Sĩ Khả Nhục - Tinh Chử

Chương 29

Hậu kí 

(Lời của tác giả)

Dịch: Hallie/ Beta: Raph

---

Tên của Ngọc Trần Phi xuất phát từ câu thơ của Ngô Văn Anh: Biển trời mênh mông, sáng cưỡi bạch mã, tay cầm phất trần, mặc áo lông chồn, phủ tướng đến nay có được mấy anh hùng.

[*Bài thơ "Thấm Viên Xuân - tiễn Ông Tân Dương đi Hồ Bắc" của Ngô Văn Anh (khoảng 1200-1272).]

Lúc viết Quyển 1 đến đoạn xem bói, tôi đã đi tìm kiếm tên của hắn, đó là đại hung, được luận giải như sau: Số 10 - Tuyết bay phủ đầy, có lúc thành công, nhưng lại mịt mờ.

[*Luận giải: Trong thuật số học, số 10 được coi là "số tận", biểu tượng cho sự kết thúc của mọi thứ và sự bắt đầu của sự thay đổi, với sự kết thúc này có thể mang đến cảm giác tương lai không chắc chắn.

Tìm theo quẻ số: Nhà tan cửa nát, quỷ khóc thần gào. Số đoản mệnh, bệnh tật, mất máu, tuyệt đối không được dùng.

Danh lợi đều không, cô độc khốn cùng, bất lợi cho gia vận, bất lợi cho quan hệ quyến thuộc, thậm chí bệnh nạn, kiện tụng, đoản mệnh. Nếu tam tài phối hợp tốt, có thể sinh ra cao tăng, triệu phú hoặc quái kiệt. Nguồn: Tài liệu tham khảo.]

Khi đó tôi đã định kết thúc là trận tuyết lở, nhưng sau khi đọc được luận giải quả thật cảm thấy rất huyền học.

Đối với Ngọc Trần Phi, dân văn truyền thống như tôi có một sự ưu ái dành cho cái đẹp gọi là "Anh hùng hết thời, hồng nhan bạc phận", và cái "chết" khi hắn tự tử chính xác là lấy cảm hứng từ Tây Sở Bá vương. Thông qua sử bút của Tư Mã Thiên, màn tự vẫn ở Ô Giang đã trở thành biểu tượng bất hủ, tráng lệ mà bi thương.

Đây cũng một trong những cảnh hiện ra sớm nhất trong đầu tôi, bạch y, bạch mã và một thanh kiếm giữa đêm hè thảo nguyên làm kinh động thế gian.

Đến đây có thể nói là dẫu bại nhưng vẫn còn vinh, có điều vẫn chưa thể chết được.

Nước mất nhà tan, không còn chốn về, sự phù hoa buông thả của nửa đời trước và sự lẻ loi thê lương của nửa đời sau đã tạo thành hình ảnh tương phản rõ nét. "Tại sao phải sống tiếp? Chi bằng chết quách cho xong.", "Nếu đã không thể tìm đến cái chết thì cũng không thể tiếp tục sống" đây là kiểu tự sám hối phổ biến trong quần thể tri thức của giao thoa thời đại, bao gồm cả tác giả Trương Đại, người mà tôi rất thích. Nếu đọc đến kết cục mà bạn cảm thấy uất nghẹn thì cảm xúc như trên cũng không phải là không thể tìm được.

Màn tự sát ở Ô Giang vốn phải trở thành kết thúc đẹp đẽ oanh liệt, nhưng sau đó hắn trở thành kẻ lạc lõng, lang thang do nước mất, nên sống thế nào, phải sống làm sao, đây là mệnh đề đã tác động đến tôi.

Tôi đã thử trừu tượng hóa nó thành hai lựa chọn.

Một cái là chết, là báo thù. Chết cùng con, thiên hạ cùng khoác áo tang.

Một cái là sống, là dựng nước, là tộc nhân và vợ con.

Sự điên cuồng trong lựa chọn đầu tiên "Ta muốn thiên hạ cùng chết" phù hợp với gu trẻ trâu của tôi hơn, đây là kết cục theo dự định ban đầu.

Nhưng càng viết càng không nỡ, ít nhất là trong lòng tôi hắn đã dần trở thành một con người có sự sống có da có thịt, không còn là hình mẫu thiếu niên bị đả kích trên sân khấu rực rỡ nữa. Tôi mong hắn có thể sống tiếp, cho dù đang mang nỗi khổ sở, hối hận và tủi nhục vô tận cũng phải tiếp tục sống. Thậm chí vẫn có thể lựa chọn có được hạnh phúc. Đấy là sự mạnh mẽ và bền bỉ khi làm người trong lòng tôi.

Từ anh hùng đến con người, đây là mệnh đề mà tôi muốn thể hiện trên Thẩm Kính Tùng. Quá trình này đã được miêu tả rất nhiều trong chính văn nên tôi không bổ sung nữa.


Chủ nghĩa anh hùng truyền thống là điều phản nhân tính, làm ý chí cá nhân bị nuốt chửng bởi cái gọi là "đại nghĩa". Đứng theo góc nhìn của người hiện đại, thứ y bảo vệ thực chất là chế độ phong kiến tập quyền chính thống. Minh quân, hiền thần, tướng giỏi, quốc thái, dân an, bức tranh chính trị thái bình phồn vinh như vậy đã không còn gây hồi hộp cho tôi như thời còn nhỏ nữa.

Trong bộ truyện này, đất nước khiến y phải thề chết để bảo vệ cũng là một khái niệm to lớn mà mập mờ, không hẳn là hoàn toàn chính nghĩa.

Trong câu chuyện này, tôi hi vọng Thẩm Kính Tùng là một vị đại anh hùng giữ nước giữ nhà, giúp cho dân chúng vô tội tránh khỏi sự tấn công của chiến hỏa (chứ không phải vì hoàng đế hay triều đình).

Trong bản gốc, y từng nói "So với mở rộng đất đai, ta nguyện trấn thủ biên cương hơn". Thực tế, bản thân y không có ý muốn xâm lược quá nhiều, nhưng trong đa số tình huống, ý thức chủ thể của y bị niêm phong lâu ngày, đa phần thời gian bị xem là vũ khí bị ép buộc, là công cụ bị lợi dụng.

Tại sao phải viết cảnh hỏa công? Tại sao cứ luôn miệng nói nhân từ mà lại tàn khốc như thế? Thật ra nếu muốn làm cho nhân vật được yêu thích thì không được có vết nhơ nào trên phương diện đạo đức, có thể viết như thắng lợi dễ dàng, người già trẻ em cũng thêm yêu thích. Nhưng theo tôi thấy, đấy mới là giả nhân giả nghĩa. Bất cứ cuộc chiến tranh xâm lược nào cũng không nên tô vẽ cho nó, dù xuất phát từ bất cứ nguyên do nào cũng đều có máu tanh.

Thông qua sự thật là bá tánh thương vong, tôi hi vọng đã cường điệu được sự phi chính nghĩa này.

Nếu một người bị thương, đầu tiên là phải chữa trị và chăm sóc, sau đó mới yêu cầu xét xử công chính, trừng phạt hung thủ, đòi bồi thường. Nhưng khi hung thủ là chính trật tự quyền lực phong kiến, thì ai có thể xét xử nó, ai có thể giam nó vào tù?

Khi việc trả thù sẽ kéo theo càng nhiều người vô tội hơn thì việc chúng ta có thể làm chỉ là biến người bị hại sau khi có quyền lực trong tay thành một kẻ ác, từ đó mà trút giận, trút bỏ căm phẫn.

Trong quá trình đăng tải, tôi thường nói đây là một bộ truyện H, cứ ăn xôi thịt thôi là được rồi.

Bộ truyện này đúng là lúc đầu viết như một bộ H nặng. H nặng thì có tình tiết logic của H nặng, kết cấu bẩm sinh đã thiếu khuyết thế này không thể sửa đổi được, thực sự tôi đã dồn rất nhiều tâm lực để viết cảnh xôi thịt cho thật ngon.

Đây là bộ truyện dài hơi đầu tiên của tôi. Tôi rất mê tình tiết ái hận lớn lao trong tình cảnh cực đoan, cũng có rất nhiều thứ muốn biểu đạt và truyền tải, nhưng căn bản là không thể kiểm soát nổi, dù là tình tiết logic hay là tuyến tình cảm. Cách diễn biến tình tiết hơi ấu trĩ và tùy tiện làm cho câu chuyện của tôi trở nên rất buồn cười, nhưng tôi vẫn sẽ tiếp tục tiến bộ, hi vọng có thể dụng tâm viết được một bộ đam mỹ cổ đại có bề dày lịch sử chân chính trong tương lai.

.

.

.

Bình Luận (0)
Comment