Shangri-La - Xuân Nhật Phụ Huyên

Chương 4

Tác giả: Xuân Nhật Phụ Huyên

Editor: Xoài

***

Chương 04:

Anh cúi đầu, xương sau gáy lồi ra, làm hình xăm trăng bán nguyệt rõ hơn...

***

Tưởng Dung không định về nhà, lúc ra cửa cậu chỉ cầm theo điện thoại, khóa cửa xong còn tiện tay ném luôn chùm chìa khóa nhà và thẻ ra vào khu nhà xuống sông, nên cậu quyết định đi tìm chút đồ ăn trước đã.

Trừ vài người bạn thân ra, còn lại toàn là bạn học không hay nói chuyện với nhau.

Đối thoại thông thường cũng chỉ như thế này.

Bạn học thắc mắc: "Tưởng Dung, hôm nay tớ thấy cậu làm bài rất nhanh, tối qua cậu ôn tập hả?"

Tưởng Dung nhịn cơn buồn ngủ do thức khuya, cười thành một đóa hoa sen trắng: "Đâu có đâu, hôm qua buồn ngủ quá nên ngủ sớm, chắc lần này thi rớt rồi."

Sau khi có điểm, Tưởng Dung lại đạt thành tích đứng đầu khối khoa học xã hội.

Bạn học tức lắm tức vừa: "Cậu bảo không ôn bài cơ mà?"

Tưởng Dung nén cười làm ra vẻ kinh ngạc đau thương: "Trời đất ơi, lần này là trúng tủ đấy, không nên không nên, lần sau nhất định phải ôn tập thật cẩn thận."

Cậu gọi mấy cuộc điện thoại, cuối cùng có thể hẹn gặp chỉ có Vu Tiểu Lân.

Hai người hẹn nhau ở cửa hàng bán đồ ăn Nhật mà họ thường đến ở gần trường, lúc Vu Tiểu Lân còn chưa tới, Tưởng Dung đã gọi cả một bàn đồ ăn, ăn như rồng cuốn.

Tưởng Dung dùng thìa vét nốt hạt cơm cuối cùng trong đĩa cơm cá hồi, nhét vào miệng, ngồi phịch trên ghế, sờ bụng ợ một cái, nói: "Tớ còn tưởng ngày mai cậu mới tới."

Vu Tiểu Lân ung dung tới trễ, ngồi xuống, vuốt mái tóc đen thẳng, dáng vẻ thướt tha hoa khôi áo trắng, hưng phấn nói: "Sao rồi, tối qua diễn xuất không đến nỗi nào nhỉ."

Tưởng Dung liếc mắt: "Không đến nỗi nào, nên trao cho cậu giải Kim Kê Kim Hùng Kim Tông Lư (*) luôn ấy chứ."

Kim Kê: là giải thưởng lớn nhất của điện ảnh Trung Quốc. Hiệp hội Điện ảnh Trung Quốc bắt đầu trao giải Kim Kê cho những tác phẩm và cá nhân được coi là xuất sắc nhất trong năm của điện ảnh Trung Quốc từ năm 1981.

Giới giải trí Hoa ngữ có tam kim điện ảnh là Kim Kê (Trung Quốc), Kim Tượng (Hongkong) và Kim Mã (Đài Loan)

Kim Hùng ở đây chỉ là troll thôi nha, "hùng" là con gấu =))))))Kim Tông Lư (金棕榈): Giải Cành cọ vàng, giải thưởng cao nhất tại liên hoan phim Cannes.

Vu Tiểu Lân đỏ mặt: "Quá khen quá khen."

Tưởng Dung thở dài trong lòng, nói: "Học vị ở trường THPT số 1 của cậu là bỏ tiền mua đúng không?"


Vu Tiểu Lân co rúm người: "Tớ chưa kể mà, sao... sao cậu lại biết nha..."

"..."

Tưởng Dung ăn no rồi, Vu Tiểu Lân vẫn chưa ăn, hai người lại gọi thêm mấy đĩa sushi, Vu Tiểu Lân chỉ gắp vài miếng, rồi ôm bụng kêu không ăn nổi nữa, còn lại để Tưởng Dung giải quyết hết, no đến mức cảm thấy há miệng là ọe ra đến nơi.

Tưởng Dung gọi phục vụ tới tính tiền, cố nén cảm giác bội thực buồn nôn, nói với Vu Tiểu Lân: "Nợ tạm cậu nhé, lúc ra khỏi nhà tớ giận quá, không mang gì cả, thẻ liên kết với điện thoại hết tiền rồi."

Hai người là bạn thân từ nhỏ, nhà ở sát vách, hiểu rất rõ tình huống trong nhà nhau, từ bé mặt ngoài Tưởng Dung ngoan ngoãn hiền lành, bên trong thì ranh ma láu cá, dắt Vu Tiểu Lân đi gây chuyện khắp nơi, Tưởng Dung ra lệnh một cái là em gái Vu Tiểu Lân kiên quyết chấp hành, không hỏi nhiều một câu.

Vu Tiểu Lân gật gật đầu, lấy điện thoại ra thanh toán hóa đơn.

Nếu không phải ngại mất mặt khéo Tưởng Dung vịn tường đi ra ngoài cũng nên.

Bây giờ mới quá giữa trưa, cuối tuần ven trường không náo nhiệt như ngày thường, ánh nắng chói chang chiếu xuống, đường nhựa sắp nóng đến mức nướng thịt được.

Tưởng Dung: "Trời nóng, cậu về trước đi, tớ đi dạo tiêu cơm một lúc."

Vu Tiểu Lân do dự một lúc rồi nói: "Khoảng thời gian này trong nhà cậu không có ai, hay cậu qua nhà tớ ở đi..."

Tưởng Dung xoay người rời đi, vẫy vẫy tay về phía sau: "Không cần đâu, tớ có chỗ ở rồi."

Vu Tiểu Lân "à" một tiếng, đứng ngốc tại chỗ một lát, rồi chạy vào nhà vệ sinh soi gương bôi thêm chút kem chống nắng, rồi mới chậm rãi đi bộ về nhà.


Tưởng Dung không một xu dính túi chỉ có thể đi dạo loanh quanh, cậu nhìn nhìn đồng phục của mình qua tủ kính của trung tâm thương mại, trong lòng vô cùng hối hận vì lúc ra khỏi nhà quá xốc nổi, hẳn là nên mang một ít quần áo mới đúng. Thật ra cũng không phải là không thể tìm thợ sửa khóa đến mở cửa, nhưng tự đáy lòng cậu rất kháng cự việc về nhà, về cũng đâu có ai.

Tưởng Dung ngồi nghỉ ngoài cửa một cửa tiệm, cọ chút điều hòa, lấy điện thoại ra.

Ký ức của cậu chỉ có thể nhớ đến số thứ mười trong số điện thoại của Viên Việt, số cuối cùng không nhớ rõ. Cậu mở phần quay số, định thử xem sao.

Đến khi cậu thử lần lượt đến số 3, đầu dây bên kia vang lên giọng nói trầm ấm của Viên Việt, không biết anh đang làm gì, trong thanh âm còn kèm theo hơi thở gấp, xuyên qua tai nghe, như thể mang theo móc câu, cào gãi khiến tai người ta ngứa ngáy.

"Xin hỏi ai vậy?"

"Anh Viên, là em." Tưởng Dung ngồi xổm đến tê chân, đứng lên vẩy vẩy cho bớt mỏi, "Trên người em không có tiền, tối nay em có thể tìm anh ăn cơm không ạ?"

Viên Việt còn chưa kịp thốt hai chữ "không được" ra, Tưởng Dung đã nói: "Nếu em mà đói chết thì anh bàn giao thế nào với chú của em."

Viên Việt im lặng một lát, báo một địa chỉ rồi cúp máy.

Tưởng Dung chiếu theo địa chỉ mà Viên Việt nói, lắc lư đi bộ tới khu phố bar của Y thành.

Cậu từng tới đây, chỗ này chi chít nhà hàng và quán bar, rộn rịp suốt từ giờ cơm tối đến rạng sáng, ồn ào náo nhiệt, trên đường có rất nhiều người ngoại quốc, cuộc sống về đêm xa hoa trụy lạc.

Tuy biết Viên Việt mở quán bar từ trước, nhưng khi cậu đi tới trước cửa quán bar tên là "Bạch Tháp" vẫn phải hưng phấn huýt sáo một cái. Bề ngoài của "Bạch Tháp" không khác gì những quán bar trên con đường này, thậm chí còn giản dị hơn một chút, nhưng cậu gần như chưa từng đi vào những chỗ thế này bao giờ, bởi vì nhà có giờ giới nghiêm.

Còn chưa tới thời gian mở cửa, cửa đóng, Tưởng Dung đẩy cửa bước vào, bên trong đèn lớn trên trần sáng choang, còn lưu lại dấu vết vừa mới được trang trí, bàn ghế trong quán được bày lộn xộn, mà điều khiến Tưởng Dung khiếp sợ nhất không phải bên trong có một mặt tường được dội sơn đủ màu, mà là, quán bar này mở nhạc Phật.

Chỗ quầy bar có người đang ngồi, cúi đầu chơi điện thoại, nghe thấy tiếng đẩy cửa, không hề ngẩng đầu lên: "Dạo này quán đóng cửa, cuối tuần mới mở lại."

Tưởng Dung đắm chìm trong bầu không khí an tường mà nhạc Phật đem lại, mãi mới hồi phục lại tinh thần, đáp: "Em tới tìm anh Viên ạ."

Người kia ngẩng đầu lên, mặt mày thanh tú, mắt phượng da trắng, để đầu đinh giống Viên Việt, khi nhìn người khác có một loại cảm giác kiêu ngạo và khinh rẻ.

Anh đánh giá từ đầu đến chân Tưởng Dung: "Anh Viên?"

Tưởng Dung bất giác ưỡn ngực đáp: "Vâng, em tìm anh Viên, anh ấy có ở đây không?"

"Trên lầu."

Tưởng Dung đón lấy ánh mắt dò xét của anh, duy trì sự bình tĩnh không chút hoang mang bước nhanh lên lầu.

Lầu trên quán bar là một cái phòng nhỏ, có lẽ là để nhân viên nghỉ ngơi. Cửa khép hờ, Tưởng Dung lễ phép gõ cửa, rồi mới đi vào.

Viên Việt ở bên trong, cởi trần mặc quần yếm lao động màu xanh quân đội, đang lắp ráp một chiếc tủ gỗ. Tưởng Dung thấy Viên Việt đưa lưng về phía cậu, ngồi xổm, lúc cánh tay dùng sức là có thể nhìn thấy cơ bắp căng lên. Anh cúi đầu, xương sau gáy lồi ra, làm hình xăm trăng bán nguyệt rõ hơn.

Bên trong không mở điều hòa, hơi oi bức, có giọt mồ hôi lớn chảy xuống lưng Viên Việt.

Tưởng Dung có chút miệng đắng lưỡi khô, nuốt nước miếng một cái, bước lên một bước, duỗi ngón tay ra, chọt lên lưng Viên Việt, đón lấy giọt mồ hôi kia.

Hết chương 04.
Bình Luận (0)
Comment