Sau Khi Ta Trọng Sinh, Di Nương Cũng Không Cần Thể Diện Nữa

Chương 8

Lời của Dịch Cẩn Dương như những nhát búa nện thẳng vào Cố Nhu Gia, khiến bà bàng hoàng không phản ứng kịp: “Dịch đại ca, huynh nói gì vậy?”

Dịch Cẩn Dương cúi gằm đầu xuống, gương mặt gần như dán sát đất: “Di nương, những điều tiểu nhân hứa với bà, ta đã hoàn thành, xin bà đừng bám lấy tiểu nhân nữa, hãy tha cho tiểu nhân một con đường sống.”

Dịch Cẩn Dương đã chec, bị chính tay Cố Nhu Gia giec hại. Khi đó, bà khóc nước mắt đầm đìa, nhìn Dịch Cẩn Dương đã tắt thở, đau đớn nghẹn ngào: “Dịch đại ca, ta coi huynh là hảo bằng hữu, sao huynh có thể vu khống ta như vậy?

“Còn chàng, Hựu lang, chàng hãy tin ta. Trong lòng ta chỉ có mình chàng. Tình cảm của chúng ta, cả thế gian đều thấy rõ. Chắc chắn là có kẻ ganh ghét ta, muốn hãm hại vì thấy rằng ta chiếm trọn tình yêu của chàng.”

Lúc này, bà không còn giữ được vẻ thanh cao nào nữa. Bà quỳ xuống một cách tủi hổ, kể lể về những năm tháng khi còn trẻ, nhắc lại quãng thời gian bà và Hầu gia đã từng thấu hiểu và hứa hẹn.

Hầu gia bắt đầu dao động. Ông nhớ lại những ngày tháng thanh xuân bên nhau, khi những người phụ nữ khác đều bủa vây, tìm mọi cách để được gả cho ông, chỉ riêng Cố Nhu Gia là không bao giờ cố lấy lòng ông, tựa như một tiên nữ xa lánh người đời…

Thế nhưng, không chỉ có tư tình với người đàn ông khác, bà còn mưu hại đến con cái của Hầu phủ. Chủ mẫu Hầu phủ vốn là nhị tiểu thư của phủ Hằng Quốc công. Nếu bà ấy biết đứa bé trai đã thành hình năm xưa bị Cố Nhu Gia hại chec, có lẽ bà ấy sẽ không ngần ngại x.é x.á.c Cố Nhu Gia ngay lập tức.

Nghĩ đến đứa con trai chưa kịp chào đời của mình, Trầm Hựu Văn không thể nào rộng lượng mà đón bà trở về: “Đồ đàn bà độc ác, kiếp này ngươi hãy ngoan ngoãn ở trang viên mà suy ngẫm về tội lỗi của mình đi!”

Sắc mặt Cố Nhu Gia tái nhợt: “Hựu lang, ta thật sự không làm chuyện đó! Chàng phải tin vào tấm lòng của Nhu nhi chứ! Chàng quên mất tình cảm của chúng ta rồi sao?”

Trầm Hựu Văn không nói thêm lời nào, đạp bà ngã xuống rồi quay lưng bỏ đi.

Cố Nhu Gia biết rằng nếu hôm nay để Trầm Hựu Văn rời đi, cả đời này bà sẽ không còn cơ hội trở lại Hầu phủ nữa: “Hựu lang, đừng đi mà, nghe ta giải thích, ta thật sự không làm điều đó!”

Bà loạng choạng chạy theo xe ngựa, hoàn toàn mất đi vẻ thanh nhã và tôn quý ngày nào.

Khi Trầm Hựu Văn trở về Hầu phủ, từ trang viên truyền đến tin rằng Cố Nhu Gia vì đuổi theo xe ngựa đã ngã xuống vách núi mà chec.

Trầm Hựu Văn sững lại, rồi gật đầu, vẻ thất thần: “Chec cũng tốt, sống cũng chỉ chuốc lấy ô uế.”

Chủ mẫu Bạch Thị với gương mặt đầy vẻ cảm thông: “Hầu gia đừng quá đau lòng, nên giữ sức khỏe mới là quan trọng. Trương ma ma, đỡ Hầu gia đi nghỉ ngơi.

“Còn tên quản trang không trông nom nổi một người, cũng phải trừng trị để làm gương.”

Sau khi Cố Nhu Gia bị đưa đến trang viên, chủ mẫu đã sắp xếp đưa thêm vài người phụ nữ vào hậu viện. Những người này mỗi người một vẻ, thân hình đầy đặn hay mảnh mai đều có, nhưng điểm chung là đều mang dáng dấp giống Cố Nhu Gia.

Có người giống về dung mạo, có người giống về tính tình. Ngày ngày họ làm Trầm Hựu Văn say mê đến quên cả lối về, chẳng còn thời gian để nghĩ đến người thanh mai trúc mã của mình nữa.

“Phu nhân làm chủ là được.”

Nửa năm sau, hạ nhân mang đến viện của ta một cái bình lớn. Mở tấm vải phủ bên trên ra, bên trong là Cố Nhu Gia, đã bị biến thành nhân trư*.

(*)"Nhân trư" (人彘) là một hình phạt cổ xưa vô cùng tàn ác ở Trung Quốc, bắt nguồn từ thời nhà Hán. Người bị biến thành "nhân trư" sẽ bị c.ắ.t tay, chân, bỏ vào một cái bình hoặc hố sâu, mất khả năng di chuyển, và sống trong điều kiện vô cùng tồi tệ. Đôi khi, người ta còn c.ắ.t l.ư.ỡ.i để họ không thể nói. Hình phạt này được áp dụng với mục đích làm nhục và hành hạ người bị phạt cho đến khi chec trong đau đớn.

Thấy ta, đôi mắt vốn mờ đục của bà bỗng bừng lên chút sinh khí: “Lạc Tri, con đến cứu mẫu thân sao?”

“Di nương? Sao bà lại thành ra thế này?” Ta vội vã tiến đến, như muốn chạm vào bà, nhưng hình hài quá thê thảm khiến ta kinh hãi mà rụt tay lại.

Xem ra nửa năm sống trong viện của chủ mẫu thật chẳng dễ dàng gì.

“Tất cả là do Bạch Thị, con độc phụ ấy. Bà ta sợ ta trở về tranh giành sủng ái, nên đã mưu hại ta, Lạc Tri, con phải báo thù cho ta!” Gương mặt bà đầy vẻ đ.i.ê.n cuồng, hoàn toàn không còn dáng vẻ thanh nhã của kiếp trước.

Ta sai người mang một chiếc gương lớn đến đặt trước mặt Cố Nhu Gia: “Di nương, bà nhìn xem, bà bây giờ đâu còn chút thể diện nào.” 
Bình Luận (0)
Comment