thời xây dựng một số phòng xá, nơi này tính cả già trẻ, có chừng một trăm năm mươi một trăm sáu mươi người, Cừu Như Huyết chứng kiến cảnh này, càng hiếu kỳ đối với lai lịch của đám người Lâm Đại Nhi.

Trần Huyện nhiều bãi đá, công nhân khai thác bãi đá lớn đạt tới ngàn người, bãi đá nhỏ bình thường cũng có hai ba trăm người, nơi này không đến hai trăm người, quả thật rất kỳ quái.

Dàn xếp Cừu Như Huyết xong, Lỗ Thiên Hữu tắm một cái, lúc này mới tới ngoài phòng Lâm Đại Nhi, sau khi vào cửa, phát hiện Lâm Đại Nhi đã thay đổi một bộ đồ, mái tóc ẩm ướt chưa khô, hiển nhiên cũng vừa tắm rửa xong, lúc tới gần, có thể ngửi thấy rõ ràng mùi hương thơm dịu phát ra từ trên người Lâm Đại Nhi.

Lâm Đại Nhi nhìn về phía Lỗ Thiên Hữu, thấy Lỗ Thiên Hữu đang nhìn mình chằm chằm, má phấn ứng đỏ, nói:

- Thiên Hữu ca, huynh... huynh nhìn cái gì?

Lỗ Thiên Hữu ngồi xuống ghế bên cạnh, nói:

- Đại Nhi, muội... muội thật đẹp... !

Lâm Đại Nhi càng cảm thấy khuôn mặt nóng lên, cúi đầu xuống, cắn hàm răng, không dám nói lời nào.

Lỗ Thiên Hữu thấy bộ dáng xinh đẹp của Lâm Đại Nhi, bước nhẹ tới, không kìm được, một bàn tay nhẹ nhàng đặt lên vai Lâm Đại Nhi. Thân thể Lâm Đại Nhi run lên, dường như hơi không thích ứng, cũng không né tránh, chỉ nói khẽ:

- Thiên Hữu ca, trời... trời đã tối rồi, huynh... trên người huynh còn có thương tích, đi nghỉ trước đi.

Lỗ Thiên Hữu khẽ thở dài nói:

- Đại Nhi, lúc ở trong ngục, ta còn tưởng rằng sẽ không được gặp lại muội... Muội cũng biết được, đám tay sai kia nghiêm hình bức cung ta, mấy lần ta đều nghĩ tới cái chết, chỉ là nhớ đến muội, ta lại cảm thấy cái gì cũng không quan trọng. Ta có thể sống tới ngày hôm nay, là vì trong lòng một mực nhớ tới muội, nghĩ tới cuối cùng có thể gặp lại muội.

Khuôn mặt Lâm Đại Nhi nóng lên, tuy tính tình nàng quả cảm, nhưng trên vấn đề nhi nữ tình trường vẫn có vẻ rất ngượng ngùng, tuy nàng thanh mai trúc mã với Lỗ Thiên Hữu, nhưng dù sao cũng chưa từng nghe Lỗ Thiên Hữu nói thẳng ra như thế, trái tim dồn dập, khẽ nói:

- Thiên Hữu ca, huynh... !

Nàng cũng không biết nên nói cái gì.

Lỗ Thiên Hữu dịu dàng nói:

- Đại Nhi, chờ chúng ta báo xong thù lớn, chúng ta tìm một nơi yên tĩnh sinh sống, ta đáp ứng nghĩa phụ, phải chiếu cố muội thật tốt, muội có chịu không?

Dưới ánh đèn, ngọn đèn nhàn nhạt chiếu lên mặt Lâm Đại Nhi, da thịt trắng nõn nhuốm hồng, bình thường nàng hiên ngang mạnh mẽ, sấm rền gió cuốn, rất có hào khí trượng phu, nhưng giờ phút này lại khôi phục thái độ thẹn thùng nữ nhi.

Lỗ Thiên Hữu nhìn thấy giai nhan dưới đèn, xinh đẹp không gì sánh được. Tuy Lâm Đại Nhi trải qua sương gió, nhưng da thịt vẫn trắng nõn như cũ, hơn nữa còn có phong tình vũ mị hiên ngang. Chiếc cổ như thiên nga của nàng lộ ra, trắng chói mắt, mái tóc vừa tắm rửa dùng một cây trâm gỗ vén lên rất tự nhiên, trong vũ mị mang theo vài phần phong tình biếng nhác, quả thật là giai nhân xinh đẹp, như một trái đào ngọt chín mê người. Nhìn bộ dáng thẹn thùng của Lâm Đại Nhi, yết hầu Lỗ Thiên Hữu không nhịn được giật giật, cảm xúc chiếm lấy, không nhịn được duỗi một tay ra nâng chiếc cằm mượt mà trắng nõn của Lâm Đại Nhi, nhìn mắt đẹp Lâm Đại Nhi khép hờ, không khỏi chậm rãi vươn ra, muốn hôn lên chiếc môi anh đào tản ra hương thơm này.

Chưa tới gần, Lâm Đại Nhi mở choàng mắt, đẩy Lỗ Thiên Hữu ra. Lỗ Thiên Hữu lui ra sau hai bước, hơi kinh ngạc. Lâm Đại Nhi đứng dậy lùi lại phía sau, kéo dài khoảng cách với Lỗ Thiên Hữu, hai tay xoắn lại một chỗ, nói khẽ:

- Thiên Hữu ca, chúng ta... chúng ta vẫn không thể. Huynh biết ta đã lập lời thề, đợi ngày báo được thù lớn, Đại Nhi... Đại Nhi hết thảy là của huynh, nhưng... nhưng trước đó, ta và huynh vẫn phải dùng lễ gặp mặt.

Lỗ Thiên Hữu hơi cau mày, nhưng lập tức giãn ra, dịu dàng cười nói:

- Đại Nhi, là ta không tốt, ta... ta hồ đồ. Muội... muội đừng tức giận!

Lâm Đại Nhi thản nhiên cười, lắc đầu.

Lỗ Thiên Hữu hơi xấu hổ, ho khan một tiếng, hỏi:

- Đúng rồi, sao mọi người lại tới chỗ này? Là... Đạo Môn an bài sao?

Lâm Đại Nhi gật đầu nói:

- Quan binh tiễu trừ, là Hầu Mạc Tín truyền tin tức đến, Hầu Mạc Tín nhận được chỉ thị của Đạo Môn, mang chúng ta tới nơi này... !

Lỗ Thiên Hữu nghiêm nghị nói:

- Đúng rồi, ta đang muốn gặp hắn. Hiện giờ hắn đang ở nơi nào? Ta muốn hắn mang chúng ta đi gặp Thiên Công.

Bình Luận (0)
Comment